Luận văn Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam

pdf 93 trang vuhoa 25/08/2022 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_ve_bao_hiem_tin_dung_xuat_khau_o_viet_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ BÍCH HUỆ PH¸P LUËT VÒ B¶O HIÓM TÝN DôNG XUÊT KHÈU ë VIÖT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Thƣơng Huyền Hà Nội - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Lê Thị Bích Huệ
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, đã tận tâm hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành bản Luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy lớp Cao học khóa 16 chuyên ngành Luật Kinh tế, trang bị cho chúng tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm và tài liệu nghiên cứu để hoàn thành bản Luận văn này. Nhân đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn vô hạn tới Bố, Mẹ, các anh chị em trong gia đình, người thân yêu và bạn bè của tôi, trân trọng cảm ơn Lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệp ở Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo nhiều điều kiện và giúp đỡ nhiều ý kiến quý báu trong suốt thời gian theo học lớp Cao học và hoàn thành bản Luận văn này. Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2014 Học viên Lê Thị Bích Huệ
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦ U 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 6 1.1. Lịch sử phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 6 1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 7 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 7 1.2.2. Đặc điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 10 1.2.3. Phân loại bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 11 1.3. Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 14 1.4. Các loại rủi ro bảo hiểm 14 1.5. Nguyên tắc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 15 1.5.1. Các nguyên tắc cơ bản 15 1.5.2. Các nguyên tắc riêng 17 1.6. Mô hình hoạt động của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 20 1.6.1. Mô hình của chính phủ 20 1.6.2. Mô hình của các doanh nghiệp tư nhân được đảm bảo bởi chính phủ 21 1.6.3. Ngân hàng xuất nhập khẩu 22 1.6.4. Đặc điểm các mô hình hoạt động của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 22 1.7. Sự khác biệt của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm thƣơng mại 25 1.8. Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 27 1.8.1. Khái niệm pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 27 1.8.2. Cấu trúc pháp luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM 31 2.1. Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam 31 2.2. Thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam 37
  5. 2.2.1. Thực trạng quy định về doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 38 2.2.2. Thực trạng quy định về hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 50 Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUÂT KHẨU Ở VIỆT NAM 62 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam 62 3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam 65 3.3. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam 67 3.3.1. Về mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 67 3.3.2. Về phân phối sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu qua đại lý bảo hiểm 70 3.3.3. Về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 71 3.3.4. Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 72 3.3.5. Về phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 72 3.3.6. Về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 75 KẾT LUẬN CHUNG 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự năm 2005 KDBH: Kinh doanh bảo hiểm Luật KDBH: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 TDXK: Tín dụng xuất khẩu
  7. MỞ ĐẦ U 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động xuất khẩu không chỉ đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế mà còn góp phần cải tạo môi trường văn hóa xã hội của một quốc gia thông qua tạo ra việc làm cho rất nhiều lao động, làm giảm tệ nạn xã hội, duy trì và bảo vệ nền văn hóa dân tộc Chính vì thế các quốc gia luôn sử dụng các chính sách hỗ trợ tích cực để phát triển hoạt động xuất khẩu của mình. Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là tất yếu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của chúng ta đang phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, kể từ khi gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), rất nhiều chính sách trợ cấp xuất khẩu trước đây thường được áp dụng của Việt Nam nay đã không còn phù hợp với những cam kết gia nhập nên không còn được thực hiện nữa. Để có thể vừa bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu khi tham gia thương mại quốc tế và không làm trái với các quy định của WTO, Chính phủ đang từng bước nghiên cứu ,tham khảo các cơ chế, biện pháp hỗ trợ xuất khẩu được WTO công nhận để áp dụng cho Việt Nam. Một trong các biện pháp đó là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một biện pháp được sử dụng rộng rãi trên thế giới để hỗ trợ xuất khẩu và phòng ngừa các rủi ro thanh toán cho nhà xuất khẩu. Nó cũng là một công cụ tài trợ thương mại được WTO công nhận. Với lịch sử hơn 100 năm phát triển, xuất hiện đầu tiên ở các nước châu Âu đầu thế kỷ trước, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã mở rộng nhanh chóng tại các nước phát triển đặc biệt sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Cùng với sự phát triển kinh tế và thương mại quốc tế, rất nhiều 1
  8. nước đang phát triển đã bắt đầu áp dụng hoạt động này thông qua việc hình thành các cơ quan bảo hiểm tín dụng từ những năm 1960. Cho đến nay, hoạt động này đã trở thành một phương tiện hỗ trợ xuất khẩu quan trọng nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính trong đó có bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (điểm i khoản 2 Điều 7). Ngày 05/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2011/QĐ- TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn 2011 – 2013 với mục tiêu đạt tối đa 3% kim ngạch xuất khẩu được bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp biết đến bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa nhiều. Có thể nói, hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động xuất khẩu. Trong khi đó, hành lang pháp lý là nhân tố vĩ mô ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, do đó, việc nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm thúc đẩy và phát huy vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay mới chỉ được đề cập dưới dạng các bài viết được đăng tải rải rác trên các tạp chí như bài “Có cần thiết thành lập một tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hay không?” đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số 3 (2005), tr. 57 – 60. Trong bài viết này, tác giả Đỗ Quốc Hưng đã tổng 2
  9. kết các mô hình hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới, nêu lên sự cần thiết thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và những điều cần lưu ý khi thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam; hoặc dưới hình thức các ý kiến tản mạn của các chuyên gia, các đại diện của cơ quan quản lý nhà nước trong các cuộc trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí như cuộc phỏng vấn ông Trịnh Thanh Hoan – Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm, Bộ Tài chính về chương trình thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn 2011 – 2013 đăng trên Tạp chí Tài chính Điện tử số 92 ngày 15/2/2011 của Minh Hiếu (Minh Hiếu: “Phỏng vấn ông Trịnh Thanh Hoan với chuyên mục: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam – những điều cần biết, Theo đó, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một loại hình của bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính – thuộc nghiệp vụ kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Cuộc phỏng vấn cũng đề cập tới các điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm được lựa chọn triển khai bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Vì vậy, đề tài “Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam” là một đề tài độc lập và không trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu từ trước đến nay. Tuy nhiên, tác giả luôn có ý thức kế thừa, học hỏi những kết quả mà các công trình khoa học, các bài viết và các ý kiến của các chuyên gia có liên quan đến đề tài trong quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ những cơ sở lý luận của pháp luật về bảo hiểm tín dụng; đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để từ đó đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ sau đây: 3
  10. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và pháp luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. - Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. - Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, các quy định pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Về phạm vi nghiên cứu đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mà không đề cập sâu tới thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp được luận văn sử dụng để nghiên cứu là các phương pháp phổ biến để nghiên cứu luật học đặt trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đó là: Phương pháp phân tích và so sánh luật, phương pháp diễn dịch và phương pháp tổng hợp. Bên cạnh đó, luận văn khai thác tài liệu sẵn có là các bài viết, các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trong những lĩnh vực có liên quan đến đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và pháp luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. - Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay. 4
  11. - Đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu , kết luâṇ các chương, kết luận chung và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương như sau: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam Chƣơng 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam 5
  12. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 1.1. Lịch sử phát triển bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Vào giữa thế kỷ 18, hoạt động bảo hiểm TDXK sơ khai được hình thành tại châu Âu. Ban đầu, nó có nguồn gốc từ hoạt động bảo hiểm cho các rủi ro tín dụng nội địa ở Pháp, Đức và Thụy Sĩ. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ 18, bước ngoặt đầu tiên đánh dấu cho sự ra đời của hoạt động này là yêu cầu bảo hiểm của một thương nhân Anh xuất khẩu hàng hóa đến Úc. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với mục tiêu phát triển và bảo vệ các nguồn lợi từ nước ngoài, kích thích nguồn lao động trong nước thông qua việc mở rộng xuất khẩu, rất nhiều nước châu Âu đã bắt đầu hỗ trợ chính thức cho việc hình thành các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK. Hoạt động bảo hiểm TDXK có sự hỗ trợ của chính phủ đầu tiên xuất hiện năm 1919, khi chính phủ Anh thành lập Cục bảo lãnh TDXK ECGD để khuyến khích các thương nhân Anh xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc. Để xúc tiến hoạt động xuất khẩu, chính phủ Đức đã xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo hiểm TDXK năm 1962 và giao hoạt động này cho doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân Hermes thực hiện. Pháp cũng hình thành doanh nghiệp bảo hiểm ngoại thương Pháp (COFACE) chuyên các giao dịch bảo hiểm TDXK và hiện nay, COFACE đã trở thành một trong các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK lớn nhất thế giới [26]. Sau hơn 100 năm phát triển, hoạt động bảo hiểm TDXK đã được công nhận trên toàn thế giới như một công cụ tài chính hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các quốc gia. Gần 43 nước và vùng lãnh thổ đã thành lập các 6
  13. doanh nghiệp bảo hiểm TDXK, đặc biệt các doanh nghiệp này hầu hết đều nhận được hỗ trợ hoàn toàn bởi chính phủ các nước. Phạm vi của hoạt động bảo hiểm TDXK ngày càng được mở rộng, rất nhiều hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trên thế giới đã được bảo hiểm, điều đó góp phần hỗ trợ sự phát triển của nhiều ngành tại nhiều quốc gia [42, tr. 280]. Bảo hiểm TDXK đầu tiên vẫn được điều hành bởi chính phủ. Đến thập kỷ 90, khi các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK đã có đủ kinh nghiệm và thị trường bảo hiểm TDXK đã có bước phát triển đáng kể thì xu hướng tư nhân hóa và thương mại hóa hoạt động bảo hiểm TDXK ở các quốc gia phát triển đã tăng rất nhanh. Bảo hiểm tín dụng thương mại đã dần trở thành khuynh hướng chủ đạo của toàn bộ hệ thống bảo hiểm TDXK. Bảo hiểm tín dụng định hướng chính sách chủ yếu bảo hiểm cho các rủi ro mà bảo hiểm thương mại không có khả năng và không bảo hiểm. Hoạt động này có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng xuất khẩu và sẽ giữ vai trò không thể thay thế trong tương lai [42,tr. 281]. 1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 1.2.1. Khái niệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Căn cứ vào bản thân tên gọi của mình, bảo hiểm TDXK liên quan đến ba lĩnh vực là xuất khẩu, tín dụng và bảo hiểm. Do đó, hoạt động bảo hiểm TDXK có đặc thù về mục tiêu, đối tượng và phương thức hoạt động của cả ba lĩnh vực này. Tín dụng là mối quan hệ kinh tế phát sinh trong điều kiện sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ dưới dạng hàng hóa với hình thức là thanh toán trả chậm hoặc các khoản vay và các khoản giá trị này sẽ được thanh toán sau. Tín dụng ra đời cùng với sự ra đời của hàng hóa và sở hữu cá nhân. Với điều kiện kinh tế và xã hội phát triển, một số người có nhiều tiền dư thừa trong khi những người khác không có tiền để phục vụ cho các nhu 7
  14. cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh này, tín dụng đã được ra đời. Chức năng lưu thông của tiền tệ tách biệt việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán [45, tr. 89]. Khác với tín dụng, bảo hiểm tín dụng xuất hiện rất lâu kể từ khi hệ thống tín dụng được hình thành và phát triển. Nhất là sau cuộc khủng hoảng tín dụng xuất hiện, rất nhiều khoản tín dụng không được thanh toán. Do đó, việc xây dựng một hệ thống kinh tế để bồi thường những tổn thất cho các chủ nợ là cần thiết. Trên cơ sở này, bảo hiểm tín dụng trở thành một chính sách bảo hiểm gắn với từng khoản vay cụ thể hoặc một loạt các khoản tín dụng nhằm mục đích bồi hoàn lại một phần hoặc tất cả tổn thất của chủ nợ, khi có những rủi ro xảy ra cho khách nợ như bệnh tật, mất mát hoặc thất nghiệp. Tín dụng xuất hiện trước hết ở trong các quốc gia trong khi bảo hiểm tín dụng xuất hiện cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, hoạt động tín dụng toàn cầu trở thành hoạt động vô cùng cần thiết và là mối quan tâm của tất cả các bên liên quan trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Bảo hiểm TDXK (Export Credit Insurance – ECI) là hình thức bảo hiểm phi lợi nhuận được hỗ trợ bởi nguồn tài chính quốc gia, nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, công nghệ, lao động và vốn đầu tư của quốc gia đó, góp phần tạo công việc làm, kích thích tăng trưởng kinh tế, thu hút được ngoại tệ từ nước ngoài và bảo vệ sự an toàn cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thu hồi vốn đầu tư của mình. Bảo hiểm TDXK hay còn được gọi là bảo hiểm ngoại thương ở một số nước, là một thỏa thuận bảo hiểm giữa người bảo hiểm (các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm TDXK) và người được bảo hiểm (nhà xuất khẩu, người cung cấp tín dụng cho người mua nước 8
  15. ngoài) trong việc xuất khẩu hàng hóa, công nghệ và lao động, trong các hợp đồng kỹ thuật với nước ngoài và trong một số hoạt động kinh tế có liên quan khác. Theo thỏa thuận này, người được bảo hiểm trả một khoản phí cho người bảo hiểm và người bảo hiểm sẽ bồi thường cho các tổn thất kinh tế của người được bảo hiểm mà nguyên nhân là do rủi ro tín dụng của người mua hoặc các rủi ro chính trị hoặc do các nhân tố vượt ngoài tầm kiểm soát của người mua sau khi người được bảo hiểm bán, xuất khẩu hàng hóa và chấp nhận cho người mua mua chịu [56, tr. 84 – 85]. Tóm lại, có thể hiểu đơn giản Bảo hiểm TDXK là dịch vụ bảo vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại (bán trả chậm) hoặc bảo vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung – dài hạn. Một điểm đáng chú ý ở đây là bảo hiểm TDXK rất dễ nhầm lẫn với hoạt động bảo lãnh TDXK. Bảo lãnh TDXK có thể hiểu là một doanh nghiệp nhất định được thành lập bởi chính phủ đảm bảo cho các khoản vay nợ của nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng thương mại nước mình cấp cho nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng của nước nhập khẩu. Sau này do các doanh nghiệp đứng ra cung cấp dịch vụ bảo lãnh phần lớn là các doanh nghiệp bảo hiểm TDXK nên hoạt động bảo lãnh TDXK dần trở thành một trong các hoạt động chính của bảo hiểm TDXK. Trong quá trình hoạt động, người bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo lãnh 100% cho các ngân hàng thương mại, hay nói cách khác là để khuyến khích các ngân hàng phát hành các khoản vay cho nhà nhập khẩu. Nhưng hoạt động bảo lãnh này đảm bảo khả năng thu hồi vốn của nhà xuất khẩu nên về ý nghĩa nó chính là hoạt động bảo hiểm TDXK. Tuy nhiên, bảo lãnh TDXK thường dùng chung với hoạt động bảo hiểm TDXK trong các hợp đồng xuất khẩu nên do đó rất khó để phân biệt được chúng [56, tr. 87]. 9
  16. Bảo hiểm TDXK là một loại bảo hiểm thiệt hại (tức là bảo hiểm tài sản theo nghĩa rộng). Bảo hiểm thiệt hại là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản và những lợi ích có liên quan tới tài sản. Loại bảo hiểm này chủ yếu nhằm mục đích bồi thường tổn thất thực tế của tài sản cho người tham gia bảo hiểm, nên còn được gọi là “bảo hiểm tài sản”. Có rất nhiều loại bảo hiểm thiệt hại. Thông thường có thể chia ra thành bảo hiểm thiệt hại hữu hình và bảo hiểm thiệt hại vô hình. Bảo hiểm thiệt hại hữu hình là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản vật chất có hình dáng, kích thước và trọng lượng như bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm tàu biển Bảo hiểm thiệt hại vô hình là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là lợi ích vô hình như bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tín dụng [30, tr. 50, 125 – 126]. 1.2.2. Đặc điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Đầu tiên, bảo hiểm TDXK có đặc điểm là rủi ro cao và khó kiểm soát. Đặc điểm này do đặc thù của các rủi ro mà bảo hiểm TDXK bảo hiểm quyết định. Với các rủi ro thương mại, do các rủi ro diễn ra ở nước ngoài, nên bảo hiểm TDXK có nhiều rủi ro hơn bảo hiểm tín dụng và hàng hóa trong nước. Ngoài ra, các rủi ro chính trị thường diễn ra bất ngờ và vượt quá tầm kiểm soát của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Do đó, các rủi ro của bảo hiểm TDXK thường bất định và không theo một quy tắc cụ thể. Vì vậy, bảo hiểm TDXK là ngành có độ rủi ro cao. Đặc điểm thứ hai của bảo hiểm TDXK là hoạt động liên quan đến chính sách và không nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận. Các nước đều ngầm hiểu là hoạt động này không để tạo ra lợi nhuận và nguyên tắc của nó là giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đều được đảm bảo quyền lợi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp cấp bảo hiểm TDXK bỏ qua hiệu quả kinh tế, ngược lại chính đặc thù rủi ro cao buộc các 10
  17. doanh nghiệp này phải kiểm soát các rủi ro một cách chặt chẽ, đẩy mạnh quản lý và đảm bảo hoạt động bảo hiểm này vận hành hiệu quả. Đặc điểm thứ ba của bảo hiểm TDXK là chính phủ tham gia vào việc quản lý hoạt động này. Mục tiêu hoạt động, phạm vi bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm của hoạt động bảo hiểm TDXK yêu cầu có sự hỗ trợ và tham gia của chính phủ. Chính phủ quản lý và hỗ trợ hoạt động bảo hiểm này thông qua việc hỗ trợ về tài chính, điều chỉnh và quản lý hoạt động bảo hiểm TDXK thông qua việc thực thi luật và quy định cụ thể, tham gia vào việc đưa ra các quyết định hoạt động quan trọng, đưa ra các chính sách ưu tiên Hoạt động bảo hiểm TDXK mang tính định hƣớng thị trƣờng. Mặc dù các giao dịch của các doanh nghiệp bảo hiểm cấp bảo hiểm TDXK là dựa trên chính sách, chính phủ vẫn yêu cầu có sự quản lý của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là một lợi thế của bảo hiểm TDXK. Hoạt động mang tính định hướng thị trường có thể cải thiện khả năng chống lại các rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm TDXK, cải thiện cơ chế quản lý rủi ro của các doanh nghiệp này, giúp doanh nghiệp giảm hoặc tránh được các tổn thất không cần thiết. Khi lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm TDXK tăng, phí bảo hiểm có thể giảm và hoạt động bảo hiểm này hỗ trợ hiệu quả hơn cho các hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, nguyên tắc hoạt động thị trường có thể giúp các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm TDXK cải thiện ý thức dịch vụ trong các doanh nghiệp này, nhằm đưa ra các dịch vụ với chất lượng cao hơn cho nhà xuất khẩu. 1.2.3. Phân loại bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trong gần một thế kỷ, bảo hiểm TDXK đã có những bước phát triển đáng kể. Các hình thức bảo hiểm trở nên đa dạng hơn, phạm vi bảo hiểm 11
  18. rộng hơn và cơ chế hoạt động linh hoạt hơn nhiều. Theo cách phân loại chung của quốc tế thì bảo hiểm TDXK có thể gồm có các hình thức sau: Căn cứ vào thời hạn tín dụng, bảo hiểm TDXK được chia thành: (i) Bảo hiểm TDXK ngắn hạn; (ii) bảo hiểm TDXK trung và dài hạn. Bảo hiểm TDXK ngắn hạn có thời hạn tín dụng dưới 180 ngày, loại hình này áp dụng chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa là nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng. Bảo hiểm TDXK trung hạn có thời hạn từ 180 ngày đến 3 năm trong khi bảo hiểm TDXK dài hạn có thời hạn dài hơn 3 năm. Cả hai loại hình bảo hiểm này áp dụng cho các hàng hóa là công cụ sản xuất như máy móc, thiết bị Căn cứ vào thời điểm bắt đầu và kết thúc của phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, bảo hiểm TDXK có thể chia thành: (i) Bảo hiểm TDXK trước khi giao hàng; (ii) Bảo hiểm TDXK sau khi giao hàng. Bảo hiểm TDXK trước khi giao hàng hay cũng được gọi là bảo hiểm TDXK trong quá trình sản xuất có đặc điểm là phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của nó bắt đầu vào ngày hợp đồng có hiệu lực và kết thúc vào ngày giao hàng hóa. Hình thức này chủ yếu bảo hiểm cho các chi phí thiết kế, sản xuất, vận chuyển hàng hóa của người xuất khẩu sau khi ký hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm TDXK sau khi giao hàng có phạm vi trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu vào ngày giao hàng hóa và kết thúc vào ngày kết thúc của hợp đồng bảo hiểm, và nó chủ yếu bảo hiểm cho việc không nhận được thanh toán từ phía nước ngoài của nhà xuất khẩu do các rủi ro về chính trị và rủi ro thương mại sau khi hàng hóa đã được giao. Căn cứ theo phạm vi bảo hiểm, thì bảo hiểm TDXK gồm: (i) Bảo hiểm TDXK toàn diện; (ii) Bảo hiểm TDXK theo từng trường hợp 12
  19. cụ thể; (iii) Bảo hiểm TDXK theo hình thức thanh toán L/C; (iv) Bảo hiểm TDXK theo đơn được chọn. Bảo hiểm TDXK toàn diện bảo hiểm cho toàn bộ hoạt động xuất khẩu của nhà xuất khẩu và nó được áp dụng cho hầu hết các loại hàng hóa và các hoạt động xuất khẩu thường xuyên trong một thời gian ngắn. Bảo hiểm TDXK theo từng tường hợp cụ thể áp dụng chủ yếu cho hoạt động xuất khẩu các hàng hóa là công cụ sản xuất của một giao dịch hoặc hoạt động xuất khẩu của một người mua cụ thể. Bảo hiểm TDXK theo hình thức thanh toán L/C chỉ các loại bảo hiểm cho các rủi ro của các ngân hàng phát hành L/C. Bảo hiểm TDXK theo đơn được chọn bảo hiểm cho các hoạt động xuất khẩu mà không thanh toán bằng L/C và trả trước. Căn cứ vào hình thức tài trợ của ngân hàng cho các hoạt động thương mại thì bảo hiểm TDXK bao gồm: (i) Bảo hiểm tín dụng cho người bán; (ii) Bảo hiểm tín dụng cho người mua. Bảo hiểm tín dụng cho người bán áp dụng cho các hợp đồng xuất khẩu mà người bán sử dụng các khoản vay ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng cho người mua áp dụng cho các hợp đồng xuất khẩu mà người mua sử dụng các khoản vay ngân hàng để thực hiện hợp đồng này. Căn cứ vào loại rủi ro được bảo hiểm thì bảo hiểm TDXK gồm: (i) Bảo hiểm chỉ cho rủi ro chính trị; (ii) Bảo hiểm chỉ cho rủi ro thương mại; (iii) Bảo hiểm cho cả rủi ro chính trị và thương mại; (iv) Bảo hiểm cho rủi ro trao đổi ngoại tệ. Căn cứ vào mục đích khác nhau của hợp đồng ngoại thương, bảo hiểm TDXK gồm: (i) Bảo hiểm cho hàng hóa giữ tại kho ở nước ngoài; (ii) Bảo hiểm cho việc gia công ở nước ngoài; (iii) Bảo hiểm 13
  20. cho hoạt động triển lãm tại nước ngoài; (iv) Bảo hiểm cho hoạt dộng đầu tư nước ngoài. Cùng với sự phát triển của hoạt động bảo hiểm TDXK, các sản phẩm bảo hiểm TDXK đã được cải tiến và thay đổi cho phù hợp hơn. Chính phủ và các doanh nghiệp ngày càng nhận thức vai trò quan trọng của bảo hiểm TDXK này trong hoạt động ngoại thương. 1.3. Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Bảo hiểm TDXK là một giải pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phần đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động thương mại của quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, bảo hiểm TDXK giúp bảo vệ tài chính cho nhà xuất khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán; tăng khả năng tiếp cận và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trên thế giới. Bảo hiểm TDXK đặc biệt cần thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường mới, đối tác mới, thị trường có tính rủi ro cao như bất ổn về chính trị, hệ thống luật pháp chưa rõ ràng, có xung đột vũ trang [1]. Đối với các quốc gia, bảo hiểm TDXK đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ sự phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu an toàn, hiệu quả nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra việc làm, tăng thu ngoại hối để cải thiện cán cân thương mại quốc tế [1]. 1.4. Các loại rủi ro bảo hiểm Bảo hiểm TDXK giúp các doanh nghiệp cũng như ngân hàng cấp tín dụng tránh được các rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng, đó là các loại rủi ro: (i) Rủi ro thương mại; (ii) Rủi ro chính trị. Rủi ro thương mại là các rủi ro phát sinh nợ khó đòi cho nhà xuất khẩu và ngân hàng nhà xuất khẩu gây ra bởi việc mất khả năng thanh toán 14
  21. của nhà nhập khẩu, hay do sự trì hoãn hoặc từ chối thanh toán các khoản nợ đến hạn có chủ đích của nhà nhập khẩu. Rủi ro thương mại phần lớn là do sự mất khả năng trả nợ của nhà nhập khẩu do nhà nhập khẩu bị phá sản, doanh thu không có, hoặc do quản lý kém, không có khả năng trả nợ kéo dài và không có khả năng thực hiên nghĩa vụ hợp đồng mà nguyên nhân là do các tranh chấp hợp đồng gây ra [46, tr.102]. Rủi ro chính trị là các rủi ro gây ra bởi diễn biến chính trị của chính phủ của các bên trong hoạt động thương mại đầu tư tài chính quốc tế và nó không phải là lỗi của các bên tham gia hợp đồng. Rủi ro chính trị chủ yếu là sự hạn chế trong việc trao đổi ngoại tệ của chính phủ, sự thay đổi chính sách thuế, quốc hữu hóa, trưng thu tài sản, chiến tranh, tình trạng bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế, thay đổi tỷ lệ trao đổi ngoại tệ, và những thay đổi khác trong môi trường kinh doanh của một nước. Những rủi ro này sẽ dẫn đến việc nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán và hậu quả là làm phát sinh các khoản nợ khó đòi cho nhà xuất khẩu và ngân hàng của nhà xuất khẩu [46, tr.101]. 1.5. Nguyên tắc bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Bảo hiểm TDXK trước hết là một hình thức bảo hiểm, do đó nguyên tắc quản lý của nó trước hết tuân theo các nguyên tắc cơ bản của quản lý bảo hiểm. Ngoài ra, bảo hiểm TDXK là một loại bảo hiểm theo định hướng chính sách đặc biệt nên nó cũng có các nguyên tắc riêng của mình. 1.5.1. Các nguyên tắc cơ bản Nguyên tắc “trung thực tuyệt đối”, “quyền lợi có thể bảo hiểm”, “bồi thường” và “nguyên nhân trực tiếp” được coi như bốn nguyên tắc chung của bảo hiểm. Chúng là cơ sở của mọi hoạt động bảo hiểm [20, tr. 133 – 137]. Những nguyên tắc này cũng phù hợp với hoạt động bảo hiểm TDXK và nó giúp hình thành nên nền tảng quản lý của hoạt động này. 15
  22. Nguyên tắc “trung thực tuyệt đối” Do các rủi ro được bảo hiểm có tính bất thường, nhà bảo hiểm phải quyết định có nên bảo hiểm hay không và đưa ra các mức phí bảo hiểm theo thông tin và mức độ đảm bảo lên đối tượng được bảo hiểm mà người được bảo hiểm cung cấp. Liên quan đến chức năng này của quan hệ bảo hiểm, Luật yêu cầu sự trung thực tuyệt đối chặt chẽ hơn bất kỳ hoạt động dân sự nào khác. Là nguyên tắc cơ bản của hợp đồng bảo hiểm, nguyên tắc này có thể hiểu là tất cả các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm phải được thỏa thuận dựa trên cơ sở “trung thực tuyệt đối” của cả hai phía, người được bảo hiểm và người cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ thông báo cho nhà bảo hiểm thông tin có ảnh hưởng đến quyết định của nhà bảo hiểm có chấp nhận các rủi ro này không hoặc có sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm không. Nguyên tắc “quyền lợi có thể bảo hiểm” Quyền lợi có thể bảo hiểm là quyền lợi đã được thừa nhận của người được bảo hiểm với đối tượng được bảo hiểm. Quyền lợi này là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm, và người được bảo hiểm phải có được quyền lợi này nếu đơn bảo hiểm có giá trị. Nguyên tắc “quyền lợi có thể bảo hiểm” dựa trên quan điểm: một người khi có nhu cầu ký kết một hợp đồng bảo hiểm là nhằm mục đích tìm kiếm sự bảo vệ trước các tổn thất hơn là để nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ sự tồn tại của đơn bảo hiểm. Khi áp dụng cho hoạt động bảo hiểm TDXK, nguyên tắc này yêu cầu các quyền lợi được bảo hiểm phải phù hợp với quyền lợi quốc gia và là quyền lợi kinh tế chưa thực hiện của nhà xuất khẩu do bị nhà nhập khẩu vi phạm hợp đồng trong thương mại quốc tế. Nguyên tắc “bồi thường tổn thất” 16