Luận văn Pháp luật về kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_kiem_soat_ban_hang_da_cap_o_viet_nam.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THU PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THU PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quang HÀ NỘI - 2014 2
- Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n cha tõng ®îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n TrÇn ThÞ Thu 3
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ 6 PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT BÁN HÀNG ĐA CẤP 1.1. Bán hàng đa cấp và vấn đề kiểm soát bán hàng đa cấp 6 1.1.1. Khái quát về bán hàng đa cấp 6 1.1.2. Khái quát về kiểm soát bán hàng đa cấp 13 1.2. Pháp luật về kiểm soát bán hàng đa cấp 16 1.2.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát bán hàng đa cấp 16 1.2.2. Nguyên tắc kiểm soát bán hàng đa cấp 18 1.2.3. Nội dung của pháp luật về kiểm soát bán hàng đa cấp 20 1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật kiểm soát bán hàng 22 đa cấp 1.3.1. Những nhân tố bên trong 22 1.3.2. Những nhân tố bên ngoài 23 1.4. Kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia về kiểm soát bán 24 hàng đa cấp Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM 34 SOÁT BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng bán hàng đa cấp và nhu cầu cần kiểm soát bằng 34 pháp luật ở Việt Nam hiện nay 2.2. Các chủ thể kiểm soát bán hàng đa cấp - quyền và nghĩa vụ 36 theo quy định pháp luật 4
- 2.3. Hợp đồng trong bán hàng đa cấp - công cụ chủ yếu để kiểm 43 soát bán hàng đa cấp 2.4. Nhà nước với vai trò điều tiết chủ yếu trong kinh tế thị 48 trường về vấn đề kiểm soát bán hàng đa cấp 2.5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp 50 2.6. Một số vấn đề bất cập của pháp luật về kiểm soát bán hàng 54 đa cấp - nguyên nhân và định hướng hoàn thiện 2.6.1. Những bất cập phát sinh từ các quy định về điều kiện cấp 54 Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (quy định về tiền kiểm) 2.6.2. Những bất cập phát sinh từ các quy định điều chỉnh quá trình 58 hoạt động của doanh nghiệp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (quy định về hậu kiểm) 2.6.3. Những bất cập khác 62 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM 71 SOÁT BÁN HÀNG ĐA CẤP 3.1. Về mặt quan điểm xây dựng chính sách quản lý hoạt động 71 bán hàng đa cấp 3.2. Về giải pháp cụ thể 72 3.2.1. Điều chỉnh sửa đổi nhóm các quy định về "tiền kiểm" 72 3.2.2. Điều chỉnh sửa đổi nhóm các quy định quản lý liên quan đến 75 điều chỉnh quá trình hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp 3.2.3. Điều chỉnh sửa đổi các quy định khác 78 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 5
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHĐC : Bán hàng đa cấp NPP : Người phân phối 6
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế thì việc lựa chọn những phương thức kinh doanh hiệu quả và phù hợp là vô cùng quan trọng. Đã có rất nhiều những mô hình, phương thức kinh doanh mới du nhập vào Việt Nam nhưng việc lựa chọn được mô hình, phương thức hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tính chất của nền kinh tế Việt Nam lại không hề dễ dàng. Những năm gần đây, người ta hay nhắc tới "marketing đa cấp", "kinh doanh theo mạng" hay "bán hàng đa cấp" như một phương thức kinh doanh mới hiệu quả nhưng cũng không ít người cho rằng phương thức kinh doanh đó không phù hợp tại Việt Nam. Xuất hiện trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ mới nhưng do mới du nhập vào Việt Nam nên bán hàng đa cấp (BHĐC) đã vấp phải không ít sự phản đối của người tiêu dùng. Mặc dù bản chất ngành nghề không sai, nhưng do một số công ty vì lợi nhuận đã cố tình làm sai lệch mô hình này, khiến Chính phủ, các cơ quan ban ngành và người dân hoài nghi về tính hiệu quả của nó. Bán hàng đa cấp đã du nhập vào Việt Nam được khoảng 14 năm. Dù không còn xa lạ đối với thị trường Việt Nam, song BHĐC vẫn còn mới mẻ trong kinh nghiệm quản lý kinh tế của Nhà nước và trong khoa học pháp lý. Trước khi có hành lang pháp lý cho phương thức kinh doanh này, việc phát triển BHĐC ở Việt Nam diễn ra khá lộn xộn và thường theo hình thức kinh doanh bất chính. Từ năm 2005 đến nay, khi chính thức có Luật Cạnh tranh và Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động BHĐC, hoạt động này đã chính thức được pháp luật điều chỉnh. Việc ban hành các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động này đã khẳng định thái độ của Nhà nước ta là thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động BHĐC. Đồng thời, các văn bản pháp luật nói trên cũng thiết kế một cơ chế quản lý riêng biệt đối với hoạt động này. Cơ chế 7
- này bao gồm ba bộ phận cơ bản là: tiêu chuẩn hóa các điều kiện của doanh nghiệp tổ chức BHĐC và người tham gia; quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký tổ chức BHĐC; xác định các hành vi BHĐC vi phạm pháp luật và trách nhiệm của người vi phạm. Tuy nhiên, những nhận thức từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về bản chất kinh tế - pháp lý của hoạt động này chưa thực sự đầy đủ và tại thời điểm ban hành Luật Cạnh tranh, chúng ta chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý nên còn tồn tại nhiều lúng túng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Sự chậm chân trong việc quản lý đã tạo điều kiện cho một số kẻ lợi dụng sự cả tin để lừa đảo người dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính trong sạch của phương thức BHĐC. Thực tế hoạt động của BHĐC tại Việt Nam hiện nay vẫn còn là một vấn đề nhức nhối với cơ quan quản lý. Lợi dụng kẽ hở của pháp luật, các công ty BHĐC bất chính đã lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của hàng trăm nghìn người dân, từ những người tri thức, những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở các cơ quan, doanh nghiệp, các sinh viên đại học cho đến những người dân vùng sâu vùng xa. Thực trạng đó làm nổi lên làn sóng bức xúc trong nhân dân, xuất hiện những ý kiến trái chiều về ngành kinh doanh này. Một số người cho rằng đây là ngành kinh doanh lừa đảo, gian dối, thậm chí còn cho rằng BHĐC không phù hợp với Việt Nam hay nên cấm tuyệt đối phương thức kinh doanh này ở nước ta. Một số người khác hiểu biết hơn thì cho rằng BHĐC là phương thức ưu việt. Thực tế lộn xộn như hiện nay là do các doanh nghiệp bất chính làm ăn phi pháp làm biến tướng đi mà thôi. Trong bối cảnh nói trên, việc nghiên cứu pháp luật về kiểm soát BHĐC ở Việt Nam hiện nay là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về BHĐC nói chung được rất nhiều nhà nghiên cứu Luật học quan tâm, trong đó đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam. Tất cả các công trình này đều đã nêu ra được bản chất pháp lý 8
- của BHĐC và BHĐC bất chính. Tuy nhiên, các bài viết về vấn đề này chủ yếu mới dừng lại ở các bài báo, tạp chí, báo mạng, khóa luận tốt nghiệp đại học hay được đề cập một phần trong các công trình nghiên cứu về cạnh tranh không lành mạnh mà chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề kiểm soát BHĐC. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về BHĐC bao gồm: Luận văn Thạc sĩ "Một số vấn đề pháp lý về bán hàng đa cấp ở Việt Nam" của tác giả Đoàn Văn Bình (2006), Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp "Một số nội dung pháp lý về bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh (2010), Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp "Những vấn đề pháp lý về hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Hằng (2011), Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp "Bán hàng đa cấp bất chính theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam" của tác giả Nghiêm Xuân Tuyên (2011), Đại học Luật Hà Nội và một số bài báo, tạp chí chuyên ngành cũng như rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có đề cập đến vấn đề BHĐC bất chính. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ thì vấn đề pháp luật về kiểm soát BHĐC cũng chưa được nhiều công trình nghiên cứu. Do đó, luận văn này sẽ đề cập đến các vấn đề có liên quan đến pháp luật về kiểm soát BHĐC. Dự định nghiên cứu của mình, học viên sẽ làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến hoạt động BHĐC và kiểm soát BHĐC; thực trạng những quy định pháp luật về kiểm soát BHĐC, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHĐC và vấn đề kiểm soát BHĐC ở Việt Nam. 3. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Với việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề liên quan đến pháp luật về kiểm soát BHĐC ở Việt Nam, luận văn sẽ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kiểm soát BHĐC với cái nhìn tổng quan từ đó giúp người đọc thấy được những hạn chế nổi cộm nhất còn tồn đọng trong các quy định pháp luật hiện 9
- nay và sự cần thiết phải hoàn thiện vấn đề này. Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu đề tài là đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát BHĐC ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu trên, học viên dự kiến phạm vi nghiên cứu sẽ chỉ tập trung chủ yếu vào sáu vấn đề nổi cộm nhất trong các quy định pháp luật về kiểm soát BHĐC, bao gồm: thực trạng của hoạt động BHĐC và nhu cầu cần kiểm soát bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay; các chủ thể trong hoạt động kiểm soát BHĐC - quyền và nghĩa vụ; hợp đồng trong BHĐC - công cụ chủ yếu để kiểm soát BHĐC; Nhà nước với vai trò điều tiết chủ yếu trong kinh tế thị trường về vấn đề kiểm soát BHĐC; doanh nghiệp BHĐC; một số vấn đề bất cập của pháp luật về kiểm soát BHĐC, nguyên nhân và định hướng hoàn thiện. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề như đã nêu trên, tác giả sẽ đưa ra kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các vấn đề đã được đề cập. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Đề tài được nghiên cứu trên nền tảng cơ sở lý luận về pháp luật về BHĐC ở Việt Nam và vấn đề kiểm soát hoạt động BHĐC, thông qua đó làm rõ các vấn đề lý thuyết được đặt ra trong luận văn. Đề tài sẽ được triển khai nghiên cứu với phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, lịch sử, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn và chuyên gia để hoàn thành luận văn. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về pháp luật về kiểm soát BHĐC. Với kết quả đạt được, tác giả hy vọng góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận của phương thức BHĐC và vấn đề kiểm soát BHĐC, vai trò của hoạt động kiểm soát BHĐC, rà soát và đánh giá lại toàn bộ các quy định có 10
- liên quan tới quản lý hoạt động BHĐC tại Việt Nam; đánh giá và chỉ ra được những bất cập nảy sinh từ bản thân các quy định hiện hành; đánh giá và chỉ ra được những khó khăn phát sinh trong quá trình thực thi, một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn cần bổ sung các quy định pháp lý để điều chỉnh kịp thời qua đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý hoạt động BHĐC tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về kiểm soát bán hàng đa cấp và pháp luật về kiểm soát bán hàng đa cấp. Chương 2: Thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát bán hàng đa cấp ở Việt Nam. 11
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT BÁN HÀNG ĐA CẤP 1.1. BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT BÁN HÀNG ĐA CẤP 1.1.1. Khái quát về bán hàng đa cấp 1.1.1.1. Khái niệm bán hàng đa cấp Bán hàng đa cấp là thuật ngữ dùng để chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm, là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ có thể trực tiếp mua hàng tại công ty (hoặc qua một nhà phân phối (NPP) duy nhất) mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ. Cụ thể hơn, việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập. Những cá nhân này không phải là người lao động của công ty, họ là đối tác phân phối hàng hóa cho công ty đóng vai trò như những đại lý, giới thiệu sản phẩm và thu hút khách hàng thông qua những kết quả sử dụng của bản thân và những người quen biết và có khoản thu nhập nhất định. Ngoài ra, họ còn giúp đỡ những người khác cùng tham gia doanh nghiệp BHĐC (Multi Level Marketing), hướng dẫn họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là downline (tuyến dưới) [30]. Nhờ vậy, hình thức bán hàng này tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ việc quảng cáo, khuyến mại, tiền sân bãi, kho chứa, vận chuyển hàng hóa và số tiền này được dùng để trả thưởng cho NPP và nâng cấp, cải tiến sản phẩm tiếp tục phục vụ người tiêu dùng. Bán hàng đa cấp cùng với bán hàng đơn cấp (Single Level Marketing) - nhân viên tiếp thị bán lẻ sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng và hưởng hoa hồng trên số lượng sản phẩm do chính mình tiêu thụ được) tạo thành hai hình thức bán hàng trực tiếp cơ bản. Thuật ngữ "Multi Level Marketing" tại Việt 12
- Nam được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau nhau như "Kinh doanh theo mạng (Network Marketing)", "Kinh doanh đa cấp", "Bán hàng đa cấp", "Tiếp thị đa tầng" trong đó tên gọi "Bán hàng đa cấp" là tên gọi thông dụng nhất. Ở Việt Nam BHĐC được chính thức công nhận theo pháp luật Việt Nam kể từ khi khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh (2004) đưa ra định nghĩa về phương thức này. Theo đó, thuật ngữ Multi Level Marketing được dịch là "Bán hàng đa cấp" được định nghĩa là một phương thức bán hàng trực tiếp, trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập. Luật Cạnh tranh cũng chỉ rõ BHĐC là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây: Một là, việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia BHĐC gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Hai là, hàng hóa được người tham gia BHĐC tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia. Ba là, người tham gia BHĐC được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đã được doanh nghiệp BHĐC chấp thuận. Khái niệm về BHĐC cũng được đề cập trong Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/05/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC (thay thế Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC). Cụ thể, tại Điều 3 đã định nghĩa: "Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, 13
- tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng". 1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động bán hàng đa cấp Từ nghiên cứu khái niệm và bản chất của hoạt động BHĐC, có thể rút ra một số đặc điểm của phương thức BHĐC như sau: Thứ nhất, BHĐC là hoạt động kinh doanh bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa. Đặc điểm này cũng được khẳng định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Trước hết chúng ta khẳng định đây là phương thức bán lẻ hàng hóa, nói cách khác thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng doanh nghiệp tổ chức BHĐC sẽ thiết lập được mối quan hệ mua bán sản phẩm trực tiếp với người tiêu dùng mà không cần tốn các chi phí, khoản đầu tư, thành lập, duy trì mạng lưới phân phối dưới dạng cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc đại lý phân phối theo pháp luật thương mại. Doanh nghiệp BHĐC thường là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng hóa được tiếp thị và bán lẻ bằng phương thức đa cấp hoặc cũng có thể là doanh nghiệp phân phối hàng hóa do doanh nghiệp khác sản xuất, do vậy, thông qua phương thức BHĐC người tiêu dùng có cơ hội mua được những sản phẩm từ chính gốc, tránh những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình phân phối như nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, giá cả không trung thực. Thứ hai, doanh nghiệp BHĐC tiếp thị hàng hóa thông qua những người tham gia được tổ chức ở nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Có thể nói, người tham gia BHĐC là những cộng tác viên trong việc tiếp thị và bán lẻ hàng hóa cho doanh nghiệp và được gọi là NPP. Trong hoạt động của mình, NPP thực hiện việc giới thiệu và bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng mà không qua một cửa hàng hay đại lý nào. NPP ở đây không phải là đại lý phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp theo quy định của Luật thương mại, không là cửa hàng tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp thành lập. Như vậy, khi 14
- giới thiệu và bán lẻ sản phẩm, bản thân doanh nghiệp có hàng hóa không phải là người trực tiếp thiết lập quan hệ với người tiêu dùng mà việc bán hàng được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia, cho nên doanh nghiệp BHĐC không có mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. NPP cũng không phải nhân viên của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm về hành vi của người tham gia trước khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ giới hạn trong phạm vi chất lượng sản phẩm và các thông tin liên quan đến sản phẩm do họ công bố. Hàng hóa được NPP tiếp thị tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng, hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hay của NPP (Điểm b khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh). Họ trực tiếp gặp gỡ người tiêu dùng để giới thiệu và bán lẻ sản phẩm và do đó, họ không phải đăng ký kinh doanh khi tham gia BHĐC. Mỗi người tham gia BHĐC được tổ chức một mạng lưới phân phối mới và việc này phải được sự đồng ý của doanh nghiệp. Chính vì vậy, số người tham gia ở cấp sau luôn nhiều hơn so với cấp trước nó, làm cho phương thức kinh doanh này tạo ra một hệ thống phân phối theo hình tháp. Trong hoạt động của mình, NPP thực hiện việc giới thiệu và bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng mà không qua một cửa hàng hay đại lý nào cả. Hoạt động của hệ thống đa cấp được tổ chức thành mạng lưới nhiều cấp, cấp dưới luôn có người tham gia nhiều hơn cấp trên. Trong quan hệ nội bộ của một mạng lưới, người tham gia ở cấp trên có vai trò tổ chức và điều hành hoạt động của những người trong mạng lưới cấp dưới mình. Như vậy phương thức kinh doanh này đã tạo ra một hệ thống phân phối theo hình tháp. Thứ ba, người tham gia BHĐC được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do họ tổ chức ra. Cách thức phân chia lợi ích như trên không chỉ kích thích người tham gia tích cực tiêu thụ hàng hóa mà còn kích thích họ 15
- tích cực tạo lập hệ thống phân phối cấp dưới. Khoản lợi nhuận hoa hồng của các NPP sẽ phụ thuộc vào khoản tiền chênh lệch giá trị khi họ lấy hàng hóa từ doanh nghiệp với giá sỉ và bán ra với giá lẻ đã được công ty ấn định và số hoa hồng trích từ phần trăm hoa hồng của những người tham gia ở cấp dưới do mình xây dựng nên. Đặc điểm của hoạt động BHĐC có thể thấy rõ hơn khi so sánh với các hình thức phân phối, tiêu thụ hàng hóa truyền thống như bán buôn, bán lẻ, đại lý hay nhượng quyền thương mại Cụ thể như sau: Thứ nhất, quyền sở hữu hàng hóa trong hoạt động BHĐC do NPP nắm giữ khi hàng hóa được chuyển giao cho họ, mặc dù trong quan hệ BHĐC, người tham gia BHĐC có thể trả lại hàng hóa trong một số trường hợp. Đặc điểm này phân biệt rõ nét với hoạt động bán hàng thông qua đại lý khi mà quyền sở hữu hàng hóa vẫn do bên giao đại lý nắm giữ. Thứ hai, trong BHĐC, về nguyên tắc, giá bán hàng hóa cho người tiêu dùng là giá ban đầu do doanh nghiệp ấn định, người tham gia BHĐC không có quyền bán sản phẩm với giá cao hơn. Đặc điểm này phân biệt với hình thức bán buôn vì hàng hóa từ đại lý bán buôn sẽ qua các đại lý bán lẻ mới có thể đến tay người tiêu dùng nên giá hàng hóa thường bị đẩy lên cao do các khâu trung gian có quyền hưởng hoa hồng trên phần chênh lệch giá. Thứ ba, các NPP trong mạng lưới BHĐC được quyền sở hữu hàng hóa và tuyển dụng thêm người tuyến dưới, mở rộng mạng lưới phân phối của công ty. Điều này không thể có ở hoạt động bán lẻ hàng hóa. Thứ tư, đối với hoạt động BHĐC thì chủ thể tham gia BHĐC chỉ có thể là cá nhân, đối tượng trong hợp đồng BHĐC chỉ là sản phẩm của doanh nghiệp BHĐC, các phân phối viên trong mạng lưới BHĐC chỉ cần đáp ứng yêu cầu cung cấp sản phẩm đúng với thông tin được doanh nghiệp công bố về giá cả, chất lượng, công dụng. Họ hoạt động nhân danh chính mình chứ không hoạt động dưới danh nghĩa của công ty. Đặc điểm này phân biệt rõ nét 16
- với hoạt động nhượng quyền thương mại vì chủ thể tham gia nhượng quyền thương mại có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, đối tượng trong hợp đồng ký kết giữa các bên nhượng quyền là toàn bộ quyền thương mại của bên nhượng quyền (bao gồm tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, bí mật kinh doanh, phương thức quản lý, tổ chức hệ thống bán hàng ), hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại phải đảm bảo tính đồng bộ. Điều đó tức là tất cả các bên nhượng quyền đều phải kinh doanh dưới một tên chung (nhân danh bên nhượng quyền), hệ thống cửa hàng được thiết kế giống nhau và hàng hóa cung cấp cũng phải giống nhau cả về chất lượng lẫn giá cả. Có thể thấy rằng, hoạt động kinh doanh BHĐC thể hiện sự tự do trong kinh doanh về cả phương diện kinh tế và phương diện pháp lý. Về phương diện kinh tế, hoạt động BHĐC thể hiện sự tự do trong việc quyết định cách thức bán hàng hóa của doanh nghiệp và NPP, cách thức trả thưởng và tiền hoa hồng, cách xây dựng mạng lưới phân phối để tiêu thụ hàng hóa một cách có hiệu quả nhất. Về góc độ pháp lý, hoạt động BHĐC thể hiện ý chí tự do định đoạt của các chủ thể tham gia hoạt động BHĐC thông qua quyền tự do kinh doanh đã được pháp luật thừa nhận, doanh nghiệp được quyền kinh doanh những hàng hóa và dịch vụ mà pháp luật cho phép và tự do giao kết hợp đồng với các NPP trên cơ sở pháp luật để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 1.1.1.3. Vai trò của hoạt động bán hàng đa cấp Bán hàng đa cấp đã được nhận định là phương thức tiếp cận người tiêu dùng hữu hiệu nhất những năm 90 trên tạp chí "Business" - một tạp chí kinh doanh hàng đầu của Mỹ. Cho đến ngày nay, người ta vẫn không thể phủ nhận đây là một ngành kinh doanh hiệu quả và nhiều triển vọng. Thứ nhất, BHĐC tạo nên thay đổi lớn về thương mại. Cụ thể, thay vì đi siêu thị hay đến tận các cửa hàng mua sắm theo kiểu truyền thống, giờ đây với sự ra đời của loại hình BHĐC, người tiêu dùng đang dần chuyển sang 17
- mua sắm qua internet, qua catalogue, qua tivi Và BHĐC với mô hình kinh doanh BHĐC đang ngày càng đóng vai trò lớn trong sự thay đổi này. BHĐC giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo, thuê mặt bằng, kho bãi, vận chuyển Đồng thời, nó còn là một phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả trong thời buổi người tiêu dùng vô cùng bận rộn hiện nay. Thứ hai, BHĐC cung cấp hàng hóa chất lượng cao, giá cả phù hợp cho xã hội. Hiện nay, BHĐC đang phát triển mạnh ở 125 nước trên khắp các châu lục, với hơn 30.000 công ty lớn đã áp dụng phân phối hàng hóa theo mô hình BHĐC. Các công ty BHĐC phân phối rất nhiều các mặt hàng khác nhau như: thời trang, đồ trang sức, sản phẩm vệ sinh gia đình, sản phẩm dinh dưỡng, hóa mỹ phẩm Hầu hết các sản phẩm của các công ty BHĐC lớn và nổi tiếng hiện nay đều có nguồn gốc hữu cơ, được thử nghiệm lâm sàng, được cấp bằng sáng chế và kiểm nghiệm. Mặt khác, vì các doanh nghiệp BHĐC không phải tốn chi phí cho quảng cáo, thuê kho bãi, lưu thông hàng hóa nên giá cả hàng hóa của các doanh nghiệp này thường rất "mềm" và cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. So với các doanh nghiệp kinh doanh theo kiểu truyền thống thì các doanh nghiệp BHĐC loại bỏ được các khâu trung gian, tiết kiệm được chi phí trong quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa. Đối với hình thức kinh doanh truyền thống thì sản phẩm muốn đến tay người tiêu dùng thì thường phải trải qua nhiều bước, nhiều công đoạn. Một sản phẩm xuất xưởng, hoặc nhập khẩu về trước hết sẽ được phân phối đến các đại lý khu vực - đại lý bán sỉ - rồi đến các cửa hàng bán lẻ, những người mua hàng đơn thuần sẽ mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ. Thông thường các khâu này chiếm từ 20% - 30% giá bán ra của một sản phẩm. Bên cạnh đó doanh nghiệp kinh doanh truyền thống còn phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền và khuyến mãi sản phẩm. Như vậy chi phí mà các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống bỏ ra cho quảng cáo là rất lớn cùng với việc tăng giá ở mỗi khâu trung gian đã đẩy 18
- giá thành tăng sản phẩm tăng lên rất nhiều. Nhưng đối với phương thức BHĐC thì các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí quảng cáo một cách tối đa, họ không cần phải chi một số tiền khổng lồ để "lôi kéo" khách hàng. Sản phẩm từ doanh nghiệp sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng không qua khâu trung gian nào, cũng như không tốn chi phí cho quảng cáo. Vì thế giá cả sản phẩm của các doanh nghiệp BHĐC thường mềm hơn và có tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác. Thứ ba, BHĐC giải quyết việc làm cho xã hội. BHĐC có khả năng tạo cơ hội việc làm cho mọi đối tượng, giải quyết nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đối với những ngành nghề khác để được làm việc trong các doanh nghiệp thì người lao động phải đáp ứng những điều kiện nhất định như vốn, bằng cấp, trình độ, kinh nghiệm Còn tham gia mạng lưới BHĐC thì chỉ cần họ có nhiệt huyết sau đó sẽ được công ty đào tạo miễn phí, trang bị những kiến thức liên quan về BHĐC. Do đó từ những người nội trợ đến học sinh, sinh viên đều có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi của mình để BHĐC tăng thêm thu nhập. Thực tế trong thời gian qua đã có số lượng đông đảo người tham gia BHĐC với rất nhiều thành phần trong xã hội. Theo thống kê của WFDSA (Liên đoàn Bán hàng trực tiếp thế giới) năm 2010 thì tổng số người tham gia trong ngành BHĐC trên thế giới đã lên tới hơn 75 triệu người [22]. 1.1.2. Khái quát về kiểm soát bán hàng đa cấp Kiểm soát nói chung được hiểu là vấn đề xem xét các hành vi, yếu tố trái với quy tắc, luật lệ, kỷ luật, và xem xét nhằm phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định. Kiểm soát BHĐC nói riêng là hoạt động của các chủ thể bao gồm nhà nước, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, NPP, người tiêu dùng nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn các hành vi BHĐC vi phạm pháp luật thông qua hệ thống các quy định và chế tài trong lĩnh vực BHĐC. Trong đó, Nhà nước và các cơ quan quản lý kiểm soát hoạt động 19
- BHĐC của các doanh nghiệp và NPP sao cho các hoạt động được thực hiện theo đúng khuôn khổ pháp luật, các doanh nghiệp BHĐC thì kiểm soát hoạt động của các NPP sao cho các hoạt động được thực hiện theo đúng quy định của bản thân doanh nghiệp và quy định của pháp luật, đồng thời kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp BHĐC khác để tránh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực BHĐC. Các NPP thì kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho chính mình và những người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, người tiêu dùng thì kiểm soát hoạt động BHĐC của các doanh nghiệp và NPP để đảm bảo quyền lợi của chính họ không bị xâm phạm bởi những hành vi tiêu cực từ phía các doanh nghiệp và các NPP. Có những bước phát triển tích cực sau hơn 12 năm xuất hiện tại Việt Nam, nhưng khi nhắc tới BHĐC, vẫn còn không ít người cho rằng đây là hình thức 'lừa đảo' bởi lẽ bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh chân chính, vẫn còn không ít doanh nghiệp và cả NPP lợi dụng phương thức kinh doanh này để thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho cả người tham gia và người tiêu dùng. Đặc biệt, những vụ việc liên tiếp xảy ra gần đây như Công ty Agel sụp đổ hay MB24, Công ty cổ phần Đầu tư Tâm Mặt Trời và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Cộng Đồng Việt bị khởi tố vì có hành vi kinh doanh lừa đảo, lại càng tác động tiêu cực đến mô hình BHĐC chân chính. Phần lớn các công ty đều có công ty nước ngoài núp bóng và chỉ đạo, đồng thời cung cấp hàng hóa, chi phí quảng cáo, tiếp thị. Cách thức kinh doanh phổ biến là không có trách nhiệm, sẵn sàng đóng cửa chuyển địa điểm, lập doanh nghiệp mới. Phương thức kinh doanh này phức tạp về cách tổ chức nên việc kiểm soát hệ thống phân phối đa cấp trở nên rất khó khăn, rất dễ bị lợi dụng để phục vụ mưu đồ lừa đảo. Hình thức kinh doanh thường dùng là lấy hàng hóa để che đậy hành vi lừa đảo của mình. Các doanh nghiệp bán hàng theo phương thức BHĐC thường bán các sản phẩm không phổ biến. Để được tham 20
- gia hệ thống (cộng tác viên, NPP, hợp tác viên ), người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền rất lớn để mua quyền được trở thành NPP bán sản phẩm và bảo trợ người khác tham gia dưới hình thức mua sản phẩm với giá rất cao so với giá trị thực từ gấp 5- 6 lần đến gấp 40- 50 lần. Do vậy, sản phẩm không thể bán cho người tiêu dùng mà chủ yếu chỉ bán cho những NPP mới, vì có mua sản phẩm mới được tham gia hệ thống. Người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền lớn đi mua giá trị ảo quá cao so với giá trị thực của sản phẩm và cũng chính những người này tham gia mạng lưới tuyên truyền sản phẩm có tác dụng mơ hồ, tự cho là chữa bách bệnh. Để bán được nhiều sản phẩm, chiêu dụ được nhiều NPP, các công ty kinh doanh theo phương thức BHĐC bất chính thường tổ chức các buổi thuyết trình ấn tượng, được hưởng hoa hồng cao từ 5- 40%, có tiền bạc, nhà cửa, kim cương mục đích là đánh vào lòng tham của những người muốn làm giàu mà không cần phải cực nhọc [36]. Đây là một thủ thuật kinh doanh BHĐC bất chính "đã tạo ra một tầng lớp dịch vụ ảo, không tạo ra của cải cho xã hội. doanh trái đạo đức không thể chấp nhận được. Nếu không được ngăn chặn sẽ gây hậu quả nặng nề cho xã hội không chỉ về mặt kinh tế mà cả trên sức khỏe con người" [36]. Sự biến tướng của kinh doanh đa cấp cũng như những phức tạp trong quản lý ngành kinh doanh này đang gây hệ lụy xấu cho phương thức BHĐC tại Việt Nam. Cho dù tiềm năng của phương thức này là rất lớn, như theo nguồn tin từ Bộ Công thương, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm đạt gần 1.500 tỉ đồng, tăng 10,73% so với cùng kỳ năm 2013 song thực trạng này khiến các doanh nghiệp BHĐC dễ bị hiểu lầm, đánh đồng với các doanh nghiệp BHĐC bất chính. Hiện nay, ở Việt Nam, rất nhiều người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tiền, trong đó, chủ yếu là học sinh sinh viên, những người không có công việc ổn định. Gần đây, đối tượng bị nhắm đến là người dân vùng sâu, vùng xa, nơi thông tin không được tiếp cận đầy đủ, kịp thời. Điều đó khiến cho dư luận hết sức bất bình. Rất nhiều 21