Luận văn Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_hoat_dong_cua_to_chuc_bao_hiem_tien_gu.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN CỬU LAN PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN CỬU LAN PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy HÀ NỘI - 2012 2
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM 7 TIỀN GỬI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất, mục đích và vai trò của bảo 7 hiểm tiền gửi 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi 7 1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm tiền gửi 7 1.1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi 13 1.1.2. Bản chất, mục đích, vai trò của bảo hiểm tiền gửi 19 1.1.2.1. Bản chất của bảo hiểm tiền gửi 19 1.1.2.2. Mục đích của bảo hiểm tiền gửi 20 1.1.2.3. Vai trò của bảo hiểm tiền gửi 21 1.2. Mô hình bảo hiểm tiền gửi 29 1.2.1. Về phương diện cơ chế bảo hiểm tiền gửi 29 1.2.2. Về phương diện chức năng hoạt động 31 1.2.3. Về phương thức quản lý hệ thống bảo hiểm tiền gửi 32 1.3. Vị trí pháp lý, chức năng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi 35 1.3.1. Vị trí pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi 35 1.3.2. Chức năng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi 38 1.4. Khái quát về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi 40 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA 43 TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 3
- 2.1. Hoạt động cấp và thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi 44 2.2. Hoạt động thu phí bảo hiểm tiền gửi 46 2.3. Hoạt động kiểm tra, giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm 52 tiền gửi 2.4. Hoạt động hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia bảo 60 hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả 2.5. Hoạt động chi trả bảo hiểm tiền gửi 64 2.6. Hoạt động tiếp nhận, xử lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền 73 gửi mất khả năng thanh toán 2.7. Một số hoạt động khác của tổ chức bảo hiểm tiền gửi 79 2.7.1. Quản lý và sử dụng nguồn vốn 79 2.7.2. Hoạt động thông tin truyền thông 82 2.7.3. Hoạt động hợp tác quốc tế 83 2.8. Mối quan hệ giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với một số 84 cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi 2.8.1. Mố i quan hệ giữ a bảo hiểm tiề n gửi Việ t Nam vớ i Ngân 84 hàng Nhà nước 2.8.2. Mố i quan hệ giữ a Bảo hiểm tiền gửi Việ t Nam vớ i Bộ Tà i chí nh 86 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP 89 LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 3.1. Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành 89 Luật Bảo hiểm tiền gửi 3.2. Nâng cao địa vị pháp lý của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 92 3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp 96 luật về hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam KẾT LUẬN 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 4
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mặc dù nền kinh tế thế giới và khu vực đang trên đà phục hồi và phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu bắt nguồn từ năm 2007, nhưng thực tế cho thấy các quốc gia vẫn đang phải đối mặt với những yếu tố bất trắc tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đây là lĩnh vực luôn chứa đựng nhiều rủi ro như: rủi ro về lãi suất, rủi ro khi tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán, rủi ro về tỷ giá hối đoái Do đó, việc đổ vỡ hay phá sản của các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, để xử lý những hậu quả do sự đổ vỡ hay phá sản này gây ra lại không hề đơn giản, thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Để đối phó với vấn đề này, nhiều quốc gia đã đưa ra các cơ chế phòng ngừa hoặc hành động can thiệp nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng trở lại hoạt động ổn định và phát triển lành mạnh, trong đó cơ chế hữu hiệu được nhiều quốc gia áp dụng phổ biến hiện nay là cơ chế bảo hiểm tiền gửi. Chúng ta đều biết rằng, hoạt động chủ yếu và mang tính đặc thù của các ngân hàng là huy động vốn từ người gửi tiền bằng những hình thức nhất định và sau đó, ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn huy động đó để "cho vay lại" đối với những đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn nên nếu có bất kỳ một rủi ro nào xảy ra trong hoạt động của ngân hàng thì người gửi tiền sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất và trực tiếp nhất. Do đó, một cơ chế bảo hiểm tiền gửi hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và bảo vệ sự an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trong các trường hợp rủi ro là vấn đề đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, trong đó có quy định về những hoạt động mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi được phép thực hiện, ngày 5
- càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Văn bản pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam là Quyết định số 101/TCQĐ-BH của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của Quỹ tín dụng nhân dân đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Tiếp theo đó là nhiều văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lần lượt được các cơ quan có thẩm quyền ban hành như: Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89/1999/NĐ-CP, Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 ngày 16/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi, Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày 28/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Thông tư số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/4/2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP Tuy nhiên, những văn bản pháp luật quy định về vấn đề bảo hiểm tiền gửi nói chung, cũng như quy định về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi nói riêng được ban hành trong thời gian qua mới chỉ là những văn bản dưới luật nên hiệu lực pháp lý chưa cao và cũng chưa đầy đủ, đồng bộ nên đã thể hiện một số bất cập trên thực tế. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một khung pháp lý ổn định để giúp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng và vai trò của mình trong việc bảo đảm sự ổn định và phát triển cho thị trường tài chính - tiền tệ quốc gia nói chung, đồng thời cũng chính là bảo vệ quyền lợi cho 6
- những người gửi tiền - đối tượng cung cấp nguồn vốn chủ yếu cho thị trường. Vì vậy, tháng 6/2012 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Tuy nhiên, những quy định của Luật còn chung chung, nhiều vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ, do đó, việc tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi nói chung cũng như hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam nói riêng là việc làm cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài "Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đã có một số công trình nghiên cứu, đề tài khoa học và nhiều bài báo như: sách chuyên khảo "Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam" của TS. Lê Thị Thu Thủy, Luận văn thạc sĩ Luật học "Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Bùi Hữu Toàn, Luận văn thạc sĩ Luật học "Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Vân Hoài, bài báo nghiên cứu "Mô hình bảo hiểm tiền gửi hiện nay và những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng luật bảo hiểm tiền gửi" của TS. Đinh Dũng Sỹ in trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Tuy nhiên , các công trình trên đây chủ yế u nghiên cứu những vấn đề cơ bản , chung nhất về bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về bảo hiểm tiền gửi mà chưa đi sâu nghiên cứu về cá c hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam . Do vậ y, tôi nhậ n thấ y rằ ng cầ n thiế t phả i nghiên cứ u về cá c quy đị nh củ a phá p luậ t hiệ n hành về các hoạt động chính của tổ chức bảo hiểm tiền gử i Việ t Nam , đá nh giá thực trạng áp dụng và phân tích một c ách toà n diệ n , có hệ thống những quy đị nh đó để đưa ra nhữ ng kiế n nghị gó p phầ n hoà n thiệ n phá p luậ t về hoạ t độ ng củ a tổ chứ c bả o hiể m tiề n gử i ở Việ t Nam trong thờ i gian tớ i , từ đó gó p 7
- phầ n nâng cao vị thế cũ ng như hiệ u quả hoạ t độ ng củ a tổ chứ c nà y đố i vớ i hệ thố ng ngân hà ng nó i riêng và đố i vớ i nề n kinh tế nó i chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tiền gửi và đi sâu nghiên cứu về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật quy định về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam để trên cơ sở đó đưa ra một số phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động của tổ chức này sao cho phù hợp với điều kiện phát triển và yêu cầu thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta. Để đạt được mục đích trên, luận văn hướng tới việc giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tiền gửi như quá trình hình thành , phát triển của bảo hiểm tiền gửi ; khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai trò của bảo hiểm tiền gửi để từ đó có cơ sở nghiên cứu sâu hơn về những hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng pháp luật quy định về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện nay đồng thời có tham khảo, so sánh với những quy định tương ứng của pháp luật một số nước trên thế giới về bảo hiểm tiền gửi để thấy được một số hạn chế, bất cập trong các quy định này, từ đó có cơ sở kiến nghị những phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong thời gian tới. - Kiến nghị một số phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của nền kinh tế - xã hội Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định củ a phá p luậ t hiệ n hành về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam . Trên cơ sở đó 8
- nêu ra mộ t số bấ t cậ p và hướ ng hoà n thiệ n phá p luậ t về hoạ t độ ng củ a tổ chứ c bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong thời gian tớ i. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung phân tích khía cạnh pháp lý , cơ sở lý luậ n và nộ i dung cá c quy đị nh hiệ n hà nh củ a phá p luậ t Việ t Nam về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi , đồ ng thờ i có tham khả o thêm m ột số quy đị nh có liên quan củ a phá p luậ t mộ t số nướ c về lĩ nh vự c bả o hiể m tiề n gử i để từ đó thấ y đượ c một số hạn chế , bất cập trong các quy định của pháp luậ t Việ t Nam và đưa ra kiến nghị nhằ m hoàn thiện pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu dựa trên nền tảng cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ những nội dung đã đưa ra trong đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận văn Sau khi hoà n thà nh luậ n văn nà y, tôi mong muố n gó p p hầ n là m rõ hơn mộ t số nội dung cơ bản về bảo hiểm tiền gửi, làm rõ một số hạn chế, bấ t cậ p trong cá c quy đị nh hiệ n hà nh củ a phá p luậ t Việ t Nam về hoạ t độ ng củ a tổ chứ c bả o hiể m tiề n gử i để từ đó đưa ra nhữ ng kiế n nghị nhằ m gó p phầ n hoà n thiệ n phá p luậ t về hoạ t độ ng củ a tổ chứ c bả o hiể m tiề n gử i ở Việ t Nam trong thờ i gian tớ i, cụ thể: - Làm rõ bản chất của bảo hiểm tiền gửi và mô hình bảo hiểm tiền gửi. - Phân tích đặc điểm, vị trí pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. - Nêu những đặc điểm pháp lý cơ bản trong hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. 9
- - Đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, nêu ra một số hạn chế, bất cập trong các quy định này và kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật quy định về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Mộ t số vấ n đề lý luậ n cơ bả n về bả o hiể m tiề n gử i và hoạ t độ ng củ a tổ chứ c bả o hiể m tiề n gử i . Chương 2: Thự c trạ ng phá p luậ t về hoạ t độ ng củ a tổ chứ c bả o hiể m tiề n gử i ở Việ t Nam. Chương 3: Mộ t số kiế n nghị nhằ m hoà n thiệ n phá p luậ t về hoạ t độ ng của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam . 10
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI Hoạt động tài chính - ngân hà ng luôn gắ n vớ i sự nhạ y c ảm và tiềm ẩn nhiề u rủ i ro . Việc hoạt động kém hiệu quả hoặc sự sụp đổ của một ngân hàng không chỉ bó gọn trong ngân hàng riêng lẻ đó mà nó còn có thể tạo ra một phản ứng dây chuyền dẫn tới sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hà ng , điều này sẽ có tác độ ng rất tiêu cực đến toàn bộ nề n kinh tế củ a quố c gia , vì vậy các quố c gia cầ n phả i có mộ t cơ chế hữu hiệu nhằ m củ ng cố , đả m bả o cho sự phát triển an toà n củ a hệ thố ng ngân hà ng và bả o vệ quyề n lợ i củ a ngườ i gử i tiề n - đối tượng cung cấp nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, đó chính là cơ chế bảo hiểm tiền gửi. Hiện nay, thuật ngữ "bảo hiểm tiền gửi" đã không còn xa lạ đối với chúng ta, nhưng để hiểu một cách cụ thể về cơ chế đó thì có lẽ không phải ai cũng làm được. Chính vì vậy, để có cơ sở đi sâu phân tích, nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở những phần tiếp theo thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất về bảo hiểm tiền gửi. 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT, MỤC ĐÍCH VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi 1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm tiền gửi * Khái niệm tiền gửi: Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển về hoạt động của các tổ chức tín dụng có thể thấy rằng, một trong những hoạt động cơ bản của các tổ 11
- chức tín dụng là hoạt động huy động vốn từ công chúng bằng nhiều hình thức khác nhau như nhận tiền gửi dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; phát hành kỳ phiếu; phát hành chứng chỉ tiền gửi Nguồn vốn huy động này sẽ được các tổ chức tín dụng cho các chủ thể khác trong nền kinh tế vay nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và đời sống. Như vậy, các tổ chức tín dụng đã trở thành trung gian tài chính giữa người gửi tiền - người cho vay và người đi vay. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý thì người cho vay và người đi vay không có mối liên hệ pháp lý nào, họ chỉ biết đến hợp đồng được ký kết giữa mình với tổ chức tín dụng và tổ chức tín dụng là chủ thể trung chuyển nguồn vốn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Điều này có nghĩa là tổ chức tín dụng có toàn quyền sử dụng đồng vốn mà họ huy động được, chủ động quyết định việc cho chủ thể nào vay và phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền gửi cho người gửi tiền khi đáo hạn hoặc khi người gửi tiền có nhu cầu. Như vậy, có thể thấy rằng thuật ngữ "tiền gửi" đã được sử dụng từ rất lâu và gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của hoạt động ngân hàng. Ở giai đoạn bắt đầu xuất hiện hoạt động ngân hàng thì thuật ngữ tiền gửi chỉ được hiểu một cách đơn giản là các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng nhưng họ không muốn hoặc không biết đầu tư vào đâu nên đem gửi vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm và bảo đảm an toàn cho tài sản của mình. Sau này, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, hoạt động ngân hàng cũng ngày càng phát triển và kéo theo đó là sự hình thành hàng loạt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác như cho vay, thanh toán thì các khoản tiền gửi của dân chúng tại ngân hàng không đơn thuần chỉ nhằm mục đích bảo quản tài sản nữa mà đã được hưởng lãi. Ngày nay, khi nhu cầu về vốn trong nền kinh tế là rất lớn thì yêu cầu huy động vốn nhàn rỗi từ dân chúng của các ngân hàng cũng ngày càng tăng và để khuyến khích việc gửi tiền vào ngân hàng thì các ngân hàng ngày càng 12
- phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra các mức lãi suất huy động phù hợp Do đó, thuật ngữ tiền gửi cũng được hiểu rộng hơn và được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về tài chính ngân hàng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia cũng lại có quan niệm và sự phân loại tiền gửi khác nhau. Chẳng hạn, tại Điều 2 Đạo luật 372 - Luật về các tổ chức tài chính và ngân hàng năm 1989 của Malaysia quy định: Tiền gửi có nghĩa là một khoản tiền đã nhận hay được hoàn trả theo các điều kiện: a) mà theo đó khoản tiền sẽ được hoàn trả, có hoặc không có lãi hoặc có cộng thêm phí hoặc chiết khấu đi; hoặc b) mà theo đó khoản tiền phải hoàn trả, toàn bộ hoặc một phần, với bất kỳ tính toán nào về tiền tệ hoặc trị giá tiền tệ, và khoản được hoàn trả như vậy không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn hoặc trong những hoàn cảnh được thỏa thuận bởi hoặc thay mặt cho người thực hiện thanh toán và người nhận thanh toán, bất kỳ là giao dịch được coi như là một khoản cho vay, một khoản ứng trước, một khoản đầu tư, khoản tiết kiệm, mua hoặc mua và bán, nhưng không tính yếu tố xác thực của khoản tiền được trả [10]. Như vậy, theo định nghĩa này thì tiền gửi là khái niệm được hiểu rất rộng, nó không đơn thuần chỉ là các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng gửi tại ngân hàng để tiết kiệm hay nhằm hưởng lãi mà còn là các khoản tiền gửi nhằm mục đích khác nhau như để đầu tư, đặt cọc hay ứng trước Hay tại Phần 3 Luật bảo hiểm tiền gửi của Mỹ cũng đưa ra khái niệm: Tiền gửi có nghĩa là số dư tiền hoặc giá trị tương đương chưa được thanh toán đã được nhận hoặc giữ bởi một ngân hàng hoặc hiệp hội tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh thông thường và từ đó nó cấp hoặc có nghĩa vụ cấp tín dụng, dù là có điều kiện hay không điều kiện, cho một tài khoản thương mại, séc, tiết kiệm, 13
- không kỳ hạn hoặc được chứng minh bằng giấy chứng nhận tiền gửi, chứng nhận tiết kiệm, chứng nhận đầu tư, chứng nhận nợ, hoặc những tên tương tự, hoặc séc hay hối phiếu rút từ tài khoản tiền gửi và được chứng nhận bởi ngân hàng hoặc hiệp hội tiết kiệm, hoặc thư tín dụng hoặc séc du lịch mà ngân hàng hoặc hiệp hội tiết kiệm có nghĩa vụ đầu tiên [4]. Tại Việt Nam, khái niệm tiền gửi cũng đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Theo quy định tại khoản 20, Điều 9 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 thì "Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền" [35]. Theo định nghĩa này có thể biết được những khoản tiền nào của khách hàng được coi là tiền gửi, nhưng những khoản tiền đó phải được gửi tại các tổ chức tín dụng, còn những khoản tiền gửi tại các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng thì không được coi là tiền gửi. Đây chính là một điểm bất cập của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Chính vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004 đã có sự thay đổi lớn về phạm vi và chủ thể gửi tiền khi xác định: "Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền" [37, khoản 3 Điều 1]. Tuy nhiên, hiện nay, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 lại không đưa ra khái niệm tiền gửi nữa mà thay vào đó là khái niệm "nhận tiền gửi" với ý nghĩa là một trong những nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng, theo đó: "Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận" [44, khoản 13 Điều 4]. 14
- Theo định nghĩa này, phạm vi và nguyên tắc hoàn trả tiền gửi đã được mở rộng hơn so với các định nghĩa nêu trên và phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, cụ thể là tiền gửi còn được ghi nhận dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và tiền gửi được hoàn trả theo "nguyên tắc thỏa thuận". Qua phần dẫn chiếu ở trên có thể thấy rằng ở mỗi quốc gia lại có một quan niệm khác nhau về tiền gửi, song có thể khái quát ngắn gọn khái niệm về tiền gửi như sau: Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới những hình thức được pháp luật công nhận và được hoàn trả cho khách hàng trên nguyên tắc thỏa thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật Trên thực tế, các tổ chức được phép nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân trong xã hội không phải là chủ thể "giữ hộ" tài sản của người gửi tiền mà họ chính là những trung gian tài chính trong nền kinh tế, họ sử dụng khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện các hoạt động đầu tư, cấp tín dụng cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn trong xã hội Điều này có nghĩa là các tổ chức được phép nhận tiền gửi sẽ có trách nhiệm phải hoàn trả cho người gửi tiền cả gốc và lãi số tiền họ đã gửi khi đáo hạn hoặc khi người gửi tiền có nhu cầu (trong những trường hợp được thỏa thuận có thể rút tiền trước hạn) mà không phụ thuộc vào việc các tổ chức này có thu được nợ từ việc cho các đối tượng khác vay hay không? Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng sự rủi ro rất lớn và dân chúng sẽ có tâm lý e ngại việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng bởi nếu xảy ra trường hợp các tổ chức này đổ vỡ thì tiền gửi của họ cũng sẽ mất theo. Do đó, để huy động được nguồn vốn trong dân cư, thúc đẩy kinh tế phát triển thì việc tạo dựng niềm tin đối với dân chúng là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, sự ra đời của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế nhằm tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững cho hoạt động của hệ thống tài chính - tiền tệ nói riêng cũng như an ninh kinh tế - chính trị nói chung của toàn xã hội. 15
- * Khái niệm bảo hiểm tiền gửi: Bảo hiểm tiền gửi là thuật ngữ đã xuất hiện từ khá lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về nó. Hiện nay, pháp luật các nước thường không đưa ra khái niệm về bảo hiểm tiền gửi nói chung mà chỉ xác định mục tiêu, mô hình hoạt động, liệt kê các hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Theo tài liệu chuyên khảo Bảo hiểm tiền gửi và quản lý khủng hoảng do Quỹ Tiền tệ Quốc tế phát hành năm 1996 của tác giả Carl Johan Lindgren và Gilian Garcia thì bảo hiểm tiền gửi được hiểu là "một cơ chế có giới hạn nhưng chính thức cung cấp sự bảo đảm mang tính pháp lý cho các khoản gốc (và thường cả lãi) của các khoản tiền gửi" [11], hay theo tài liệu về Cơ cấu của những hệ thống bảo hiểm tiền gửi ở Châu Á của tác giả Choi J. B. phát hành năm 2000 thì "Bảo hiểm tiền gửi là chính sách bảo đảm tất cả hoặc một phần tiền gửi cùng lãi nhập gốc trên tài khoản tiền gửi sẽ được thanh toán cho người gửi tiền khi ngân hàng nhận tiền gửi bị phá sản hay mất khả năng thanh toán" [12], hay theo Luật bảo hiểm tiền gửi Canada năm 2010 thì bảo hiểm tiền gửi được hiểu ngắn gọn là "bảo hiểm cho những tổn thất một phần hoặc toàn bộ tiền gửi" [5]. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đã được hình thành và đi vào hoạt động hơn 10 năm, chúng ta cũng đã có những văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động này và thực tế cho thấy Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thể hiện được phần nào vai trò của mình trong việc bảo vệ người gửi tiền cũng như tạo được sự ổn định cho hoạt động ngân hàng, nhưng trước khi Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 được ban hành thì trong tất cả những văn bản pháp luật đó lại chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về bảo hiểm tiền gửi, trong khi đó một định nghĩa cụ thể, rõ ràng về bảo hiểm tiền gửi là hết sức cần thiết đối với công chúng gửi tiền bởi nó tạo sự ổn định trong việc thanh toán bảo hiểm và tạo điều kiện cho việc xử lý các tranh chấp phát sinh liên quan đến tiền gửi. Với sự ra đời của Luật bảo hiểm tiền gửi, Việt Nam đã có thêm một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động bảo hiểm 16
- tiền gửi, trong đó đã đưa ra được khái niệm cơ bản là khái niệm "bảo hiểm tiền gửi". Theo quy định của Luật thì bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Hay nói cách khác, bảo hiểm tiền gửi là cam kết công khai của tổ chức bảo hiểm tiền gửi với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi về việc sẽ thanh toán một khoản tiền (hạn mức chi trả bảo hiểm tùy theo quy định pháp luật của mỗi nước) cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị mất khả năng thanh toán và chấm dứt hoạt động. Cam kết công khai này được thực hiện bằng hợp đồng bảo hiểm giữa ba chủ thể là tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức nhận tiền gửi (tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi) và người gửi tiền. 1.1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm tiền gửi - Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm phi thương mại. Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của đa số các nước trên thế giới đều có quy định tổ chức bảo hiểm tiền gửi hoạt động không nhằm mục tiêu sinh lời mà thực hiện những mục tiêu xã hội, vì lợi ích của cộng đồng. Điều này phân biệt bảo hiểm tiền gửi với các loại hình bảo hiểm khác hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản - Bảo hiểm tiền gửi trên thực tế có thể được thực hiện một cách công khai hoặc ngầm. Tuy nhiên, bảo hiểm tiền gửi công khai sẽ hữu ích hơn đối với người gửi tiền vì mô hình này được pháp luật điều chỉnh, thường gắn với trách nhiệm của tổ chức tài chính nhà nước (tổ chức thay mặt nhà nước bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền), lợi ích của người gửi tiền được bảo đảm bằng những thông tin minh bạch và dịch vụ tư vấn của hệ thống bảo hiểm tiền gửi, nhờ đó mà người gửi tiền có thể yên tâm là số tiền gửi của mình sẽ không bị "mất trắng" kể cả khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị lâm vào tình trạng phá sản. Thêm vào đó, một hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai cũng giúp 17
- cảnh bảo sớm về những "trục trặc" trong hoạt động liên quan đến khả năng tài chính của các tổ chức nhận tiền gửi, thông qua đó giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Nhờ có chức năng giám sát an toàn hệ thống mà hoạt động bảo hiểm tiền gửi công khai thông qua tổ chức tài chính nhà nước có những ưu điểm nhất định so với bảo hiểm của các quỹ bảo hiểm tiền gửi. Các quỹ này chỉ thực hiện chức năng chi trả tiền mặt cho người gửi tiền sau khi tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản. Trong khi đó, bảo hiểm của tổ chức tài chính nhà nước không chỉ thực hiện chức năng đó mà còn nhằm ngăn chặn sự gia tăng các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến sự đổ vỡ của các ngân hàng thông qua hoạt động giám sát, hoạt động hỗ trợ tài chính dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ cho các ngân hàng trước khi lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng hệ thống bảo hiểm tiền gửi dù được thiết lập theo mô hình nào đi chăng nữa đều cần một hệ thống quy phạm pháp luật minh bạch, trên cơ sở đó mới đảm bảo thực hiện được mục đích của bảo hiểm tiền gửi. - Bảo hiểm tiền gửi có thể được thực hiện trong phạm vi hạn chế (tức là các khoản tiền gửi được bảo hiểm đến một giới hạn nhất định; hiện được áp dụng ở các quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mêhicô, Việt Nam ) hoặc được bảo hiểm hoàn toàn (tức là mọi người gửi tiền và tất cả các khoản tiền gửi đều được bảo hiểm; hiện được áp dụng ở các quốc gia như Hồng Kông, Áo, Đan Mạch, Braxin ). Điều này phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước, trong từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ, vào thời kỳ nền kinh tế ổn định, thị trường tài chính phát triển, các quốc gia thường áp dụng cơ chế bảo hiểm có giới hạn các khoản tiền gửi nhằm củng cố lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính, duy trì sự ổn định hoạt động của hệ thống này. Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, các nước thường áp dụng cơ chế bảo hiểm hoàn toàn nhằm ngăn chặn một cách hữu hiệu hiện tượng rút tiền hàng loạt, bởi lẽ người gửi tiền trong trường hợp này hoàn toàn tin tưởng rằng bảo hiểm tiền gửi sẽ bảo vệ quyền lợi của họ một cách triệt để khi ngân hàng nào đó bị đổ vỡ. 18
- - Chủ thể tham gia bảo hiểm tiền gửi chỉ có thể là tổ chức tài chính được phép nhận tiền gửi của công chúng dưới các hình thức được pháp luật công nhận. Với một hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai thì sự tham gia của các tổ chức này là bắt buộc, nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng, tạo nguồn vốn hoạt động cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh đó, rủi ro sẽ được phân bổ cho các đối tượng đa dạng, tránh tình trạng chỉ có ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém mới mua bảo hiểm, còn những ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động tốt thì không mua bảo hiểm. Trên cơ sở đó làm giảm mức độ rủi ro của bản thân tổ chức bảo hiểm tiền gửi và gánh nặng của Chính phủ trong việc hỗ trợ tài chính chi trả bảo hiểm. - Đối tượng được bảo hiểm là đối tượng rất đặc biệt, đó là các khoản tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức nhận tiền gửi. Người nộp phí bảo hiểm tiền gửi tách rời người thụ hưởng bảo hiểm. Có thể nói, tiền gửi là một tài sản có tính rủi ro cao, rủi ro của nó có mối liên quan mật thiết với hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi. Việc xác định loại tiền gửi nào được bảo hiểm là cơ sở tính phí bảo hiểm tiền gửi định kỳ, phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Nguyên tắc hoạt động bảo hiểm tiền gửi nói chung là bảo vệ người gửi tiền nhỏ. Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của cá nhân bằng nội tệ là loại tiền gửi mà đến nay tất cả các hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đều bảo vệ. Việc loại trừ những khoản tiền gửi được bảo hiểm cũng như quy định mức bảo hiểm tiền gửi tối đa nhằm giảm thiểu rủi ro cho chính tổ chức bảo hiểm tiền gửi và nâng cao trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Các khoản tiền gửi không được bảo hiểm thường là các khoản tiền gửi bằng đồng ngoại tệ hoặc là của các tổ chức. Việc quyết định bảo hiểm cho đồng ngoại tệ hay không là một vấn đề nan giải đối với mỗi quốc gia. Ở những quốc gia mà tiền gửi bằng đồng ngoại tệ chiếm tỷ lệ thấp, các giao dịch chủ yếu được thực hiện bằng đồng nội tệ thì việc loại trừ đối tượng bảo hiểm là đồng ngoại tệ là điều dễ dàng được chấp nhận. Ở những nước đang phát triển, việc loại trừ đồng ngoại tệ thường gắn với lý do 19