Luận văn Pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_co_phan_hoa_qua_thuc_tien_co_phan_hoa.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ VĂN HẢI PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA QUA THỰC TIỄN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP U MINH HẠ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ VĂN HẢI PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA QUA THỰC TIỄN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LÂM NGHIỆP U MINH HẠ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Văn Hưng TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Văn Hải, mã số học viên7701250487A, là học viên lớp Cao học Luật, Khóa chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa Công ty lâm nghiệp U Minh Hạ tỉnh Cà Mau” (sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Lê Văn Hải
- TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 7 1.1. Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: 7 1.2. Khái niệm cổ phần hóa và một số dữ liệu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: 11 1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa: 11 1.2.2. Một số dữ liệu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam thời gian qua: 12 1.3. Hệ thống văn bản pháp luật và những nội dung đặc điểm và vai trò cổ phần hóa 14 1.4. Một số khó khăn khi tiến hành cổ phần hóa: 23 1.4.1. Cơ chế định giá: 23 1.4.2. Phương thức định giá: 23 1.4.3. Vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất 27 1.4.4. Vấn đề xử lý tài chính, nợ tồn đọng và tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp nhà nước: 28 1.4.5. Việc bán cổ phần ra công chúng 30 1.4.6. Đảm bảo mục tiêu xã hội giúp người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa trở thành người chủ doanh nghiệp và ổn định cuộc sống 31 1.4.7. Vấn đề quản trị và điều hành và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa 32 1.5. Một số đặc thù khi cổ phần hóa công ty lâm nghiệp: 33 Chương II: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Cà Mau qua thực tiễn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh hạ 36 2.1. Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa Công ty Lâm nghiệp tại Cà Mau: 36
- 2.1.1. Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Cà Mau: 36 2.1.2. Tình hình cổ phần hóa Công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ: 38 2.2. Trình tự thủ tục và phương án cổ phần hóa Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ 40 2.2.1.Trình tự thủ tục cổ phần hóa: 40 2.2.2. Xây dựng các phương án xử lý tài sản: 45 2.2.3. Xây dựng phương án sắp xếp lao động, xử lý quyền lợi của người lao động 48 2.2.4. Quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa 52 2.3. Đánh giá những vướng mắc trong cổ phần hóa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ: 52 Chương 3: Giải pháp và Kiến nghị 56 3.1. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính và trao quyền trong cổ phần hóa: 57 3.2. Giải pháp kỹ thuật về định giá tài sản doanh nghiệp lâm nghiệp khi cổ phần hóa: 59 3.3. Giải pháp về quyền lợi cho người lao động, dân cư sống trong lâm phần đang nhận khoán đất rừng: 65 3.4. Giải pháp tổ chức quản trị và hoạt động của công ty sau cổ phần hóa 67 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TNHHMTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên DN LN Doanh nghiệp lâm nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước XHCN Xã hội chủ nghĩa CPH Cổ phần hóa TTCK Thị trường chứng khoá UBND Ủy ban nhân dân NTTS Nuôi trồng thủy sản KT-XH Kinh tế - Xã hội RSX Rừng sản xuất QLBVR Quản lý bảo vệ rừng UMH U Minh Hạ PCCCR Phòng cháy – chữa cháy rừng LNT Lâm ngư trường TK Tiểu khu NSNN Ngân sách Nhà nước QSDĐ Quyền sử dụng đất SXKD Sản xuất kinh doanh DN Doanh nghiệp CTCP Công ty cổ phần
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cà Mau là vùng đất cực nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 529.487 ha; được chia thành 09 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh gồm: Thành phố Cà Mau và 08 huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Ngọc Hiển và Năm Căn. Cà Mau là tỉnh nằm về phía cực Nam của đất nước, có 3 mặt giáp biển. Đến năm 2015 Cà Mau có tổng diện tích rừng khoảng 103.723 ha, chiếm 77% rừng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là rừng ngập nước. Trong đó, rừng tự nhiên 9.179ha, rừng trồng 94.544ha. Cà Mau có 2 loại rừng chính: Rừng ngập mặn (rừng đước Cà Mau) có diện tích gần 69.000ha., đứng thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazôn ở Nam Mỹ. Trong đó, tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân. Rừng ngập lợ (rừng tràm U Minh) có tổng diện tích khoảng 35.000 ha. Tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Rừng tràm U Minh thuộc hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, với rừng tràm trên đất phèn và đất than bùn. Tỉnh Cà Mau hiện có 2 công ty lâm nghiệp. Trong đó, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển hoạt động ở hệ sinh thái rừng ngập mặn; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ hoạt động ở hệ sinh thái rừng ngập lợ. Các công ty lâm nghiệp trong tỉnh Cà Mau ngoài nhiệm vụ chính trị là quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, hoạt động của công ty còn mang tính chất xã hội, tổ chức sản xuất cho hàng ngàn hộ gia đình nghèo không đất sản xuất. Thời gian qua, các công ty lâm nghiệp trong tỉnh đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Hai đơn vị này thuộc diện sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Dự kiến 02 công ty lâm nghiệp này sẽ chuyển thành công ty cổ phần trong năm 2017. Hiện tại, tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp, đổi mới các công ty theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ:do đặc thù rừng
- 2 Cà Mau, hiện trạng rừng ở các công ty được trồng ở nhiều thời điểm khác nhau, rừng có nhiều cấp tuổi, trạng thái rừng không đồng nhất, nên việc xác định giá trị cây rừng cần thiết phải điều tra kiểm đếm ngoài thực địa, việc này mất rất nhiều thời gian và chi phí. Trong khi đó, chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ không đủ để thực hiện. Mặc khác, hiện vẫn chưa có hướng dẫn về việc định mức chi cho điều tra kiểm đếm tính toán trữ lượng rừng trồng và nguồn vốn để thực hiện. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ gỗ của địa phương có phần bị chững lại, do đó việc cổ phần hóa 02 công ty lâm nghiệp vào thời điểm hiện tại chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần. Rừng giờ đây không chỉ là tài sản quý của quốc gia cần được bảo vệ và phát triển mà còn là sinh kế của hàng nghìn người dân gắn liền với đó. Sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên từ trước đến nay việc CPH công ty chủ yếu là trồng rừng, bảo vệ rừng còn hạn chế. Rừng ở Cà Mau rất đặc thù so với cả nước, rừng ngập nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt và phần lớn đã được giao, giao khoán cho các hộ gia đình do đó việc thực hiện sắp xếp lại các công ty lâm nghiệp cũng mang nhiều nét đặc thù hơn, khó khăn hơn so với các khu vực khác trên cả nước. Từ đó cần có những nghiên cứu vận dụng sáng tạo các văn bản pháp luật vào thực tiễn công việc. Đối với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, hiện tại đang quản lý gần 25.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, tuy nhiên diêṇ tích rừ ng và đấ t rừ ng phân tán, trải rông̣ trên điạ bàn của 2 huyên,̣ nhiều xa,̃ diện tích quản lý chia thành nhiều vùng độc lập phân tán, cách xa nhau, giao thông khó khăn, lực lượng bảo vệ rừng mỏng nên trong thời qua gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy – chữa cháy rừng. Mặt khác, hầu hết diện tích công ty đang quản lý đã giao khoán ổn định lâu dài cho người dân, diện tích giao khoán đất lâm nghiệp đan xen giữa sản xuất nông nghiệp và trồng rừng. Địa bàn hoạt động ở vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp, đời sống của
- 3 người lao động còn khó khăn nên việc phát hành cổ phiếu sẽ khó đạt như mong muốn. Cổ phần hóa DNNN nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường thực tiễn trên 20 năm qua ở nước ta đã và đang tiến hành sắp xếp đổi mới DNNN vì vậy việc CPH là vấn đề không mới song việc cổ phần hóa công ty lâm nghiệp lại là vấn đề rất mới và còn quá nhiều vướng mắc trong quá trình quản lý sử dụng đất đai, xác định giá trị quyền sử dụng đất, cây rừng và các tài sản đặc thù khác cũng như sắp xếp lại dân cư, lao động trong công ty Do vậy học viên quyết định chọn đề tài này xuất phát từ những vướng mắc, băn khoăn, nặng lòng của học viên trong thực tiễn công tác của mình. Góp phần tháo gỡ khó khăn của địa phương và bổ sung vào những điểm mà văn bản pháp luật chưa cụ thể hóa. Xuất phát từ những lý do trên mà tác giả đã chọn “ Pháp luật về cổ phần hóa qua thực tiễn cổ phần hóa Công ty trách nhiệm nhữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ tỉnh Cà Mau” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu CPH doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang được sự quan tâm đặc biệt trong lý luận và thực tiễn hiện nay ở nước ta. Trong thời gian từ 2004 – 2015, đã có nhiều văn bản của Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành được ban hành về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều đề tài khoa học, luận án thạc sĩ, tiến sĩ, các bài viết đề cập và nghiên cứu chuyên sâu về CPH doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Các công trình nghiên cứu đó đều thống nhất ở sự cần thiết phải thực hiện CPH và hoàn thiện cơ chế chính sách về CPH DNNN. Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu việc CPH một DNNN trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, may mặc, dược phẩm, các tổng công ty đối với công trình nghiên cứu về cổ phần hóa công ty TNHH MTV lâm nghiệp (chủ yếu là trồng rừng) nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần còn kiêm tốn, hạn chế. Riêng tỉnh Cà Mau là chưa có . Khác với các lĩnh vực khác, CPH một doanh nghiệp lâm nghiệp có tính chất phức tạp đặc thù hơn nhiều. Bởi vì, ngoài việc thực hiện các bước công việc như các doanh nghiệp công nghiệp, vấn đề xác định giá trị rừng đưa vào
- 4 giá trị doanh nghiệp CPH là nội dung mới. Nhiều vấn đề rất mới mẻ như phương pháp xác định giá trị rừng trồng mang tính đặc thù cho từng loại rừng và từng địa phương, chi phí phục vụ cho việc xác định giá trị rừng, sắp xếp dân cư trong lâm phần, giải quyết tồn đọng về đất đai, hiện tại chưa được đề cập trong quy định của Nghị định 59/2011/NĐ-CP; phương thức CPH, quy trình CPH, mô hình tổ chức, quản lý và điều hành doanh nghiệp sau CPH chưa được nghiên cứu cụ thể. Đây là cơ hội thuận tiện để tác giả, xuất phát từ thực tiễn công tác của mình, mạnh dạn đề xuất những ý tưởng, đồng thời đây cũng là một khó khăn cho tác giả trong quá trình nghiên cứu vì không được kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, một số loại hình DNNN cần phải chuyển đổi mô hình kể cả về tổ chức quản lý và hình thức sở hữu, trong đó CPH DNNN là một xu hướng chung để: - Tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả - Giảm bớt gánh nặng cho NSNN - Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế - Tạo khả năng thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ mới - Thúc đẩy phát triển hoàn thiện thị trường vốn Tuy nhiên do đặc điểm và điều kiện thực tế của từng loại doanh nghiệp, từng lĩnh vực, điều kiện đặc thù của từng địa phương khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau. Do vậy việc nghiên cứu pháp luật về CPH trong quá trình cổ phần hóa công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ trong điều kiện thực tiễn ở Cà Mau là mục đích nghiên cứu của đề tài. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp luật làm cơ sở để thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ;
- 5 Tình hình công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ khi thực hiện cổ phần hóa; Các nội dung và tiến trình CPH Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ. 3.3. Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh hạ; nằm trên địa phận hành chính của 02 huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Khung pháp luật được áp dụng trong tiến trình CPH Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. 4. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật trong nghiên cứu tư liệu, tài liệu. Bên cạnh đó, áp dụng một số phương pháp khác, như: phân tích, chứng minh, biện luận, tổng hợp và đối chiếu so sánh để làm rõ các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận văn. Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước hiện hành để phân tích, áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương. Lấy Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ là đối tượng để phân tích đánh giá và đưa ra kế hoạch, lộ trình CPH dựa theo các văn bản quy định hiện hành. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu đầu tiên tại tỉnh Cà Mau trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và pháp lý để CPH một công ty đang hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng, bảo vệ và khai thác rừng. Đề tài phân tích, đánh giá và giải quyết được những khó khăn, vướng mắc đặc thù của một công ty lâm nghiệp chuyên hoạt động về trồng rừng, khai thác rừng tại khu vực rừng ngập ngập phèn U Minh Hạ tỉnh Cà Mau góp phần bổ sung vào những điểm mà hiện nay các văn bản pháp luật chưa cụ thể hóa phù hợp cho việc CPH công ty có tính chất đặc thù như công ty TNNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ.
- 6 6. Kết cấu của luận văn Chương mở đầu Chương 1: Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về CPH DNNN Chương 2: Thực trạng về CPH DNNN tại Cà Mau và qua thực tiễn Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ; Chương 3: Giải pháp và kiến nghị; Tài liệu tham khảo;
- 7 Chương 1: Pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 1.1. Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và sự cần thiết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Luật Doanh nghiệp 2014 (do Quốc Hội khóa XIII thông qua vào ngày 26/11/2014), tại điều 4 khoản 8 đã nêu định nghĩa về DNNN như sau: “DNNN là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”. Đây là một định nghĩa khá đơn giản nhưng đàng sau nó là cả một quá trình phát triển tư duy pháp lý về loại hình doanh nghiệp đặc thù này. Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước (26/11/2003) đã định nghĩa: “ DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Điều đáng lưu ý là quy định về tỷ lệ vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp để được xem lả DNNN: mức độ đầu tư vốn ở đây được hiểu là nhà nước có thể sở hữu toàn bộ 100% vốn tại doanh nghiệp hoặc nhà nước chỉ cần có cổ phần, vốn góp chi phối tại doanh nghiệp. Khái niệm cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước tại doanh nghiệp được giải thích tại Khoản 5 Điều 3 Luật Doanh nghiệp nhà nước (26/11/2003) đó là “doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó”. Điều đáng ghi nhận ở Luật DNNN 2003 là đã đa dạng hóa các hình thức doanh nghiệp nhà nước dưới các dạng sau: Công ty nhà nước (nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ); Công ty cổ phần nhà nước (toàn bộ các cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn); Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên (do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ); Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên (trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn); Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước (cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó). Khi ban hành Luật Doanh nghiệp 2005 (29/11/2005), quan niệm về DNNN cơ bản dựa trên quy định của luật 2003; theo đó: “DNNN là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” (đ.4 k.22). Như vậy, việc tổ chức và
- 8 hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo các loại hình nêu trên phù hợp với các quy định về công ty nói chung và công ty cổ phần (được quy định từ Điều 77 đến Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2005). Trong thực tế, việc mở rộng ngoại vi của DNNN đến cả những doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên đã dẫn đến một số hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp này và do vậy, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Số lượng DNNN rất nhiều, nắm giữ nguồn lực rất lớn, song sự kiểm soát của nhà nước thông qua các cơ quan hữu quan (các bộ, ngành và cả tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước – gọi tắt là SCIC) thường không hiệu quả; dẫn đến thất thoát, lãng phí, tiêu cực; Chất lượng hoạt động của mô hình tổng công ty (trước gọi là tổng công ty 90 và 91) và tập đoàn kinh tế không hiệu quả. Những sự kiện xãy ra thời gian qua như Vinalines, Vinashines, và hiện này là hàng chục công ty hoạt động không hiệu quả, đóng cửa là những dẫn chứng rõ rệt nhất. Sự can thiệp của quá nhiều các cơ quan nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp gây nên nhiễu loạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông (trong trường hợp nhà nước giữ trên 50% vốn tại doanh nghiệp); thậm chí có khi có xung đột lợi ích dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động. Với quy định có tính chất thu hẹp số lượng DNNN như trong Luật Doanh nghiệp 2014 cho thấy DNNN hiện nay chỉ giới hạn trong một số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, công ích hoặc những doanh nghiệp có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế mà nhà nước cần giữ 100% vốn như vật liệu nổ công nghiệp; hóa chất độc; hệ thống truyền tải điện; cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia; khai thác một số lĩnh vực trong ngành hàng không; bưu chính công ích; xổ số kiến thiết; in đúc tiền; 1. Quan niệm này cho thấy có sự giảm dần các tiêu chí xác định DNNN. Việc hình thành một quan điểm khác trước về DNNN cho thấy có 02 gợi mở về cách thức tiếp cận vấn đềCPH DNNN: Một là, số lượng các DNNN sẽ thu hẹp đáng kể dựa trên cơ sở xác định tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ là 100% vốn điều lệ. Điều này góp phần giải tỏa 1 Xem Quyết định số 37/2014/QĐ-Ttg ngày 18/6/2014 ban hành tiêu chí, danh mục phân loại DNNN.
- 9 những vướng mắc từ phía cơ quan quản lý và nhà đầu tư khi quyết định CPH một DNNN cũng như quyết định đầu tư mua cổ phần của doanh nghiệp. Nói cách khác là nếu đầu tư mua cổ phần trong các doanh nghiệp mà, cuối cùng quyền quyết định vẫn thuộc về nhà nước và cơ sở của những quyết định đó không dựa trên chính lợi ích của bản thân doanh nghiệp mà có thể xuất phát từ những yêu cầu chính trị, xã hội khác nhau, thì chắc chắn các nhà đầu tư sẽ không hào hứng tham gia. Chừng nào chưa giải quyết vấn đề này, công cuộc CPH vẫn gặp khó khăn. Việc xác định DNNN là do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng mở ra khả năng tăng/giảm tỷ lệ vốn sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp. Hệ quả là có thể chuyển một công ty trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần thành DNNN (công ty TNHH một thành viên) hoặc ngược lại tùy theo yêu cầu và vị trí của doanh nghiệp đó đối với nền kinh tế. Hai là, Luật DN 2014 xây dựng một chương riêng điều chỉnh DNNN (chương IV, từ điều 88 đến điều 109). Song, chương này chủ yếu điều chỉnh về tổ chức quản lý trong doanh nghiệp và xác lập mối quan hệ giữa người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp với chủ sở hữu nhà nước. Trên khía cạnh quản trị doanh nghiệp, DNNN hiện nay được tổ chức theo hai mô hình của công ty TNHH một thành viên quy định tại Luật DN 20142; còn vấn đề quan hệ giữa công ty với chủ sở hữu được điều chỉnh bởi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (2014).3 Khả năng đặt DNNN vào một khuôn khổ pháp lý chung là Luật Doanh nghiệp có thể chỉ phù hợp về khía cạnh tổ chức quản lý; còn các vấn đề khác nhất là các quyết định liên quan đến đầu tư, kinh doanh, tài chính doanh nghiệp vẫn chịu sự chi phối của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, thông qua người đại diện vốn của chủ sở hữu (nhà nước) trực tiếp tại doanh nghiệp – vốn là những cán bộ được giao nhiệm vụ đại diện thông qua cơ chế bổ nhiệm. Điều này có thể dẫn đến sự chi phối sâu của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nhà nước) đối với việc tổ chức, hoạt động của DNNN4. Hệ quả là việc kéo dài tình trạng quản lý yếu kém nhiều năm qua – vốn là một trong những nguyên nhân đòi hỏi phải cải cách DNNN. Như vậy, cổ phần hóa DNNN có thể xem là một cơ hội để chuyển doanh nghiệp sau khi CPH sang khuôn khổ 2 Xem điều 78 Luật DN 2014. 3 Xem điều 91 khoản 2a Luật DN 2014. 4 Xem từ điều 40 đến điều 45 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (2014).
- 10 pháp lý chung, với những công cụ và phương thức điều chỉnh tổ chức, hoạt động giống như nhiều loại hình doanh nghiệp khác. Trong Tờ trình Chính Phủ của Bộ tài Chính (2016) về việc ban hành Nghị định mới về CPH thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP đã thừa nhận“quá trình CPH DNNN trong thời gian qua cho thấy việc đổi mới phương thức quản lý còn chưa rõ ràng (tỷ lệ cổ phần Nhà nước còn nắm giữ lớn ở nhiều doanh nghiệp); một số doanh nghiệp thuộc diện CPH có quy mô vừa và lớn, tình hình tài chính phức tạp, hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù nên thời gian tiến hành CPH kéo dài ; cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược còn bất cập Trong giai đoạn 2016-2020, quá trình tái cơ cấu DNNN trọng tâm là CPH tiếp tục được Đảng, Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt, đối tượng CPH tiếp tục được mở rộng tới các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước lớn đòi hỏi phải .gắn quá trình CPH với quá trình phát triển của thị trường chứng khoán và thu hút được các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần góp phần đổi mới quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp sau CPH. Bên cạnh đó, một số nội dung quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP cần được được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với một số văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực thi hành như: Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp .”5. Trong thực tế, không phải tất cả các DNNN sau khi CPH đều đạt kết quả tốt. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong thời gian qua, các DNNN sau CPH hầu hết đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập người lao động được nâng lên. Cụ thể, theo số liệu tổng hợp từ Bộ Tài chính, kết quả hoạt động năm 2015 của 350 doanh nghiệp sau CPH với trước khi CPH cho thấy, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp này tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân người lao động tăng 33%. Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn, lợi nhuận liên tục giảm, số nợ phải trả tăng như Tập đoàn Cao su Việt Nam (lợi nhuận giảm từ 5 Tờ trình Chính Phủ của Bộ tài Chính về việc ban hành Nghị Định thay thế NĐ 59/2011/NĐ-CP.
- 11 11.838 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 2.200 tỷ đồng năm 2015; công nợ phải trả năm 2015 là 21.220 tỷ đồng trên vốn điều lệ là 35.210 tỷ đồng)6. Tuy nhiên,xét theo diễn tiến các chủ trương và các quy định pháp luật, có thể nhận định CPH là một xu hướng tất yếu và là một thực tiễn không thể phủ nhận trong quá trình cải cách DNNN hiện nay. 1.2. Khái niệm cổ phần hóa và một số dữ liệu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: 1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa: Theo các nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp quy của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì khái niệm CPHDNNN đều được hiểu thống nhất là một biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần và doanh nghiệp được chuyển hình thức hoạt động từ loại hình doanh nghiệp nhà nước sang loại hình Công ty cổ phần. Trong CPH, tài sản của DNNN được bán lại cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm: các tổ chức kinh tế, xã hội, các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, giữ lại một tỷ lệ cổ phần cho nhà nước trong chính doanh nghiệp cổ phần đó. Như vậy hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ nhà nước duy nhất sang hỗn hợp, từ đây dẫn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức, quản lý cũng như phương thức hoạt động công ty. Doanh nhiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần, điều lệ và thể thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Qua CPH, doanh nghiệp nhà nước đã trở thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động; huy động thêm nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, hiệu quả; sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp được nâng lên. Thực tiễn khẳng định cổ phần hóa đã trở thành giải pháp quan trọng, chủ yếu để cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. CPH sẽ huy động được trí tuệ và vốn của xã hội vào doanh nghiệp, đồng thời sẽ tạo ra sức ép phải thành công. Sức ép hiệu quả ấy buộc doanh nghiệp phải chọn được nhân sự tốt, chọn được chiến lược kinh doanh đúng đắn, chọn 6Tái cơ cấu doanh nghiêp nhà nước: nhìn lại 6 năm (2011-2016) và những hướng đi tiếp theo – Trang tin điện tử Bộ Tài chính ngày 10/03/2017
- 12 được cách thức điều hành doanh nghiệp. Sức ép càng lớn thì những người đứng đầu doanh nghiệp càng buộc phải lựa chọn, sàng lọc để có bộ máy tốt nhất cho mình, nếu không chính bản thân họ cũng không thể tồn tại được. 1.2.2. Một số dữ liệu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam thời gian qua: CPH trở thành giải pháp hữu hiệu trong việc tái cơ cấu lại doanh nghiệp. Bằng việc CPH không chỉ đơn thuần giảm số DNNN mà để DNNN có bước tái cơ cấu quan trọng tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Thông qua việc xử lý tài chính công nợ, tài chính doanh nghiệp cũng được lành mạnh hơn. Cụ thể là đã xử lý hàng trăm tỷ đồng cho các khoản nợ khó đòi và tài sản thanh lý không cần dùng. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo báo cáo tổng hợp của Chính phủ trước Quốc hội vào ngày 6/11/2007 về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%; doanh thu bình quân tăng 23,6%; lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%; trên 90% số doanh nghiệp sau cổ phần hoạt động kinh doanh có lãi; nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%; thu nhập của người lao động bình quân tăng 12%.7 Theo tổng kết của UBND TP Hà Nội, giai đoạn 2011-2015, Thành phố đã thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa 71 doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND Thành phố, trong đó, có 56 doanh nghiệp cổ phần hóa, 15 đơn vị và doanh nghiệp sắp xếp khác. Qua giám sát tại một số đơn vị cho thấy, tại hầu hết các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đều có bước phát triển tốt hơn so với trước khi cổ phần hóa, doanh thu, lợi nhuận ròng tăng, hoạt động hiệu quả ý thức của người lao động tốt hơn, thu nhập của người lao động được nâng lên, đảm bảo được ổn định xã hội, có đơn vị đổi mới công tác quản trị, đổi mới công nghệ, năng động, chủ động hơn. Vai trò của người đại diện vốn chủ sở hữu được xác định rõ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty sau khi CPH.8 7CPH DNNN để xứng đáng với kỳ vọng - Tạp chí Tài chính ngày 23.1.2008 8Văn bản 5318/UBND-KT, ngày 13/9/2016 UBND TP Hà Nội về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.hanoi.gov.vn
- 13 Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả DNNN thuộc thành phố Hồ chí Minh giai đoạn 2001-2010 nhận định: Qua thực hiện chủ trương CPH các DNNN của thành phố đã từng bước hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có người lao động, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản Nhà nước và nguồn vốn xã hội được huy động để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, với cơ chế quản lý năng động, hiệu quả hơn (tập thể sở hữu vốn là người quyết định cao nhất thông qua Đại hội cổ đông, quyền hạn của Hội đồng Quản trị trong công tác điều hành giúp doanh nghiệp chủ động linh hoạt hơn trong điều chỉnh chiến lược, quy hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, phù hợp hoạt động theo cơ chế thị trường), phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động và cổ đông, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động (Trong tổng số các doanh nghiệp đã CPH tính đến thời điểm đăng ký kinh doanh lần đầu nhà nước nắm giữ bình quân 44,05% vốn; người lao động 21,42%; Tổ chức Công đoàn 0,06%; các cổ đông khác 34,46%). Tính đến thời điểm 31/12/ 2009, phần lớn các doanh nghiệp CPH đều có bước phát triển tích cực so với trước khi CPH, vốn điều lệ tăng bình quân 1,29 lần, tương đương 7.167 tỷ đồng; Doanh thu tăng 1.34 lần (41.194 tỷ/17.618 tỷ); nộp ngân sách tăng 1,35 lần (1.521 tỷ/647 tỷ); lợi nhận sau thuế tăng 3,12 lần (2.044 tỷ/496 tỷ); tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân: 28,53%. (Trong đó: 50% doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, từ 15% trở lên); tỷ lệ chia cổ tức bình quân 12,21%; thu nhập người lao động tăng bình quân 1,03 lần (3,867 triệu / 1,908 triệu đồng); số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ giảm (5% so 10%); nguồn vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng 21,55% góp phần giải quyết chế độ lao động dôi dư, bố trí hợp lý lực lượng lao động; lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp sau CPH.” 9 Có thể hiểu CPH là một phương thức để đổi mới doanh nghiệp. Vì vậy, có nhà kinh tế cho rằng, cần phải tính toán xem CPH như thế nào để ngân sách Nhà nước được lợi nhất và thị trường có thể hấp thu kịp. Đồng thời, cần phải 9Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau thực hiện cổ phần hóa; Ths. Nguyễn Duy Long - Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) – Tapchitaichinh.vn ngày 10/12/2016