Luận văn Pháp luật vể cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập và thực tiễn tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật vể cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập và thực tiễn tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_phap_luat_ve_co_phan_hoa_don_vi_su_nghiep_cong_lap.pdf
Nội dung text: Luận văn Pháp luật vể cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập và thực tiễn tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN HẢI TRIỀU PHÁP LUẬT VỂ CỔ PHẦN HÓA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ THỰC TIỄN TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƢỜNG BỘ NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận, tháng 6 năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN HẢI TRIỀU PHÁP LUẬT VỂ CỔ PHẦN HÓA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ THỰC TIỄN TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƢỜNG BỘ NINH THUẬN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã ngành: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ TRÍ HẢO Ninh Thuận, tháng 6 năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Pháp luật về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập và thực tiễn tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đƣờng bộ Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện. Số liệu trung thực, có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trước đây. Ninh Thuận, ngày tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Hải Triều
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT ABSTRACT MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn 6 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 7 6. Câu hỏi nghiên cứu 7 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 8 8. Kết cấu của luận văn 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CỔ PHẦN HÓA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 9 1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập 9 1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập 9 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập: 9 1.1.3. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập 10 1.2. Khái niệm cổ phần hóa và cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, bản chất quá trình cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập 10 1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa 10 1.2.2. Khái niệm cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập 11
- 1.2.3. Bản chất công tác cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập 11 1.3. Tính tất yếu khách quan và các tác động của cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập 11 1.3.1. Tính tất yếu khách quan của cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập 12 1.3.2. Các tác động của cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập 14 1.4. Nội dung pháp luật về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập 16 1.4.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 16 1.4.2. Điều kiện, trình tự và thủ tục chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần 17 1.4.3. Hình thức chuyển đổi, phương thức bán cổ phần, đối tượng và điều kiện mua cổ phần 19 1.4.4. Quy trình chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần 21 1.4.5. Xác định giá trị doanh nghiệp 21 1.4.6. Những phương pháp xây dựng giá trị doanh nghiệp và những điều kiện, ý nghĩa của việc xác định chính xác giá trị doanh nghiệp 22 1.5. Các nhân tố khác ảnh hƣởng đến cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập . 25 1.5.1. Nhân tố Quản lý Nhà nước của ngành chủ quản 25 1.5.2. Nhân tố Người lãnh đạo và nguồn lực sản xuất của đơn vị sự nghiệp công lập 28 1.5.3. Nhân tố môi trường kinh tế - xã hội 29 1.5.4. Nhân tố Trình độ phát triển của đời sống xã hội và quy mô của các đơn vị sự nghiệp công lập 30 1.5.5. Nhân tố đặc điểm ngành nghề của đơn vị sự nghiệp công lập 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: 32 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƢỜNG BỘ NINH THUẬN 33 2.1. Thực trạng pháp luật về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam hiện nay và những tồn tại, hạn chế, bất cập 33
- 2.1.1. Thực trạng 33 2.1.2. Những tồn tại, hạn chế, bất cập 34 2.2. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu cổ phần hóa Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đƣờng bộ Ninh Thuận 35 2.2.1. Quá trình hình thành chủ sở hữu của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận 35 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 36 - Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao. 37 2.3. Cơ sở thực hiện cổ phần hóa tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đƣờng bộ Ninh Thuận 38 2.3.1. Cơ sở pháp lý 38 2.3.2. Cơ sở kinh tế - thương mại 40 2.4. Thực trạng cổ phần hóa Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đƣờng bộ Ninh Thuận 45 2.4.1. Hình thức cổ phần hóa và ngành nghề kinh doanh dự kiến 45 2.4.2. Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ 45 2.4.3. Đối tượng mua cổ phần, chính sách bán cổ phần giá ưu đãi và việc phát hành cổ phần qua đấu giá 46 2.5. Trật tự quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đƣờng bộ Ninh Thuận 49 2.5.1. Tổ chức và quản lý điều hành 49 2.5.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đơn vị sau khi cổ phần hoá 51 2.5.3. Các giải pháp đề xuất sau khi cổ phần hoá 54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2: 57 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN TỪ
- THỰC TIỄN CỔ PHẦN HÓA TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƢỜNG BỘ TỈNH NINH THUẬN 58 3.1. Mục tiêu, quan điểm của chính quyền địa phƣơng về công tác cổ phần hoá đơn vị sự nghiệp công lập qua thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận 58 3.1.1. Mục tiêu 58 3.1.2. Quan điểm 59 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cổ phần hoá đơn vị sự nghiệp công lập 59 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 59 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật 62 3.3. Kiến nghị 64 3.3.1. Kiến nghị về pháp luật cổ phần hoá đơn vị sự nghiệp công lập 64 3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Giao thông vận tải và Cục Đăng kiểm Việt Nam 64 3.3.3. Kiến nghị đối với địa phương Ninh Thuận 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3: 66 KẾT LUẬN CHUNG 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPH Cổ phần hóa CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập HĐND Hội đồng nhân dân NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước XCGĐB Xe cơ giới đường bộ UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Các thiết bị chính trong dây chuyền kiểm định Bảng 2.2: Dự kiến ngành nghề kinh doanh sau CPH Bảng 2.3: Cơ cấu vốn điều lệ dự kiến sau CPH của đơn vị Bảng 2.4: Chi phí cổ phần hóa
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Biểu đồ phát triển của Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận Hình 2.3:Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam Hình 2.4: Biểu đồ tăng trưởng GRDP tỉnh Ninh Thuận từ năm 2015 - 2018 Hình 2.5: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng vận tải hàng khách và hàng hóa Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức dự kiến Công ty cổ phần Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận Hình 2.7: Biểu đồ lạm phát của Việt Nam từ năm 2008 - 2018
- TÓM TẮT Tiếp cận thực tế quy trình thực hiện cổ phần hoá tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận. Tác giả Luận văn nhận thấy quy định của pháp luật Việt Nam về cổ phần hoá các đơn vị sự nghiệp công lập còn sơ khai và bộc lộ nhiều thiếu sót hạn chế. Thông qua phương pháp phân tích luật, cùng với các phương pháp thống kê; tổng hợp định lượng, so sánh số liệu Tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ từ thực tiễn thực hiện công tác cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Ninh Thuận trong những năm qua để làm cơ sở đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cấp trên giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam. Từ khóa: Cổ phần hóa, Cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, Cổ phần hóa Trung tâm Đăng kiểm.
- ABSTRACT Through researching to the equitization process at Ninh Thuan Road Motor Vehicle Registration Center. The Author of this thesis finds that Vietnam's legal provisions on the equitization of public non-business units are still primitive and reveal many shortcomings. By law analysis methods, combined with statistical methods; quantitative synthesis; data comparison The Author wishes this thesis to make a small contribution to the practice of equitizing public non-business units in Ninh Thuan province in recent years as a basis for propose and request superior competent agencies to handle difficulties problems. Concurrently, The Author proposed supplementation, perfection and implementation of the law on equitization of public non-business units in Vietnam for better day after day. Keywords: Equitization; Equitization of public non-business units; Equitization at Road Motor Vehicle Registration Center.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Việt Nam chính thức được công nhận trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ ngày 11/01/2007, qua hơn 12 năm là thành viên chính thức của WTO chúng ta đã nắm bắt được những cơ hội để nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới đồng thời bên cạnh đó cũng gặp không ít những thách thức, khó khăn đối với nền kinh tế còn non kém, nhiều bất cập trong cơ chế quản lý hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã và đang chủ trương thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng một nền kinh tế tự chủ nhưng không tách rời xu thế toàn cầu hóa. Một trong những công việc quan trọng trong giai đoạn này là cổ phần hóa (CPH) các DNNN nói chung và CPH các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng, vấn đề đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN luôn là mối quan tâm của Đảng từ năm 1986 đến nay. Thực tiễn qua hơn 30 năm đổi mới và thực hiện chủ trương CPH đã khẳng định, CPH là quá trình đa dạng hóa sở hữu đối với DNNN nhằm thu hút các nguồn vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất từ các nhà đầu tư và người lao động, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhằm hiện đại hóa nền kinh tế. CPH ĐVSNCL nói riêng là quá trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, trên cơ sở cộng đồng cùng có trách nhiệm nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước. CPH ĐVSNCL về bản chất chính là xã hội hóa dịch vụ công, là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, là một nội dung cơ bản của mô hình quản lý công mới, đó là kiến tạo một “chính phủ nhỏ” quản lý một “xã hội lớn”, nhà nước dần trở thành người “lái thuyền” thay vì người “chèo thuyền” như trước đây.
- 2 CPH ĐVSNCL được hiểu là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của Nhân dân, của toàn xã hội vào hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về dịch vụ của Nhân dân, là việc xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện việc cung cấp dịch vụ công; đa dạng hoá các hình thức cung cấp dịch vụ, mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp Nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Đó là hoạt động nhằm mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội tham gia cùng với nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công đáp ứng các đòi hỏi của xã hội. Phá bỏ sự độc quyền, bao cấp của Nhà nước, nhờ đó một mặt sẽ giảm tải được gánh nặng cho các cơ quan công quyền, mặt khác huy động được các nguồn lực trong xã hội. CPH công tác đăng kiểm xe cơ giới ở nước ta là một bộ phận của CPH ĐVSNCL, là quá trình thu hút người dân và các tổ chức trong toàn xã hội tham gia vào công tác đăng kiểm vốn do nhà nước hoàn toàn đảm nhận trước đây. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 về việc chuyển ĐVSNCL thành CTCP và các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công. Cùng với sự gia tăng về số lượng các phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ, số lượng các vụ tai nạn giao thông liên quan tới ô tô, đặc biệt là đối với xe vận tải và xe khách, cũng sẽ tăng lên đáng kể, đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác kiểm định cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và đảm bảo các phương tiện an toàn khi tham gia giao thông. Tại Ninh Thuận, nếu như năm 2017 số lượng các phương tiện tham gia kiểm định chỉ đạt 13.870 phương tiện1 thì dự báo năm 2020 sẽ tăng lên gần 18.000 phương tiện và năm 2030 là 33.000 phương tiện. Với quy mô như hiện nay (01 dây chuyền kiểm định hỗn hợp) và việc đầu tư trang thiết bị chậm, thiếu đồng bộ do cơ chế tài chính hiện hành không cho phép đầu tư lĩnh vực này bằng nguồn ngân sách 1 Báo cáo công tác kiểm định năm 2017 của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận
- 3 sẽ dẫn tới tình trạng quá công suất kiểm định, Trung tâm đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận chắc chắn không thể đảm nhiệm tốt công tác đăng kiểm. Vì vậy, việc CPH công tác đăng kiểm ở Ninh Thuận là một yêu cầu cấp bách và khách quan nhằm thu hút nguồn lực khu vực tư tham gia vào công tác đăng kiểm, giảm tải được gánh nặng cho các cơ quan công quyền, tạo sự cạnh tranh phát triển, có nguồn lực để đầu tư phương tiện, máy móc để nâng cao số lượng và chất lượng đăng kiểm, đáp ứng nhu cầu kiểm định ngày càng cao, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết nêu trên và nhận thức về sự quan trọng và cần thiết của việc CPH ĐVSNCL, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập và thực tiễn tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đƣờng bộ Ninh Thuận” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Luật kinh tế của Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài khoa học, công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ liên quan đến vấn đề CPH nhằm phân tích những ưu điểm, hạn chế, bất cập của chính sách pháp luật từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về CPH. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, cụ thể như sau: - Nguyễn Thị Minh Phương: “Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các DN ở Việt Nam”. Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2018. Luận án đã đưa ra những phân tích góp phần vào việc tạo lập cơ sở khoa học để tiếp tục hoàn thiện cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các DN nói riêng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới. - Trịnh Văn Súy: “Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình CPH các DNNN ở Thanh Hóa”. Luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015. Luận án phân tích, làm rõ những vấn
- 4 đề kinh tế - xã hội nảy sinh gây tác động tiêu cực đến quá trình CPH DNNN tại tỉnh Thanh Hóa và các giải pháp xử lý có hiệu quả các vấn đề phát sinh nhằm đẩy nhanh tiến độ CPH và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN sau CPH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Lê Trọng Dũng: “Quản trị công ty tại DNNN sau khi CPH - Nghiên cứu điển hình tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016. Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học về quản trị công ty tại DNNN sau khi CPH để xác định những đặc điểm riêng biệt, phát hiện những điểm bất cập trong quá trình áp dụng nguyên tắc quản trị công ty theo quy định của pháp luật hiện hành và chuẩn mực quốc tế về quản trị công ty nhằm hoàn thiện, tìm giải pháp quản trị công ty hiệu quả tại DNNN sau khi CPH. - Bùi Quốc Anh: “Vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH và sau CPH các DNNN ở Việt Nam: Lấy ví dụ trong ngành Giao thông vận tải”. Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008. Luận án đã chỉ ra việc CPH DNNN ở Việt Nam còn tồn tại tư tưởng bao cấp, xu hướng tư nhân hóa, sự chậm chuyển đổi trong quản trị điều hành DN và những vấn đề xã hội nảy sinh. Nhận thức về CPH còn những vướng mắc, cơ chế chính sách còn bất cập, tính toán giá trị DN chưa đầy đủ dẫn đến thất thoát nguồn nhân lực và tài sản của Nhà nước Luận án đề xuất một số phương hướng, quan điểm đẩy nhanh CPH DNNN và hạn chế tiêu cực nảy sinh sau CPH. - Phan Phú Dũng: “Định giá DN nhằm phục vụ CPH tại công ty thương mại Quảng Nam Đà Nẵng”. Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, năm 2010. Luận văn đã hệ thống, trình bày, khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác xác định giá trị DN tại công ty thương mại Quảng Nam Đà Nẵng, trên cơ sở đó tiến hành định giá công ty nhằm phục vụ cho việc CPH DN. - Nguyễn Thị Ái Khuyên: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH tại thành phố Đà Nẵng”. Luận văn thạc sỹ kế toán, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, năm 2018. Luận văn đã nghiên cứu,
- 5 phân tích, xác định được tác động của các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN sau CPH; đề xuất, kiến nghị điều chỉnh chính sách và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát huy ưu thế, năng lực và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNN sau CPH ở Đà Nẵng hiện nay. - Cuốn sách về Cổ phần hóa DNNN những vấn đề lý luận và thực tiễn (PGS, TS. Lê Hồng Hạnh, NXB Chính trị Quốc gia, 2004). Trong cuốn sách, tác giả đề cập đến các khía cạnh đa dạng của DNNN như: DNNN ở các quốc gia và xu thế cải cách DNNN; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNN ở Việt Nam; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH DNNN và hoàn thiện nền tảng pháp lý cho CPH DNNN. - “CPH - Giải pháp quan trọng trong cải cách DNNN” (của Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, 2002). Cuốn sách đã đề cập nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyết tâm đổi mới DNNN thông qua CPH DNNN và đưa ra một số đánh giá quá trình CPH ở Việt Nam. - Trần Đình Cường: “Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong CPH ở Việt Nam”. Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2010. Luận án đã khẳng định cần thiết phải xác định giá trị DN, đưa ra những giải pháp xác định giá trị DN có cơ sở kế hoạch và phù hợp với điều kiện kinh tế ở Việt Nam và một số phương pháp xác định giá trị DN phổ biến trên thế giới phù hợp với Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận phương pháp xác định giá trị DN cũng như xác định tính chất ưu tiên khi lựa chọn phương pháp xác định giá trị DN. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, các bài báo, bài viết khác liên quan đến CPH DNNN của các nước và của các địa phương trên cả nước; nêu lên thực trạng, những ưu, khuyết điểm, hạn chế và sự cần thiết phải tái cơ cấu DNNN, làm rõ vai trò, tầm quan trọng của CPH DNNN. Tuy nhiên, bàn về vấn đề CPH ĐVSNCL, có khá ít đề tài và công trình nghiên cứu sâu về vấn đề này mà chỉ có
- 6 những bài báo hoặc các nhận định, kết luận của các chuyên gia, các lãnh đạo Bộ, ngành trong các cuộc họp, Hội thảo. Với đề tài luận văn này, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ từ thực tiễn thực hiện công tác CPH ĐVSNCL tại tỉnh Ninh Thuận trong những năm qua để làm cơ sở đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cấp trên giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về CPH các ĐVSNCL. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn - Mục đích: Tìm hiểu cơ sở lý luận pháp luật về CPH ĐVSNCL và thực tiễn việc CPH tại Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận, chỉ ra những mặt tồn tại, yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp phù hợp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về CPH các ĐVSNCL ở tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu về những vấn đề lý luận pháp luật về CPH; trên cơ sở đó nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về vai trò, chủ thể, nội dung của pháp luật về CPH các ĐVSNCL. + Nghiên cứu, đánh giá thực trạng của pháp luật về CPH tại tỉnh Ninh Thuận qua thực tiễn thực hiện tại Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận. Trong quá trình nghiên cứu chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về CPH ĐVSNCL trong thực tiễn. + Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp luật về CPH ĐVSNCL nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện pháp luật về CPH ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu:
- 7 Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là các quy định pháp luật về CPH ĐVSNCL hiện hành và đánh giá thực trạng pháp luật từ thực tiễn áp dụng tại Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực tiễn việc thực hiện pháp luật về CPH tại Việt Nasm qua thực tiễn Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận từ năm 2017 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận của phương pháp nghiên cứu kinh tế; Luận văn dựa vào các quy luật kinh tế và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phân tích và đề xuất. - Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Trong chương 1, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh luật nhằm khái quát tổng thể Pháp luật Việt Nam về CPH ĐVSNCL được quy định như thế nào Trong chương 2, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá thực trạng của pháp luật CPH ĐVSNCL được áp dụng tại thực tiễn địa phương Ninh Thuận Trong chương 3, tác giả đã sử dụng các phương pháp tìm lỗi, phương pháp so sánh hiệu quả để có những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về CPH. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Pháp luật về CPH ĐVSNCL được quy định như thế nào? - Thực trạng áp dụng pháp luật về CPH ĐVSNCL tại Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB tỉnh Ninh Thuận vướng mắc những vấn đề gì?
- 8 - Cần có giải pháp gì để bổ sung, hoàn thiện và thực thi pháp luật về CPH ĐVSNCL ngày càng tốt hơn? 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình bổ sung, hoàn thiện và thực hiện pháp luật về CPH, đặc biệt là các cơ quan, ĐVSNCL đang chuẩn bị quá trình CPH theo chỉ đạo của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đây là một đề tài nghiên cứu việc thực hiện một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước tại tỉnh Ninh Thuận nên luận văn có thể đóng góp một phần nhỏ vào công tác nghiên cứu, tham khảo cho các cơ quan chức năng liên quan tại tỉnh Ninh Thuận về vấn đề CPH các ĐVSNCL tại địa phương. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận + Mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn và kết cấu của luận văn. + Nội dung: gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận của pháp luật về CPH ĐVSNCL . Chương 2. Thực trạng pháp luật về CPH Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận. Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về CPH ĐVSNCL từ thực tiễn thực hiện tại Trung tâm Đăng kiểm XCGĐB Ninh Thuận. + Kết luận chung + Tài liệu tham khảo + Phụ lục
- 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CỔ PHẦN HÓA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ QLNN2. Trong quá trình hoạt động ĐVSNCL được Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí, được tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập: Các ĐVSNCL không chỉ đông đảo về số lượng. Mà còn đa dạng về loại hình, lĩnh vực hoạt động. Do vậy, việc phân loại ĐVSNCL rất phức tạp tùy theo tiêu chí phân loại. - Dưới góc độ quyền tự chủ kinh phí hoạt động, ĐVSNCL có hai loại3: + Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn; + Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn. Tiêu chí phân loại này không chỉ dựa trên khả năng tự chủ tài chính mà còn phụ thuộc vào mức độ tự chủ nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự. - Dưới góc độ khả năng đảm bảo chi thường xuyên, ĐVSNCL có bốn loại4: + Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; + Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; + Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; + Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. - Xét dưới góc độ địa vị pháp lý, ĐVSNCL có thể chia thành năm loại sau: + Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; + Đơn vị thuộc Tổng cục, Cục; 2 Điều 9 của Luật Viên chức (Luật số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội) 3 Luật Viên chức năm 2010 4 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL
- 10 + Đơn vị thuộc UBND cấp tỉnh; + Đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh; + Đơn vị thuộc UBND cấp huyện. 1.1.3. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập Qua khái niệm và phân loại như trên có thể thấy đặc điểm của ĐVSNCL bao gồm: - Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định; - Là bộ phận thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. - ĐVSNCL phải có tư cách pháp nhân. - ĐVSNCL có chức năng cung cấp một số loại dịch vụ công hay còn gọi là hàng hoá công cộng đặc biệt. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa ĐVSNCL và doanh nghiệp mang tính chất thương mại thuần tuý. - ĐVSNCL có thể do một cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm cơ quan chủ quản, nhưng ĐVSNCL không nhân danh quyền lực nhà nước, không thực hiện quyền lực nhà nước. - Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong ĐVSNCL. - ĐVSNCL được Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí, được tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. 1.2. Khái niệm cổ phần hóa và cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, bản chất quá trình cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa Cổ phần hóa là quá trình chuyển doanh nghiệp từ chủ sở hữu là Nhà nước sang hình thức chủ sở hữu nhiều thành phần đồng thời doanh nghiệp cũng chuyển hình thức hoạt động sang loại hình CTCP từ loại hình DNNN hoặc ĐVSNCL.
- 11 Nói một cách nôm na dễ hiểu thì cổ phần hoá là quá trình chuyển từ việc sở hữu của một pháp nhân từ một chủ sở hữu (do Nhà nước nắm giữ) sang trạng thái sở hữu do nhiều chủ sở hữu (cổ đông) nắm giữ. 1.2.2. Khái niệm cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập Cổ phần hóa ĐVSNCL là quá trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội cung cấp dịch vụ công nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước, từng bước nâng cao mức hưởng thụ về dịch vụ công của Nhân dân. 1.2.3. Bản chất công tác cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập - Xét về bản chất pháp lý: CPH ĐVSNCL là việc chuyển hóa đơn vị thuộc sở hữu của Nhà nước thành CTCP, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất thành sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản của đơn vị cho những người khác. - Xét về mặt hình thức: CPH ĐVSNCL là việc Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị vốn của mình trong đơn vị cho các tổ chức hoặc tư nhân hay cho cán bộ quản lý và người lao động của ĐVSNCL bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán đề hình thành các CTCP. - Xét về mặt thực chất: CPH ĐVSNCL chính là phương thức xã hội hóa sở hữu, chuyển hình thái cung cấp dịch vụ công với một chủ sở hữu là Nhà nước thành CTCP với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường nhằm huy động các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội tham gia cùng với Nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công, phá bỏ sự độc quyền, bao cấp của Nhà nước để một mặt sẽ giảm tải được gánh nặng cho các cơ quan công quyền, mặt khác khai thác được tối đa các nguồn lực trong xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu thụ hưởng dịch vụ của Nhân dân. 1.3. Tính tất yếu khách quan và các tác động của cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập
- 12 1.3.1. Tính tất yếu khách quan của cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập Ở Việt Nam, tính đến hiện nay cả nước có khoảng 58.000 ĐVSNCL (chưa bao gồm các tổ chức thuộc Quân đội, Công an); trong đó khối Chính phủ quản lý có 57.170 đơn vị với 2.425.665 người5. Các ĐVSNCL hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, trong đó đối với khối ĐVSNCL thuộc Chính phủ quản lý có: 41.310 đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo (chiếm 72,26%); 605 đơn vị sự nghiệp dạy nghề (chiếm 1,06%); 6.134 đơn vị sự nghiệp y tế (chiếm 10,73%); 454 đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ (chiếm 0,79%); 1.774 đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch (chiếm 3,1%; 654 đơn vị sự nghiêp báo chí, xuất bản (chiếm 14,14%); 6.239 đơn vị sự nghiệp khác (chiếm 10,92%)6. Về thực trạng thực hiện tự chủ tài chính trong khối ĐVSNCL do Chính phủ quản lý: Có 109 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (chiếm 0,19%); 1.878 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên (chiếm 3,33%); 12.841 đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (chiếm 22,78%); 41.539 đơn vị do NSNN đảm bảo toàn bộ (chiếm 73,70%)7. Theo số liệu của Bộ Tài chính thì tính đến năm 2018 mới chỉ CPH được trên 50 ĐVSNCL (chiếm khoảng 0,09%) số lượng ĐVSNCL trên cả nước8. Như vậy so với hiện trạng về số lượng các ĐVSNCL nêu trên thì số lượng các ĐVSNCL đã thực hiện chuyển đổi, CPH là rất ít. Việc đổi mới hệ thống, chuyển đổi các ĐVSNCL còn chậm so với lộ trình, tiến độ theo chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 5/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ 5 Báo cáo số 238-CV/BCSĐCP ngày 19/9/2017 của Ban cán sự Đảng Chính phủ về Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính và tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL 6 Báo cáo số 238-CV/BCSĐCP ngày 19/9/2017 của Ban cán sự Đảng Chính phủ về Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính và tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL 7 Báo cáo số 238-CV/BCSĐCP ngày 19/9/2017 của Ban cán sự Đảng Chính phủ về Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính và tổ chức lại hệ thống ĐVSNCL. 8 Theo số liệu tại Họp báo chuyên đề “Kết quả thoái vốn, cổ phần hóa DNNN 6 tháng đầu năm 2019; nội dung cơ bản chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 05/8/2019.