Luận văn Pháp luật về nhãn hiệu tập thể và giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau

pdf 104 trang vuhoa 24/08/2022 11680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về nhãn hiệu tập thể và giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_nhan_hieu_tap_the_va_giai_phap_phat_tr.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về nhãn hiệu tập thể và giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BIỆN VĂN NGOAN PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU TẬP THỂ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BIỆN VĂN NGOAN PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU TẬP THỂ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN HƯNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2017
  3. Lời cam đoan Tôi tên là Biện Văn Ngoan – mã số học viên: 7701250721A, là học viên lớp Cao học Luật Cà Mau, Khóa chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “PHÁP LUẬT VỀ NHÃN HIỆU TẬP THỂ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU” (sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung đƣợc trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều đƣợc trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin đƣợc sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Biện Văn Ngoan
  4. MỤC LỤC Nội dung: Trang Lời cam đoan iii MỤC LỤC iv Danh mục chữ viết tắt viii Danh mục bảng ix Danh mục hình 10 PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 3 2.1. Giả thuyết nghiên cứu 3 3. Tình hình nghiên cứu 4 4. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Mục đích 5 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu 6 4.3. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu 6 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 7 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về nhãn hiệu và NHTT 8 1.1. Khái niệm và phân biệt các loại nhãn hiệu 8 1.1.1. Khái niệm về nhãn hiệu 8 1.1.2. Phân biệt các loại nhãn hiệu 9 1.1.2.1. Nhãn hiệu chứng nhận 9 1.1.2.2. Nhãn hiệu kiên kết 10 1.1.2.3. Nhãn hiệu nổi tiếng 11 1.1.2.4. Nhãn hiệu tập thể 11 1.1.3. Đặc điểm của nhãn hiệu 12 1.1.3.1. Tính phân biệt 12 1.1.3.2. Tính đa dạng 12 1.1.3.3. Tính giá trị 13 1.1.3.4. Tính giới hạn lãnh thổ trong việc bảo hộ 13
  5. 1.1.4. Chức năng của nhãn hiệu 14 1.1.4.1. Chức năng “phân biệt” 14 1.1.4.2. Chức năng “chỉ dẫn nguồn gốc thƣơng mại” 14 1.1.4.3. Chức năng “quảng cáo hoặc tiếp thị” 14 1.1.4.4. Chức năng “hỗ trợ sản phẩm mới” 15 1.1.4.5. Chức năng “thúc đẩy hoạt động sản xuất” 15 1.2. Quy định pháp luật về nhãn hiệu 15 1.2.1. Quyền SHCN đối với nhãn hiệu 16 1.2.2. Bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu 17 1.3. Nhãn hiệu tập thể 18 1.3.1. Vai trò của NHTT trong bối cảnh hiện nay 18 1.3.2. Quy định của pháp luật về bảo hộ NHTT 20 1.3.2.1. Đặc điểm của NHTT 20 1.3.2.2. Mối liên hệ giữa chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa và NHTT 20 1.3.2.3. Quy định về bảo hộ NHTT 21 1.3.2.4. Các nguyên tắc chung liên quan đến đăng ký xác lập quyền đối với NHTT 23 1.3.2.5. Những đặc điểm khác của NHTT 25 Tiểu kết luận Chƣơng 1 28 Chƣơng 2: Thực trạng về phát triển NHTT trên địa bàn Cà Mau 29 2.1. Thực trạng về bảo hộ và bảo vệ NHTT ở Cà Mau thời gian qua 29 2.1.1. Việc xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua 29 2.1.1.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển NHTT trên địa bàn Cà Mau .29 2.1.1.2. Hoạt động xây dựng và đăng ký bảo hộ NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2016 32 2.1.1.3. Hoạt động quản lý và khai thác, phát triển NHTT của các chủ thể trên địa bàn tỉnh 34 2.1.2. Thực thi pháp luật (bảo vệ) về SHCN đối với nhãn hiệu và NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua 38 2.1.2.1. Thực thi pháp luật (bảo vệ) về SHCN đối với nhãn hiệu tại Sở Khoa học và Công nghệ 39 2.1.2.2. Thực thi pháp luật (bảo vệ) về SHCN đối với nhãn hiệu tại các sở, ngành có chức năng của tỉnh 47
  6. 2.1.2.3. Thực thi pháp luật (bảo vệ) về SHCN đối với NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau 48 2.2. Đánh giá thực trạng về các hoạt động liên quan đến NHTT ở Cà Mau thời gian qua 50 2.2.1. Việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến NHTT 50 2.2.2. Về công tác quản lý nhà nƣớc và chỉ đạo của địa phƣơng trong hỗ trợ phát triển NHTT 53 2.2.3. Về tổ chức quản lý NHTT 54 2.2.4. Các tổ chức, cá nhân đƣợc cấp quyền sử dụng NHTT 55 Chƣơng 3: Giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau 58 3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về NHTT 58 3.1.1. Kiến nghị xây dựng bổ sung hoặc sửa đổi những quy định của pháp luật hƣớng dẫn về nhãn hiệu 58 3.1.2. Kiến nghị xây dựng bổ sung hoặc sửa đổi những quy định của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về nhãn hiệu 59 3.2. Giải pháp liên quan đến quản lý nhà nƣớc và thực thi pháp luật về NHTT 59 3.2.1. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật và tiếp cận thông tin SHCN về nhãn hiệu và NHTT 59 3.2.2. Xây dựng các chƣơng trình, dự án nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, áp dụng và phát triển NHTT 60 3.2.3. Tăng cƣờng công tác thực thi pháp luật về nhãn hiệu và NHTT 62 3.2.4. Hỗ trợ thúc đẩy phát triển NHTT 63 3.3. Các giải pháp khác trong hỗ trợ phát triển NHTT 64 3.3.1. Đào tạo nguồn lực trong quản lý SHTT 64 3.3.2. Giải pháp đối với các chủ thể quản lý NHTT 65 3.3.2.1. Đối với tổ chức quản lý NHTT 65 3.3.2.2. Thực hiện nghiêm quy chế quản lý NHTT 66 3.3.3. Giải pháp đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang NHTT 67 3.3.3.1. Gắn chiến lƣợc nhãn hiệu với chiến lƣợc kinh doanh 67 3.3.3.2. Đảm bảo chất lƣợng sản phẩm mang NHTT 68 3.3.3.3. Áp dụng các hiệp định, điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết 70 3.3.4. Giải pháp đối với ngƣời tiêu dùng 70 3.3.5. Xã hội hoá hoạt động chống hành vi vi phạm về SHTT 70 3.3.6. Tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế về SHTT 71
  7. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ii Phụ lục 1: Các thống kê có liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu (Báo cáo thƣờng niên năm 2015 của Cục SHTT) iv Phụ lục 2: Các thống kê về đơn khiếu nại cấp văn bằng bảo hộ (Báo cáo thƣờng niên năm 2015 của Cục SHTT) viii Phụ lục 3: Hình ảnh 06 giấy chứng nhận đăng ký NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đƣợc Cục SHTT cấp ix Phụ lục 4: Phiếu Điều tra, đánh giá về quản lý và phát triển các sản phẩm mang NHTT đã đƣợc bảo hộ trên địa bàn Cà Mau xii Phụ lục 5: Phiếu Điều tra, đánh giá việc áp dụng và phát triển các sản phẩm mang NHTT đã đƣợc bảo hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau xvi Phụ lục 6: Hình ảnh các loại sản phẩm mang NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau. xviii
  8. Danh mục chữ viết tắt BLDS Bộ luật Dân sự SHTT Sở hữu trí tuệ SHCN Sở hữu công nghiệp NHTT Nhãn hiệu tập thể WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới TRIPS Hiệp định liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ.
  9. Danh mục bảng Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng đăng ký bảo hộ và đƣợc cấp quyền SHCN từ năm 1997 – 2016 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 33 Bảng 2.2: Thống kê số vụ xử lý xâm phạm quyền SHCN về nhãn hiệu của các cơ quan có chức năng giai đoạn 2011 – 2016 47
  10. Danh mục hình Hình 1. 1: Nhãn hiệu chứng nhận trái Thanh long Bình Thuận 10 Hình 1. 2: Nhãn hiệu chứng nhận Rau 10 Hình 1. 3: Nhãn hiệu liên kết của Cơ sở Long Thành 10 Hình 1. 4: Nhãn hiệu Google 11 Hình 1. 5: Nhãn hiệu Apple 11 Hình 1. 6: NHTT mật ong U Minh Hạ 12 Hình 1. 7: NHTT tôm khô Rạch Gốc 12 Hình 2. 1: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 183225 bảo hộ nhãn hiệu “GAO FENG” của Công ty TNHH Nam Cơ Nam Ninh 40 Hình 2. 2: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 176720 bảo hộ nhãn hiệu “JIANGMAR” của Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ Lắp máy Miền Nam. 40 Hình 2. 3: Sản phẩm giả nhãn hiệu 41 Hình 2. 4: Sản phẩm giả nhãn hiệu “JIANGMAR” 41 Hình 2. 5: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 233822 bảo hộ nhãn hiệu “THUẬN HÒA và hình” của Cơ sở Thuận Hòa. 42 Hình 2. 6: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 240839 bảo hộ nhãn hiệu “GÀ PHÁP” Công ty TNHH Hạnh Nguyên VINA. 43 Hình 2. 7: Bao bì sản phẩm có in chữ “GÀ PHÁP” của Công ty TNHH SX TM Đại Đồng Phú 43 Hình 2. 8: Bao bì sản phẩm có in chữ “GÀ PHÁP” của Công ty TNHH Thủy sản Tân Hoàng Phát 43 Hình 2. 9: Bao bì sản phẩm có in chữ “GÀ PHÁP” của Doanh nghiệp tƣ nhân Hải Sinh 43 Hình 2. 10: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 239434 bảo hộ nhãn hiệu “SONG MỸ & hình” Công ty Sơn Mỹ. 44 Hình 2. 11: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 74214 bảo hộ nhãn hiệu “SƠN MỸ” Cơ sở Sơn Mỹ. 45 Hình 2. 12: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 119450 bảo hộ nhãn hiệu “QUỐC HƢƠNG & hình” Công ty Quốc Hƣơng. 46 Hình 2. 13: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 264662 bảo hộ nhãn hiệu của Công ty Quốc Hƣng. 47 Hình 2. 14: Kiểm tra thực tế tại các địa điểm nuôi ong Ý lấy mật gần rừng U Minh Hạ. 49
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, vai trò của SHTT đối với sự phát triển khoa học công nghệ, cũng nhƣ sự phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc khẳng định trên thế giới, trong đó có Việt Nam. SHTT thúc đẩy sáng tạo, đổi mới công nghệ, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế. Các tác phẩm văn học nghệ thuật, các phát minh sáng chế đƣợc ứng dụng rộng rãi làm thay đổi sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Công nghệ thông tin đã chuyển tải nhiều giá trị tri thức nhanh chóng và rộng khắp, hình thành một quan niệm mới về thế giới – “thế giới phẳng”. Công nghệ sinh học đã đƣa nhiều giá trị tiềm ẩn của thế giới tự nhiên đến với con ngƣời theo phƣơng thức tối ƣu hóa . Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là tài sản trí tuệ - tài sản dựa trên tri thức cũng dần trở thành bộ phận quan trọng trong cấu trúc tài sản của mỗi quốc gia và mỗi doanh nghiệp. Kamil Idris – Tổng giám đốc WIPO – nhận định đây là "động lực mới tạo nên sự thịnh vƣợng trong xã hội đƣơng thời"1. Tỷ trọng của tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp thƣờng giữ ở một mức rất cao trong tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Nhìn rộng hơn, một nền kinh tế muốn phát triển ổn định với tốc độ tăng trƣởng cao cần bảo đảm phải xây dựng một nền tảng vững chắc về tài sản trí tuệ; đó chính là các giá trị tri thức tích lũy và kế thừa qua nhiều thế hệ hoặc đƣợc chuyển giao bằng các hợp đồng, giúp sự lan truyền những giá trị tri thức và công nghệ hiện đại đến những vùng miền khác nhau về trình độ phát triển trên thế giới. Vai trò của tài sản trí tuệ là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, hiểu biết đầy đủ về SHTT và các quy định liên quan đến việc bảo hộ quyền SHTT, khai thác hiệu quả các giá trị tài sản này là một vấn đề mà không phải ai cũng nắm rõ. Hệ thống bảo hộ quyền SHTT mang lại cho các chủ thể sáng tạo cơ hội để có thu nhập, lợi ích về tài chính và động cơ thúc đẩy để lặp lại quy trình sáng tạo. Trong lĩnh vực thƣơng mại, bảo hộ quyền SHTT có vai trò quan trọng trong thúc đẩy thƣơng mại, bảo đảm môi trƣờng đầu tƣ, duy trì lợi thế cạnh tranh và lợi ích quốc gia, nó đã trở thành một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong hầu hết các hiệp định đầu tƣ và thƣơng mại quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia đàm phán, ký kết. Những hạn chế trong việc bảo hộ quyền SHTT sẽ làm hạn chế nền thƣơng mại quốc 1 Kamil Idris. SHTT – một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, WIPO (bản tiếng Việt). Cục SHTT dịch và xuất bản, năm 2005.
  12. 2 gia, tạo kẽ hở cho các hoạt động sao chép một cách bất hợp pháp các sản phẩm, hàng hóa nhƣ: băng đĩa, phần mềm máy tính, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, công nghệ tiên tiến, Việc tạo ra các sáng chế đƣa ra thị trƣờng nhiều sản phẩm mới thay thế để có nhiều lựa chọn, mang lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng; việc bảo hộ SHTT còn là động lực để các chủ sở hữu tiếp tục hoàn thiện và cải tiến sản phẩm sáng chế của họ. Ở Việt Nam, thực tiễn trong việc bảo hộ SHTT trong những năm gần đây càng cho thấy tầm quan trọng của nó, nhất là trong xu thế hội nhập. Đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tạo ra và phát triển những nhãn hiệu đƣợc công nhận rộng rãi ở thị trƣờng trong nƣớc và ở thị trƣờng nƣớc ngoài, một số nhãn hiệu điển hình nhƣ: bánh phồng tôm “Sa Giang”, cà phê “Trung Nguyên”, giày dép “Biti’s”, kẹo dừa “Bến Tre”, Vấn đề bảo hộ quyền SHTT nói chung và bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng là vấn đề thách thức đối với nhiều quốc gia, nó là một trong những điều kiện bắt buộc để một quốc gia trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng đã tạo ra một hệ thống các quy định chung về quyền SHTT nhƣ trong BLDS 1995, Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về SHCN - đây là các nền tảng pháp lý đầu tiên quy định về SHTT. Đến năm 2005, BLDS 1995 đƣợc bổ sung, sửa đổi và đƣợc thay thế bởi BLDS 2005, trong đó, cũng có quy định một số điều liên quan đến SHTT. Và đến cuối năm 2005, Việt Nam tiếp tục ban hành Luật SHTT 2005 đã thống nhất điều chỉnh các nội dung liên quan đến quyền SHTT. Ngoài ra, còn có một số luật có liên quan nhƣ: Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ Thông tin, ; và các văn bản dƣới Luật có liên quan đến nhãn hiệu đƣợc ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền nhƣ Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thƣơng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tƣ pháp Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của SHTT, bên cạnh các quy định về bảo hộ và thực thi về quyền SHTT, Việt Nam còn ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách quan tâm đến SHTT, tạo dựng và hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những cố gắng nêu trên nhìn chung chỉ thể hiện ở tầm vĩ mô, chƣa đi vào giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả những nhu cầu thực tiễn mà xã hội đang đặt ra đối với SHTT, đặc biệt là đối với việc bảo hộ nhãn hiệu. Mặc dù đã có khá nhiều các quy định pháp luật cụ thể đƣợc ban hành, song cơ chế đảm bảo triển khai áp dụng các quy định và việc hỗ trợ phát triển còn nhiều hạn chế, hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật chƣa cao.
  13. 3 Đối với NHTT, có thể thấy rằng NHTT đã đƣợc công nhận là một trong những nội dung quan trọng của nhãn hiệu, đƣợc ghi nhận trong pháp luật Việt Nam cũng nhƣ trong các điều ƣớc quốc tế. Pháp luật về bảo hộ NHTT tiếp tục đƣợc kiện toàn và phát triển nhờ vào nhận thức của mọi ngƣời về tầm quan trọng của NHTT ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề bảo hộ NHTT này vẫn còn là những nội dung khá mới mẻ đối với nhiều nƣớc, đặc biệt là ở những nƣớc đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cần thiết, trong đó có NHTT, nó cho phép doanh nghiệp có thể tối đa hóa sự khác biệt của sản phẩm, thông qua việc quảng cáo và tiếp thị, để qua đó nâng cao khả năng nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp đối với khách hàng. Một khách hàng một khi đã hài lòng với chất lƣợng sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó thì họ sẽ tiếp tục mua nó dựa vào chất lƣợng mong đợi và nhãn hiệu đã biết. Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm tới việc đầu tƣ, thiết kế một nhãn hiệu phù hợp, nhất là bảo hộ nó, sử dụng, khai thác nó một cách thận trọng, đồng thời ngăn chặn những ngƣời khác sử dụng bất hợp pháp hoặc làm sai lệch nhãn hiệu đó. Và một khi nhãn hiệu của doanh nghiệp đã đƣợc nhà nƣớc bảo hộ, doanh nghiệp sẽ an tâm phát triển mà không lo bị bên khác khởi kiện vi phạm nhãn hiệu hàng hóa. Bên cạnh đó, nhãn hiệu sau khi đã đƣợc bảo hộ rồi thì làm thế nào để phát triển, ngoài sự vận động tích cực của doanh nghiệp, cũng cần có sự vào cuộc hỗ trợ của các ngành, các cấp. Trong khi các chủ thể nhãn hiệu vẫn còn loay hoay chƣa biết tìm cách phát triển cao hơn, đặc biệt là NHTT các sản phẩm đặc sản, đặc thù thì càng cần có sự hỗ trợ của các ngành, các cấp. Xuất phát từ tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về nhãn hiệu tập thể và giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau” sẽ góp phần lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật, bảo đảm cơ chế bảo hộ quyền SHCN. Đồng thời, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển đối với NHTT trên địa bàn. 2. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Qua phân tích trên, việc nghiên cứu tìm hiểu, phân tích việc áp dụng pháp luật về SHTT tại Việt Nam, có sự so sánh với pháp luật của một số nƣớc, để qua đó, có sự đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này, đƣa ra đề xuất, kiến nghị cho phù hợp tình hình thực tế. Bên cạnh đó, việc đánh giá thực trạng để đƣa ra các giải pháp thích hợp cho việc phát triển NHTT, qua đó các ngành, các cấp ở địa phƣơng có thể nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách, ứng dụng phù hợp nhằm
  14. 4 góp phần phát triển về kinh tế - xã hội tại Cà Mau nói chung và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân tại khu vực có vùng sản xuất các sản phẩm mang NHTT nói riêng. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần thực hiện thành công Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Chƣơng trình Phát triển tài sản trí tuệ của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, nhiệm vụ đặt ra là cần trả lời các câu hỏi dƣới đây, cụ thể nhƣ sau: 2.2.1. Cơ sở lý luận và các quy định pháp luật về nhãn hiệu và NHTT ở nước ta như thế nào? Nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận của nhãn hiệu trong mối quan hệ với các đối tƣợng khác của quyền SHCN; nghiên cứu phân tích các đặc điểm, chức năng của nhãn hiệu, chỉ ra những nội dung cơ bản nhất của nhãn hiệu và NHTT. Nghiên cứu các quy định của pháp luật về quyền và bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu, đặc biệt là đối với NHTT nghiên cứu về đặc điểm, vai trò, quy định về bảo hộ, các nguyên tắc xác lập quyền, những điểm đặc thù của NHTT, có sự so sánh với quy định pháp luật của một số nƣớc để làm rõ về cơ sở lý luận và các quy định pháp luật áp dụng. 2.2.2. Đánh giá thực trạng về phát triển NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua như thế nào? Nghiên cứu thực trạng bảo hộ và bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu ở Việt Nam (trong đó có Cà Mau) trong việc đăng ký bảo hộ, quản lý và sử dụng, khai thác và phát triển nhãn hiệu. Đánh giá những mặt tồn tại, hạn chế để đề xuất giải pháp khắc phục trong thời gian tới. 2.2.3. Để các sản phẩm mang NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau phát triển thì cần có những giải pháp nào? Qua việc tìm ra những mặt tồn tại, hạn chế, đề ra những kiến nghị đối với hệ thống pháp luật và đề xuất các giải pháp phát triển đối với NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trên cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá. 3. Tình hình nghiên cứu Đã có một số nghiên cứu các quy định pháp luật về việc bảo hộ của nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng, đề xuất giải pháp phát triển. Các nghiên cứu chủ yếu là các đề tài nghiên cứu, bài viết trên các báo và tạp chí chuyên ngành nhƣ: “Bảo hộ NHTT, nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,
  15. 5 Khoá luận tốt nghiệp Văn Thanh Phƣơng. Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Thị Hải Yến - Hà Nội, 2012; “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, nghiên cứu so sánh giữa pháp luật liên minh Châu Âu và Việt Nam”, luận án tiến sỹ của Phan Ngọc Tâm, năm 2011; “Pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, luận văn thạc sỹ luật học của Hồ Ngọc Hiển, năm 2004; Trần Việt Hùng: Tầm quan trọng của bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế nhằm tăng cƣờng tính cạnh tranh toàn cầu, Hội thảo "Bảo hộ quốc tế nhãn hiệu hàng hóa" tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001; “Bảo hộ NHTT ở Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp Bùi Văn Bằng; Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tuyết - Hà Nội, năm 2010; “Xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam”, luận văn thạc sỹ luật học của Đỗ Thị Hồng, năm 2008; “Cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ luật học của Đỗ Thị Hằng, năm 2006; “Nhãn hiệu có khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng dƣới góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ”, luận văn thạc sỹ luật học của Đàm Thị Diễm Hạnh năm 2009; PGS.TS Đoàn Năng: Về thực trạng và phƣơng hƣớng tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền SHCN ở nƣớc ta hiện nay, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 2/2000. Các nghiên cứu trên đây, phần nào nghiên cứu những vấn đề pháp lý hoặc cơ sở lý luận về bảo hộ nhãn hiệu, chẳng hạn nhƣ khóa luận tốt nghiệp của Bùi Văn Bằng, phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến NHTT, nhƣng chƣa đánh giá đƣợc các điểm bất cập trong quy định của pháp luật. Hơn nữa, phần thực tiễn pháp luật về bảo hộ quyền thì khóa luận chỉ tập trung phân tích thực trạng trong việc thực thi quyền. Hoặc nhƣ khóa luận tốt nghiệp của Văn Thanh Phƣơng chỉ phân tích một phần về NHTT bên cạnh nhãn hiệu chứng nhận và phần này chỉ phân tích theo các quy định của luật về NHTT mà thôi. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về bảo hộ NHTT và đề xuất giải pháp phát triển riêng đối với NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu ở nƣớc ta; đánh giá thực trạng về bảo hộ và hỗ trợ phát triển nhãn hiệu ở nƣớc ta (trong đó có Cà Mau), có các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và đề xuất giải pháp phát triển NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
  16. 6 4.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu, tìm ra những điểm còn hạn chế trong quy định của pháp luật cũng nhƣ trong thực tế thực hiện và khai thác quyền đối với nhãn hiệu và đề xuất các giải pháp phát triển NHTT của chủ sở hữu. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung chủ yếu vào cơ sở lý luận và các vấn đề thực tiễn liên quan đến nhãn hiệu và pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu là một phần trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu. Luận văn nghiên cứu một cách tổng thể những quy định của pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệu, trong đó có NHTT; việc tổ chức triển khai thực hiện việc bảo hộ nhãn hiệu tại địa phƣơng, đồng thời trên cơ sở thực tiễn quá trình khai thác NHTT của các tổ chức, cá nhân là chủ thể nhãn hiệu trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu Luận văn vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp đối chiếu, so sánh, khái quát hoá, phƣơng pháp logic và phƣơng pháp lịch sử trong việc phân tích và luận giải các vấn đề đặt ra. Đồng thời luận văn cũng kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu, chuyên đề khoa học có liên quan đến bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Các phƣơng pháp nghiên cứu nêu trên đều cần thiết cho việc đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của Luận văn. Tuy nhiên, việc tiếp cận và nghiên cứu thực tiễn (phỏng vấn trực tiếp) về bảo hộ nhãn hiệu vẫn là một thách thức vì thiếu thông tin thực tế. Vì vậy, việc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với các chuyên gia am hiểu về quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng chính là một nguồn thông tin bổ sung quan trọng cho việc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đã có các chuyến đi thực tế đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Hậu Giang, Hải Phòng, Cà Mau (nơi có hội nghị, hội thảo, tập huấn liên quan đến SHTT do Cục SHTT triển khai trong năm 2015, 2016) để gặp gỡ và thảo luận với các chuyên gia về SHTT của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các đơn vị quản lý NHTT, các hộ sản xuất sản phẩm mang NHTT trong tỉnh, về thực tế quản lý, sản xuất của các chủ thể NHTT để đánh giá thực trạng khách quan trên địa bàn. Tác giả đã có dịp trao đổi những vấn đề chuyên môn với các chuyên gia về nhãn hiệu ở Việt Nam của Cục SHTT; gặp gỡ, trao đổi, thảo luận và học hỏi các kiến thức thực tế từ các luật sƣ và các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực SHTT. Nội dung của những cuộc gặp gỡ và thảo luận đó giúp làm sáng tỏ các vấn đề mang tính lý luận liên
  17. 7 quan đến nhãn hiệu cũng nhƣ để củng cố và làm tăng tính thuyết phục của các giải pháp về phát triển NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Rất nhiều các đề tài nghiên cứu về nhãn hiệu nói chung, nhƣng luận văn là tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói chung, NHTT nói riêng tại Việt Nam. Luận văn có những đóng góp mới nhƣ sau: - Làm sáng tỏ về mặt lý luận đối với bảo hộ nhãn hiệu và đặc biệt là đƣa ra các khái niệm khoa học liên quan đến NHTT; - Làm rõ các vấn đề bảo hộ nhãn hiệu, trong đó có NHTT theo pháp luật Việt Nam; - Đánh giá thực trạng trình tự đăng ký và sử dụng NHTT tại Việt Nam; - Chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế, đề ra những kiến nghị đối với hệ thống pháp luật về SHTT của nƣớc ta và đề xuất các giải pháp phát triển đối với NHTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
  18. 8 Chương 1: Cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về nhãn hiệu và NHTT 1.1. Khái niệm và phân biệt các loại nhãn hiệu 1.1.1. Khái niệm về nhãn hiệu Nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng với chức năng chính là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau trên thị trƣờng, đồng thời nó cung cấp thông tin cho ngƣời tiêu dùng nhận biết để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ khi mua bán. Ngày nay, nhãn hiệu còn là biểu tƣợng, hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp và là một trong những yếu tố quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng. Ngoài ra, nó còn là một tài sản có giá trị đặc biệt (tài sản vô hình). Do đó, để ngƣời tiêu dùng có thể phân biệt đƣợc thì doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ phải sử dụng nhãn hiệu của riêng mình trên hàng hóa, dịch vụ. Khái niệm nhãn hiệu đƣợc quy định trong luật SHTT của các quốc gia và các điều ƣớc quốc tế liên quan. Khái niệm này đƣợc quy định khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và kỹ thuật xây dựng luật của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều dựa trên tinh thần chung của Điều ƣớc quốc tế cơ bản về nhãn hiệu. Ở Việt Nam, khái niệm nhãn hiệu đƣợc xây dựng trên cơ sở các điều ƣớc quốc tế nhƣ: Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền SHCN năm 1883, Hiệp ƣớc về các khía cạnh thƣơng mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs) năm 1994, và trong các điều ƣớc quốc tế song phƣơng đƣợc ký kết giữa Việt Nam và các nƣớc nhƣ: Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000, Hiệp định về bảo hộ SHTT giữa Việt Nam - Thụy sỹ năm 1999 . Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về nhãn hiệu của các tổ chức quốc tế và của nƣớc ta, một số khái niệm cụ thể sau đây: Theo Hiệp định TRIPS quy định về nhãn hiệu tại khoản 1 Điều 15 nhƣ sau: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một chủ thể kinh doanh với hàng hoá hoặc dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng nhƣ tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng đƣợc đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá .”. Định nghĩa của Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) nhãn hiệu là: “Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp công nghiệp hoặc thƣơng mại hoặc một nhóm doanh nghiệp đó. Dấu hiệu này có thể là một hoặc nhiều từ ngữ,
  19. 9 chữ, số, hình, hình ảnh, biểu tƣợng, màu sắc hoặc sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm. Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp nhiều yếu tố nói trên. Nhãn hiệu hàng hóa chỉ đƣợc chấp nhận bảo hộ nếu nó chƣa đƣợc cá nhân hoặc doanh nghiệp nào khác ngoài chủ sở hữu nhãn hiệu đó sử dụng hoặc nhãn hiệu đó không trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác đƣợc đăng ký trƣớc đó cho cùng loại sản phẩm”. Định nghĩa trên đã cơ bản xác định đƣợc các yếu tố và bản chất của nhãn hiệu, nó đã đƣợc kế thừa trong Hiệp định về các khía cạnh thƣơng mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs) nêu trên. Nhƣ vậy, định nghĩa trên về nhãn hiệu là dựa trên chức năng của nhãn hiệu. Từ cách định nghĩa này có thể thấy vai trò quan trọng của nhãn hiệu chính là chức năng của nó. Theo Luật SHTT (sửa đổi, bổ sung năm 2009), “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”2. “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Khái niệm về nhãn hiệu theo Luật này rất ngắn gọn, đơn giản, đƣợc quy định trong phần Giải thích từ ngữ của Luật. Nhƣ vậy, hiểu theo một cách chung nhất, nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do một tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác. Nhãn hiệu thƣờng là các dấu hiệu nhƣ một từ ngữ (hoặc một cụm từ), hình ảnh, biểu tƣợng, logo hoặc sự kết hợp các yếu tố này trên hàng hóa, dịch vụ để giúp ngƣời tiêu dùng có thể phân biệt đƣợc các sản phẩm, dịch vụ của nhiều tổ chức, cá nhân trên thị trƣờng. 1.1.2. Phân biệt các loại nhãn hiệu Phân biệt các loại nhãn hiệu có rất nhiều cách. Nếu dựa vào dấu hiệu đƣợc sử dụng làm nhãn hiệu thì có ba loại nhãn hiệu: nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình, nhãn hiệu kết hợp chữ và hình, nhãn hiệu hình khối (ba chiều). Theo các văn bản pháp luật hiện hành quy định thì có các loại nhãn hiệu nhƣ sau: nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng, NHTT. 1.1.2.1. Nhãn hiệu chứng nhận “Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lƣợng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa dịch vụ 2 Luật SHTT (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 4.16.
  20. 10 mang nhãn hiệu”3. Chủ sở hữu đƣợc cấp chứng nhận (với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó) có thể trao quyền sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra. Ví dụ: Nhãn hiệu chứng nhận trái Thanh long Bình Thuận (Hình 1.1); Nhãn hiệu chứng nhận Rau Đà Lạt (Hình 1.2). Hình 1. 1: Nhãn hiệu chứng nhận trái Hình 1. 2: Nhãn hiệu chứng nhận Rau Thanh long Bình Thuận Đà Lạt 1.1.2.2. Nhãn hiệu kiên kết “Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tƣơng tự nhau dùng cho sản phẩm và dịch vụ cùng loại hoặc tƣơng tự nhau hoặc có liên quan với nhau”4. Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu liên kết nhằm ngăn chặn bên thứ ba đăng ký những nhãn hiệu tƣơng tự, chính điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Ví dụ: Nhãn hiệu liên kết: Long Thành, Long Thanh, Long Thạnh, Long Thánh, Long Thãnh do Cơ sở Long Thành, 67B Tháp Mƣời, 54 Nguyễn Xuân Phụng, phƣờng 2, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký (Hình 1.3). Số bằng: 4-0001697 Số bằng: 4-0010874 Số bằng: 4-0010875 Ngày cấp: 13/8/1990 Ngày cấp: 26/01/1994 Ngày cấp: 26/01/1994 Số bằng: 4-0014600 Số bằng: 4-0014601 Ngày cấp: 13/12/1994 Ngày cấp: 13/12/1994 Hình 1. 3: Nhãn hiệu liên kết của Cơ sở Long Thành 3 Luật SHTT (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 4.18. 4 Luật SHTT (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều 4.19.