Luận văn Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_kiem_soat_kinh_te_ngam_trong_hoat_dong.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HÀ PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T KINH TÕ NGÇM TRONG HO¹T §éNG KINH DOANH HîP PH¸P T¹I VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HÀ PH¸P LUËT VÒ KIÓM SO¸T KINH TÕ NGÇM TRONG HO¹T §éNG KINH DOANH HîP PH¸P T¹I VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH HÀ NỘI - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Thị Hà
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NGẦM VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM 7 1.1. Khái quát về kinh tế ngầm 7 1.1.1. Khái niệm kinh tế ngầm 7 1.1.2. Các loại kinh tế ngầm 10 1.1.3. Nguyên nhân và các tác động của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp với nền kinh tế 13 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khu vực kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 21 1.2. Khái quát pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 24 1.2.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam 24 1.2.2. Khái quát nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 26 Tiểu kết chương 1 30
- Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 31 2.1. Quy định hiện hành về kiểm soát hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp 31 2.1.1. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh 31 2.1.2. Quy định về kiểm soát hoạt động kinh doanh nông lâm ngư nghiệp, làm muối 42 2.1.3. Quy định về pháp luật kiểm soát kinh tế ngầm - kinh tế chính thức chưa được giám sát được 48 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 50 2.2.1. Những thành tựu đạt được trong thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 50 2.2.2. Những hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 51 Tiểu kết chương 2 59 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM 60 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý và kiểm soát khu vực kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 60
- 3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm kiểm soát hiệu quả kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 62 3.2.1. Cái cách chính sách thuế, kiểm soát chặt chẽ mức doanh thu chịu thuế của cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh 63 3.2.2. Kiểm soát chặt chẽ các luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng như luật giá, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực hiện các văn bản liên quan đến xử phạt các hành vi xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng 67 3.2.3. Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam 69 Tiểu kết chương 3 71 KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
- DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa IFC International Finance Corporation Tổ chức tài chính thế giới ILO International Labour Organization Tổ chức lao động Quốc tế OECD Organization for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát operation and Development triển kinh tế WB World Bank Ngân hàng thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Trích bảng xếp hạng tỷ lệ kinh tế ngầm tại 88 nước đang phát triển 15 Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu về thị trương lao động tại Việt Nam giai đoạn 2013-2015 22
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ Biểu đồ 1.1: Sự gia tăng của hoạt động kinh tế ngầm tại các nước thuộc khối kinh tế châu Âu từ năm 2003 đến năm 2013 14
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nước ta là nước đang có nền kinh tế đang phát triển, việc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm phát sinh các mối quan hệ về kinh tế phức tạp, trên cơ sở nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu. Mặc dù các quy luật của nền kinh tế thị trường vẫn được tôn trọng nhưng không thể phủ nhận sự điều tiết mạnh mẽ của Nhà nước trong nền kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn và trọng yếu, được Nhà nước giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, thể chế quản lý mới và non trẻ của Nhà nước với nền kinh tế mới này cùng với các điều kiện đa dạng và phức tạp của nền kinh tế, là điều kiện hình thành một khu vực kinh tế không nhỏ, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự quản lý và thống kê của Nhà nước, “Kinh tế ngầm” là một phần của khu vực đó. “Kinh tế ngầm” thông thường được hiểu là các hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp như ma túy, buôn lậu, cờ bạc, mại dâm, , các hoạt động phi kinh doanh liên quan đến tạo thu nhập bất chính như tham nhũng, hối lộ, cố ý làm thất thoát ngân sách Nhà nước Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, kinh tế ngầm cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó bao gồm cả các hoạt động kinh doanh hợp pháp nhưng không được giám sát bởi các cơ quan thuế và các cơ quan kiểm tra khác như hoạt động kinh doanh của các cả nhân kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh, của hộ gia đình, của thương nhân là cá nhân, thông thường, nền kinh tế ngầm phát triển mạnh tại các nước đang phát triển như Việt Nam, khi mà việc trao đổi, thanh toán ít qua một bên trung gian thống kê như Ngân hàng. Kinh tế ngầm có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân, đến ngân sách Nhà nước, tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng, giảm năng 1
- lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với thế giới, tạo môi trường kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô vốn hạn chế, không đảm bảo an sinh xã hội cho người làm việc, bên cạnh đó, không thể phủ nhận vài trò của nền kinh tế ngầm trong nền kinh tế đang phát triển. Khu vực kinh tế ngầm tạo công việc và nguồn thu nhập cho một số lượng không nhỏ người lao động, sự phát triển của khu vực này thông thường nằm ngoài các quy luật khách quan của kinh tế thị trường nên ít chịu ảnh hưởng trong giai đoạn suy thoái kinh tế thế giới hiện nay. Hơn nữa, với việc song song đồng hành cùng phát triển với nền kinh tế “chính thống”, đã tạo nên sự thúc đẩy phát triển cho nền kinh tế “không chính thống”. Sự phát triển trong khu vực kinh tế ngầm là thước đo vô hình của trình độ quản lý Nhà nước và tỷ lệ nghịch với trình độ này. Vì vậy, việc ra đời và thực thi các chính sách pháp luật nhằm kiểm soát kinh tế ngầm là nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý Nhà nước, không thể nói rằng sẽ xóa bỏ được hoàn toàn nền kinh tế ngầm nhưng kiểm soát và hạn chế kinh tế ngầm luôn là một bài toàn khó, để trả lời các câu hỏi: Các hình thái kinh tế nào là hợp pháp nhưng được thống kê vào danh sách kinh tế ngầm? Biện pháp đã đề ra để giám sát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp? Quy định nào được tối ưu hóa, cần phải bổ sung để tăng cường giám sát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp nói riêng và kinh tế ngầm tại Việt Nam nói chung? Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam” là đề tài luận văn thạc sỹ luật học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp thông qua các chính sách pháp luật về quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh và giám sát hoạt động kinh doanh của Nhà nước, các quy định và 2
- chế độ về kế toán, kiểm toán, Ngân hàng liên quan đến giám sát kinh tế ngầm tại Việt Nam. Cùng với việc hệ thống và phân tích các chính sách pháp lý trên cơ sở áp dụng thực tiễn của các chính sách này để đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát mạnh hơn kinh tế ngầm hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của luận văn này là: Hệ thống hóa các quan điểm khoa học và làm rõ kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, từ đó, tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay liên quan đến vấn đề kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp này. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề về kinh tế ngầm thực sự giành được nhiều quan tâm của các nhà kinh tế và các chuyên gia pháp luật với nhiều cuộc điều tra, khảo sát và có những kết quả nhất định như cuốn “Hoạt động không chính thức và môi trường kinh doanh tại Việt Nam” – năm 2003 của Công ty tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng thế giới [10] hay đề tài nghiên cứu khoa học “Khu vực kinh tế phi chính thức – Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý” – năm 2004 của tác giả Phạm Văn Dũng [9]. Tuy nhiên, các tác phẩm này đã không còn phù hợp với những thay đổi pháp luật hiện nay như việc áp dụng Luật thương mại 2005, Luật doanh nghiệp 2005 và mới đây nhất là Luật doanh nghiệp 2014. Những công trình nghiên cứu khác của các tác giả, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của các giả Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Hữu Đạt, 3
- tuy nhiên, mặc dù có cái nhìn chuyên sâu về kinh tế hay pháp luật nhưng thường xoay quanh một luận điểm nhỏ của Kinh tế ngầm hoặc mang tính chất kinh tế chuyên sâu. Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học về pháp luật kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của luận văn sẽ xoay quanh chủ yếu các vấn đề về kinh tế ngầm dưới góc nhìn luật học như sau: Hệ thống hóa các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động và kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp. Tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm kiểm soát và giám sát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp ở các phương diện khác nhau. So sánh với pháp luật của một số nước trong hệ thống dân luật điển hình về các quy định liên quan đến kiểm soát kinh tế ngầm. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích không chỉ dành cho các nhà lập pháp, nhà kinh tế, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành pháp luật kinh tế tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ Nhà nước chuyên môn trong thực tiễn công tác trong các cơ quan thuế, cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời là cơ sở cho các nhà lập pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh danh hợp pháp, góp phần tạo sự công bằng và khách quan cho nền kinh tế trong nước, tạo sức cạnh tranh với thế giới. 4
- 4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh quy định pháp luật hiện hành liên quan đến kiểm soát kinh tế ngầm trong phạm vi hoạt động kinh doanh hợp pháp. Do giới hạn về mức độ nghiên cứu nên trong luận văn thạc sỹ này, tôi giới hạn nghiên cứu các chính sách, thực tiễn áp dụng pháp luật và các quan điểm cá nhân để nâng cao hoạt động về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp, loại trừ các điều kiện bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh bao gồm cả hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ hợp pháp nhưng do hoạt động kinh doanh bất hợp pháp cung ứng (ví dụ như không đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh hoặc có hành vi gian lận trong kinh doanh dẫn đến việc bất hợp pháp trong hoạt động kinh doanh). 5. Phạm vi nghiên cứu Về địa điểm: luận văn nghiên cứu thực trạng về hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, đi sâu vào phân tích hoạt động của từng địa phương do tính chất đặc thù của hoạt động kinh tế ngầm và thực trạng biện pháp kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Về thời gian: trong khoảng thời gian 10 năm (2005 – 2015). 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn có kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực Kinh tế ngầm trong và ngoài nước để tham khảo và luận giải các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực kiểm soát kinh tế ngầm. Luận văn sử dụng các phương pháp linh hoạt như phương pháp nghiên cứu tình huống, thu thập đầy đủ các dữ liệu một cách có hệ thống và tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố với nhau. Vận dụng phương pháp nghiên cứu 5
- duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học, so sánh, phỏng vấn, đánh giá việc vận hành, xây dựng chính sách kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Nghiên cứu kinh tế ngầm cần phải có cách tiếp cận hệ thống, xem xét sự hình thành, vận động của khu vực kinh tế này trong mối quan hệ biện chứng với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cụ thể: một là nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm của các nước phát triển với ứng dụng pháp luật trong thực tiễn áp dụng thực hiện; hai là khảo sát thực tiễn Việt Nam thực thi pháp luật tại Việt Nam thông qua điều tra, phỏng vấn hai nhóm đối tượng chính: cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động kinh doanh; ba là nghiên cứu ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước thông qua tài liệu thứ cấp; bốn là phân tích, đánh giá, tổng hợp, hình thành phương pháp tối ưu. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về kinh tế ngầm và pháp luật về kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. 6
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NGẦM VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KINH TẾ NGẦM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái quát về kinh tế ngầm 1.1.1. Khái niệm kinh tế ngầm Như chúng ta đã biết, bên cạnh tất cả các nền kinh tế chính thức luôn tồn tại một khu vực kinh tế phi chính thức, hình thành như điều tất yếu của quá trình phát triển tại tất cả các nước, luôn tồn tại và đóng vai trò không nhỏ trong sự vận động và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đã từ lâu, hệ thống thống kê để đánh giá thực lực của một nền kinh tế để ra các chính sách pháp luật liên quan không thể chỉ xem xét tới khu vực kinh tế hợp pháp, chính thống và được kiểm soát là không chính xác. Do mỗi quốc gia có những đặc điểm, kinh tế, xã hội khác nhau nên cách tiếp cận, đánh giá, phân loại tại mỗi khu vực được định nghĩa chung chung là kinh tế ngầm lại khác nhau. Có quốc gia cho rằng, kinh tế ngầm là một bộ phận của kinh tế không quan sát được (Non-observed Economy; Unobserved Economy); có quốc gia lại cho rằng, kinh tế ngầm và kinh tế không quan sát được là những bộ phận của nền kinh tế phi chính thức. Bên cạnh đó, có rất nhiều cách gọi tên cũng như cách phân loại về kinh tế ngầm, có thể là: kinh tế phi chính quy (Informal Economy); kinh tế chìm (Underground Economy); kinh tế phi chính thức (Unofficial Economy); kinh tế vô hình (Invissible Economy); kinh tế đen (Black Economy); khu vực phi doanh nghiệp (Unincorporated Sector); Khu vực phi kết cấu (Unstructural Sector), 7
- Tuy nhiên, theo cách gọi nào thì các khái niệm trên đều phản ánh đến cùng một đặc điểm chung nhóm nền kinh tế này đó là trái với nền kinh tế phi chính thống và có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế quốc dân, một vài định nghĩa điển hình dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn điều này: theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co- operation and Development – OECD): Kinh tế ngầm được sử dụng để biểu thị tất cả các hoạt động về nguyên tắc phải được tính vào Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product – GDP) nhưng thực tế lại không tính được do chúng được giấu giếm trước cơ quan nhà nước. Đó là hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không khai báo, sản xuất hàng hóa dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô hình; theo Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) hoạt động phi chính thức là hoạt động mà giá trị gia tăng không được ghi nhận do các hãng hoặc ca nhân cố ý khai báo sai hoặc trốn tránh không khai báo; theo Tổ chức lao động Quốc tế (International Labour Organization - ILO) Khu vực phi chính quy là các đơn vị có quy mô nhỏ, sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ do người lao động tự do, người lao động trong gia đình và một số ít người lao động khác đảm nhận. Đặc điểm của khu vực này là dễ thâm nhập, yêu cầu về vốn thấp, sử dụng công nghệ và kỹ năng đơn giản, năng suất lao động thấp. Nếu những năm 30 của thế kỷ 20, các nghiên cứu về kinh tế ngầm chỉ đề cập đến các hoạt động phạm pháp của các tổ chức tội phạm, chủ yếu liên quan đến sản xuất, vận chuyển hàng quốc cấm, thì ngày nay, kinh tế ngầm được hiểu rộng hơn trong cả khu vực kinh tế hợp pháp. Dựa vào bản chất của mỗi nền kinh tế, có thể chia thành hai nhóm lớn: nhóm nghiên cứu về kinh tế ngầm tại các nước phát triển và nhóm nghiên cứu về kinh tế ngầm tại các nước đang và kém phát triển. Kinh tế ngầm tại các nước phát triển được xem là một phần cần tính thêm vào nền kinh tế, thường thu hút lao động mang tính 8
- chất đặc thù như sinh viên, hưu trí, người nhập cư, vì các hoạt động của các đối tượng này là hoạt động ngầm, ít được khai báo hoặc đăng ký, là hoạt động kiếm thêm thu nhập. Kinh tế ngầm tại các nước đang và kém phát triển lại là một phần không tách rời của nền kinh tế quốc dân, lao động tham gia nền kinh tế ngầm mang tính chất duy trì tồn tại. Tại Việt Nam, các hoạt động kinh tế ngầm thường được hiểu là các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và các dịch vụ nhỏ lẻ như các hoạt động bán hàng rong, đánh giày, dạy gia sư, sản xuất quy mô nhỏ như các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, Tổng quát các khái niệm của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới về khu vực kinh tế này đã được hai tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú trình bày tương đối cặn kẽ trong cuốn “Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế” [7]. Một số những khải niệm nổi bật về kinh tế ngầm được kể đến như: trong cuốn Shadow Economy and tax evasion in the EU của các tác giả Fried Schneider, Konrad Raczkowski, Bogdan Mróz: Kinh tế ngầm bao gồm các hoạt động kinh tế không được đăng ký dựa trên nền tảng các hoạt động tạo giá trị lợi nhuận và/hoặc đặc điểm của kênh phân phối. Kinh tế ngầm là khu vực kinh tế trốn thoát khi mạng lưới thống kê và không định lượng được [22, tr. 3]. Tổ chức lao động thế giới ILO khái niệm: Khu vực phi chính qui là các đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ do người lao động tự do, người lao động trong gia đình và một số ít người lao động khác đảm nhận. Đặc điểm của khu vực này là dễ thâm nhập, yêu cầu về vốn thấp, sử dụng công nghệ và kỹ năng đơn giản, năng suất lao động thấp. Mỗi quốc gia có nền kinh tế, có những cấu trúc, đặc điểm kinh tế và xã hội khác nhau, dẫn đến sự đa dạng trong cách tiếp cận và khái niệm Kinh tế 9
- ngầm. Nhưng khái quát lại, có thể nói Kinh tế ngầm là hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xảy ra trong các đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, chưa được tính toán trong hệ thống thống kê bởi nhiều lý do khác nhau như không đăng ký kinh doanh, pháp luật không thể kiểm soát được, các công cụ không thể đo lường được giá trị trong khu vực kinh tế ngầm. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nghiên cứu bản chất của Kinh tế ngầm. Trong nội dung của đề tài luận văn này, tôi xin không luận giải về khái niệm kinh tế ngầm ở mức độ chuyên sâu mà tìm hướng tiếp cận và khái niệm phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay để phân tích và định hướng nghiên cứu pháp luật về kiểm soát hoạt động kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. 1.1.2. Các loại kinh tế ngầm Xuất phát từ cấu trúc nội tại, nền kinh tế quốc dân thông thường được chia thành hai phần rõ ràng: (i) Nền kinh tế chính thức: bao gồm cá hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp và không vi phạm các chuẩn mực chung của pháp luật và xã hội; (ii) Nền kinh tế phi chính thức: bao gồm các hoạt động kinh tế phức tạp, trong đó, bao gồm kinh tế ngầm, kinh tế phi chính quy và kinh tế không giám sát được; các hoạt động kinh tế phi chính thức có thể được kể đến như các hoạt động của pháp nhân, sản xuất phục vụ nhu cầu nội bộ, hoạt động của thương nhân nhưng không có tư cách pháp nhân, hoạt động của pháp nhân nhưng sử dụng nguồn nhân lực phi chính thức (lao động trẻ em, sinh viên, hưu trí, ). Trong nền kinh tế chính thức, các hoạt động cung ứng sản phẩm và dịch vụ được coi là chính thức và chịu sự kiểm soát chăt chẽ của hệ thống thống kê, tuy nhiên, loại trừ lý do mong muốn chủ quan của người hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế chính thức này, một phần do chính sách 10
- pháp luật chưa hoàn chỉnh, nên có thể nói việc kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế chính thức chưa được hoàn thiện, tạo nên một trạng thái kinh tế ngầm xuất hiện vì lý do chủ quan vì sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp lý và hệ thống thuế quan kiểm soát như việc kiểm soát đăng ký kinh doanh và kiểm soát vấn đề chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ hoặc các cá nhân hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế phi chính thức: ba trạng thái kinh tế ngầm, kinh tế phi chính quy và kinh tế không giám sát được, không tách rời nhau mà có tính giao thoa lẫn nhau. Trước hết, kinh tế phi chính quy được cho là hình thái tự nhiên của nền kinh tế phi chính thức, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước, có thể kể đến các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ những sản phẩm, dịch vụ hợp pháp nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và không thực hiện chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước. Nhóm kinh tế này chưa có các quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể, hoặc có quy phạm điều chỉnh nhưng không kiểm soát hết được hoạt động của nhóm kinh tế này. Kinh tế không được kiểm soát bao gồm rộng hơn, cả các hoạt động kinh tế chính thức và phi chính thức, vì một lý do nào đó mà không kiểm soát được như: - Không được tính tới do sự thiếu hoàn thiện và khả năng tổng hợp của hệ thống thống kê; - Các hoạt động sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện; - Các hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp; Như vậy, Kinh tế ngầm bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh về 11
- nguyên tắc phải được tính vào hệ thống thống kê nhưng thực tế lại không được thống kê bới các lý do khách quan và chủ quan bao gồm: (i) Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà việc sản xuất kinh doanh đó bị pháp luật ngăn cấm; (ii) Sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bị pháp luật ngăn cấm nhưng trở nên bất hợp pháp vì người sản xuất, kinh doanh đó chưa đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh; (iii) hoạt động sản xuất kinh doanh không công khai và không đo đếm được. Xét theo tính chất của kinh tế ngầm, có hai loại kinh tế ngầm: Thứ nhất, hình thức kinh doanh bất hợp pháp và không được thừa nhận. Là những hoạt động kinh doanh trái pháp luật. Chúng diễn ra một cách lén lút và bằng nhiều thủ đoạn. Các hình thức của hoạt động kinh doanh trái phép cũng rất đa dạng, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến xã hội như các hoạt động như buôn lậu, ma túy, mại dâm . Do tính nghiêm trọng và nguy hiểm của hoạt động này mà nó là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự và cũng đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này. Hoạt động kinh doanh mà không khai báo, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo sai về doanh thu cũng như những hoạt động của doanh nghiệp: Một thực tế ở Việt Nam là hiện nay có nhiều doanh nghiệp, thậm chí trong khu vực chính thức nhưng cố tình “phi chính thức” những hoạt động của doanh nghiệp mình. Thứ hai, hình thức kinh doanh phi chính thức và vẫn được thừa nhận hay còn gọi là hoạt động kinh doanh hợp pháp. Hoạt động kinh doanh phi chính thức tồn tại một cách rộng rãi trong xã hội nước ta, hình thức rất đa dạng. Từ dịch vụ làm đầu tóc, dịch vụ xe ôm, gia sư hay những hoạt động kinh doanh hàng rong đều là những hoạt động kinh tế phi chính thức. 12
- Theo phạm vi nghiên cứu của luận văn, kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam chỉ đề cập đến hoạt động sản xuất kinh doanh không đo đếm được trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam. Hơn nữa, cần thiết phải rõ ràng về pháp luật điều chỉnh là pháp luật Việt Nam vì có hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp tại nước này nhưng lại là bất hợp pháp tại nước khác ví dụ mua bán súng hay ma túy đặc chủng được cho là hợp pháp ở một số nước trên thế giới. 1.1.3. Nguyên nhân và các tác động của kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp với nền kinh tế 1.1.3.1. Nguyên nhân hình thành kinh tế ngầm trong hoạt động kinh doanh hợp pháp Friedrich Schneider, Andreas Buehn, Claudio E. Montenegro thuộc đại học Johannes Kepler of Lin của Áo có một nghiên cứu kéo dài nhiều năm và chi tiết về thực trạng kinh tế ngầm đã có một nhận định vô cùng nổi tiếng: “Kinh tế ngầm đang phất lên trên toàn thế giới” [23, tr. 2]. Trong các nghiên cứu của Giáo sư Freidrich Schneiher cũng đã loại bỏ các hoạt động tội phạm kinh tế dạng kinh điển, ngầm một cách điển hình như trộm cắp, buôn thuốc phiện, cũng không tính toán tập trung dựa trên tình trạng trốn thuế mà cũng tập trung quan sát đến lượng hàng hóa, dịch vụ hợp pháp trong thị trường được che giấu khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ, tránh các nghĩa vụ về thuế và các chính sách cho người lao động. Các nội dung nghiên cứu của Giáo sư Freidrich Schneiher và đồng nghiệp gần đây chủ yếu dựa trên các con số tại các nước thuộc khối kinh tế châu Âu EU (Europe Union), cơ bản cho thấy tỷ lệ kinh tế ngầm trong tổng sản phẩm nội địa giảm đáng kể, tuy nhiên, con số tính về giá trị kinh tế ngầm quy đổi thì lại có chiều hướng gia tăng, phát triển song hành cùng với tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm nội địa GDP. 13
- Trong nghiên cứu gần đây nhất “The shadow economy in Europe 2013” của Freidrich Schneiher và đồng nghiệp có sự thống kê thì năm 2013, tỷ lệ kinh tế ngầm trong nền kinh tế đạt con số thấp nhất trong 10 năm, đồng thời, thể hiện năm 2009, đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong số liệu chung của khối kinh tế Châu Âu, tỷ lệ kinh tế ngầm trong nền kinh tế cao nhất trong giai đoạn 05 năm, từ năm 2008 đến năm 2013 [21, tr. 5], tuy nhiên, tổng giá trị lại thấp nhất trong giai đoạn này do việc giảm chung tổng sản phẩm nội địa, việc này được thấy rõ trong bảng sau: Biểu đồ 1.1: Sự gia tăng của hoạt động kinh tế ngầm tại các nước thuộc khối kinh tế châu Âu từ năm 2003 đến năm 2013 Đối với quốc gia đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam thì kinh tế ngầm được coi là có quy mô khổng lồ, là hệ quả tất yếu trong quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh, mạnh, cùng với hoạt động cung ứng dịch vụ, cung ứng sản phẩm không ngừng gia tăng. Cũng trong một nghiên cứu của giáo sư Freidrich Schneiher, nền kinh tế ngầm tại Việt Nam chiếm khoảng 14,8% trong năm 2005 và đạt mức trung bình 15,4% trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2005, chỉ xếp mức trung bình sau Trung Quốc và 14
- Singapore trong tổng số 88 nước đang phát triển được đánh giá trong nghiên cứu này [23, tr. 21]. Xét chung tỷ lệ kinh tế ngầm trong hoạt động kinh tế ở nhóm 88 nước đang phát triển đạt mức bình quân 36,2% vào năm 1999 và đạt 34,2% vào năm 2006. Bảng 1.1: Trích bảng xếp hạng tỷ lệ kinh tế ngầm tại 88 nước đang phát triển Năm Xếp Nước 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 hạng Trung Quốc 13.0 13.1 13.1 13.2 12.9 12.6 12.3 12.1 1/88 Singapore 13.0 13.1 13.4 13.4 13.1 12.7 12.5 12.5 2/88 Việt Nam 15.7 15.6 15.6 15.4 15.4 15.2 14.8 - 3/88 Mauritania 35.9 36.1 36.1 35.7 35.9 35.1 34.5 - 42/88 Jamaica 36.3 36.4 36.1 36.1 35.9 35.6 34.9 34.8 43/88 Bangladesh 35.9 35.6 35.3 36.1 36.4 36.3 35.5 - 44/88 Peru 60.2 59.9 60.4 59.4 59.3 58.5 57.7 57.0 86/88 Panama 64.5 64.1 64.9 65.3 64.3 62.8 61.1 - 87/88 Bolivia 67.3 67.1 67.6 67.9 68.0 67.4 65.7 64.4 88/88 Có những cuộc khảo sát về kinh tế ngầm diễn ra một cách không chính thức tại Việt Nam nhận định: hoạt động kinh tế ngầm chiếm hơn khoảng một nửa giá trị khu vực kinh doanh chính thức, tuy nhiên, đây mới chỉ là những cuộc khảo sát xung quanh các khu vực kinh tế phi chính thức được đặc trưng bởi hình thành kinh doanh nhỏ lẻ, buôn bán hàng rong chứ không phải là cuộc điều tra tổng thể trên quy mô lớn về hoạt động kính 15
- doanh ngầm. Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, tính đến thời điểm này, hoạt động kinh tế ngầm vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn tại Việt Nam, tương đương khoảng 50% GDP chính thức. Trên thế giới, do sự đã dạng của các nền kinh tế và thể chế chính trị của từng quốc gia mà có các nguyên nhân hình thành nền kinh tế ngầm khác nhau. Nguyên nhân hình thành nền kinh tế ngầm trên thế giới và tại Việt Nam có thể được kể đến như sau: - Do trình độ phát triển kinh tế: trình độ phát triển kinh tế có thể coi là nguyên nhân khách quan hình thành và phát triển kinh tế ngầm, có thể dễ dàng nhận thấy vai trò của kinh tế ngầm trong nền kinh tế các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, khoảng thời gian dịch chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu sang nền kinh tế kế hoạch hóa thị trường, các thói quen, tập quán mua bán, sinh hoạt chưa thay đổi rõ rệt, nhiều hình thức kinh doanh tự phát, mang tính chất nhỏ lẻ. Thông thường, các nhà cung cấp không phải trả chi phí cho việc sản xuất hoặc chi phí cho các loại thuế, vì vậy, người mua có thể mua với giá rẻ hơn so với giá bên ngoài kinh tế ngầm chưa tính đến các yếu tố bảo hành, tính chịu trách nhiệm. Các chính sách pháp luật khuyến khích kinh doanh phù hợp với quá trình phát triển kinh tế của đất nước trong đó vẫn có những chính sách tạo điều kiện cho nền kinh tế ngầm phát triển. - Chi phí sản xuất kinh doanh lớn nếu thoát ra khỏi kinh tế ngầm, chuyển sang kinh tế chính thức Các chi phí về thuế, phí, lệ phí tại Việt Nam rất nhiều, không khó để tìm được bài viết: Một con gà “cõng” 14 loại phí [25] trên các trang thông tin điện tử, như vậy, các cá nhân có dám mạnh dạn tiến tới nền kinh tế chính thức 16