Luận văn Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_kiem_soat_o_nhiem_moi_truong_trong_lin.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ TRÀ MY PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T ¤ NHIÔM M¤I TR¦êNG TRONG LÜNH VùC KHAI TH¸C §¸ QUA THùC TIÔN TØNH NINH B×NH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ TRÀ MY PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T ¤ NHIÔM M¤I TR¦êNG TRONG LÜNH VùC KHAI TH¸C §¸ QUA THùC TIÔN TØNH NINH B×NH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. MAI HẢI ĐĂNG HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Mọi số liệu, thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong nội dung luận văn đều được tham khảo một cách trung thực và được trích nguồn đầy đủ, đúng quy định. Tác giả luận văn Trần Thị Trà My
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ 10 1.1 Một số vấn đề về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá 10 1.1.1 Môi trường và ô nhiễm môi trường 10 1.1.2 Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá 15 1.2 Kiểm soát ô nhiễm môi trường và quyền con người 20 1.2.1 Quyền con người đối với môi trường 20 1.2.2 Nội dung các quyền con người đối với môi trường 21 1.3 Một số vấn đề về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá 25 1.3.1 Khái niệm pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá 25 1.3.2 Vai trò của pháp luật đối với việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá 28 1.3.3 Quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá 32 Kết luận Chương 1 37
- Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 38 2.1 Thực trạng khai thác đá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 38 2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới hoạt động khai thác đá tỉnh Ninh Bình 38 2.1.2 Hiện trạng hoạt động khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình 41 2.1.3 Tác động của hoạt động khai thác đá tới con người và môi trường 47 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 51 2.2.1 Lập quy hoạch sử dụng tài nguyên đá 51 2.2.2 Hoạt động đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 56 2.2.3 Kiểm soát ô nhiễm không khí 59 2.2.4 Kiểm soát ô nhiễm nước 63 2.2.5 Kiểm soát ô nhiễm đất 65 2.2.6 Quản lý chất thải rắn 66 2.2.7 Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung 70 2.2.8 Quan trắc môi trường 72 2.2.9 Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường 75 2.2.10 Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 78 Kết luận Chương 2 81 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ TẠI NINH BÌNH 82 3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình 82
- 3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá tại Ninh Bình 84 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá 84 3.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường 87 3.2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường 89 3.2.4 Các giải pháp cụ thể khác 91 Kết luận Chương 3 98 KẾT LUẬN CHUNG 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHYT: Bảo hiểm y tế ĐTM: Đánh giá tác động môi trường TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Lượng khí thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng 35 Bảng 1.2: Lượng khí thải trung bình do vận tải 300.000 m3 đá xây dựng 35 Bảng 1.3: Lượng bụi thải trung bình do khai thác 300.000 m3 đá xây dựng 35 Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng tài nguyên, trữ lượng các mỏ đá xây dựng của tỉnh Ninh Bình (Theo các huyện) 43 Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng tài nguyên, trữ lượng các mỏ đất đá hỗn hợp - san lấp của tỉnh Ninh Bình (Theo các huyện) 44 Bảng 2.3: Hiện trạng mỏ khai thác đá xây dựng, đá san lấp tỉnh Ninh Bình 45 Bảng 2.4: Tổng hợp quy hoạch khai thác các mỏ đá xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Ninh Bình (Theo các huyện) theo Quyết định số 01/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình 54 Bảng 2.5: Tổng hợp quy hoạch khai thác đá hỗn hợp - vật liệu san lấp giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Ninh Bình (Theo các huyện) theo Quyết định số 01/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình 55
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những thập kỉ gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể và liên tục để kiểm soát ô nhiễm, tuy nhiên hiện trạng môi trường ở Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng vẫn tiếp tục suy thoái và có xu hướng gia tăng với những chỉ số ở mức báo động. Nhiều chính sách cụ thể được đưa ra, nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường trên các lĩnh vực, tại các địa phương cụ thể. Tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây phát triển nhanh, mạnh các hoạt động công nghiệp, trong đó có hoạt động khai thác đá. Hoạt động khai thác đá của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong một thời gian dài đã gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường cũng như sức khỏe của người dân ở khu vực xung quanh.Tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động này đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở các mỏ khai thác đá đặt ra bài toán phức tạp về kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tỉnh Ninh Bình đã chủ động và có nhiều giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm và kiểm soát tốt chất lượng môi trường trên địa bàn nói chung xuất phát từ nhận thức: bảo vệ môi trường có ý nghĩa cấp thiết với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức đặt ra cho tỉnh Ninh Bình trong việc bảo vệ môi trường, cụ thể là trong hoạt động khai thác đá trên địa bàn tỉnh. Trong công cuộc bảo vệ môi trường, pháp luật rõ ràng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường đã được hình thành và thực hiện trên thực tế đang thể hiện những tồn tại cụ thể trong lĩnh vực khai thác đá. Hiện nay, chưa có nhiều đề tài khoa học 1
- nghiên cứu vấn đề pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá. Mặc dù đề tài này đã được đề cập trong một số bài viết nhưng chưa được tập trung nghiên cứu chuyên sâu, bao quát toàn bộ và hầu hết các bài viết đều không nghiên cứu vấn đề dưới góc độ pháp luật, không có sự cập nhật thông tin tương ứng với quá trình thay đổi từ thực tiễn và quy định của pháp luật. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình” cho Luận văn thạc sĩ của mình. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này, luận văn nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động khai thác đá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng pháp luật tại tỉnh Ninh Bình; từ đó bước đầu có những lý giải về thực trạng môi trường tỉnh Ninh Bình những năm gần đây và đưa ra một số giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình, hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường trong tương lai. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình” là một đề tài có nội dung nghiên cứu khá rộng, cần xem xét trên nhiều góc độ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, tác giả giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở những nội dung cơ bản sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường; tầm quan trọng của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường; quyền của con người được sống trong môi trường trong lành, mối liên hệ giữa kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo vệ quyền con người. - Nghiên cứu, tìm hiểu thực tế hoạt động khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình, cụ thể tại hai đơn vị điển hình: Thành phố Tam Điệp và huyện Nho Quan. 2
- - Nghiên cứu, đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường; các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài trên đây được nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản sau: - Tập hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, quyền con người về môi trường, pháp luật về kiểm soát môi trường trong hoạt động khai thác đá. - Tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình, những tác động của hoạt động khai thác đá đến môi trường và con người. - Đánh giá, lý giải thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình. - Chỉ ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường và các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực khai thác đá tại tỉnh Ninh Bình. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Ô nhiễm môi trường từ lâu luôn là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ: chính trị, pháp luật, kinh tế, môi trường, xã hội học với quy mô rộng, hẹp khác nhau. Riêng xét dưới góc độ pháp luật, vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi 3
- trường đã được đề cập trong nhiều đề tài khoa học, tuy nhiên đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường cụ thể trong hoạt động khai thác đá đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Sự phát triển của kinh tế phải đi đôi với sự bền vững của môi trường nếu không quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa một cách vội vàng sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài. Nền kinh tế trước mắt có thể tiến nhanh vượt bậc nhưng qua giai đoạn đỉnh cao sẽ suy thoái khi mà sự phát triển đó vượt ngưỡng chịu đựng của môi trường. Tác giả Trần Thị Thùy Dương (2008) có nghiên cứu: “Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” [24]. Đề tài khoa học trên tập trung nghiên cứu hệ thống tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam dưới góc độ của Khoa học Kinh tế chính trị. Để làm tốt mục đích trên tác giả đã làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá và môi trường sinh thái; phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phân tích thực trạng môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam; từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Văn Việt (2010) [59] đã khái quát rõ nét về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, nêu thực trạng vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, đề xuất các giải pháp dựa trên yêu cầu hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay từ việc học tập kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. 4
- Trước thực tế chất lượng môi trường đang xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và các loài sinh vật, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành một chủ đề nóng mà bất kì tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nào đều quan tâm, nghiên cứu trong các đề tài khoa học. Nguyễn Đình Đức (2011) đã có đề tài: “Những vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” [26]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quy hoạch bảo vệ môi trường với việc phát triển kinh tế bền vững và phân tích nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ này. Đồng thời tác giả nêu ra những thiếu sót, bất cập của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế - xã hội như: Chưa điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường với các cơ quan, tổ chức tư vấn thẩm định kế hoạch quy hoạch bảo vệ môi trường và vai trò của cộng đồng dân cư trong việc quy hoạch bảo vệ môi trường trong sự phát triển bền vững, chưa quan tâm đến việc kiểm tra, giám sát chủ đầu tư thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau khi đề án quy hoạch bảo vệ môi trường được thẩm định và đi vào hoạt động. Từ những nhận định xuất phát từ hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời gian tới. Luận án Tiến sĩ Luật học “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường” của tác giả Dương Thanh An năm 2011 [1] đã tập trung phân tích và tổng hợp một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về tội phạm môi trường, tác giả đã đưa ra những số liệu mới nhất về tội phạm môi trường trong thời gian đó Luận án được đánh giá là có nhiều đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt đã đề xuất được các hướng để hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam đối với loại tội phạm về môi trường. 5
- Nguyễn Thị Xuân Trang (2012) với đề tài nghiên cứu: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005” [49] đã có những đóng góp nhất định vào lý luận trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng các khái niệm môi trường theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, khái niệm trách nhiệm dân sự do xâm phạm môi trường Luận văn đưa ra những nguyên nhân, điều kiện của các vụ xâm phạm môi trường, dự báo tình hình xâm phạm môi trường trong những năm tới. Đồng thời, luận văn góp phần giải quyết một cách có hệ thống những vướng mắc xung quanh chế định bồi thường thiệt hại do xâm phạm môi trường. Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên đã có đề tài nghiên cứu với tựa đề: “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” [56]. Luận án đã nêu khái niệm “trách nhiệm pháp lý” trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở hai khía cạnh “tích cực” và “tiêu cực”. Bản thân thuật ngữ “trách nhiệm pháp lý” cũng thường mang ý nghĩa tiêu cực, điều này cũng được thể hiện rõ trong luận án. Thuật ngữ được làm rõ hơn khi tác giả khái quát những đặc trưng cơ bản của trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức thể hiện, phạm vi tác động và đối tượng tác động của pháp luật trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tác giả đưa ra những tiêu chí cần thiết khi hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: đảm bảo tính ổn định của pháp luật, tính chuẩn mực, tính nhất quán, tính minh bạch, việc hoàn thiện các quy định trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải đảm bảo được tính răn đe và trừng phạt, trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải đảm bảo tính kịp thời, khi hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong việc quy định các biện pháp xử phạt giữa các thành phần môi trường, việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực này phải đảm bảo 6
- tính thực thi trên thực tế, pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải đảm bảo tính công bằng giữa cá nhân và tổ chức. Công trình khoa học của tác giả Bùi Ngọc Hà (2013): “Nghiên cứu những tác động chính của dự án khai thác đá núi Ông Voi và đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường” [27] đã tập trung khảo sát, nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực mỏ và nghiên cứu các tác động của việc khai thác đá núi Ông Voi cùng một số mỏ đá đang khai thác và đã khai thác xong trong khu vực. Đồng thời, cũng nghiên cứu các phương pháp cải tạo phục hồi môi trường của một số mỏ ở Việt Nam và trên thế giới. Từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm đưa khu vực đã khai thác thành khu vực có mục đích sử dụng mới phù hợp với điều kiện sau khai thác; các điều kiện môi trường, tự nhiên được tái tạo lại gần giống như điều kiện trước khi khai thác. Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga trên tạp chí Cộng sản (2015): “Bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam – Yêu cầu cấp thiết” [35] đã đưa ra hai mâu thuẫn đó là: Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể và người dân; Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ và nhân lực cho bảo vệ môi trường. Cả hai vấn đề trên đã thể hiện nhiều hạn chế chưa được khắc phục trên thực tế. Bên cạnh đó là những bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên chưa được khắc phục. Trên phạm vi tỉnh Ninh Bình năm 2013 có công trình nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Hồng: “Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” [29]. Tác giả chỉ ra xung đột môi trường thể hiện ở ba dạng: xung đột về nhận thức, mục tiêu và lợi ích. 7
- Trong đó xung đột về nhận thức khá mờ nhạt. Xung đột mục tiêu và lợi ích là hai nguyên nhân chính, chủ yếu. Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột môi trường chính là do ô nhiễm môi trường, đây là yếu tố ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân tại địa phương. Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, tác giả đã đưa ra một số giải pháp chính sách như: Hoàn thiện hệ thống các văn bản về bảo vệ môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đối với làng nghề; Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn: mang tính chuyên trách thay cho kiêm nhiệm như hiện nay; Tăng cường giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất; Về mặt tài chính: Xây dựng cụ thể hơn chính sách hỗ trợ đầu tư về tài chính để giúp các cơ sở sản xuất xây dựng các hệ thống xử lý bụi, nước thải tại chỗ đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường Đặc biệt nâng cao năng lực quản lý gắn với sự tham gia của cộng đồng trong đó vai trò của người sản xuất và nơi sản xuất cần thể hiện rõ hơn, coi đây là lực lượng quan trọng nhất đối với việc quản lý sản xuất, cải thiện môi trường và sự phát triển bền vững của làng nghề. Các bài viết và đề tài nghiên cứu trên đây đã nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường dưới nhiều góc độ, vấn đề trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực môi trường, đã chỉ ra những hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay, trên cơ sở những nghiên cứu khoa học kết hợp bài học từ thực tiễn các nước trên thế giới đã đề xuất những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện pháp luật về môi trường cũng như hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta trong giai đoạn tới. Hoạt động khai thác khoáng sản luôn có những tác động rất lớn tới môi trường, tuy nhiên hiện nay các đề tài khoa học đa số nghiên cứu vấn đề này ở tầm vĩ mô, có rất ít các nghiên cứu trên địa bàn cụ thể dưới góc độ pháp luật. Đặc biệt trong phạm vi tỉnh Ninh Bình, trong hoạt động khai thác đá thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường đối 8
- với hoạt động này. Vì vậy khi lựa chọn đề tài “Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá qua thực tiễn tỉnh Ninh Bình” tác giả mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, có sự tổng hợp, chuyên sâu về vấn đề khai thác đá trên địa bàn tỉnh, đưa ra những đề xuất từng bước nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá, đồng thời nâng cao ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường trong nhân nhân, các cơ sở khai thác đá, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các yêu cầu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tổng hợp và hoàn thiện khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương pháp luận của triết học Mác - Lênin để đánh giá các sự vật, hiện tượng và đề xuất các phương hướng giải pháp theo quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, để làm rõ các khái niệm phạm trù trong luận văn và đánh giá thực tiễn một cách khách quan nhất, toàn diện nhất vấn đề cần nghiên cứu; Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp lịch sử; Phương pháp thống kê, thu thập kế thừa tri thức từ các nghiên cứu, các tài liệu đã có. 6. Bố cục của luận văn Luận văn được bố cục gồm 03 chương với mục đích trình bày, giải quyết cụ thể, triệt để vấn đề, cụ thể như sau: Chương 1. Những vấn đề lí luận về pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá. Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá tại Ninh Bình. 9
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ 1.1 Một số vấn đề về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác đá 1.1.1 Môi trường và ô nhiễm môi trường a) Môi trường và vai trò của môi trường Tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu, khái niệm môi trường được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Thông thường, ta hay dùng các khái niệm như môi trường xã hội, môi trường giáo dục, môi trường làm việc, môi trường văn hóa, môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí Với cách hiểu như trên, môi trường được chia thành hai loại cơ bản: môi trường vật chất tự nhiên và môi trường nhân tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của con người. Dưới góc độ pháp lý, môi trường được định nghĩa như sau: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác [42, Điều 3, Khoản 1, 2]. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, thiên nhiên tạo ra cảnh 10
- quan tự nhiên đẹp phục vụ cho mục đích tham quan, giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo ra trên cơ sở quy luật của tự nhiên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, phục vụ cuộc sống của chính mình như ôtô, máy bay, điện thoại, công trình thủy lợi, công trình nghệ thuật, công trình xây dựng Môi trường xã hội: là tổng hợp tất cả các yếu tố về xã hội có liên quan và tác động tới đời sống con người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Tóm lại, môi trường là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Môi trường có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người, thể hiện ở một số khía cạnh sau [4, tr.8]: - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Sự tồn tại và phát triển của con người và các loài sinh vật đặt trong những khoảng không gian nhất định, đó là môi trường, không có ai tồn tại ngoài môi trường. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như: đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió Các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và văn hoá, 11
- du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Con người khai thác các yếu tố vật chất từ môi trường phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, qua quá trình chế biến, sử dụng con người thải ra một lượng chất thải lớn vào môi trường. Môi trường xung quanh ta trở thành nơi chứa đựng tất cả các loại rác thải này. - Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bản thân môi trường ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất, sinh vật và con người. Môi trường trái đất cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất. Đặc biệt, môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống. Bên cạnh đó, con người cũng đã nghiên cứu tạo ra được nhiều các sản phẩm nhân tạo nhưng vai trò của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của con người không mất đi. Bởi vì, xét đến cùng những sản phẩm nhân tạo con người tạo ra có nguồn gốc sâu xa từ môi trường tự nhiên. b) Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh thái, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường trong đó có những chỉ số hóa học, lý học của nó bị thay đổi theo chiều hướng 12
- xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lý, hóa học, sinh học, mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe con người, các loài động vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lý, “ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [42, Điều 3, Khoản 8]. Có thể thấy điểm chung giữa các định nghĩa trên là chúng đều đề cập đến sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên hoặc giảm đi, gây bất lợi đến con người và sinh vật, sự thay đổi này mang tính chất định tính. Sự thay đổi không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, vi phạm quy chuẩn môi trường (là các quy định xác định ranh giới tối đa cho phép) là yếu tố mang tính chất định lượng. Khái niệm ô nhiễm môi trường được xem xét như một căn cứ dùng để xác định, đánh giá một hành vi có phải là hành vi gây ô nhiễm môi trường không. Song hành vi gây ô nhiễm và thực trạng môi trường ô nhiễm không nhất định có mối quan hệ nhân quả và mối quan hệ hữu cơ với nhau do trong môi trường còn có hiện tượng tích tụ, cộng dồn, phát tán nên có thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường mà không có môi trường bị ô nhiễm, hay ngược lại có môi trường bị ô nhiễm song không có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường chất gây ô nhiễm là các chất thải, tuy nhiên chúng có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm và được phân thành các loại sau đây: Chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô ـ nhiễm không tích lũy (tiếng ồn). 13
- Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi ـ vùng (mưa axit) và trên phạm vi khu toàn cầu (chất CFC). Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản ـ xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn (hóa chất dùng trong nông nghiệp). ,Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất ـ kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục (dầu tràn do sự cố tràn dầu) [50, tr.64]. c) Phân biệt trạng thái môi trường bị ô nhiễm với môi trường bị suy thoái Suy thoái môi trường là khái niệm dễ gây nhầm lẫn với ô nhiễm môi trường. Phân biệt rõ hai trạng thái trên là cơ sở quan trọng để có các biện pháp khắc phục hợp lý. “Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [42, Điều 3, Khoản 9]. Dựa trên định nghĩa và nghiên cứu khoa học có thể đưa ra một số tiêu chí phân biệt trạng thái môi trường bị ô nhiễm với môi trường bị suy thoái như sau: - Về nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường: Ô nhiễm môi trường thường là hậu quả của hành vi thải vào môi trường các chất gây ô nhiễm, chất độc hại, làm nhiễm bẩn, làm thay đổi các thành phần môi trường. Còn suy thoái môi trường là hậu quả của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thành phần môi trường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Suy thoái môi trường thường bắt nguồn từ hành vi lấy đi các giá trị sinh thái của các thành phần môi trường, làm suy giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên. - Về cấp độ thể hiện: Ô nhiễm môi trường thường thể hiện mức độ "cấp tính" cao hơn so với suy thoái môi trường. Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra đột ngột, tức thì, trong một khoảng thời gian ngắn, gây nên những hậu quả 14