Luận văn Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi và thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

pdf 122 trang vuhoa 25/08/2022 6260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi và thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_huy_dong_von_duoi_hinh_thuc_nhan_tien.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi và thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ HOÀNG THU TRANG Ph¸p luËt vÒ huy ®éng vèn d•íi h×nh thøc nhËn tiÒn göi vµ thùc tiÔn t¹i Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n ViÖt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ HOÀNG THU TRANG Ph¸p luËt vÒ huy ®éng vèn d•íi h×nh thøc nhËn tiÒn göi vµ thùc tiÔn t¹i Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn N«ng th«n ViÖt Nam Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Vũ Hoàng Thu Trang
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN DƢỚI HÌNH THỨC NHẬN TIỀN GỬI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN DƢỚI HÌNH THỨC NHẬN TIỀN GỬI 8 1.1. Những vấn đề lý luận về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tiền gửi 8 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 12 1.1.3. Nguyên tắc của huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 19 1.2. Pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 19 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 19 1.2.2. Nội dung pháp luật về huy động dƣới hình thức nhận tiền gửi 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 26 Chƣơng 2: THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN DƢỚI HÌNH THỨC NHẬN TIỀN GỬI TẠI AGRIBANK VIỆT NAM 28 2.1. Các quy định pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi ở Việt Nam 28 2.1.1. Chủ thể tham gia quan hệ huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 28
  5. 2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của bên gửi tiền 31 2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận tiền gửi 34 2.1.4. Trình tự, thủ tục huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 36 2.1.5. Hợp đồng tiền gửi 41 2.1.6. Bảo hiểm tiền gửi 45 2.2. Những quy định nội bộ của Agribank về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 48 2.3. Thực tiễn thực thi pháp luật về chủ thể tham gia hoạt động huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 50 2.4. Thực tiễn thực thi pháp luật về trình tự, thủ tục huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 70 2.5. Thực tiễn thực thi pháp luật về hợp đồng tiền gửi 76 2.6. Thực tiễn thực thi pháp luật về bảo hiểm tiền gửi 82 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 87 Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN DƢỚI HÌNH THỨC NHẬN TIỀN GỬI TẠI CÁC NHTM Ở VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI ARGIBANK 89 3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi ở Việt Nam 89 3.1.1. Bổ sung các quy định về các hình thức huy động vốn 89 3.1.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 91 3.1.3. Về hợp đồng tiền gửi 94 3.1.4. Về quy trình, thủ tục nhận tiền gửi 96 3.1.5. Về bảo hiểm tiền gửi 97 3.2. Kiến nghị đối với hoạt động huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi tại Agribank 99
  6. 3.2.1. Hoàn thiện quy định về chủ thể tham gia hoạt động huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 99 3.2.2. Sửa đổi Quy định về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi tài khoản thanh toán trong hệ thống Agribank 100 3.2.3. Bổ sung Quy định về hợp đồng tiền gửi trong quan hệ nhận tiền gửi giữa Agribank và ngƣời gửi tiền 101 3.2.4. Bổ sung quy định quy trình, thủ tục nhận tiền gửi 102 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 105 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 112
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHTG: Bảo hiểm tiền gửi BLDS: Bộ luật dân sự BLLĐ: Bộ luật lao động CMND: Chứng minh nhân dân NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc NHTM: Ngân hàng thƣơng mại NHTƢ: Ngân hàng trung ƣơng TCTD: Tổ chức tín dụng
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thƣơng mại là một loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên hoàn toàn khác với các loại hình doanh nghiệp thông thƣờng khác, các ngân hàng thƣơng mại có vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối đƣa nguồn vốn tới dự án đầu tƣ trong nền kinh tế bằng hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) sử dụng đối tƣợng kinh doanh đặc biệt là tiền tệ, cùng với những đặc điểm đặc trƣng của NHTM và phân tích từ nhiều góc độ nhƣ: vị trí, vai trò của các ngân hàng thƣơng mại, yêu cầu an toàn cho nền kinh tế, tính chất rủi ro trong bản chất hoạt động của loại hình doanh nghiệp này, chính vì vậy mà NHTM trong hoạt động của mình không những chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật chung về dân sự, thƣơng mại, doanh nghiệp mà đƣợc điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật chuyên ngành với những nguyên tắc điều chỉnh hết sức khắt khe. Ngân hàng thƣơng mại có 03 hoạt động chính, bao gồm: huy động vốn, cấp tín dụng, hoạt động thanh toán, và có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác liên quan. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều cần có vốn, bởi khi có vốn thì doanh nghiệp mới có thể tiến hành hoạt động, cũng nhƣ vậy, ngân hàng phải có vốn thì mới có thể thực hiện hoạt động cấp tín dụng, cũng nhƣ những hoạt động dịch vụ khác của NHTM. Do đó, huy động vốn là hoạt động xƣơng sống của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng là một trong những hoạt động ngân hàng đặc thù, có liên quan đến lợi ích đông đảo của ngƣời dân trong xã hội, liên quan đến sự ổn định tiền tệ quốc gia, sự an toàn của hệ thống ngân hàng, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế xã hội. Hoạt động huy động vốn của các NHTM có thể 1
  9. đƣợc thực hiện thông qua các hình thức: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các NHTM, vay vốn của Ngân hàng Nhà nƣớc. Trong đó mang lại hiệu quả cao nhất là huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi, số vốn đem lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn của ngân hàng. Hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng diễn ra thƣờng nhật hàng ngày với số lƣợng giao dịch lớn, cùng với đó là những rủi ro, tranh chấp xảy ra nhiều. Những tranh chấp này liên quan tới nhiều lĩnh vực trong đời sống nhƣ thế chấp, bảo đảm, thừa kế, hợp đồng Tuy nhiên, pháp luật điều chỉnh về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi còn sơ sài, không thống nhất, chịu sự điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm chồng chéo nhau. Mặc dù Luật Ngân hàng nhà nƣớc 2010 và Luật các Tổ chức tín dụng 2010 mới đƣợc ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 thay thế cho hai đạo luật cũ đã đƣợc thi hành trong 6 năm, đã sửa đổi, điều chỉnh quy định cho phù hợp hơn với tình hình thực tế, khắc phục những điểm thiếu sót. Tuy nhiên các quy phạm cụ thể về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi hiện nay còn sơ sài và chƣa rõ ràng. Một số văn bản chƣa có sửa đổi hay thay thế sau khi Luật các Tổ chức tín dụng 2010 ra đời. Điển hình là Quy chế về tiết kiệm tiền gửi ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004, và Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tiết kiệm tiền gửi quy định cụ thể đối với lĩnh vực tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Chính vì vậy, khi xảy ra tranh chấp thƣờng phải áp dụng các quy định liên quan, dễ gây hiểu lầm, có thể đến gây thiệt hại cho quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể liên quan. Với những vấn đề nêu trên, cùng lựa chọn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thƣơng mại lớn trên cả nƣớc, với mạng lƣới chi nhánh và số lƣợng khách hàng lớn, có thực tiễn huy 2
  10. động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi phong phú nên tôi chọn đề tài “Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi và thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” để làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, dƣới góc độ pháp luật, một số nghiên cứu đã đề cập tới hoạt động huy động vốn của các NHTM nhƣ: - Luận án Tiến sĩ Luật học: “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của tác giả Ngô Quốc Kỳ; - Luận án “Các giao dịch thương mại chủ yếu của NHTM trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” năm 2004 của tác giả Nguyễn Văn Tuyến; - Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về huy động vốn của NHTM – Thực trạng và giải pháp” năm 2011 của tác giả Ma Thị Thắm, Đại học Luật Hà Nội; Điểm lại một số công trình, bài viết có thể thấy nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật về huy động vốn đã đƣợc đề cập. Tuy nhiên, cụ thể về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi và thực trạng thực thi pháp luật hiện nay kể từ khi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Thông tƣ 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 về hƣớng dẫn mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ra đời, cũng nhƣ thực tiễn triển khai tại một NHTM cụ thể đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu. Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu đề tài Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi và thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là cần thiết, hữu ích và có tính khả thi. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi là hoạt động diễn ra thƣờng nhật tại các ngân hàng thƣơng mại, đó là giao dịch dân sự giữa ngân hàng và 3
  11. khách hàng. Tuy nhiên nhìn nhận ở góc độ pháp luật ngân hàng, đó là một trong những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại với đối tƣợng đặc biệt là tiền tệ, có thể gây ảnh hƣởng lớn tới nền kinh tế, thị trƣờng tài chính. Mặc dù vậy nhƣng pháp luật quy định đối với vấn đề này còn thiếu chặt chẽ, không điều chỉnh hết đƣợc mọi quan hệ phát sinh, nhiều bất cập trong các khâu thực hiện. Với đề tài: “Pháp luật huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi và thực tiễn tại Agribank Việt Nam”, tôi đi sâu vào phân tích thực trạng pháp luật về nhận tiền gửi hiện nay ở Việt Nam cũng nhƣ những bất cập còn tồn tại, những thiếu sót về pháp luật huy động vốn hình thức nhận tiền gửi và thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam sau đây gọi tắt là Agribank. Từ đó đƣa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tại Agribank. Nhằm đạt đƣợc mục tiêu tổng quát trên, luận văn đạt ra các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Phân tích pháp luật hiện hành quy định về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi tại NHTM ở Việt Nam; - Nêu ra thực trạng huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi tại Agribank nhằm làm rõ những bất cập, vƣớng mắc của quy định pháp luật cũng nhƣ các qui định nội bộ của Agribank về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi; - Qua đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức tiền gửi ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả hoạt động này tại các NHTM nói chung và Agribank nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn hƣớng tới việc giải quyết các nhiệm vụ sau: 4
  12. - Phân tích và làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi; - Phân tích những quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về hoạt động huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi của NHTM; - Phân tích thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi của NHTM và thực tiễn hoạt động huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi tại Agribank nhằm làm rõ những bất cập cũng nhƣ nguyên nhân của thực trạng về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi; - Qua đó đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi của NHTM, trong đó nhấn mạnh tới Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm; Thông tƣ 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 về hƣớng dẫn mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Nghị định 70/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Qua đó phân tích những mặt tích cực, hạn chế của những quy phạm pháp luật này. Từ đó, luận văn đánh giá đƣợc thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam và đƣa ra những kiến nghị, phƣơng hƣớng góp phần hoàn thiện pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi. - Pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi bao gồm các quy định về: chủ thể tham gia quan hệ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, quyền và 5
  13. trách nhiệm của các bên, quy trình, thủ tục nhận tiền gửi, bảo hiểm tiền gửi, giải quyết tranh chấp phát sinh. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn và tập trung phân tích các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi tại NHTM và thực tiễn tại Agribank, đánh giá thực trạng những quy định này dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn vận hành và so sánh với pháp luật về huy động vốn của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp khoa học đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn là phƣơng pháp luận, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng các quy định của pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi và thực tiễn áp dụng tại Agribank Việt Nam. Ngoài ra, để hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận văn cũng sử dụng nhiều phƣơng pháp cụ thể nhƣ: phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp luật học so sánh, phƣơng pháp lịch sử để làm rõ các luận điểm nghiên cứu trong đề tài. 6. Tính mới và đóng góp của đề tài Đề tài luận văn có tính mới, thể hiện ở những điểm sau đây: - Đề tài làm rõ hệ thống những quy phạm mới nhất đƣợc ban hành điều chỉnh về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi trong hoạt động của NHTM theo pháp luật Việt Nam, chỉ ra những bất cập và hƣớng cần phải tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới; - Đề tài phân tích thực tiễn thực thi những quy định pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi tại Agribank; - Trên cơ sở phân tích những tồn tại, bất cập, đề tài nêu ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Việt Nam. 6
  14. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo; Nội dung của Luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng, cụ thể: Chương 1: Những vấn đề lý luận về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi và pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi. Chương 2: Thực tiễn thực thi pháp luật về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi tại Agribank Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi tại các NHTM và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank Việt Nam. 7
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN DƢỚI HÌNH THỨC NHẬN TIỀN GỬI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN DƢỚI HÌNH THỨC NHẬN TIỀN GỬI 1.1. Những vấn đề lý luận về huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tiền gửi 1.1.1.1. Khái niệm tiền gửi Thuở sơ khai (thế kỉ XVI - XVII), nghiêp̣ vu ̣đầu tiên mà các ngân hàng thƣc̣ hiêṇ là lƣu giƣ̃ bảo đảm các vâṭ có giá (nhƣ tài sản bằng vàng, bạc) bở i vì trong giai đoaṇ này ngƣời dân thƣờng lo ngaị về tình trạng mất mát tài sản do an ninh hay chiến tranh. Nhƣ̃ng nhà buôn cảm thấy an toàn khi gửi giữ tài sản của họ vào ngân hàng hơn là mang bên mình trên nhƣ̃ng chuyến đi dài. Ngƣời chủ bảo quản phải đảm bảo trả lại chính những đồng tiền mà họ đƣợc chuyển giao để bảo quản. Tất nhiên trong những điều kiện nhƣ vậy, ngƣời bảo quản không thể tiến hành các nghiệp vụ cho vay những đồng tiền nhận bảo quản đó, và không thể thu lợi nhuận để có thể trả lợi tức cho ngƣời gửi tiền. Dần dần xã hội phát triển, lúc này ngƣời gửi tiền không yêu cầu phải nhận lại chính những đồng tiền họ đã gửi, mà chỉ yêu cầu nhận tổng số tiền họ gửi, thời hạn bảo quản cũng kéo dài thêm. Chính vì vậy, khi đó xuất hiện việc các nhà băng sử dụng số tiền của ngƣời gửi giữ để cho vay thu lợi tức sau đó trả lãi cho ngƣời gửi tiền. Nếu nhƣ trƣớc đó việc cho vay của các nhà băng dựa vào vốn tự có, thì bây giờ họ có thể sử dụng vốn vay mƣợn, đồng thời phải chú ý tới những điều kiện gửi tiền. Hiện nay, thông thƣờng ngƣời ta xem tiền gửi là số tiền do khách hàng gửi vào và để lại trong tài khoản của họ tại ngân hàng. Tuy nhiên cách hiểu nhƣ vậy là chƣa đầy đủ: 8
  16. + Đối với ngƣời gửi tiền , ý nghĩa tiền gửi phụ thuộc vào mục đích gửi của họ. Có hai trƣờng hợp sau : Thƣ́ nhất là khách hàng mở tài khoản để sử dụng các dịch vụ, lơị ích nhƣ dịch vụ thanh toán, gửi rút tiền qua thẻ mà ngân hàng cung cấp cho họ. Thƣ́ hai là khách hàng gƣ̉ i tiền để hƣở ng lợi ích kinh tế nhƣ gƣ̉ i tiền gửi tiết kiêṃ hoăc̣ tài khoản tiền gửi điṇ h ki.̀ + Đối với ngân hàng, tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng là một trong nhƣ̃ng nguồn vốn quan troṇ g cho hoạt động kinh doanh của mình và thông thƣờng chiếm khoảng 50% tổng nguồn vốn – đây là môṭ quỹ sinh lơị đƣơc̣ gƣ̉ i tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm. Nhƣ vậy có nhiều quan điểm và có thể đứng trên nhiều phƣơng diện để định nghĩa “tiền gửi”. Ở các nƣớc phát triển, ngƣời ta định nghĩa “tiền gửi” trong một đạo luật: Tiền gửi đƣợc coi là tiền mà ngân hàng nhận đƣợc của khách hàng bất luận dƣới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt động kinh doanh của mình và với bổn phận làm nghiệp vụ ngân quỹ cho ngƣời ký gửi, nhất là phải trả trong giới hạn số tiền nhận đƣợc, tất cả những lệnh phải trả tiền của ngƣời gửi bằng séc, lệnh chuyển khoản, thƣ tín dụng hay bất cứ bằng cách nào khác; cũng thu nhập vào khoản tiền tiền gửi mọi số tiền mà ngân hàng thu hộ cho ngƣời gửi [21]. Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi đƣợc hƣởng lãi hoặc không hƣởng lãi và phải đƣợc hoàn trả cho ngƣời gửi tiền [26]. Định nghĩa về tiền gửi của Pháp luật Việt Nam, trƣớc đây theo Luật các TCTD 2004 sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD 1997 quy định tại khoản 20 Điều 9 định nghĩa nhƣ sau: 9
  17. Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi đƣợc hƣởng lãi hoặc không hƣởng lãi và phải đƣợc hoàn trả cho ngƣời gửi tiền. Ngoài định nghĩa tại Luật các TCTD 2004, tại Nghị định số 70/2000/NĐ- CP của Chính phủ về giữ bí mật thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng gửi tại các TCTD cũng đƣa ra một quy định về tiền gửi nhƣ sau: “Tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền Đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn (kể cả tiền gửi tiết kiệm) và các hình thức tiền gửi khác”. Nhƣ vậy, cả hai định nghĩa trên đều chƣa rõ ràng, không nêu lên đƣợc bản chất thế nào là tiền gửi mà chỉ định nghĩa theo phƣơng pháp liệt kê. Tuy nhiên, sau khi Luật các TCTD 2010 ra đời cũng không đƣa ra định nghĩa về tiền gửi. Có thể hiểu bản chất tiền gửi là khoản vay giữa một bên là ngƣời gửi tiền với một bên là các TCTD. Bản chất pháp lý quan hệ tiền gửi là quan hệ vay tài sản giữa TCTD là bên đi vay và ngƣời gửi tiền là bên cho vay. 1.1.1.2. Đặc điểm của tiền gửi Hiện nay, các NHTM cung cấp cho khách hàng rất nhiều hình thức tiền gửi đa dạng nhằm thu hút nguồn vốn tiền gửi từ khách hàng gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên, về cơ bản các hình thức tiền gửi đều khác nhau về hình thức gửi rút, tính lãi, còn đặc điểm cơ bản của tiền gửi đều giống nhau, bao gồm các đặc điểm sau: Khi khách hàng thực hiện việc gửi tiền tiết kiệm vào NHTM, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một chứng nhận về khoản tiền, có thể là sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiết kiệm (savings certificate), trái phiếu tiết kiệm (savings bonds) [21]. 10
  18. Tiền gửi phải được thanh toán khi có sự yêu cầu của khách hàng. Hoạt động nhận tiền gửi đƣợc nhìn nhận nhƣ là một nghiệp vụ kinh doanh của NHTM, với nội dung chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng thông qua mở cho khách hàng một tài khoản nhƣ tài khoản tiền gửi định kì (tiền gửi có kỳ hạn), tài khoản tiền gửi hoạt kỳ (tiền gửi không kỳ hạn) và tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Trên thực tế, nhằm cạnh tranh thu hút ngƣời gửi tiền nên các NHTM đều cho phép ngƣời gửi tiền đƣợc rút trƣớc hạn đối với tiền gửi có kỳ hạn với điều kiện báo trƣớc cho NHTM ít nhất một khoảng thời gian. Do đó khi ngƣời gửi tiền yêu cầu thanh toán thì NH buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhƣ đã cam kết trong hợp đồng. Quy mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thƣờng chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trƣởng hàng năm của ngân hàng. “Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vƣợng và phát triển của ngân hàng. Đây là khoản mục duy nhất trên Bảng cân đối kế toán giúp phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó, nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng. Tiền gửi là cơ sở để các NHTM phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi, các NHTM buộc phải trích một phần số dƣ tiền gửi cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc dƣới dạng tiền mặt hặc tiền gửi tại NHNN. Sau khi trừ đi các khoản dự trữ, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn tiền gửi còn lại phục vụ hoạt động kinh doanh của mình nhƣ cho vay, ngân quỹ, thanh toán, dịch vụ. Trong hoạt động kinh doanh của mình, NHTM sử dụng các khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tƣ một cách khá linh hoạt. Nếu nhƣ các khoản cho vay đều có thời hạn, thậm chí thời hạn có thể còn kéo dài hơn dự kiến vì đến hạn thu nợ, có thể ngân hàng vẫn không thu đƣợc nợ. Trong khi 11
  19. đó, đối với nguồn tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng lại rất khó khăn trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng gửi tiền vẫn có thể rút tiền trƣớc khi đến hạn; tình trạng tiền cho vay ra chƣa thu hồi về nhƣng khách hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền trƣớc hạn là luôn có thể xảy ra với các NHTM. Khi xảy ra trƣờng hợp trên, ngân hàng mất khả năng thanh toán - các khoản tiền gửi ở các ngân hàng sẽ nhanh chóng “bay hơi”, không những thế nó còn làm “bay hơi” giá trị tài sản và các khoản dự trữ của ngân hàng đó và theo phản ứng dây chuyền thì rủi ro này sẽ làm chấn động toàn hệ thống ngân hàng. Vì thế, các NHTM phải để dự trữ bắt buộc vì đây chính là kho dự trữ lỏng trợ giúp các ngân hàng trong thời kỳ hoảng loạn. Việc bắt buộc các NHTM phải dự trữ tối thiểu lần đầu tiên đƣợc sử dụng ở Mỹ vào năm 1913, với mục đích là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTM. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, sau những cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, tỷ lệ dự trữ bắt buộc dần đƣợc sử dụng phổ biến ở các nƣớc khác. Và lúc này, ngƣời ta nhìn nhận dự trữ bắt buộc trong một vai trò khác - là công cụ để ngân hàng trung ƣơng (NHTƢ) các nƣớc sử dụng để điều tiết tiền tệ trong nền kinh tế. Nói cách khác, dự trữ bắt buộc làm tăng khả năng kiểm soát của NHTƢ đối với quá trình cung ứng tiền. Thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƢ có thể tác động vào nguồn dự trữ, thay đổi vốn khả dụng của các ngân hàng để làm thay đổi tiềm năng tín dụng của các ngân hàng nhƣng NHTƢ không phải là ngƣời quyết định việc sử dụng các tiềm năng ấy [25]. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi 1.1.2.1. Khái niệm NHTM với chức năng là trung gian tài chính của nền kinh tế, trung 12
  20. gian giữa những ngƣời có đồng tiền nhàn rỗi với những ngƣời có nhu cầu sử dụng vốn, nhận tiền gửi là hoạt động sơ khai từ khi hình thành và cũng là hoạt động xƣơng sống của các NHTM. Qua lịch sử hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động huy động vốn của các NHTM ngày càng phát triển với nhiều hình thức nhận tiền gửi phong phú và đa dạng. Trong đó nguồn vốn huy động dƣới hình thức nhận tiền gửi đƣợc đƣợc coi là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM. Từ nguồn vốn huy động đƣợc, các NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nhƣ thanh toán, cho vay lại cho những ngƣời cần vốn qua đó cũng góp phần giảm bớt hạn chế của tín dụng trực tiếp. Huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi là giao dịch thƣơng mại phát sinh giữa NHTM với khách hàng gửi tiền, theo đó NHTM đồng ý vay của ngƣời gửi tiền một khoản tiền nhất định để làm vốn kinh doanh và cam kết hoàn trả số tiền đó cho ngƣời gửi tiền vào một thời điểm nhất định kèm theo một khoản lãi do hai bên thỏa thuận. Dƣới góc độ kinh tế, huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi đƣợc xem nhƣ một kênh huy động vốn của NHTM. Hoạt động huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi của NHTM và khách hàng là hoạt động tiếp nhận các khoản tiền gửi của khách hàng thông qua việc mở các tài khoản nhƣ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Việc NHTM mở những tài khoản tiền gửi này cho khách hàng theo đó phản ánh dòng tiền chuyển từ các tổ chức, cá nhân cho vay (ngƣời gửi tiền) sang cho NHTM để sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Trong cấu trúc tài sản của NHTM thì tiền gửi tiết kiệm đƣợc coi là một phần thuộc khối tài sản nợ của NHTM, vì đến hạn thì NHTM phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền đó cho chủ nợ là ngƣời gửi tiền [37]. Dƣới góc độ pháp lý, huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi đƣợc 13
  21. coi là mối quan hệ pháp luật phát sinh giữa NHTM (với tƣ cách là bên nhận tiền gửi) với khách hàng (với tƣ cách là bên gửi tiền). Quan hệ pháp luật này có bản chất là một quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, theo đó mỗi bên có quyền, nghĩa vụ pháp lý nhất định đối với nhau phát sinh trên cơ sở pháp luật và thỏa thuận. Giao dịch nhận tiền gửi của NHTM thực chất là cam kết song phƣơng giữa NHTM với khách hàng gửi tiền, thông qua giao kết hợp đồng tiền gửi. Giai đoạn đầu của hoạt động ngân hàng, hợp đồng này chỉ đơn thuần là hợp đồng dịch vụ gửi giữ tài sản, theo đó ngân hàng đóng vai trò là bên nhận gửi giữ để nhận đƣợc tiền thù lao. Về sau do nhu cầu khách hàng, giữa ngân hàng và khách hàng gửi tiền có thêm điều khoản thỏa thuận về việc cho phép ngân hàng nhận tiền gửi đƣợc quyền sử dụng số tiền gửi đó vào hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, với điều kiện phải hoàn trả cho ngƣời gửi tiền toàn bộ số vốn đã sử dụng, kèm theo một khoản tiền lãi nhất định tùy thuộc vào thời hạn mà ngân hàng đƣợc quyền sử dụng số tiền gửi đó. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, pháp luật đều có những quy định dành cho loại hình giao dịch nhận tiền gửi, với ý nghĩa nhƣ một loại hình giao dịch thƣơng mại chủ yếu của các ngân hàng. Nhìn chung, những quy định về giao dịch nhận tiền gửi ở các nƣớc đều ghi nhận trƣớc tiên trong các đạo luật về ngân hàng và sau đó có thể đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản dƣới luật. Ví dụ: khoản 1 Điều 3 Luật ngân hàng thƣơng mại nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định các NHTM đƣợc “nhận tiền gửi từ công cộng” nhƣ một loại hình hoạt động kinh doanh ngân hàng; điểm 1 khoản 1 tiết 1 của Luật về ngành tín dụng Cộng hòa liên bang Đức quy định các tổ chức tín dụng đƣợc quyền huy động tiền của khách hàng dƣới hình thức tiền gửi có trả lãi hoặc không có lãi; khoản 2 Điều 11.1 Luật Ngân hàng Ba Lan quy định các ngân hàng đƣợc phép thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn; điểm (i) mục 2 phần mở đầu của Luật các định chế tài chính và ngân 14
  22. hàng là nhận tiền gửi trên tài khoản vãng lai, tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm hoặc một tài khoản tƣơng tự khác [18]. Pháp luật Việt Nam quy định hoạt động huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi trong nhiều văn bản nhƣng văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Luật các TCTD. Giao dịch nhận tiền gửi không đƣợc định nghĩa trong Luật các TCTD 1997, Luật các TCTD sửa đổi bổ sung năm 2004. Luật này chỉ đề cập đến khái niệm tiền gửi là gì. Hiện nay Luật các TCTD năm 2010 đã có hiệu lực thay thế các luật cũ đã định nghĩa khái niệm nhận tiền gửi tại khoản 13 Điều 4 nhƣ sau: Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho ngƣời gửi tiền theo thỏa thuận [30, Điều 4]. Trƣớc đây, luật các TCTD 2004 có một phần quy định riêng về huy động vốn của các TCTD gồm nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các TCTD, vay vốn của ngân hàng nhà nƣớc. Nhƣ vậy, so với quy định trƣớc đây, luật các TCTD 2010 đã gộp chung hoạt động nhận tiền gửi và phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu vào thành khái niệm “nhận tiền gửi”. Tóm lại dựa theo quy định của Luật các TCTD năm 2010, khái niệm “giao dịch nhận tiền gửi” đƣợc hiểu là ngân hàng thực hiện hoạt động huy động vốn thông qua việc nhận tiền của các tổ chức, cá nhân vào NHTM dƣới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho ngƣời gửi tiền theo quy định pháp luật. 1.1.2.2. Đặc điểm Hoạt động huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi của NHTM có những đặc điểm cơ bản sau: 15