Luận văn Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam

pdf 111 trang vuhoa 25/08/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_hanh_nghe_luat_su_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ ANH THƢ PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ ANH THƢ PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng Hà Nội – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Hoàng Thị Anh Thƣ
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1:CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ 7 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hành nghề luật sư 7 1.1.1 Khái niệm luật sư, hành nghề luật sư và cung cấp dịch vụ pháp lý 7 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động hành nghề luật sư 10 1.1.3 Vai trò của hoạt động hành nghề luật sư 13 1.2 Tổ chức hành nghề luật sư 15 1.2.1 Văn phòng luật sư: 15 1.2.2. Công ty luật: 16 1.2.3. Mối quan hệ giữa tổ chức hành nghề luật sư với các chủ thể khác trong quá trình hoạt động hành nghề luật sư: 17 1.3. Hợp đồng dịch vụ pháp lý 20 1.4 Trách nhiệm pháp lý trong hoạt động hành nghề luật sư 23 1.5. Chấm dứt hành nghề luật sư 24 1.5.1 Tự nguyện chấm dứt hoạt động luật sư 24 1.5.2 Buộc phải chấm dứt hoạt động luật sư 26 1.6. Quy định về hành nghề luật sư ở một số nước khác 26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ Ở VIỆT NAM 30 2.1. Các quy định về điều kiện hành nghề 30 2.1.1 Điều kiện vào nghề luật sư 30 2.1.2 Đào tạo nghề luật sư 32 2.1.3 Tập sự hành nghề luật sư 34 2.1.4 Điều kiện hành nghề luật sư 37 2.2. Các quy định về hành nghề luật sư ở Việt Nam 39 2.2.1 Quy định về tổ chức hành nghề luật sư: 39
  5. 2.2.2 Các quy định của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng dịch vụ pháp lý 43 2.2.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam về chấm dứt hành nghề luật sư 55 2.2.4.Quy định pháp luật về luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam 59 2.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của Luật sư trong quá trình hành nghề 62 2.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của tổ chức hành nghề luật sư 65 2.5. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hành nghề luật sư: 70 2.6. Nguyên nhân khiếm khuyết của pháp luật về hành nghề luật sư: 76 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ Ở VIỆT NAM 80 3.1. Một số định hướng 80 3.2. Giải pháp 82 3.2.1. Giải pháp lập pháp 82 3.2.2 Giải pháp hành pháp 93 3.2.3. Giải pháp tư pháp 96 PHẦN KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ở Việt Nam, gắn chặt với công cuộc đổi mới và đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Bên cạnh những thời cơ phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cũng phải đương đầu với những rủi ro pháp lý. Nhu cầu về giao kết và thực hiện các giao dịch trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động cũng diễn ra rất mạnh mẽ và đương nhiên cũng phải tính đến việc ngăn chặn hoặc hạn chế những rủi ro. Điều đó dẫn đến một nhu cầu thiết yếu của các thương nhân, cá nhân sử dụng các dịch vụ pháp lý do các tổ chức hành nghề luật sư cung cấp để dự liệu và hành động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong đàm phán, giao kết và thực hiện giao dịch. Đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình giải quyết tranh chấp, thi hành án Thực tế cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý đang tăng lên một cách rõ rệt. Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập ngày càng nhiều. Đây là một minh chứng rõ nét rằng, luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho các khách hàng. Chính sách phát của Đảng và Nhà nước ta là phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Hiện nay, các cơ quan, tổ chức đều thành lập một bộ phận pháp chế riêng để đáp ứng nhu cầu về pháp lý của cơ quan, tổ chức mình. Và trong nhiều trường hợp, bộ phận pháp chế này vẫn phải cần thêm các luật sư hoặc các tổ chức hành nghề luật sư hỗ trợ thêm về pháp lý. Ở Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản pháp luật quy định về hành nghề luật sư, tuy nhiên các văn bản pháp luật này cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết gây nên nhiều khó khăn cho quá trình hành nghề luật sư, cản trở hoạt động 1
  7. của các cơ quan có liên quan. Thực trạng này đặt ra yêu cầu tự hoàn thiện pháp luật về hành nghề luật sư với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện thể chế về luật sư ở nước ta, góp phần nâng cao vị trí của luật sư và nghề luật sư trong sự nghiệp bảo vệ công lý, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” cũng đã có những mối quan tâm nhất định đến vấn đề hành nghề luật sư như đề ra nhiệm vụ của một số cơ quan tư pháp trong việc tạo điều kiện cho luật sư tham gia tố tụng, tranh tụng dân chủ với luật sư, tăng cường củng cố các tổ chức hành nghề luật sư, phát triển và kiện toàn đội ngũ luật sư, hoàn thiện pháp luật về luật sư . Thực hiện nhiệm vụ đã được đề ra trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, chúng ta đã đạt được một số thành tựu có đóng góp tích cực cho sự phát triển của luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam như: ban hành được một số các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật luật sư, nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội . Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, chúng ta đã từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, chất lượng hoạt động hành nghề luật sư, vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng, từng bước phát triển, mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý, tạo nền tảng để phát triển nghề luật sư Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Định hướng, chính sách của Đảng và Bộ Chính trị đã được cụ thể hóa trong các nghị Quyết, trong đó việc quan trọng nhất cần phải tiến hành ngay là tạo cơ sở pháp lý vững chắc, thuận lợi cho việc hành nghề luật sư bằng cách sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật còn khiếm khuyết. Tiếp nữa cần tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về vị trí, vai trò của luật sư nhằm thu hút nguồn lực tham gia hoạt động hành nghề luật sư. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ luật sư; tăng cường tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề của luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư; tăng cường vai trò đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư trong công tác 2
  8. quản lý luật sư và hành nghề luật sư, đảm bảo tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động và hành nghề luật sư theo hướng tiếp thu, học hỏi có chọn lọc để phát triển phù hợp với các điều kiện hiện nay ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Chính vì vai trò quan trọng của luật sư trong xã hội và sự phát triển khá nhanh của nghề luật sư nên đã có nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể ra một số đề tài đã được nghiên cứu như: - Đề tài “Bàn về khái niệm và đặc điểm nghề luật sư” do Luật sư Phan Trung Hoài – Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh – thực hiện; - Đề tài cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam”, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Thảo – Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp; - Đề tài “Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay”, Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Nguyễn Sỹ Giao – Viện Khoa học thanh tra; - Chuyên đề “Pháp luật về luật sư nước ngoài và tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam - thực trạng và kiến nghị” do Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc Hội thực hiện; - Đề tài khoa học cấp cơ sở “Giải pháp đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế” do Học viện Tư pháp tiến hành. Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các báo và tạp chí, như: - Bài viết “Vai trò của Luật sư trong tố tụng hành chính” của luật sư Nguyễn Thành Vĩnh - Bài viết “Chiến lược phát triển nghề luật sư còn thiếu sót” của luật sư Ngô Ngọc Trai - Bài viết “Xóa bỏ rào cản với nghề Luật sư” của Vạn Bảo - Bài viết “Chuyện về chiếc thẻ luật sư” của Luật sư Phan Trung Hoài Tuy nhiên các đề tài, chuyên đề và bài viết nêu trên mới chỉ cụ thể hóa một khía cạnh về hành nghề luật sư ở Việt Nam. Chưa có đề tài nào khái quát chung được vấn đề “Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam”. 3
  9. 3. Mục tiêu nghiên cứu: 3.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của luận văn là làm rõ được các quy chế về nghề luật sư và hành nghề luật sư, hệ thống được các quy định pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam, chỉ ra những điểm bất cập đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật. 3.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục đích cuối cùng của luận văn, cần phải hoàn thành các mục tiêu cụ thể sau: - Khái quát một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về luật sư và hành nghề luật sư ; - Nắm bắt được thực trạng pháp luật về vấn đề này; - Thông qua thực tiễn áp dụng pháp luật để thấy được những bất cập của pháp luật; - Đề ra hướng hoàn thiện pháp luật. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài 4.1. Tính mới của đề tài Vấn đề hành nghề luật sư đang nhận được rất sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội hiện nay. Chính vì thế đã có khá nhiều đề tài khoa học và các bài viết về vấn đề này. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó chỉ đề cập đến một lĩnh vực, một khía cạnh của vấn đề hành nghề luật sư. Chưa có một công trình nào khái quát được vấn đề pháp lý của các lĩnh vực, các khía cạnh nêu trên. Đề tài “Pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam” nghiên cứu một cách toàn diện, có tính hệ thống về luật sư và hành nghề luật sư, các quy định pháp luật liên quan đến mọi khía cạnh của hành nghề luật sư ở Việt Nam. Đề tài có tính mới, và tính khái quát cao hơn các đề tài đã được thực hiện. 4.2 Những đóng góp của đề tài: Đề tài giúp người nghiên cứu và những người đọc có được sự hiểu biết bao quát về hành nghề luật sư ở Việt Nam cùng với những quy định của pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, đề tài còn mang đến cái nhìn thực tế trong thực trạng hành nghề luật sư ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này. Từ kết quả nghiên cứu vận dụng đưa ra kiến nghị xây dựng pháp luật nhằm điều chỉnh một 4
  10. cách toàn diện những quan hệ của nghề luật sư hướng tới phục vụ tốt nhu cầu trợ giúp pháp lý của các cá nhân, tổ chức trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Hiện nay, pháp luật Việt Nam về hành nghề luật sư đang tồn tại một số khái niệm chưa được làm rõ hoàn toàn như: khái niệm hành nghề luật sư, khái niệm cung cấp dịch vụ pháp lý. Vì vậy khái niệm hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam hiện nay thường được bao trùm trong khái niệm cung cấp dịch vụ pháp lý. Trên cơ sở phân biệt các khái niệm đã nêu và cố gắng làm rõ khái niệm về cung cấp dịch vụ pháp lý, Luận văn tập trung giải quyết vấn đề pháp lý của giao dịch cung cấp dịch vụ pháp lý. Đây là hoạt động thương mại của tổ chức hành nghề luật sư, thuộc phạm vi nghiên cứu trong mã nghành luật kinh tế. Việc Luận văn đôi chỗ đề cập đến vấn đề quy chế hành nghề, quy tắc nghề nghiệp chỉ với mục đích đơn thuần là làm rõ thêm thực trạng về pháp luật luật sư ở Việt Nam. 6. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các nội dung sau: Những vấn đề lý luận về hành nghề luật sư; Thực trạng pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam; Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật hành nghề luật sư ở Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt. Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích quy phạm, phân tích vụ việc, và phân tích lịch sử; phương pháp tổng hợp, thông kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương pháp điển hình hoá, mô hình hóa các quan hệ xã hội; phương pháp hệ thống hóa các quy phạm pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật; và phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật. Với phương pháp phân tích quy phạm, luận văn đã phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề luật sư, qua đó chỉ ra các khiếm khuyết, bất cập Khi phân tích vụ việc, luận văn đã chỉ ra khiếm khuyết trong thực tiễn áp dụng pháp luật. 5
  11. Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Cụ thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Kết quả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh với pháp luật nước ngoài để chỉ ra ưu nhược điểm, sự tiến bộ hay lạc hậu hoặc so sánh giữa pháp luật hiện hành với các văn bản đã hết hiệu lực để chỉ ra sự thay đổi tích cực hay tụt hậu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Các vấn đề lý luận về hành nghề luật sư Chương 2: Thực trạng pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành nghề luật sư ở Việt Nam 6
  12. CHƢƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hành nghề luật sƣ 1.1.1 Khái niệm luật sư, hành nghề luật sư và cung cấp dịch vụ pháp lý Từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại đến thời kỳ Trung cổ, nghề luật sư đã xuất hiện trong đời sống xã hội tuy nhiên vẫn mang tính tự phát và Luật sư thời kỳ này không thể hiện rõ và đầy đủ các tính chất nghề nghiệp của họ, vai trò của luật sư bị hạn chế bởi chế độ xã hội chuyên quyền hà khắc. Đến chế độ tư bản, các cuộc đấu tranh vì dân chủ, bình đẳng diễn ra thường xuyên đã buộc chính quyền các nước tư sản phải mở rộng quyền dân chủ cho người dân, “nhu cầu của người dân đối với việc được đảm bảo quyền và lợi ích của mình trên cơ sở các quy định pháp luật luôn thường trực. Nghề luật sư thể hiện vai trò to lớn của mình, dần hình thành một nghề tự do” [8]. Hiện nay, ở các nước phát triển, nghề luật sư lại càng được trân trọng, và thực sự nghề luật sư luôn là một trong những nghề được yêu thích nhất. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niêṃ luâṭ sư và hành nghề luâṭ sư . Đaị từ điển Tiếng Viêṭ do Nhà xuất bản Đaị hoc̣ Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh điṇ h nghiã Luâṭ sư là “người có chứ c trách dùng pháp luâṭ bào chữa cho bi ̣can trước Tòa án ” [51, tr970]. Theo cách hiểu của dân gian thì “Luật” ở đây là luật pháp, còn “sư” nghĩa là thầy ; Luật sư có nghĩa là người thầy trong liñ h vực pháp luật (người ta còn goị là thầy cãi ). Tuy nhiên các khái niệm này chỉ đề cập tới một khía cạnh cụ thể của luật sư đó là tranh tụng chưa giúp người đọc có được cái nhìn khái quát, toàn diện về khái niệm luật sư. Lại có quan niệm khác cho rằng : “Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật mỗi quốc gia” [8]. Khái niệm này lại quá rộng , chưa phân biêṭ đươc̣ luâṭ sư với những người hành nghề liên quan đến pháp luâṭ khác như thẩm phán , kiểm sát viên, (ở Việt Nam), công tố viên (ở Mỹ), ủy viên công tố (ở Cộng hòa Czech) . Khái quát các quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm : Luật sư là những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về luật sư nhằm thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. 7
  13. Về khái niệm hành nghề luật sƣ và khái niệm cung cấp dịch vụ pháp lý. Từ các quan niệm khác nhau về luật sư, khái niệm hành nghề luật sư cũng còn nhiều cách hiểu chưa thống nhất. Theo cách hiểu của dân gian luật sư là thầy cãi và cách định nghĩa về luật sư của đại từ điển Tiếng Viêṭ do Nhà xuất bản Đaị hoc̣ Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thì hành nghề luật sư là việc luật sư tranh tụng bảo vệ quyền lợi cho các đương sự trong quá trình xét xử của Tòa án. Tuy nhiên các khái niệm trên đều mới chỉ đề cập tới một lĩnh vực hành nghề của luật sư đó là tranh tụng nên chưa đúng và đầy đủ. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, luận văn nghiên cứu hoạt động hành nghề luật sư dưới góc độ thương mại. Theo đó, hoạt động hành nghề luật sư là một hoạt động thương mại do tổ chức hành nghề luật sư tiến hành, cung ứng dịch vụ pháp lý tới khách hàng, với mục đích nhận thù lao. Quan niệm trên phát sinh thêm một khái niệm cần làm rõ là khái niệm dịch vụ pháp lý. Hiện nay còn tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ pháp lý. Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (viết tắt là GATS) không định nghĩa dịch vụ pháp lý mà chỉ liệt kê các loại DVPL. Trong khuôn khổ của Hiệp định GATS, các loại DVPL này được hiểu là các loại DVPL mang tính thương mại. Theo phân loại của WTO, dịch vụ được chia thành 11 ngành chính, mỗi ngành chính lại phân chia thành nhiều phân ngành nhỏ, tổng số gồm 155 phân ngành. Dịch vụ kinh doanh là một trong 11 ngành chính và dịch vụ pháp lý là một phân ngành của Dịch vụ kinh doanh. Theo “Bảng phân loại các ngành dịch vụ” của WTO “dịch vụ pháp luật” được liệt kê với tư cách là tiểu ngành dịch vụ của “dịch vụ chuyên môn” nằm trong ngành dịch vụ thứ nhất: “1. Dịch vụ kinh doanh”. Dịch vụ pháp luật được chia thành nhiều loại: Dịch vụ tư vấn và tranh tụng trong nhiều lĩnh vực pháp luật ; Dịch vụ tư vấn và tranh tụng liên quan đến luật hình sự ; Dịch vụ tư vấn và tranh tụng về các thủ tục tại tòa án liên quan đến các lĩnh vực pháp luật khác; Dịch vụ tư vấn và tranh tụng về các thủ tục theo quy định của luật thành văn tại các tổ chức mang tính tòa án; Dịch vụ cung cấp và chứng nhận hồ sơ pháp luật; Dịch vụ khác về thông tin pháp luật và tư vấn. 8
  14. Theo Từ điển Luâṭ hoc̣ của Viêṇ Khoa hoc̣ pháp lý , "dịch vụ pháp lý là loại hình dịch vụ do nh ững tổ chức , cá nhân có hiểu biết , có kiến thức và chuyên môn pháp luật được Nhà nước tổ chức hoặc cho phép hành nghề thực hiện , nhằm đáp ứng nhu cầu được biết, đươc̣ tư vấn hoăc̣ giúp đỡ về măṭ pháp lý của các tổ ch ức, cá nhân trong xa ̃ hôị ". Theo Nguyêñ Văn Tuấn "dịch vụ pháp lý là tổng thể các dịch vụ tư vấn pháp luâṭ và dic̣ h vu ̣đaị diêṇ pháp lý những người đủ tiêu chuẩn để cung cấp DVPL chỉ có thể là luật sư ". Theo đó , phạm vi DVPL đươc̣ xác điṇ h gồm : Dịch vụ tư vấn pháp luật; Dịch vụ đại diện pháp lý (trong tố tuṇ g tư pháp, trong thủ tuc̣ hành chính, tố tuṇ g troṇ g tài và đaị diêṇ theo uỷ quyền về những vấn đề liên quan đến pháp luâṭ ; Các hoạt đôṇ g DVPL khác (soạn thảo hợp đồng, các giấy tờ pháp lý ) [47, Tr 46]. Theo TS. Nguyêñ Văn Tuân thì "phạm vi dịch vụ pháp lý bao gồm dịch vụ pháp lý của luật sư với bốn lĩnh vực hành nghề như pháp luật hiện hành quy định tư vấn pháp luâṭ, tranh tuṇ g, đaị diêṇ và dịch vụ pháp lý khác và dịch vụ pháp lý của tổ chứ c, đoàn thể xa ̃ hôị với hoaṭ đôṇ g chủ yếu là tư vấn pháp luâṭ theo Nghi ̣điṇ h 65/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về tổ chức , hoạt động tư vấn pháp luật" [46, Tr 18]. Theo TS. Đặng Vũ Huân thì "dịch vụ pháp lý là tổng thể các dịch vụ tư vấn pháp luật và dịch vụ đại diện pháp lý được định lập và thực hiện theo quy định pháp luật của nước nơi các dịch vụ đó được định lập và có thể được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật nội dung và thủ tục tố tụng khác nhau của hệ thống pháp luật quốc gia" [18, Tr 10]. Theo Nguyêñ Như Chính "Dịch vụ thương mại pháp lý là loại hình dịch vụ liên quan tới liñ h vưc̣ pháp luâṭ mà công việc của bên cung ứng dịch vụ thực hiện cho khách hàng để hưởng lơị nhuâṇ có liên quan chăṭ che ̃ với các vấn đề pháp luâṭ , quyền và nghiã vu ̣theo pháp luâṭ mà bên sử duṇ g dic̣ h vu ̣quan tâm ". Có thể nhận thấy đa số các nghiên cứu về dịch vụ pháp lý tại Việt Nam đều tiếp cận dịch vụ pháp lý dưới góc độ thương mại. Từ các khái niệm dịch vụ pháp lý như trên, có thể đưa ra khái niệm cung cấp dịch vụ pháp lý như sau: Cung cấp dịch vụ pháp lý là là một hoạt động thương mại 9
  15. dịch vụ gắn liền với pháp luật do các tổ chức đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu về pháp lý của các tổ chức, cá nhân. Theo khái niệm trên thì hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm cả hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề công chứng, tổ chức hành nghề thừa phát lại Tuy nhiên trong khuôn khổ Luận văn, chỉ nghiên cứu dịch vụ pháp lý được cung ứng bởi tổ chức hành nghề luật sư, tập trung giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới giao dịch cung cấp dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư. Theo đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn đi sâu phân tích vấn đề hành nghề luật sư dưới góc độ là một hoạt động thương mại do các tổ chức hành nghề luật sư tiến hành với nội dung là cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng và mục đích là nhận thù lao. 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động hành nghề luật sư Hoạt động hành nghề luật sư là một hoạt động thương mại. Hiện nay đa số các nước trên thế giới đều thừa nhận cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư là một hoạt động vừa mang tính nghề nghiệp, vừa mang tính lợi nhuận. Vì lợi nhuận mà tiến hành các hoạt động hành nghề luật sư. Khi thành lập các tổ chức hành nghề luật sư, hầu hết các quốc gia đều mượn hình thức của các doanh nghiệp thông thường. Ở Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Hoạt động hành nghề luật sư là hoạt động nghề nghiệp nhưng vì mục tiêu lợi nhuận. Trong hệ thống văn bản pháp luật quy định về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam cũng dành cho Hoạt động pháp luật một mã ngành riêng. Hiệp định chung về thương mại Dịch vụ GATS và hiệp định thương mại Việt Mỹ đều có quy định về các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư. Như vậy hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư là một hoạt động vừa mang tính chất nghề nghiệp, vừa mang tính chất thương mại. Tuy nhiên hoạt động này liên quan đến vấn đề pháp luật (một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia) nên cần có cơ chế đặc thù dành cho nó. Hoạt động hành nghề luật sư phải dựa trên pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp. Trong Nhà nước pháp quyền , tất cả các nghề nghiêp̣ đều phải dưạ trên pháp luật. Tuy nhiên nghề Luâṭ sư là nghề sử duṇ g pháp luâṭ làm công cu ̣chủ yếu để hành nghề . Pháp luật là nền tảng để luật sư hành nghề. Môṭ người muốn trở 10
  16. thành luật sư phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện mà pháp luật đặt ra . Các công việc Luật sư tiến hành cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật . Trong quá trình hành nghề , luâṭ sư sử duṇ g pháp luâṭ để tư vấn , tranh tuṇ g và thưc̣ hiêṇ các dic̣ h vu ̣pháp lý khác cho thân chủ của mình , đồng thời thông qua đó tuyên truyền pháp luâṭ để người dân hiểu pháp luâṭ và tuân theo pháp luâṭ . Nghề luâṭ sư gắn liền với số phâṇ của con người nên ngoài các kiến thứ c về pháp luâṭ nghề luâṭ sư còn có quy chế trách nhiêṃ nghề nghiêp̣ riêng . Pháp luật có tác dụng như “hành lang”, “khuôn mẫu chung” cho luật sư hoạt động, còn quy chế trách nhiệm nghề nghiệp luật sư lại chủ yếu điều chỉnh hành vi ứng xử của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp và trong xã hội . Trong đời sống xa ̃ hôị , vấn đề đaọ đứ c , uy tín đôi khi lại ràng buộc trách nhiệm của công dân hơn là những quy định của pháp luậ t. Pháp luâṭ cũng se ̃ là nền tảng vững chắc hơn khi ý thứ c pháp luâṭ đươc̣ hình thành từ tính tư ̣ giác, đaọ lý và trách nhiêṃ của mỗi công dân . Nghề luâṭ sư cũng vâỵ , các quy chế trách nhiêṃ nghề nghiêp̣ tuy là các quy tắc về đạo đức nhưng cũng đòi hỏi phải được sự tôn trọng từ phía các luật sư. Trong nhiều trường hợp, đối với nghề nghiệp luật sư, các quy tắc ứng xử thuộc về phạm trù đạo đức lại chi phối và có tác động lớn lao đến uy tín, danh dự của luật sư và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Hoạt động hành nghề luật sư còn là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc . Nhiều người so sánh nghề luâṭ sư với nghề bác sỹ. Nghề bác sỹ bảo vê ̣sứ c khỏe con người, chữa tri ̣khi con người mắc bêṇ h . Còn nghề luật sư bảo vệ quyền và lợi ích con người , “chữa tri”̣ khi quyền và lơị ích đó bi ̣xâm phaṃ . Luâṭ sư giống như người bác sỹ chữa “căn bêṇ h” liên quan đến pháp luâṭ của con người . Mỗi hoaṭ đôṇ g hà nh nghề luâṭ sư đều hướng tới con người ; tư vấn pháp luâṭ , tranh tuṇ g hay thưc̣ hiêṇ các dic̣ h vu ̣pháp lý khác đều hướng tới con người và vì con người . Trong viêc̣ tư vấn pháp luâṭ , chắc chắn chủ thể đươc̣ tư vấn phải là co n người cu ̣thể hoăc̣ môṭ tổ chứ c của con người , và mục đích của tư vấn cũng là vì quyền và lợi ích của con người hoăc̣ tổ chứ c của con người đó . Trong hoaṭ đôṇ g tố tuṇ g , mỗi hoaṭ đôṇ g tố tuṇ g của luâṭ sư đều nhằm vào con người môṭ cách trưc̣ tiếp hoăc̣ gián tiếp . Những hoaṭ đôṇ g này liên quan đến tính mạng , tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, 11
  17. liên quan đến quá khứ , tương lai của một người hoặc một tổ chức . Viêc̣ đaị diêṇ ngoài tố tụng hoặc thực hiệ n các dic̣ h vu ̣pháp lý khác cũng đều hướng tới con người. Vì thế, nghề luâṭ sư là môṭ nghề mang tính nhân văn sâu sắc . Do đó ngoài viêc̣ phải có trình đô ̣chuyên môn , khi hành nghề , luâṭ sư cần phải có kiến thứ c xa ̃ hôị sâu sắc và có tình người trong hoaṭ đôṇ g nghề nghiêp̣ của mình. Nghề luâṭ sư là môṭ nghề lao đôṇ g trí óc đôc̣ lâp̣ . Mỗi luâṭ sư tư ̣ chiụ trách nhiêṃ về công viêc̣ mình làm . Hoạt động của luật sư là một chu trình gồm : nắm vững pháp luâṭ , hiểu rõ về pháp luâṭ và biết cách áp duṇ g pháp luâṭ trong từ ng trường hơp̣ , từ đó đưa ra giải pháp cho từ ng vu ̣viêc̣ cu ̣thể . Hành nghề luật sư không phải chỉ là “bê” nguyên các quy điṇ h của pháp luâṭ để đă ̣ t vào cuôc̣ sống mà phải có sự sáng tạo , linh hoaṭ trong viêc̣ áp duṇ g pháp luâṭ . Sư ̣ sáng taọ đó phu ̣ thuôc̣ vào tư duy của mỗi luâṭ sư . Măc̣ dù trong quá trình hành nghề , luâṭ sư có thể tham khảo ý kiến của nhiều người nhưng đó chỉ là môṭ “kênh thông tin” trong vô số “kênh thông tin” khác nhau để luâṭ sư sử duṇ g cho quá trình lao đôṇ g trí óc sáng taọ của mình. Và kết quả của quá trình đó phụ thuộc vào cách tư duy và hành động cụ thể của mỗi luâṭ sư. Do đó luâṭ sư phải chiụ trách nhiêṃ cá nhân về kết quả đó . Nghề Luâṭ sư sử duṇ g kiến thứ c tổng hơp̣ của nhiều liñ h vưc̣ . Pháp luật điều chỉnh tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội . Nghề luâṭ sư sử duṇ g pháp luâṭ làm công cu ̣ chủ yếu để hành nghề , do đó ở liñ h vưc̣ nào có pháp luâṭ điều chỉnh là ở đó cần đến luâṭ sư. Trong môṭ liñ h vưc̣ cu ̣thể , luâṭ sư chỉ biết về pháp luâṭ trong liñ h vưc̣ đó là không đủ , để thực hiện tố t đươc̣ các hoaṭ đôṇ g nghiêp̣ vu ̣của mình , luâṭ sư cần có kiến thứ c sâu rôṇ g về liñ h vưc̣ đó và về các liñ h vưc̣ có liên quan khác để có thể vâṇ dụng pháp luật một cách đúng và linh hoạt. Luâṭ sư không chỉ sử duṇ g các kiến thứ c của khoa học pháp lý mà còn cần phải biết sử dụng kiến thức của nhiều môn khoa học khác như pháp y , tâm lý hoc̣ , tâm thần hoc̣ , toán học, tài chính , kế toán, xây dưṇ g, môi trường Luâṭ sư vừ a là nhà hùng biê ṇ , vừ a là hòa giải viên, vừ a là nhà giáo, nhà tâm lý, nhà báo . Ngoài ra luật sư còn cần phải có kiến thức sâu rộng về chính trị, văn hóa, tôn giáo, hiểu biết xa ̃ hôị , hiểu biết về nhân tình thế thái , hiểu biết về tình hình trong nước và quốc tế. 12
  18. 1.1.3 Vai trò của hoạt động hành nghề luật sư Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là vai trò đầu tiên mà ai cũng có thể biết đến khi nhắc tới “Luâṭ sư”. Trong xa ̃ hôị , con người luôn luôn có sư ̣ trao đổi qua laị với nhau để phuc̣ vu ̣nhu cầu của mình. Nhu cầu của con người laị vô cùng đa dạng và rất nhiều trường hợp nhu cầu của một chủ thể lại đi ngược lại với nhu cầu chung của xa ̃ hôi,̣ của chủ thể khác. Trong trường hơp̣ đo,́ nếu chủ thể không thể bảo vê ̣ tốt quyền lơị của mình (do haṇ chế về kiến thức, kỹ năng, thời gian ) thì luật sư chính là người giúp chủ thể đó bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nh.ấ t Tuy nhiên Luật sư bảo vệ quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật, và quyền lợi được bảo vệ phải là quyền và lợi ích hợp pháp, khác với công việc của vệ sỹ hay “bảo kê”. Cơ quan tiến hành tố tụng là người “cầm cân nảy mực” giúp cân bằng quyền lợi giữa các chủ thể. Luật sư giúp khách hàng đưa ra những yêu cầu, ý kiến để cơ quan tiến hành tố tụng có thể giải quyết vụ việc một các “thấu tình đạt lý” nhất. Mặt khác, trước các cơ quan tiến hành tố tụng thì người dân là chủ thể hạn chế hơn về hiểu biết pháp luật nên có thể cơ quan tiến hành tố tụng đang vi phạm vào quyền lợi hợp pháp của họ mà họ không biết, hoặc biết mà không biết làm cách nào bảo vệ. Lúc này, Luật sư lại là người giải thích cho người dân biết được quyền lợi của họ đang bị vi phạm và giúp họ bảo vệ quyền lợi đó. Luật sư cũng là trung gian, là cầu nối giữa người dân và các cơ quan tiến hành tố tụng để vụ việc có thể cân bằng được quyền lợi giữa các bên. Luật sư còn có vai trò rất quan trọng trong việc giải đáp các vấn đề về pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật. Tư vấn pháp luật là hoạt động không thể thiếu trong hành nghề luật sư. Kể cả khi luật sư nhận tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng, hay khi luật sư đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng, luật sư cũng cần cung cấp đến khách hàng những quy định của pháp luật có liên quan, qua đó hướng dẫn khách hàng ứng xử đúng với các quy định đó. Đó chính là việc làm tư vấn pháp luật. Tư vấn pháp luật có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể tư vấn trực tiếp thông qua ngôn ngữ giao tiếp (hay còn gọi là bằng lời nói) hoặc 13