Luận văn Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

pdf 119 trang vuhoa 25/08/2022 7680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_chao_ban_co_phieu_ra_cong_chung_cua_ng.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ THANH TÂM PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Hà Nội - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ THANH TÂM PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy Hà Nội - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tôi xin chân thành cám ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả Vũ Thị Thanh Tâm
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3 4. Mục đích nghiên cứu 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 6. Những đóng góp mới của luận văn 5 7. Kết cấu luận văn 5 CHƢƠNG 1: NHƢ̃ NG VẤ N ĐỀ CƠ BẢ N VỀ CHÀ O BÁ N CỔ PHIẾ U RA CÔNG CHÚ NG CỦ A NGÂN HÀ NG THƢƠNG MAỊ CỔ PHẦ N 6 1.1 Khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần. 6 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần. 6 1.1.2 Phân loaị cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần 13 1.1.3 Khái niệm, đăc̣ điểm chào bá n cổ phiếu ra công chú ng của ngân hàng thương maị cổ phần. 17 1.2 Các hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần 20 1.2.1 Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). 22 1.2.2 Chào bán thêm cổ phần ra công chúng. 23 1.3 Nguyên tắc chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần. 25 1.4 Vai trò của chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần. 28
  5. 1.5 Nội dung của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần. 31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 35 2.1 Các chủ thể tham gia vào quan hệ chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam 35 2.1.1 Tổ chức phát hành – Ngân hàng thương mại cổ phần. 35 2.1.2 Nhà đầu tư. 40 2.1.3 Tổ chức trung gian. 44 2.1.4 Cơ quan quản lý nhà nước. 46 2.2 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần. 49 2.3 Trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. 58 2.3.1 Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng và thẩm định đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. 58 2.3.2 Công bố thông tin chào bán cổ phiếu ra công chúng. 69 2.3.3 Phân phối cổ phiếu. 70 2.4 Bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần. 72 2.5 Các vi phạm và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần 77 2.5.1 Các hành vi vi phạm 77 2.5.2 Hình thức xử lý vi phạm 81 2.6 Những vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam. 86 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 91
  6. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 92 3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam 92 3.1.1 Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 92 3.1.2 Yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường chứng khoán. 94 3.1.3 Khắc phục những bất cập của pháp luật chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần. 95 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở Việt Nam. 97 3.2.1 Về phương thức chào bán cổ phiếu ra công chúng 97 3.2.2 Về hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng 98 3.2.3 Cụ thể hóa nội dung thông tin công bố 99 3.2.4 Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư 101 3.2.5 Tăng thẩm quyền quản lý phát hành 103 3.2.6 Tăng mức xử phạt vi phạm đối với hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng. 105 KẾT LUẬN 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NĐT : Nhà đầu tư NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTƯ : Ngân hàng trung ương SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TCTD : Tổ chức tín dụng TTCK : Thị trường chứng khoán TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCKNN : Uỷ ban chứng khoán nhà nước
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường. Trong đó thị trường chứng khoán là công cụ đắc lực trong quá trình huy động vốn, sử dụng và luân chuyển vốn nhằm tạo cơ sở vững chắc và đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã khẳng định “ phát triển thị trường vốn, thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn qua ngân hàng và các công ty tài chính để đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng kinh tế - xã hội của đất nước ”. Khi thị trường chứng khoán bước đầu tạo lập ở Việt Nam, Đại hội Đảng IX cũng đã xác định: “ phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn trung và dài hạn. Tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán an toàn, hiệu quả”. Chào bán cổ phiếu là tiền đề tạo lập thị trường chứng khoán (tạo hàng hóa cho thị trường), tạo kênh huy động và phân bổ nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho sự phát triển kinh tế. Một trong những hàng hóa của thị trường chứng khoán là cổ phiếu của NHTMCP. Thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng NHTMCP có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn lớn với chi phí rẻ để mở rộng kinh doanh. Cùng với đó, nguồn vốn sẽ được điều tiết từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi hoạt động kém hiệu quả đến nơi hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời tạo khả năng tăng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế nước ta phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trước những vấn đề đặt ra trong quá trình mở cửa và hội nhập, các văn bản pháp luật hiện có đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của TTCK Việt Nam cũng như hoạt động chào bán cổ phiếu, tạo lập mối quan hệ với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Nhưng bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng và đặc biệt là chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP còn thiếu, nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thống nhất. Hiện tại, để nghiên 1
  9. cứu lĩnh vực này, chúng ta chỉ có thể tập trung vào một số văn bản pháp luật chung như Luật Chứng khoán, Nghị định số 58/2012/NĐ – CP của Chính phủ ngày 20/07/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định số 85/2010/NĐ - CP của Chính phủ ngày 02/08/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Thông tư 204/2012/TT – BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng, Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 Ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Quyết định số 787/2004/QĐ – NHNN ngày 24/06/2004 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Quy định tạm thời về việc Ngân hàng thương mại cổ phần đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng.Bên cạnh đó, các văn bản này còn không ít những bất cập, chồng chéo giữa pháp luật và thực tiễn áp dụng. Đó là bất cập về điều kiện thực hiện chào bán. Các quy định về điều kiện chào bán khá cụ thể nhưng không đầy đủ, chưa có cơ chế kiểm soát báo cáo tài chính của ngân hàng phát hành. Cùng với đó, thủ tục tiến hành chào bán còn phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khắt khe với thời gian dài gần hai tháng khiến các chủ thể tham gia IPO bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Như vậy, việc điều chỉnh pháp lý các hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao, chưa khuyến khích được các NHTMCP tăng tỉ lệ chào bán cổ phiếu ra công chúng. Hơn nữa trước xu hướng hội nhập kinh tế trong nước với kinh tế quốc tế cần xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất phù hợp với tình hình phát triển đất nước cũng như phù hợp với chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế, phát huy được vai trò tích cực của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung. Trước tình hình đó, tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn:“Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” để nghiên cứu. 2
  10. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng đã được xem xét trong một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ do UBCK và Bộ Tư pháp chủ trì. Những công trình nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận quan trọng cho sự vận hành và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, đề tài về chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng được nghiên cứu ở một số luận văn thạc sỹ ở các khía cạnh khác nhau. Ví dụ: đề tài “Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở Việt Nam – thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của Nguyễn Minh Hiếu năm 2008, đề tài “Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam” của Vũ Thị Minh Thu năm 2008, đề tài “Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng công ty cổ phần Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Minh Hằng năm 2010 .Bên cạnh các công trình lớn còn có các bài bình luận, nghiên cứu về vấn đề này ở một số báo và tạp chí: Nhà nước và pháp luật, Chứng khoán Việt Nam, Đầu tư chứng khoán, Tạp chí ngân hàng Tuy nhiên việc nghiên cứu hoạt động chào bán cổ phiếu ở khía cạnh chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP còn là đề tài kén người tham gia, số lượng công trình đi sâu vào nghiên cứu không nhiều. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn tình hình nghiên cứu, chúng ta cần có nhiều hơn nữa các công trình phân tích, tổng hợp về vấn đề này để nhằm hỗ trợ và phát triển hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài Xuất phát từ đề tài đã chọn, luận văn sẽ phân tích về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nhằm đưa ra những phương hướng và giải pháp nhất định. Chủ yếu luận văn phân tích các quy định pháp lý trong pháp luật Việt Nam được đề cập trong Luật Chứng khoán, Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn, thông tư, nghị định như Nghị định số 58/2012/NĐ – CP ngày 20/07/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của 3
  11. TCTDnước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, Nghị định số 85/2010/NĐ - CP ngày 02/08/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Quyết điṇ h số 20/2008/QĐ – NHNN ban hành ngày 4 tháng 7 năm 2008 về viêc̣ sử a đổi bổ sung môṭ số điều của Quy điṇ h về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệcủa Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân, Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31/08/2011 về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước,Thông tư số 204/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng và lấy thực tiễn làm cơ sở kiểm nghiệm. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP trên khía cạnh pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam. Bên cạnh việc xem xét định nghĩa, đặc điểm, bản chất và trình tự cơ bản để tiến hành chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP thì còn so sánh với cách thức áp dụng trong thực tế để thấy được tính khả thi và phù hợp của quy định pháp lý như thế nào. Trên cơ sở đó, đánh giá những vấn đề còn vướng mắc, những quy định pháp lý còn bất cập, đưa ra phương hướng hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, lấy quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phương diện thị trường vốn nói chung và phương diện TTCK nói riêng làm cơ sở lý luận. Bên cạnh đó, luận văn còn triệt để sử dụng phương pháp thống kế, phương pháp duy vật lịch sử để xem xét quá trình hình thành, phát triển một cách khách quan và sự vận động nội tại bên trong của TTCK, cụ thể đi sâu vào hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP. Phương pháp so sánh giữa quy định pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật để thấy được những vấn đề bất cập được sử dụng một cách triệt để. Cùng với đó là sự so sánh có phân tích với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, 4
  12. xem xét mô hình và học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn giải để làm sàn đỡ các nội dung nghiên cứu trong đề tài. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ thực trạng pháp luật hiện hành về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP, luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất quy định đặc thù nhằm giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể luận văn sẽ có những đóng góp mới sau đây: - Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng cơ chế riêng cho các vấn đề liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP. - Xác định những điểm đặc thù trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP so với chào bán chứng khoán ra công chúng của các chủ thể khác. - Nhận diện và trình bày những mô hình pháp lý áp dụng cho hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP. - Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, từ đó xác định những vướng mắc, khó khăn của việc áp dụng pháp luật. - Kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần. Chương 2: Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. 5
  13. CHƢƠNG 1:NHƢ̃ NG VẤ N ĐỀ CƠ BẢ N VỀ CHÀ O BÁ N CỔ PHIẾ U RA CÔNG CHÚ NG CỦ A NGÂN HÀ NG THƢƠNG MAỊ CỔ PHẦ N 1.1 Khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thƣơng mại cổ phần. 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần. Sư ̣ ra đời của cổ phiếu là một thành tựu to lớn đối với hoạt động kinh doanh và là cơ sở quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất . Có thể thấy rằng cổ phiếu gắn chăṭ với những phát minh lớn ở cuối thế kỉ XIX và trong suốt thế kỉ XX đầy sôi đôṇ g, cổ phiếu tiếp tuc̣ là cái phao nâng đỡ con tàu tiến bô ̣của loài người trên con đường tìm cái mới. Giáo sư Wolfran Engel trong tác phẩm“Thi ̣trườ ng chứ ng khoá n và công ty cổ phần” đa ̃ khẳng điṇ h “Không có sá ng k iến tìm ra cổ phần thì không thể nghi ̃ đến phá t triển . Cổ phần đã trở thà nh công cu ̣ để chuyển moị dà nh duṃ trong tầng lớ p dân cư và o đầu tư sản xuất . Cổ phần taọ điều kiêṇ tá ch bac̣ h chứ c năng của nhà kinh doanh vớ i chứ c năng của nhà cấp vốn . Môṭ ngườ i có tà i kinh doanh có thể trở thà nh nhà kinh doanh kể cả khi anh ta không già u”. Cổ phiếu là môṭ trong các loaị chứ ng khoán cơ bản , gắn chăṭ với sư ̣ ra đời và phát triển của công ty cổ phần. Trên thế giới có rất nhiều cách hiểu về cổ phiếu: _ Theo Francis Lemenier trong cuốn “Nguyên lý thưc̣ hà nh luâṭ thương maị , luâṭ kinh doanh” về Luâṭ Pháp thì cổ phiếu là chứ ng thư xác nhâṇ quyền sở hữu môṭ tài sản nhất đ ịnh nên được coi là tài sản thực sự . Cổ phiếu tồn taị dưới daṇ g chứ ng thư , có mệnh giá , thời haṇ hiêụ lưc̣ ít ra bằng thời haṇ tồn taị của doanh nghiêp̣ ghi trong điều lê.̣ _ Theo Luật Chứng khoán Cộng hòa Belarus ngày 12 tháng 3 năm 1992thì: “Cổ phiếu là một chứng khoán, chứng nhận quyền của người sở hữu đối với phần tiền đóng góp trong tài sản của công ty, cho phép người này nhận phần chia lợi nhuận của công ty là cổ tức và tham gia quản lý công ty”. _ Theo Luâṭ Chứ ng khoán Việt Nam năm 2006, cổ phiếu là loaị chứ ng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. 6
  14. _ Theo Điều 85 Luâṭ Doanh nghiêp̣ 2005: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần; d)Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; đ) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên; e) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần; g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty; h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu; i) Các nội dung khác theo quy định tại các điều 81, 82 và 83 của Luật này đốivới cổ phiếu của cổ phần ưu đãi. Như vậy có thể thấy cổ phiếu tồn taị dưới dạng xác định được như chứng chỉ, bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng:“Ngân hàng thương mại cổ phần làngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần”. Vậy nên trong luận văn này cổ phiếu của NHTMCP sẽ được nghiên cứu dưới góc độ cổ phiếu của công ty cổ phần tuy nhiên vẫn có những đặc điểm riêng biệt của NHTMCP. Theo Khoản 4 Điều 2 Quyết điṇ h số 1122/2001/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 4 tháng 9 năm 2001 Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều 7
  15. lệcủa Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân và Quyết điṇ h số 20/2008/QĐ – NHNN ban hành ngày 4 tháng 7 năm 2008 về viêc̣ sử a đổi bổ sung môṭ số điều của Quy điṇ h về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệcủa Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân thì: “Cổ phiếu là chứng chỉ do Ngân hàng thương mại cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần đó. Cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần có thể có ghi tên và không ghi tên theo qui định của Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần”. Điều lê ̣của các NHTMCP cũng thống nhất vớ i quy điṇ h này , cụ thể như Điều lệ NHTMCP Techcombank, tại Mục 1 Điều 1 Điểm o:“Cổ phiếu là chứ ng chỉ do ngân hàng phát hành hoăc̣ bút toán ghi sổ xác nhâṇ quyền sở hữu môṭ hoăc̣ môṭ số cổ phần của ngân hàng . Cổ phiếu của ngân hàng có thể g hi tên hoăc̣ không ghi tên”; Điều lệ NHTMCP Nam Viêṭ cũng quy điṇ h : “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của Ngân hàng phát hành, là chứng chỉ do Ngân hàng phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của Ngân hàng. Cổ phiếu của Ngân hàng có thể là cổ phiếu ghi tên hay cổ phiếu không ghi tên theo quy định” – Điểm n Khoản 1 Điều 1; Điều lệ NHTMCP Vietcombank:“Cổ phiếu là chứ ng chỉ hoăc̣ bút toán ghi sổ của ngân hàng phát hành xác nhâṇ quyền sở hữu môṭ hoăc̣ môṭ số cổ phần của ngân hàng” – Điểm r Khoản 1 Điều 1. Điều 18 Quyết điṇ h số 1122/2001/QĐ – NHNN quy điṇ h nôị dung chủ yếu của cổ phiếu NHTMCP tương tự như quy định về cổ phiếu của công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp: a) Tên, trụ sở chính của Ngân hàng thương mại cổ phần; b) Số và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động; c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần; d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; e) Tên cổ đông (đối với cổ phiếu có ghi tên); f) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu; 8
  16. g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của Ngân hàng thương mại cổ phần; h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông và ngày phát hành cổ phiếu; i) Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi biểu quyết ngoài những yếu tố trên còn phải ghi rõ mức được biểu quyết theo qui định tại Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần. Vậy cổ phiếu của NHTMCP là loại cổ phiếu do NHTMCP phát hành, có những đặc điểm khác biệt so với cổ phiếu của các công ty cổ phần khác và khác biệt với các loại giấy tờ có giá khác do NHTMCP phát hành. Theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng thì giấy tờ có giá do TCTD phát hành gồm giấy tờ có giá ngắn hạn (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác), giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác), giấy tờ có giá ghi danh và giấy tờ có giá vô danh. Sau đây, ta sẽ xem xét sơ lược sự khác biệt của các loại giấy tờ có giá này với cổ phiếu do NHTMCP phát hành. - Về cổ phiếu: Là một chứng thư xác nhận quyền sở hữu trong ngân hàng và cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong NHTMCP. Cổ phiếu là giấy biên nhận số vốn cổ phần nên thuộc chứng khoán vốn.Cổ phần là phần vốn góp kinh doanh có tính chất lời ăn lỗ chịu nên không có kỳ hạn.Người mua cổ phiếu là cổ đông được sở hữu một phần tài sản của NHCP theo tỷ lệ góp.Người mua cổ phiếu không được rút vốn trở lại.Người mua cổ phiếu có quyền đầu phiếu (trừ khi mua cổ phiếu ưu đãi). - Về trái phiếu: Trái phiếu là giấy biên nhận số nợ ngân hàng vay nên thuộc chứng khoán nợ. Trái phiếu có kỳ hạn, dù ngân hàng thua lỗ họ vẫn trả lãi cho người mua trái phiếu. Người mua trái phiếu chỉ là chủ nợ ngân hàng. Người mua trái phiếu được hoàn vốn 9
  17. trở lại khi đến hạn. Người mua trái phiếu không có quyền đầu phiếu.Lợi tức trái phiếu cố định không phụ thuộc vào mức thu nhập của ngân hàng. - Về tín phiếu: Tín phiếu là một loại “trái phiếu ngắn hạn” do NHNN phát hành, khác nhau về thời gian có giá trị tối đa là 364 ngày. Theo qui định, tín phiếu có thời hạn dưới 12 tháng, còn thời hạn của trái phiếu là trên 12 tháng. Về nguyên tắc, tín phiếu do các ngân hàng thương mại tự nguyện mua, trên cơ sở tính toán nguồn vốn của mình và có thời hạn dưới 12 tháng. Trường hợp cần thiết, ngân hàng thương mại có thể bán lại tín phiếu cho NHNN để lấy tiền về. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết NHNN “bắt buộc” các ngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu để điều chỉnh chính sách tiền tệ, như tháng 02/2008. - Về kỳ phiếu: Là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác, trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện và ghi rõ tên người thụ hưởng. Nếu xét về bản chất kỳ phiếu là một loại trái phiếu ngắn hạn với thời gian đáo hạn là khoảng dưới 1 năm.Kỳ phiếu (và hối phiếu) dùng thanh toán cho các bên xuất nhập khẩu. Sau đây sẽ nghiên cứu về đặc điểm của cổ phiếu NHTMCP và trên cơ sở đó thấy rõ được những đặc thù của loại hình chứng khoán này. Thứ nhất, cổ phiếu của NHTMCP là môṭ trong nhiều loaị loaị cổ phiếu đang lưu thông trên TTCK nên về cơ bản nó se ̃ có những các đăc̣ điểm của cổ phiếu nói chung như: _ Cổ phiếu là chứ ng khoán vốn: Chứ ng khoán vốn là chứ ng thư xác nhâṇ sư ̣ góp vốn và quyền sở hữu phần vốn góp, các quyền lợi hợp phá p khác đối với ngân hàng phát hành . Đây đươc̣ xem là loại tài s ản theo đó chủ sở hữu n ắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông của ngân hàng, có quyền quyết định đối với hoạt động của ngân hàng . Tỉ lệ phần quyền do tỉ 10
  18. lê ̣lươṇ g cổ ph iếu nắm giữ quyết điṇ h. Khác với chứng khoán nợ là trái phiếu , với cổ phiếu chủ sở hữu se ̃ có tư cách chủ thể góp vốn , đươc̣ hưởng lơị tứ c (cổ tứ c) từ kết quả hoaṭ đôṇ g kinh doanh. Mỗi loaị cổ phiếu có mêṇ h giá nhất điṇ h. _ Cổ phiếu có tính sinh lơị : Lơị nhuâṇ là muc̣ đích đầu tiên mà các nhà đầu tư hướng tới khi tham gia vào hoạt động kinh doanh . Bản thân cổ phiếu cũng đem lại cho nhà đầu tư nhiều khoản lợi nhu ận thông qua các phương t hứ c: cổ (dividends), lơị nhuâṇ từ laĩ vốn (capital gain) và lợi ích về thuế (tax benefits). Cổ tứ c là khoản lơị nhuâṇ ròng đươc̣ trả cho mỗi cổ ph ần bằng tiền măṭ hoăc̣ bằng tài sản khác từ nguồn lơị nhuâṇ còn laị của cô ng ty sau khi đa ̃ thưc̣ hiê ̣n nghiã vụ về tài chính (Điều 4.1, Luâṭ Doanh nghiêp̣ 2005). Trên cơ sở hai lý thuyết : lý thuyết ổn điṇ h cổ tứ c và lý thuyết thăṇ g dư cổ tứ c đánh giá quan hê ̣phân phối lơị nhuâṇ giữ laị tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông , người ta chia chính sách trả cổ tứ c thành môṭ số loaị sau : có thể trả với mức cổ tức ổn định tính trên mỗi cổ phần; trả cổ tức định kì theo mức thấp kèm theo một khoản tăng thêm vào cuố i năm hoăc̣ theo đuổi môṭ hê ̣số trả cổ tứ c muc̣ tiêu (duy trì tỉ lê ̣phần trăm điṇ h sẵn giữa phần trả cổ tứ c và thu nhâp̣ mỗi cổ phần ) [19,tr.175]. Cổ tứ c có thể đươc̣ trả bằng tiền măṭ , bằng chính cổ phần của tổ chứ c p hát hành hoặc bằng tài sản của công ty . Mứ c trả cổ tứ c cu ̣thể còn phu ̣thuôc̣ vào loaị hình cổ phiếu, mứ c đô ̣ưu tiên chi trả. _ Cổ phiếu có tính thanh khoản: Ngoại trừ một số loại cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng the o Luâṭ Doanh nghiêp̣ 2005 thì các cổ phiếu trên TTCK đều có khả năng chuyển nhượng cao . Cổ phiếu đươc̣ biết đến là hàng hoá có tính thanh khoản cao , nghĩa là có khả năng tự do chuyển đổi thành tiền măṭ . Khả năng này còn phụ thuôc̣ vào khoảng thời gian và chi phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị tài sản đó . Các nhà đầu tư có thể mua bán trao tay nhanh chóng nhờ vào hệ thống môi giới trên TTCK hoăc̣ trưc̣ tiếp đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ khi thi ̣trường có nhiều chuyển biến. Thị trường giá lên (bull market) là TTCK mà giá các loại chứng khoán (chủ yếu là cổ phiếu) tăng nhanh hơn mứ c bình quân trong lic̣ h sử của chúng , trong môṭ thờ i 11
  19. gian tương đối dài với lươṇ g mua bán tương đối lớn . Đây là thời điểm mà các nhà đầu tư thường bán cổ phiếu . Thị trường giá xuống (bear market) là thị trường mà chứ ng khoán giảm đôṭ ngôṭ , liên tuc̣ kéo dài có sư ̣ giảm g iá ít nhất 20% của các chỉ số chứ ng khoán chính từ mốc giá cao nhất trong thời gian ít nhất hai tháng . Đối với các nhà đầu cơ mà nói đây là cơ hội để kiếm lãi bằng việc vay cổ phần bán theo giá trị hiện hành và chờ đến lúc giá xuống mua cổ phần hoàn trả để hưởng phần chênh lêc̣ h [39, tr.8]. Nhìn chung để thu được lợi nhuận nhà đầu tư phải có sự nghiên cứu , đánh giá nhaỵ bén chu trình phát triển của thi ̣trường , xem xét tiềm năng và c ơ hôị tăng trưởng của mỗi loaị cổ phiếu . Điều này đòi hỏi nguồn thông tin trên thi ̣trường phải minh bac̣ h, chính xác và kip thời. _ Cổ phiếu có tính rủi ro: Là loại chứng khoán có khả năng sinh lợi cao nên tính rủi ro của c ổ phiếu cũng khá lớn. Điều này phản ánh mối quan hê ̣giữa lơị tứ c và rủi ro hay sư ̣ cân bằng về lơị tứ c – người ta se ̃ không chiụ rủi ro tăng thêm trừ khi kì voṇ g bù đắp bằng lơị tứ c tăng lên. Giá tri ̣của cổ phiếu chiụ sự tác động của yếu tố rủi ro bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống . Đó có thể là tình hình laṃ phát của nền kinh tế, sư ̣ thay đổi tỉ giá hối đoái, lãi suất, biến đôṇ g tình hình tài chính của tổ chứ c kinh doanh Vốn là loaị chứ ng khoán thông duṇ g trên TTCK nên cổ phiếu rất nhaỵ cảm với yếu tố rủi ro . Sau môṭ đêm cổ phiếu trên sàn có thể đaṭ mứ c cưc̣ đỉnh hoăc̣ rớt giá thảm haị tuỳ vào biến đôṇ g của thi ̣trường. Tuy nhiên vì chủ thể phát hành của cổ phiếu là NHTMCP – môṭ điṇ h chế tài chính đặc thù của nền kinh tế nên cổ phiếu của NHTMCP có thêm đặc điểm riêng là“không được sử dụng để cầm cố tại chính Ngân hàng thương mại cổ phần phát hành cổ phiếu đó” – Điều 17 Quyết điṇ h số 1122/2001/QĐ – NHNN của NHNN ban hành ngày 4 tháng 9 năm 2001 Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệcủa Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân. Điều này cũng được ghi nhận trong điề u lê ̣các NHTMCP như ngân hàng Techcombank taị Khoản 8 Điều 21, ngân hàng Nam Viêṭ taị Khoản 8 Điều 28. Bởi vì cầm cố là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố. Do đó, 12