Luận văn Pháp luật về hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_hoat_dong_cua_quy_dau_tu_chung_khoan_o.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HUYỀN TRANG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HUYỀN TRANG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2013
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trần Thị Huyền Trang
- LỜI CẢM ƠN Những dòng đầu tiên trong Luận văn của mình tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giảng viên tại Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, là những người đã truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Lê Thị Thu Thuỷ, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn. Đồng thời, tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp những nguồn tư liệu quý giá, giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và cổ vũ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này. Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Học viên thực hiện Trần Thị Huyền Trang
- MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt i MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 6 1.1. Khái niệm và đặc điểm Quỹ đầu tƣ chứng khoán 6 1.1.1. Khái niệm Quỹ đầu tư chứng khoán 6 1.1.2. Đặc điểm Quỹ đầu tư chứng khoán 8 1.2. Vai trò của Quỹ đầu tƣ chứng khoán 10 1.2.1. Đối với Nhà đầu tư 10 1.2.2. Đối với Doanh nghiệp 13 1.2.3. Đối với thị trường chứng khoán 13 1.2.4. Đối với nền kinh tế 14 1.3. Phân loại Quỹ đầu tƣ chứng khoán 15 1.3.1. Căn cứ theo mục đích đầu tư 15 1.3.2. Căn cứ theo cơ cấu huy động vốn 16 1.3.3. Căn cứ theo đối tượng đầu tư 18 1.3.4. Căn cứ theo cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động quỹ 23 1.3.5. Căn cứ theo vùng, lãnh thổ đầu tư 24 1.3.6. Căn cứ theo quyền sở hữu 27 1.4. Hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán 27 1.4.1. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán 27 1.4.2. Các hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán 30 1.4.3. Những rủi ro tác động tới hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán 32 Kết luận chƣơng 1 35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 36 2.1. Chủ thể tham gia hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán 36 2.1.1. Nhà đầu tư 36
- 2.1.2. Quỹ đầu tư chứng khoán 37 2.1.3. Công ty quản lý quỹ 38 2.1.4. Các chuyên gia đầu tư hay các nhà tư vấn đầu tư 41 2.1.5. Nhà bảo lãnh phát hành 41 2.2. Hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán 42 2.2.1. Hoạt động huy động vốn 42 2.2.2. Hoạt động đầu tư 44 2.2.3. Hoạt động cung cấp thông tin cho Nhà đầu tư 47 2.3. Vi phạm, chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán 47 2.3.1. Các hành vi vi phạm trong hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán 47 2.3.2. Chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán 51 2.4. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán 56 Kết luận chƣơng 2 68 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 69 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán 69 3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán 71 3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán 78 3.3.1. Về hoạt động huy động vốn 78 3.3.2. Về hoạt động đầu tư 83 3.3.3. Về hoạt động cung cấp thông tin cho Nhà đầu tư 84 3.3.4. Các giải pháp khác 85 Kết luận chƣơng 3 87 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Các chữ viết tắt 1 BHNT Bảo hiểm nhân thọ 2 CCQ Chứng chỉ quỹ 3 CCQĐT Chứng chỉ quỹ đầu tư 4 CTCK Công ty chứng khoán 5 CTQLQ Công ty quản lý quỹ 6 DMĐT Danh mục đầu tư 7 DMĐTCK Danh mục đầu tư chứng khoán 8 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 9 ĐTCK Đầu tư chứng khoán 10 HVVP Hành vi vi phạm 11 HVVPPL Hành vi vi phạm pháp luật 12 HĐQT Hội đồng quản trị 13 NĐT Nhà đầu tư 14 NĐTCK Nhà đầu tư chứng khoán 15 NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài 16 NHGS Ngân hàng giám sát 17 NHLK Ngân hàng lưu kí 18 NHTM Ngân hàng thương mại 19 QĐT Quỹ đầu tư 20 QĐTCK Quỹ đầu tư chứng khoán 21 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán 22 TPCP Trái phiếu Chính phủ 23 TTCK Thị trường chứng khoán 24 TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán 25 UBCK Uỷ ban chứng khoán 26 UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước 27 VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật 28 VPPL Vi phạm pháp luật 29 XLVP Xử lý vi phạm i
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK), từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư), phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực, tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan Quản lý Nhà nước. Sự lớn mạnh của TTCK ở nước ta hơn 10 năm qua là cơ sở và nền tảng cho sự hình thành và phát triển các Quỹ đầu tư chứng khoán (QĐTCK). Trên TTCK, nhất là đối với thị trường còn non trẻ của Việt Nam, có không ít các NĐT có nguồn vốn nhàn rỗi nhưng không có đủ kinh nghiệm, kiến thức cũng như các điều kiện khách quan khác để tự mình tham gia đầu tư chứng khoán. Từ đó, có hai vấn đề được đặt ra: thứ nhất, các chủ thể này muốn tham gia đầu tư chứng khoán với mục đích kiếm lời; thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh muốn tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ những chủ thể này. Như một kết quả tất yếu, trong pháp luật về kinh doanh chứng khoán, nhà làm luật thiết lập chế định về QĐTCK. Theo đó, các chủ thể có vốn nhàn rỗi nhưng không có các điều kiện khách quan để tham gia đầu tư chứng khoán có một kênh để đầu tư kiếm lời. Bên cạnh đó, giúp các chủ thể sản xuất kinh doanh tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi này. QĐTCK là một định chế đầu tư chuyên nghiệp với đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Sự xuất hiện của các QĐTCK sẽ góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư vào TTCK. Mặt khác, với mục tiêu đầu tư dài hạn và những ưu điểm vượt trội về năng lực tài chính, sự hình thành của các QĐTCK sẽ góp phần bình ổn và dẫn dắt thị trường, tạo điều kiện để TTCK Việt Nam phát triển, nhanh chóng trở thành một kênh huy động vốn trung – dài hạn có hiệu quả cho nền kinh tế. 1
- Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động QĐTCK trên TTCK đối với nền kinh tế Việt Nam, xuất phát từ yêu cầu bức thiết phải hình thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cũng như mong muốn làm rõ các chính sách pháp luật, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động các QĐTCK trên TTCK Việt Nam là hết sức cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam. Qua thực tế thực thi, các quy định đã ban hành bộc lộ nhiều bất cập làm hạn chế sự phát triển của bản thân các quỹ, ảnh hưởng đến nhà đầu tư, ảnh hưởng đến sự vận hành của TTCK. Do vậy, việc đánh giá lại quá trình hình thành, hoàn thiện và phát triển các QĐTCK, tiếp tục nghiên cứu từ góc độ lý luận, thực tiễn để tìm ra bất cập, có đề xuất hướng sửa đổi, thay thế và bổ sung các quy định của pháp luật có ý nghĩa quan trọng giúp TTCK đi vào quỹ đạo đầu tư chuyên nghiệp và “bắt nhịp” đi chung của TTCK toàn cầu. Với ý nghĩa đó mà tôi chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán là vấn đề khá mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nó được quy định rải rác trong một số văn bản pháp luật như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và một số văn bản dưới luật. Một số nghiên cứu về hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài ở Việt Nam trong thập niên 1990 như: “Tổng quan các Quỹ đầu tư ở Việt Nam” của Bean Stens năm 1997, “Thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam – một nghiên cứu sơ bộ” của Adam Sack và John McKenzie thuộc chương trình phát triển kinh tế tư nhân MPDF năm 1998. Bên cạnh đó có một số nghiên cứu chuyên sâu về QĐTCK trong nước như “Kinh nghiệm phát triển Quỹ đầu tư” của PGS.TS Lê Thị Thu Thủy năm 2012, “Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong thị trường chứng khoán” của PGS.TS Lê Hồng Hạnh – Tạp chí Luật học số 6/1998 và một số ít các nghiên cứu khoa học, luận văn Thạc sỹ khác về QĐTCK như “Tìm hiểu hoạt động các Quỹ đầu tư tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” của Châu 2
- Thiên Trúc Quỳnh năm 2006, “Đánh giá hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Mai Phụng Chiêu năm 2011, “Giải pháp phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam” của Th.s kinh tế Nguyễn Thị Minh Hằng, đề tài nghiên cứu khoa học của Th.s kinh tế Bùi Viết Thuyên, báo cáo khoa học về Quỹ đầu tư của tác giả Bùi Nguyên Hoàn Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ giải quyết được các vấn đề dưới góc độ kinh tế - tài chính ngân hàng với những giải pháp kinh tế chuyên sâu, minh chứng bằng các chỉ số kinh tế, giải quyết được các bài toán kinh tế trong bối cảnh kinh tế chung về các hoạt động của QĐTCK như huy động vốn, hoạt động đầu tư, các lợi ích kinh tế khi có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài mà chưa giải quyết được một cách cụ thể và thấu đáo những vấn đề cần được khắc phục, giải quyết và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Đây chính là nội dung chính mà tôi tập trung nghiên cứu trong luận văn Thạc sỹ của mình. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài: phân tích những vấn đề lý luận về hoạt động của các QĐTCK, thực trạng hoạt động của các QĐT trong và ngoài nước trên TTCK Việt Nam dưới góc độ pháp luật. Cùng với đó là xem xét và đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của pháp luật về hoạt động của các QĐTCK, chỉ ra đâu là những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ đó, đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động QĐTCK cũng như nâng cao vai trò của các QĐTCK trên TTCK Việt Nam. Phạm vi đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động chung nhất của QĐTCK (QĐT mô hình tín thác và QĐT mô hình công ty) dưới góc độ pháp luật, những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này cũng như việc thực thi các quy định đó trong thực tiễn áp dụng. Từ đó đưa ra những phương hướng cũng như các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý, góp phần phát triển các QĐTCK của Việt Nam trong thời gian tới. 3
- 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu và hoàn thiện trên cơ sở phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra có sự kết hợp với một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; phương pháp liên hệ, so sánh; phương pháp logic học và các phương pháp khoa học khác nhằm làm sáng tỏ hơn nữa các vấn đề được đặt ra trong luận văn Thạc sỹ này. 5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận văn Về lý luận: làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của QĐTCK ở Việt Nam. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học trên thế giới, một số Tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam, cũng như các luật gia nổi tiếng kết hợp những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn, tôi đã làm rõ những khái niệm, định nghĩa, vai trò, cơ cấu tổ chức, cách phân loại QĐTCK, cũng như làm rõ hoạt động của QĐTCK dưới góc độ pháp lý, từ đó có đề xuất, kiến nghị những phương hướng, giải pháp cụ thể để hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của QĐTCK ở Việt Nam. Về đánh giá thực tiễn: trên cơ sở những nghiên cứu, đánh giá của cá nhân tôi cũng như tham khảo và chọn lọc nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác, Luận văn đã trình bày tổng quan thực trạng pháp luật về hoạt động của QĐTCK ở Việt Nam, phân tích những ưu điểm – hạn chế và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của hệ thống pháp luật về vấn đề này. Về đề xuất chính sách: Luận văn đã chỉ ra những nội dung cơ bản cần phải hoàn thiện, từ đó đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động của QĐTCK ở Việt Nam. Các giải pháp này có giá trị tham khảo tốt trong xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách pháp luật cũng như việc thực thi chúng trong thực tiễn áp dụng. Với việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tƣ chứng khoán ở Việt Nam”, tôi hy vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ nào đó hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về hoạt động QĐTCK ở Việt Nam, khắc phục và 4
- hoàn thiện những nhược điểm, phát huy những ưu điểm, để từ đó nhìn nhận và đánh giá đúng được vai trò của pháp luật về hoạt động QĐTCK trong giai đoạn sắp tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Các QĐTCK được quản lý bởi những NĐT giàu kinh nghiệm, có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn cao, đây được xem như một trong những phương thức đầu tư mới hiệu quả hơn so với các phương thức đầu tư truyền thống. Các QĐTCK với nhiệm vụ của nhà tạo lập thị trường không những góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà còn là công cụ giảm thiểu rủi ro tốt nhất cho các NĐT. Vì vậy, nâng cao vai trò của pháp luật QĐTCK có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong tương lai. 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm 03 chương: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Chương 2. Thực trạng pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam. 5
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƢ CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và đặc điểm Quỹ đầu tƣ chứng khoán 1.1.1. Khái niệm Quỹ đầu tƣ chứng khoán Trong hoạt động kinh doanh, đầu tư được hiểu là việc cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản để tiến hành hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu thu được lượng tài sản nhiều hơn trong tương lai. Khái niệm “đầu tư” trong Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 được hiểu như sau: “đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” [35, Điều 3, Khoản 1]. Lĩnh vực đầu tư rất phong phú, từ việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá đến việc góp vốn, mua cổ phần hay đơn giản là việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng hoặc tham gia vào một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Một trong những lĩnh vực đầu tư rất hấp dẫn, không những về khả năng sinh lời mà còn ở tính hấp dẫn của nó, đó chính là đầu tư chứng khoán (ĐTCK). ĐTCK được hiểu là việc một chủ thể nắm giữ chứng khoán để kỳ vọng vào lợi nhuận do chứng khoán đó mang lại trong tương lai. Lợi nhuận có thể thu được từ lãi chứng khoán đang nắm giữ hoặc chênh lệch từ hoạt động mua, bán chứng khoán. Từ đó khái niệm QĐTCK ra đời. QĐTCK là hình thức quỹ được thiết lập với mục đích tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận từ nguồn vốn góp thông qua hoạt động ĐTCK. Để có thể hiểu đầy đủ và chính xác khái niệm về QĐTCK, cần xem xét những khái niệm sau đây: Theo Luật Công ty đầu tư năm 1940 của Mỹ , QĐTCK là các tổ chứ c tài chính đươc̣ quản lý chặ t che ̃ và phải tuân theo các điều luậ t v à quy chế của Liên bang và các tiểu bang. 6
- Theo quan điểm về nghiên cứu chứng khoán của Đức trên tạp chí Cadogan Financials, QĐTCK là mộ t điṇ h chế tài chính trung gian giữa người có vốn (thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn thông tin khác nhau ) và người cần vốn (sử duṇ g các khoản tiền đó để đầu tư vào các tài sản khác nhau thông qua công cụ cổ phiếu , trái phiếu và tiền tệ ). Tất cả các khoản đầu tư này đều đươc̣ quản lý chuyê n nghiệ p, chặ t chẽ bởi CTQLQ, NHGS và các cơ quan thẩm quyền khác. Theo Luậ t Chứ ng khoán của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006, QĐTCK là quỹ hình thành từ vốn góp của NĐTCK với muc̣ đích kiếm lơị nhuậ n từ việ c đầu tư vào chứng khoán hoặ c các daṇ g tài sản đầu tư khác , kể cả bất độ ng sản , trong đó NĐT không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việ c ra quyết điṇ h đầu tư của quy.̃ Khi tham gia vào quy,̃ các NĐT sẽ nhận được CCQ là loại chứng khoán do CTQ LQ đaị diệ n phát hành , xác nhậ n quyền và lơị ích hơp̣ pháp của NĐT đối với tài sản hoặ c vốn của quỹ theo tỷ lệ tương ứng với số đơn vị quỹ của NĐT đó trong vốn điều lệ quỹ [36]. Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán có quy định như sau: Quỹ đầu tư mục tiêu là QĐTCK có CCQ là đối tượng của hành vi mua công khai [23]. Công ty đầu tư chứng khoán là QĐTCK được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Công ty đầu tư chứng khoán có hai hình thức: (i) Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ (là công ty đầu tư chứng khoán có tối đa 99 cổ đông, trong đó giá trị góp vốn đầu tư của cổ đông tổ chức tối thiểu phải là 03 tỷ đồng và của cá nhân phải là 01 tỷ đồng; (ii) Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng (là công ty đầu tư chứng khoán thực hiện việc chào mua cổ phiếu ra công chúng) [23]. Trước đây, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định “QĐTCK là quỹ hình thành từ 7
- vốn góp của NĐT uỷ thác cho CTQLQ quản lý và đầu tư tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán” [20, Điều 3, Khoản 19]. Tổng hợp lại, có thể hiểu Quỹ đầu tƣ chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của các NĐT để đầu tư chủ yếu vào chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận. CTQLQ tạo lập QĐTCK bằng cách phát hành CCQ hưởng lợi để thu hút vốn từ nhiều NĐT trên thị trường. Tiền của quỹ sau đó sẽ được CTQLQ đem đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ của thị trường tiền tệ và các chứng khoán hoặc tài sản khác phù hợp với mục tiêu đầu tư ghi nhận trong điều lệ của quỹ [44, tr252]. Từ đó, khái niệm pháp luật về hoạt động của QĐTCK được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của quỹ, bảo vệ NĐT, xác định cách thức đầu tư trên thị trường, quy định các loại hình QĐTCK cũng như điều kiện hình thành, hoạt động của mô hình này. 1.1.2. Đặc điểm Quỹ đầu tƣ chứng khoán QĐTCK là mô hình đầu tư mà theo đó, nguồn vốn đầu tư của quỹ được đầu tư chủ yếu vào chứng khoán và các NĐT uỷ thác cho CTQLQ trực tiếp điều hành quỹ. Thực tiễn ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển cho thấy QĐT hình thành trong rất nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau như khai thác kim loại quý, dầu mỏ So với các phương tiện đầu tư tập thể khác QĐTCK có một số đặc điểm sau đây: Thứ nhất, bản thân QĐTCK chỉ thể hiện một lượng tiền do các NĐT đóng góp chứ không phải là một pháp nhân, không có tổ chức bộ máy riêng, vì vậy toàn bộ việc huy động vốn thành lập quỹ, quản lý và điều hành hoạt động của quỹ cho tới việc sử dụng vốn của quỹ để đầu tư, thu lời đều do CTQLQ đảm nhiệm. Đến lượt mình, toàn bộ hoạt động của CTQLQ lại chịu sự giám sát của một pháp nhân, thường là ngân hàng, độc lập với quỹ và với công ty quỹ. Ngân hàng vừa đóng vai trò là người bảo quản tài sản của quỹ đồng thời vừa là người giám sát toàn bộ hoạt động của CTQLQ để bảo đảm CTQLQ tuân thủ pháp luật và những mục tiêu cũng như chính sách đầu tư đề ra trong điều lệ quỹ [44, tr252]. 8
- Thứ hai, chứng khoán được phát hành để huy động vốn thành lập quỹ không phải là cổ phiếu mà là CCQ hưởng lợi cho phép NĐT sở hữu chứng khoán được hưởng một phần thu nhập từ hoạt động đầu tư của quỹ tương ứng với tỷ lệ vốn mà họ đã đầu tư vào quỹ. Lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ, sau khi bù đắp chi phí quản lý quỹ, sẽ được phân chia cho các NĐT sở hữu CCQ. Giá trị của mỗi CCQ được xác định hàng ngày và bằng tổng giá trị của quỹ chia cho số lượng CCQ đang lưu hành trên thị trường [44, tr253]. Thứ ba, những NĐT đầu tư vào QĐTCK không phải là cổ đông mà chỉ là những người hưởng lợi từ hoạt động của quỹ, họ bỏ tiền góp vốn lập quỹ nhưng không trực tiếp quản lý quỹ mà ủy thác toàn bộ việc quản lý, điều hành quỹ cho CTQLQ và NHGS, là những tổ chức có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động này, nhằm tối đa hóa lợi nhuận có được từ khoản vốn góp của mình. Tuy nhiên, cũng có quốc gia, pháp luật trao cho NĐT quyền quản lý gián tiếp đối với quỹ, thể hiện ở quyền biểu quyết của họ trong đại hội NĐT về những vấn đề hệ trọng mà pháp luật hoặc điều lệ quỹ quy định cần được biểu quyết tại đại hội NĐT. Những vấn đề này thường liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ, bản cáo bạch, hợp đồng giám sát; thay đổi định hướng trong chính sách đầu tư của quỹ, chính sách phân phối lợi nhuận; giải thể, sáp nhập, hợp nhất quỹ; thay thế CTQLQ hoặc NHGS [44, tr253]. Thứ tƣ, QĐTCK luôn dành đa số vốn đầu tư của quỹ để đầu tư vào chứng khoán [30, tr178]. Đặc điểm này phân biệt QĐTCK với các loại QĐT khác. Quỹ có thể xây dựng DMĐT đa dạng và hợp lý theo quyết định của các NĐT nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Trước đây, Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy định QĐTCK phải dành tối thiểu 60% giá trị tài sản của quỹ vào lĩnh vực chứng khoán. Ngoài việc chủ yếu đầu tư vào chứng khoán, QĐTCK cũng có thể tiến hành đầu tư vào những lĩnh vực khác như góp vốn, kinh doanh bất động sản 9
- Thứ năm, QĐTCK được quản lý và đầu tư một cách chuyên nghiệp bởi CTQLQ [30, tr180]. Nói một cách khác, các NĐT đã uỷ thác cho CTQLQ việc quản lý quỹ và tiến hành hoạt động ĐTCK từ số vốn của quỹ. CTQLQ có thể cử ra một cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý quỹ gọi là nhà quản trị quỹ. Nhà quản trị được chọn thường phải là người có thành tích và được sự ủng hộ của đa số NĐT. Để đảm bảo CTQLQ tiến hành hoạt động đúng như mong muốn của các NĐT, QĐTCK cần phải có một NHGS. Ngân hàng này sẽ thay mặt các NĐT để giám sát cũng như giúp đỡ QĐTCK hoạt động đúng mục tiêu mà các NĐT đã đề ra, tránh tình trạng CTQLQ tiến hành các hoạt động đi ngược lại lợi ích của NĐT. Thứ sáu, QĐTCK có tài sản độc lập với tài sản của CTQLQ và các quỹ khác do công ty này quản lý [30, tr185]. Đặc điểm này đảm bảo việc đầu tư của QĐTCK tuân thủ đúng mục đích đầu tư, không bị chi phối bởi lợi ích khác của CTQLQ. Sự tách bạch về tài sản giữa CTQLQ và QĐTCK nhằm đảm bảo CTQLQ hoạt động quản lý vì lợi ích của các NĐT vào quỹ chứ không vì mục đích của riêng mình. Từ yêu cầu tách bạch về tài sản đã chi phối rất lớn đến nội dung những quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của CTQLQ. 1.2. Vai trò của Quỹ đầu tƣ chứng khoán Là một trong các định chế trung gian tài chính phi ngân hàng, QĐTCK có những vai trò nổi bật so với các trung gian tài chính khác. 1.2.1. Đối với Nhà đầu tƣ QĐTCK có vai trò quan trọng đối với NĐT trên TTCK. Thứ nhất, đầu tư tập thể cho phép NĐT có thể tham gia đầu tư vào nhiều loại thị trường với chủng loại hàng hóa khác nhau, từ đó đa dạng hóa DMĐT và giảm thiểu rủi ro [31, tr234]. Lợi ích lớn nhất của nguồn vốn đầu tư là đa dạng hoá DMĐT và phân tán rủi ro. Với QĐTCK, ngay cả khi một cá nhân có lượng vốn nhỏ vẫn có thể đa dạng hoá 10
- đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau. NĐT được thu lợi từ việc đầu tư chuyên nghiệp với hiệu quả cao và chi phí thấp. Từ những lý do trên NĐT sở hữu những chứng chỉ đầu tư có tính thanh khoản cao, họ có thể rút vốn nhanh chóng bằng việc bán lại các chứng chỉ trên TTCK. Với nguồn vốn eo hẹp, từng NĐT riêng lẻ khó có thể cùng lúc đầu tư vào TTCK, thị trường tiền tệ và cả thị trường bất động sản. Như vậy, nguồn vốn eo hẹp của từng NĐT riêng lẻ không cho phép họ đầu tư dàn trải vốn đầu tư vào nhiều loại chứng khoán và tài sản khác nhau để phân tán rủi ro. Tuy nhiên nếu cùng chung vốn để lập QĐT hay góp vốn vào công ty đầu tư, ngay cả những NĐT mỏng vốn nhất cũng có thể tham gia đầu tư trên nhiều loại thị trường. Lợi thế này của đầu tư tập thể cho phép các NĐT riêng lẻ sử dụng các phương tiện đầu tư tập thể, đa dạng hóa các DMĐT và cũng chính là phân tán nguồn vốn đầu tư. Phân tán nguồn vốn đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với NĐT vì khi nguồn vốn của NĐT được đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau, nếu rủi ro xảy ra đối với một loại tài sản nào đó, NĐT sẽ chỉ bị mất một phần vốn đầu tư của mình chứ không mất toàn bộ vốn như trong trường hợp bỏ vốn đầu tư vào một loại tài sản. Nói cách khác đầu tư tập thể có khả năng phân tán nguồn vốn đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro cho các NĐT, điều mà từng NĐT riêng lẻ khó có thể làm được. Thứ hai, đầu tư tập thể giúp các NĐT có được quyết định đầu tư đúng đắn. Đầu tư tập thể, dù được tiến hành thông qua QĐTCK, thì đều là hoạt động đầu tư mang tính chuyên nghiệp của những NĐT có tổ chức [44, tr261]. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư của các định chế này thể hiện ở chỗ toàn bộ hoạt động đầu tư của họ được tiến hành bởi tổ chức chuyên doanh trong lĩnh vực ĐTCK (công ty tư vấn đầu tư hoặc CTQLQ theo cách gọi của mỗi quốc gia) hoặc được thực hiện trên cở sở chỉ dẫn của các công ty tư vấn ĐTCK (điều này thường xảy ra đối với công ty ĐTCK). So với NĐT riêng lẻ, các phương tiện đầu tư tập thể này có lợi thế hơn ở chỗ, họ có kiến thức chuyên môn, có kĩ năng nghiệp vụ của một NĐT chuyên nghiệp. Với tư cách NĐT chuyên nghiệp, họ có khả năng biết được những thông tin nào là cần thiết cho quyết định đầu tư của mình, và biết tìm những thông tin đó ở đâu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; đồng thời họ còn có khả năng 11
- nghiên cứu, phân tích, đánh giá chính xác các thông tin đó. Đây là điều mà các NĐT riêng lẻ khó có thể đạt được, đặc biệt trong trường hợp đầu tư vào TTCK ngoài nước. Lợi thế này làm cho quyết định đầu tư của các NĐT có tổ chức này mang tính chuyên nghiệp hơn và vì vậy cũng có hiệu quả hơn so với NĐT riêng lẻ. Ngay cả khi các NĐT riêng lẻ sử dụng các dịch vụ của công ty tư vấn đầu tư, quyết định đầu tư trên cơ sở tư vấn từ bên ngoài sẽ khó có thể đạt tới mức độ tin cậy và hiệu quả như những quyết định đầu tư được tiến hành trên cơ sở những phân tích đánh giá của bản thân NĐT có tổ chức. Điều đó được lý giải bởi tình huống khó tránh khỏi là các công ty tư vấn đầu tư rất có thể bị chi phối bởi sự xung đột lợi ích với khách hàng khi tư vấn khách hàng đầu tư vào một loại chứng khoán nào đó. Thứ ba, tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý và đầu tư. QĐT gồm các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, có trình độ và kiến thức chuyên sâu, nguồn thông tin đa dạng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với các NĐT riêng lẻ. Thứ tƣ, giảm thiểu chi phí do lợi ích về quy mô. Các chi phí về thông tin, chi phí hành chính, trở ngại lớn nhất của các NĐT riêng lẻ sẽ giảm thiểu khi được xử lý tập trung. Quỹ với tư cách là NĐT lớn luôn nhận được các ưu đãi về chi phí giao dịch cũng như dễ tiếp cận với các dự án hơn. Các NĐT tập thể này thường đặt mua hoặc bán tài sản với số lượng lớn, vì vậy nếu đem số phí giao dịch mà họ phải trả chia cho số lượng NĐT bỏ vốn vào quỹ sẽ ra mức phí giao dịch thấp hơn rất nhiều so với phí giao dịch mà từng NĐT riêng lẻ phải trả để thực hiện lệnh mua và bán chứng khoán cho mình. Bên cạnh đó, việc sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư còn đòi hỏi NĐT phải trả phí dịch vụ, điều mà các NĐT chuyên nghiệp không phải đối mặt. Đành rằng QĐTCK cũng phải bỏ chi phí để thuê CTQLQ nhưng chi phí đó được coi như chi phí quản lý các phương tiện đầu tư tập thể này [25, tr311]. Thứ năm, tăng tính thanh khoản cho tài sản đầu tư. Việ c chuyển đổi tài sản thành tiền mặ t với chi phí thấp nhất trong thời gian ngắn nhất luôn là tiêu chí hàng đâ ̀u đối với mỗi NĐT. CCQĐT chính là mộ t loaị chứ ng khoán, do vậ y NĐT hoàn toàn có thể mua bán nó trên TTCK hoặ c bán laị cho bản thân quy(ñ ếu là QĐT daṇ g mở). 12
- Thứ sáu, thuậ n tiệ n cho NĐT . NĐT có thể mua hoặ c bán CCQĐT trưc̣ tiếp hoặ c thông qua môi giới , trung gian. Việ c mua bán có thể thông qua thư tín , điệ n thoại hay hệ thống mạng máy tính . Các NĐT có thể thoả thuậ n với quỹ để tá i đầu tư tư ̣ độ ng (automatic reinvestment) hoặ c phân chia lơị nhuậ n theo từ ng thời kỳ . NĐT còn đươc̣ quỹ cung cấp các dic̣ h vu ̣như thông tin và tư vấn [25, tr325]. 1.2.2. Đối với Doanh nghiệp Thứ nhất, nhậ n đươc̣ nguồn vốn với chi phí huy độ ng thấp . Việ c tiếp cậ n các nguồn vốn tiết kiệ m nhỏ từ các cá nhân qua hệ thống ngân hàng luôn phải đối phó với những thủ tuc̣ rườm rà (đảm bảo khoản vay với các chứ ng từ tài chính và tài sản ). Thông qua QĐT , việ c huy độ n g vốn chỉ đơn thuần là phát hành chứ ng khoán với chi phí giảm đáng kể. Thứ hai, nhậ n đươc̣ các thông tin tư vấn qu ản lý , marketing và tài chính. QĐT cung cấp các thông tin tài chính , tư vấn kế hoạch tài chính , marketing và các mối quan h ệ với các tổ chức tài chính , doanh nghiệ p khác . Lơị ích này của QĐT đươc̣ đặ c biệ t đánh giá cao với các doanh nghiệ p mới , doanh nghiệ p vừ a và nhỏ nhất là trong các nền kinh tế chuyển đổi. Thứ ba, tiếp cậ n nguồn tài chínhd ài haṇ . Lợi ích này thu được do sự kết hợp các công cu ̣huy độ ng vốn của quỹ. Đó là các loaị chứ ng khoán do quỹ phát hành, cùng với hoạt động của TTCK cho phép trao đổi, mua bán các loaị chứ ng khoán đó. Sư ̣ kết hơp̣ này khuyến khích các NĐT, đặc biệt là các NĐT có khả năng đầu tư dài hạn, cung cấp nguồn tài chính vô cùng cần thiết cho sư ̣ phát triển lâu dài của doanh ngh. iệ p 1.2.3. Đối với thị trƣờng chứng khoán QĐTCK góp phần vào sự phát triển của TTCK sơ cấp và ổn định TTCK thứ cấp. Các quỹ tham gia bảo lãnh phát hành TPCP và trái phiếu doanh nghiệp, phát hành CCQĐT làm tăng lượng cung chứng khoán trên TTCK, tạo sự đa dạng về hàng hoá cho thị trường. Khi QĐTCK mua bán với khối lượng lớn một loại chứng khoán nào đó thường ảnh hưởng lớn tới sự biến động của TTCK; tuy nhiên QĐTCK sẽ góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên TTCK thứ cấp, giúp cho sự phát triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương pháp 13