Luận văn Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc

pdf 86 trang vuhoa 25/08/2022 6200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_quoc_te_va_phap_luat_viet_nam_ve_xoa_bo_l.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC HOẶC BẮT BUỘC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC HOẶC BẮT BUỘC Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thuận HÀ NỘI - 2012 2
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC VÀ PHÁP 5 LUẬT QUỐC TẾ VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC 1.1. Thực trạng lao động cưỡng bức 5 1.1.1. Sự ra đời và tồn tại của lao động cưỡng bức 5 1.1.2. Xu hướng và diễn biến của lao động cưỡng bức trên thế giới 9 1.2. Pháp luật quốc tế về lao động cưỡng bức 12 1.2.1. Định nghĩa về lao động cưỡng bức 12 1.2.2. Vai trò của pháp luật quốc tế đối với việc phòng, chống lao 14 động cưỡng bức 1.2.3. Một số văn bản pháp luật quốc tế về lao động cưỡng bức 16 1.3. Pháp luật một số nước trên thế giới về xóa bỏ lao động cưỡng bức 21 Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG 24 CƯỠNG BỨC 2.1. Thực trạng lao động cưỡng bức và pháp luật Việt Nam về lao 24 động cưỡng bức 2.1.1. Lao động di trú (người lao động đi làm việc ở nước ngoài) 25 3
  4. 2.1.2. Lao động là nạn nhân của tệ nạn buôn bán người 33 2.1.3. Lao động là người bán dâm, người nghiện ma túy trong các 38 trung tâm chữa bệnh, giáo dục lao động xã hội và lao động trong các trường giáo dưỡng 2.1.4. Lao động là phạm nhân tại các trại giam 44 2.1.5. Lao động trong các doanh nghiệp 47 2.2. Đánh giá pháp luật việt nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức 50 2.2.1. Về định nghĩa lao động cưỡng bức 51 2.2.2. Về các công việc không được coi là lao động cưỡng bức 52 2.2.3. Cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào 57 2.2.4. Về chế tài đối với việc cưỡng bức lao động 60 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC 63 TẠI VIỆT NAM 3.1. Đặc điểm pháp luật về lao động cưỡng bức của Việt Nam 63 3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế và tiến tới xóa bỏ lao động 66 cưỡng bức tại Việt Nam 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động cưỡng bức 66 3.2.2. Các giải pháp phòng ngừa khác 73 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 4
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Phân bố lao động cưỡng bức bị buôn bán theo các khu 10 vực trên thế giới 5
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động cưỡng bức là một trong những hình thức lao động tồi tệ nhất, vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Ngày nay, toàn thế giới có khoảng 12,3 triệu người đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức. Trong số đó, 9,8 triệu người bị tư nhân bóc lột với hơn 2,4 triệu lao động cưỡng bức là nạn nhân của buôn người. Số 2,5 triệu người còn lại bị nhà nước hay các nhóm vũ trang nổi dậy bắt buộc làm việc. Lao động cưỡng bức được chia thành hai dạng chính: lao động cưỡng bức do Nhà nước áp đặt (gồm lao động cưỡng bức do quân đội áp đặt, bắt buộc tham gia lao động cưỡng bức, lao động cưỡng bức do các nhóm nổi loạn áp đặt); lao động cưỡng bức do các cá nhân áp đặt vì mục đích kinh tế. Trên thế giới, chỉ có 20% tổng số lao động cưỡng bức là do nhà nước hoặc các lực lượng vũ trang áp đặt. Còn lại bị áp đặt bởi các cá nhân chuyên lạm dụng những người yếu thế. Bóc lột tình dục nhằm mục đích thương mại chiếm 11% trong tổng số các vụ lao động cưỡng bức và 64% trong tổng số các vụ lao động cưỡng bức là do các cá nhân áp đặt vì mục đích kinh tế. Khoảng 5% hình thức lao động cưỡng bức không thể xác định rõ ràng [40]. Kể từ khi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố báo cáo toàn cầu lần đầu tiên về lao động cưỡng bức, thế giới đã nhận ra rằng lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức khác nhau của nó có thể tràn ngập ở mọi xã hội, dù là nước đang phát triển hay công nghiệp phát triển và không chỉ hạn chế ở một số nơi trên toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng là một chủ đề nhạy cảm, do đó chính phủ các nước đôi khi còn ngần ngại điều tra và thừa nhận sự tồn tại của lao động cưỡng bức trong phạm vi quốc gia hoặc có quy định về lao động cưỡng bức nhưng chưa đầy đủ. Ngày nay, trong thế giới hiện đại, mức độ hạn chế và tiến tới chấm dứt việc sử dụng lao động cưỡng bức trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ văn minh, tiến bộ xã hội của 6
  7. mỗi quốc gia. Để góp phần xây dựng thế giới hòa bình, ổn định, văn minh và cùng tiến bộ, mỗi quốc gia thành viên cần có ý thức phấn đấu để hướng đến thực hiện ngày càng tốt hơn quy định của quốc tế về hạn chế, tiến đến xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức. Là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam đã và đang tích cực nỗ lực để hạn chế và xóa bỏ hoàn toàn mọi hình thức lao động cưỡng bức. Với đề tài "Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc", hy vọng bản luận văn này sẽ là một nghiên cứu cơ bản về lao động nói chung và lao động cưỡng bức nói riêng với mong muốn góp phần vào hoạch định chính sách pháp luật của các cơ quan lập pháp, làm bước đệm cho quá trình Việt Nam nghiên cứu phê chuẩn Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề lao động cưỡng bức đã thu hút được một số đối tượng nghiên cứu. Trên thực tế, ở nước ta đã có một số tài liệu khoa học ở các cấp độ khác nhau về vấn đề này. Trong đó, điển hình phải kể đến các tài liệu: - Một số vấn đề liên quan đến lao động cưỡng bức và xóa bỏ lao động cưỡng bức - Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; - Luận về lao động và bóc lột - Phùng Văn Hòa; - Một số báo cáo của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Right Watch); - Một số bài viết trên các báo, tạp chí, ví dụ Tạp chí Lao động - Xã hội, Báo điện tử Dân trí Nhìn chung, lao động cưỡng bức không phải là một hiện tượng mới nhưng lại là một đề tài được coi là "nhạy cảm", cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và kỹ lưỡng để có thể phản ánh chân thực, toàn diện các khía cạnh của vấn đề. 7
  8. Đối với luận văn này, trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên quan, tác giả đã tiếp cận vấn đề một cách nghiêm túc. Từ việc nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về lao động cưỡng bức, pháp luật Việt Nam về lao động cưỡng bức và đưa ra một số giải pháp để hạn chế, tiến tới xóa bỏ lao động cưỡng bức tại nước ta. 3. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề cơ bản về thực trạng lao động cưỡng bức cũng như xu hướng, diễn biến của lao động cưỡng bức trên thế giới, tại Việt Nam; từ đó đi sâu nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và đánh giá pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, đưa ra những giải pháp để xóa bỏ lao động cưỡng bức. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định như sau: - Nghiên cứu thực trạng lao động cưỡng bức trên thế giới; - Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước trên thế giới về lao động cưỡng bức; - Tập trung đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng lao động cưỡng bức và pháp luật về lao động cưỡng bức của Việt Nam; - Đưa ra một số giải pháp xóa bỏ lao động cưỡng bức tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp truyền thống của ngành khoa học và xã hội như: phương pháp luận cơ bản của triết học Mác - Lênin, hệ thống hóa, rà soát hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về lao động cưỡng bức. Các phương pháp cụ thể như: lịch sử, logic, phân tích, quy nạp, so sánh, tổng hợp thực tiễn, thống kê, dự báo được sử dụng phù hợp với từng lĩnh vực của đề tài luận văn. 8
  9. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về lao động cưỡng bức và pháp luật quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Chương 3: Pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Chương 3: Một số giải pháp xóa bỏ lao động cưỡng bức tại Việt Nam. 9
  10. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC 1.1. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC 1.1.1. Sự ra đời và tồn tại của lao động cưỡng bức Lao động cưỡng bức có nguồn gốc xa xưa từ chế độ nô lệ. Trong chế độ đó, nô lệ được coi như một loại công cụ biết nói, một loại tài sản mà người khác có thể tự do sở hữu, khai thác và trao đổi. Họ có thể bị đánh đập, thậm chí bị giết nếu không thực hiện các công việc mà chủ nô yêu cầu. Khi xã hội phát triển, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, mọi hình thức chiếm hữu, buôn bán và sử dụng nô lệ, ép buộc người khác lao động đều bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau không phải lúc nào sự bình đẳng đó cũng được đảm bảo. Một số người lợi dụng tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, về địa vị hoặc các bất bình đẳng khác để ép buộc, cưỡng bức người khác lao động. Điều này không chỉ diễn ra ở các nước nghèo, kém phát triển mà diễn ra ngay ở các quốc gia phát triển. Theo Các Mác, trong chế độ tư bản, các nhà tư sản đã bóc lột công nhân thông qua phần giá trị thặng dư do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra thêm ngoài giá trị sức lao động của họ. Lao động cưỡng bức tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau: Hình thức thứ nhất là lao động cưỡng bức để trả nợ thường được đề cập như là "lao động gán nợ" rất phổ biến ở Nam Á, cũng như được biết đến rộng rãi như "nô lệ gán nợ". Hình thức này liên quan đến một khoản vay hoặc ứng trước tiền công cho một người lao động từ một chủ sử dụng lao động hoặc người thuê tuyển lao động, đổi lại người lao động cầm cố sức lao động của mình và đôi khi sức lao động của thành viên gia đình để trả cho khoản 10
  11. vay. Tuy nhiên, thời hạn của khoản vay hoặc công việc có thể là thời hạn mà người lao động có thể bị mắc kẹt trong nhiều năm mà không có khả năng trả được khoản vay. Nô lệ gán nợ được định nghĩa trong Công ước bổ sung của Liên hiệp quốc về Xóa bỏ tình trạng nô lệ, buôn bán nô lệ và các thiết chế và thực tiễn tương tự như nô lệ là vị thế hay điều kiện nảy sinh từ sự thế chấp của người mắc nợ bằng các dịch vụ của cá nhân họ hoặc các dịch vụ của một người dưới sự kiểm soát của người mắc nợ như một sự bảo đảm đối với khoản nợ, nếu giá trị của các dịch vụ đó được đánh giá là không áp dụng cho việc thanh toán khoản nợ hoặc thời gian và bản chất của các dịch vụ đó không bị giới hạn và không được xác định. Hình thức phổ biến thứ hai là lao động cưỡng bức trong các nhà tù. Theo pháp luật quốc tế, lao động bắt buộc đối với tù nhân nói chung không được coi là lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, nếu công việc không mang tính tự nguyện do những người chưa bị tòa kết án thực hiện và không được một cơ quan công quyền giám sát thì được coi là lao động cưỡng bức. Tương tự như vậy, công việc không tự nguyện do một tù nhân thực hiện vì lợi ích của một cơ sở tư nhân cũng được coi là lao động cưỡng bức. Hình thức phổ biến thứ ba là lao động cưỡng bức do hậu quả của buôn bán người. Buôn bán người là di chuyển một người qua biên giới vì mục đích bóc lột. Trong những năm gần đây, lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, giao thông vận tải, buôn bán người đã diễn ra dưới nhiều hình thức và phương diện mới tinh vi hơn. Buôn bán người ảnh hưởng đến các nước đang phát triển, các nước trong quá trình chuyển đổi và cả các nước phát triển. Định nghĩa cơ bản về buôn bán người được ghi nhận trong Nghị định thư Palermo năm 2000. Định nghĩa phân biệt buôn bán người từ hành vi buôn lậu bằng cách tập trung vào các yếu tố bóc lột, lừa đảo và ép buộc. Theo Nghị định thư này: Buôn bán người có nghĩa là việc tuyển chọn, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người bằng các phương thức đe 11
  12. dọa hoặc sử dụng vũ lực hoặc các hình thức khác của ép buộc, bắt cóc, lừa đảo, gian lận, lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương, hoặc bằng cách đưa hoặc nhận các khoản thanh toán hoặc trợ cấp để đạt được sự đồng ý của một người có quyền kiểm soát đối với người khác với mục đích bóc lột. Bóc lột bao gồm, ở mức độ tối thiểu, là sự bóc lột mại dâm những người khác hoặc các hình thức khác của bóc lột tình dục, lao động hoặc các dịch vụ bị cưỡng bức, nô lệ hoặc các thực tiễn tương tự như nô lệ, khổ sai hoặc loại bỏ các bộ phận cơ thể [39]. Định nghĩa buôn bán người được quy định trong Nghị định thư năm 2000 không như khái niệm buôn bán người di cư bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không được bổ sung trong Công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Theo đó, buôn bán người di cư có nghĩa là mua bán để đạt được, trực tiếp hay gián tiếp, lợi ích về tài chính hoặc vật chất khác, đối với một người được đưa bất hợp pháp tới một quốc gia mà người đó không phải là công dân hoặc cư dân lâu dài. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) điều quan trọng là xác định rõ không phải tất cả các biểu hiện của lao động cưỡng bức đều là kết quả của buôn bán người và không phải tất cả các hoạt động liên quan đến buôn bán người cũng dẫn đến lao động cưỡng bức, nhưng buôn bán người là một trong những con đường chủ yếu dẫn đến cưỡng bức lao động. Một hình thức cưỡng bức lao động rất phổ biến khác đó là ép buộc trong việc làm. Có rất nhiều hình thức gian lận và ép buộc trong việc làm có thể coi là cưỡng bức lao động trong các hoàn cảnh cụ thể: giữ hoặc không trả công, giữ các giấy tờ tùy thân và lừa người khác để ép nợ là một số ví dụ của sự ép buộc trong việc làm. Ngoài ra, hình thức cưỡng bức lao động gắn với hợp đồng lao động mang tính bóc lột cũng là một trong các hình thức cưỡng bức lao động phổ 12
  13. biến trên thế giới. Ngày nay, hình thức này có thể được phát hiện thấy ở bất cứ đâu trên thế giới. Ví dụ lao động di cư ký hợp đồng lao động với chủ thầu lao động nhưng lại làm việc cho một chủ sử dụng lao động khác. Hợp đồng lao động mà họ ký với những điều kiện thấp hơn nhiều so với công sức lao động mà họ bỏ ra khi làm việc trực tiếp với chủ sử dụng lao động. Trên thực tế, nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động có thể gặp phải rất nhiều hình thức đe dọa khác nhau từ phía người cưỡng bức lao động, có thể kể đến một số dạng đe dọa thường gặp sau: - Sử dụng vũ lực chống lại người lao động hoặc thân nhân của người lao động; - Đe dọa bắt, giam giữ người lao động hoặc thân nhân của người đó; - Đe dọa áp dụng các trừng phạt tài chính đối với người lao động hoặc thân nhân của người đó; - Đe dọa tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người lao động hoặc thân nhân của người đó; - Đe dọa sa thải hoặc phân biệt đối xử khi tuyển dụng đối với người lao động hoặc thân nhân của người đó; - Đe dọa ngăn cản người lao động hoặc thân nhân của người đó trong việc tham gia sinh hoạt cộng đồng, xã hội; - Đe dọa tước bỏ các đặc quyền mà đáng lẽ người lao động hoặc thân nhân của người đó được hưởng; - Đe dọa tước đoạt nhu yếu phẩm, đuổi khỏi nơi cư trú đối với người lao động hoặc thân nhân của người đó; - Đe dọa chuyển người lao động hoặc thân nhân của người đó sang làm công việc có điều kiện tồi tệ hơn; - Đe dọa làm mất vị thế xã hội của người lao động hoặc thân nhân của người đó. 13
  14. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cưỡng bức lao động. Đầu tiên phải kể đến là nguyên nhân chủ quan từ phía người sử dụng lao động với mong muốn tối đa hóa lợi nhuận, một số người sử dụng lao động tìm các thủ đoạn buộc người lao động bị rơi vào tình trạng yếu thế phải phục vụ theo ý muốn của mình mà không có sự tự nguyện thực sự của người lao động. Người lao động đặc biệt là người lao động nghèo khổ trong nhiều trường hợp phải chấp nhận sự áp đặt của một số người giàu để duy trì sự tồn tại của mình. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác cũng góp phần duy trì sự tồn tại của lao động cưỡng bức như sự lỏng lẻo của hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi con người, nhất là các quy định về việc xóa bỏ bất công trong quan hệ lao động; năng lực tuyên truyền và thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng ở các quốc gia, các vùng lãnh thổ không đồng đều; ý thức tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động chưa cao; nhận thức pháp luật của người lao động còn thấp 1.1.2. Xu hướng và diễn biến của lao động cưỡng bức trên thế giới Lao động cưỡng bức hiện có mặt trong mọi khu vực và loại hình kinh tế và chủ thể của lao động cưỡng bức kiểu mới là tư nhân chứ không phải là nhà nước. Theo ILO, có một số khu vực kinh tế nhạy cảm, dễ xảy ra hiện tượng cưỡng bức lao động đó là: nông nghiệp và làm vườn; xây dựng; dệt may trong điều kiện lao động tồi tệ; vui chơi và giải trí; khai mỏ và khai thác gỗ; chế biến thực phẩm và đóng gói; vận tải; giúp việc gia đình và các công việc chăm sóc và làm vệ sinh khác. Đặc biệt lao động cưỡng bức là hệ quả của buôn bán người có tác động rất lớn đến những người lao động làm việc ở những khu vực bên lề nền kinh tế chính thức, với việc làm bất hợp pháp hoặc tình trạng di cư. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thực tiễn về tuyển dụng và việc làm mang tính ép buộc cũng có thể ảnh hưởng đến những lao động di cư ở các khu vực kinh tế chủ đạo khác, ví dụ chăm sóc sức khỏe, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin 14
  15. Hành vi cưỡng bức lao động, mặc dù đã được pháp luật quốc gia nghiêm cấm, cũng hiếm khi bị trừng phạt. Bên cạnh đó, khi các vụ cưỡng bức lao động bị khởi tố, các chế tài dường như rất nhẹ so với mức độ nghiêm trọng của hành vi. Lao động cưỡng bức tồn tại ở các quốc gia công nghiệp hóa cũng như các quốc gia đang phát triển. Đây là một vấn đề toàn cầu, ở mức độ lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia - quốc gia có công dân là nạn nhân của lao động cưỡng bức và quốc gia hiện diện lao động cưỡng bức. Bảng 1.1: Phân bố lao động cưỡng bức bị buôn bán theo các khu vực trên thế giới Tổng số lao động Tổng số lao động Khu vực cưỡng bức cưỡng bức bị buôn bán Châu Á và Thái Bình Dương 9.490.000 9.490.000 Mỹ La tinh và Caribê 1.320.000 1.320.000 Tiểu vùng Sahara Châu Phi 660.000 660.000 Các nước công nghiệp hóa 360.000 360.000 Trung Đông và Bắc Phi 260.000 260.000 Các quốc gia đang chuyển đổi 210.000 210.000 Toàn thế giới 12.300.000 12.300.000 Nguồn: [40]. Trong số hơn 2,4 triệu nam giới, phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của nạn buôn bán người ở bất cứ thời điểm nào, ít nhất có 1/3 trong số họ bị buôn bán vì mục đích kinh tế hơn là bóc lột tình dục. Ước tính tổng số lợi nhuận bất hợp pháp thu được từ lao động cưỡng bức bị buôn bán là khoảng 32 tỉ USD. Một nửa số lợi nhuận này được thực hiện tại các nước công nghiệp hóa và gần 1/3 tại Châu Á. Ở cấp độ toàn cầu, con số này cho thấy lợi nhuận bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 13.000 USD trên một lao động cưỡng bức hoặc 1.100 USD mỗi tháng [40]. 15
  16. Trong số những người bị cưỡng bức lao động, có những nhóm lao động nhất định bị yếu thế hơn so với những nhóm khác. Một số nhóm có nguy cơ bị ép buộc vì là người dân tộc, trong tình trạng tương đối nghèo hoặc di cư không hợp pháp. Những người lao động thuộc nhóm chịu ảnh hưởng của hình thức phân biệt đối xử lâu dài, chẳng hạn như dân bản địa và bộ tộc ở Mỹ La tinh, người thuộc tầng lớp thấp ở Nam Á, đặc biệt là phụ nữ, cụ thể: Thứ nhất, những người lao động di cư, đặc biệt là những người lao động di cư bất hợp pháp, với tình trạng yếu thế có thể bị bóc lột thông qua ép buộc; Thứ hai, những người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức, bao gồm những người lao động tại nhà và những người lao động ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa làm việc ở những khu vực bên lề nền kinh tế chính thức; Thứ ba, những thanh thiếu niên và những lao động phổ thông hoặc những người lao động mù chữ có thể nhận thức kém hơn về quyền lợi hợp pháp của họ so với các lao động trưởng thành, có tay nghề cao hơn và có trình độ giáo dục cao hơn. Ở các quốc gia đang phát triển, hầu hết những nạn nhân lao động cưỡng bức là người nghèo. Trong nhiều trường hợp, sự ép buộc lao động cưỡng bức còn gắn với một trong những hình thức phân biệt đối xử nào đó. Đói nghèo và phân biệt đối xử do đó là một khía cạnh để đánh giá các hình thức lao động cưỡng bức hàng ngày cũng như các đối sách và chương trình được các quốc gia thông qua để đối phó với những vấn đề này. Ở tất cả các quốc gia và khu vực, người lao động di trú, đặc biệt là lao động di trú bất hợp pháp, đang có nguy cơ phải đối mặt với những hành vi ép buộc trong tuyển dụng. Hiện nay vẫn chưa có sự đồng thuận đầy đủ về các nguyên nhân mang tính cơ cấu của lao động cưỡng bức. Ở các nước đang phát triển, người ta vẫn tiếp tục tranh cãi liệu sự tồn tại dai dẳng của lao động cưỡng bức và bắt buộc ở các vùng nông thôn có phải là do sự thất bại của thị trường tín dụng hoặc tài 16
  17. chính, hay do hệ thống nông nghiệp và các mối liên hệ quyền lực bất bình đẳng. Ở tất cả các quốc gia, một câu hỏi khó trả lời là liệu những mô hình toàn cầu hóa hiện nay có thực sự đang tạo ra hay góp phần tạo ra những hình thức lao động cưỡng bức kiểu mới. Tháng 11/2001, Hội đồng quản trị ILO đã thông qua Chương trình hành động đặc biệt chống lao động cưỡng bức. Đây là hoạt động tuyên truyền nhằm hỗ trợ các nước thành viên thực hiện áp dụng các nguyên tắc và quyền nền tảng thông qua hỗ trợ kỹ thuật. Mục đích hướng tới đó là những nghiên cứu sâu rộng và các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh lao động cưỡng bức trong nhiều bối cảnh khác nhau. Chương trình hành động này đã góp phần phát hiện những bất cập trong hệ thống pháp luật và chính sách, từ đó thúc đẩy các nước thành viên của ILO và các nước khác có hành động hiệu quả hơn chống lại lao động cưỡng bức. 1.2. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC 1.2.1. Định nghĩa về lao động cưỡng bức Trong Công ước đầu tiên về lao động cưỡng bức - Công ước số 29 năm 1930 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã định nghĩa lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc là "Tất cả các công việc hay dịch vụ mà một người thực hiện dưới sự đe dọa phải chịu một hình phạt và vì hình phạt này người đó không tự nguyện làm việc" [37, Khoản 1 Điều 2]. Một văn kiện nền tảng khác của ILO, Công ước số 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức quy định rằng lao động cưỡng bức không thể được sử dụng vì mục đích phát triển kinh tế hay như một biện pháp giáo dục chính trị, phân biệt đối xử, kỷ luật lao động hay trừng phạt vì đã tham gia đình công (Điều 1 Công ước số 105). Công ước này không thay đổi định nghĩa cơ bản trong luật pháp quốc tế về lao động cưỡng bức mà quy định rõ những mục đích nhất định không bao giờ được cưỡng bức lao động. Không thể đánh đồng một cách giản đơn lao động cưỡng bức với tiền lương thấp hay điều kiện làm 17
  18. việc nghèo nàn. Cũng không thể đánh đồng lao động cưỡng bức với việc một người lao động cảm thấy không thể rời bỏ một công việc vì họ không có những lựa chọn việc làm nào khác mặc dù họ không bị ép buộc phải làm chỉ một công việc đó. Lao động cưỡng bức là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người và hạn chế tự do con người. Cưỡng bức lao động là trường hợp bên cưỡng bức áp đặt ý chí của mình lên bên bị cưỡng bức và buộc người này phải làm việc theo ý muốn của mình. Chính vì thế, cưỡng bức lao động có thể xảy ra cả trong trường hợp bên cưỡng bức và bên bị cưỡng bức không có quan hệ lao động. Định nghĩa của ILO về lao động cưỡng bức bao gồm hai yếu tố cơ bản: công việc hoặc dịch vụ được thực hiện dưới sự đe dọa của một hình phạt và được tiến hành một cách không tự nguyện. Công việc hoặc dịch vụ được đề cập ở đây cần được hiểu là mọi loại hình công việc, dịch vụ và việc làm không phân biệt ngành, lĩnh vực hoặc nghề được xác định và việc làm hoàn toàn hợp pháp và chính thức cũng như việc làm bất hợp pháp và phi chính thức. Hình phạt không nhất thiết phải dưới dạng các chế tài hình sự, mà có thể ở dạng tước quyền tự do và đặc quyền. Hơn nữa có thể có nhiều hình thức đe dọa áp dụng các hình phạt khác nhau. Hình thức cực đoan nhất của sự đe dọa có thể liên quan tới bạo lực hay hạn chế về thân thể, hoặc thậm chí cả đe dọa giết người đối với nạn nhân và người thân. Cũng có những hình thức đe dọa tinh vi hơn, đôi khi đánh vào yếu tố tâm lý ví dụ như đe dọa tố cáo nạn nhân với cảnh sát hay các cơ quan nhập cư vì họ đang làm việc bất hợp pháp hay tố cáo với người quen biết, hàng xóm thân cận của họ về việc các cô gái buộc phải bán thân ở những tỉnh thành xa. Có một số hình phạt lại mang tính tài sản đó là hình phạt kinh tế liên quan tới nợ, không trả lương, hoặc cúp lương kèm theo lời đe dọa đuổi việc nếu người lao động từ chối làm thêm giờ ngoài phạm vi của hợp đồng đã ký theo luật pháp quốc gia. Người sử dụng lao động đôi khi cũng yêu cầu người lao động phải nộp giấy tờ tùy thân và có thể sử dụng hình thức 18
  19. đe dọa tịch thu tất cả những giấy tờ đó để thực hiện lao động cưỡng bức. Những đặc điểm chính có thể xem xét về tính chất tự nguyện trong định nghĩa về lao động cưỡng bức cụ thể gồm: sinh ra hoặc xuất thân đã mang thân phận nô lệ hay ràng buộc; lừa đảo hay bắt cóc người; bán cho người khác; giam cầm tại nơi làm việc trong tù hay giam giữ tư nhân; thúc ép về tâm lý, ví dụ một mệnh lệnh làm việc kèm theo một lời đe dọa xử phạt vì không tuân thủ; xui khiến mắc nợ (làm giả tài khoản, giá cả lạm phát, hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất ra bị giảm giá trị, cho vay nặng lãi ); lừa đảo hay hứa hão về loại công việc và điều kiện làm việc; giữ lương và không trả lương; giữ giấy tờ tùy thân hay các tài sản cá nhân có giá trị khác. Những đặc điểm chính về đe dọa áp dụng một hình phạt có thể được xem xét khi xuất hiện dấu hiệu đe dọa thực sự về những khía cạnh sau: bạo lực thân thể đối với người lao động hoặc gia đình hoặc người thân; bạo lực tình dục; đe dọa trả đũa một cách bí ẩn; bỏ tù hoặc biệt giam; phạt tiền; tố cáo với các cơ quan công quyền (cảnh sát, cơ quan nhập cư ) và trục xuất; sa thải khỏi công việc hiện tại; loại trừ khỏi công việc trong tương lai; cách ly khỏi cộng đồng và đời sống xã hội; tước đoạt quyền hay đặc quyền; bắt nhịn ăn, tước đoạt chỗ ở hay các điều kiện thiết yếu khác; điều chuyển sang những điều kiện làm việc tồi tệ hơn; mất vị thế xã hội 1.2.2. Vai trò của pháp luật quốc tế đối với việc phòng, chống lao động cưỡng bức Cưỡng bức lao động xâm phạm quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao động. Cưỡng bức lao động trong nhiều trường hợp trực tiếp xâm phạm tới nhân phẩm, các quyền tự do thân thể của người lao động. Khi tồn tại tình trạng cưỡng bức lao động, người sử dụng lao động không tôn trọng và không tính tới quyền lợi chính đáng của người lao động, bóc lột sức lao động của người bị cưỡng bức. Cưỡng bức lao động là một trong những biểu hiện của sự bất công. Người lao động phải làm việc khi bị ép buộc nên họ thụ động, tâm lý bị đè nén, khó phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong công việc. 19
  20. Trên phạm vi toàn thế giới, hệ thống pháp luật quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng, chống lao động cưỡng bức. Trong xu thế quốc tế hóa mọi mặt của đời sống quốc tế ở cả hai cấp độ, khu vực và toàn cầu, dựa trên cơ sở nền kinh tế trí thức, luật quốc tế hiện đại là kết quả và là sự phản ánh các quan hệ quốc tế trong điều kiện hợp tác, phát triển của cộng đồng thế giới. Sự ra đời của các điều ước quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức với sự tham gia của rất nhiều các quốc gia thành viên trên thế giới cùng với những quy phạm mang tính chất ràng buộc, những tiêu chuẩn đối với lao động rõ ràng và cụ thể đã góp phần hiệu quả cho việc phòng, chống tiến tới xóa bỏ lao động cưỡng bức trên thế giới. Luật quốc tế ghi nhận cam kết của các quốc gia cũng như cơ chế hợp tác trong việc xóa bỏ lao động cưỡng bức. Thông qua việc ký kết, phê chuẩn hay trở thành thành viên của một điều ước quốc tế, mỗi quốc gia đã thể hiện quan điểm, chính sách của chính quốc gia đó đối với vấn đề mà quốc gia quan tâm, trong đó có vấn đề về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Không có sự áp đặt mang tính quyền lực quốc tế trong quá trình thực hiện luật quốc tế trừ những cơ chế kiểm soát quốc tế có sự thỏa thuận của các quốc gia. Trong thực tế thực thi luật quốc tế về phòng, chống và tiến tới xóa bỏ lao động cưỡng bức, các quốc gia phải tự điều chỉnh pháp luật của mình trên cơ sở các quy định của luật quốc tế. Bên cạnh cơ chế phòng, chống lao động cưỡng bức mà luật quốc tế quy định, từng quốc gia đều xây dựng cơ chế riêng để đảm bảo việc thực hiện xóa bỏ lao động cưỡng bức ở quốc gia đó. Luật quốc tế xác lập những quy tắc, chuẩn mực pháp lý đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, các quốc gia cần có cơ chế hiệu quả trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi cưỡng bức lao động, bảo đảm công bằng cho người lao động, bù đắp xứng đáng cho công sức mà người lao động bỏ ra trong quá trình làm việc. Cùng với việc ký kết các điều ước quốc tế, để thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, các quốc gia thành viên tiến hành nội luật hóa các quy định của các điều ước vào hệ thống pháp luật quốc 20
  21. gia. Ở nhiều quốc gia, pháp luật quy định cấm nhập khẩu các loại sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra. Người dân ở một số quốc gia phát triển cũng có thói quen tẩy chay các loại hàng hóa có liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức. Chính vì thế, việc phòng, chống các hành vi cưỡng bức lao động khuyến khích doanh nghiệp không thực hiện các hành vi cưỡng bức lao động, góp phần giúp cho hàng hóa của các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài tránh được các rủi ro bị cấm nhập hoặc bị tẩy chay bởi quốc gia nhập khẩu hàng hóa đó. Việc không sử dụng lao động cưỡng bức trong quá trình sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ cũng được coi là một thành phần của "giấy thông hành" của hàng hóa, dịch vụ ấy khi tiếp cận thị trường toàn cầu. Luật quốc tế đóng vai trò quan trọng ngăn chặn tình trạng người bóc lột người trong quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ lao động nói riêng, từng bước loại bỏ các hành vi cưỡng bức lao động ra khỏi đời sống, góp phần cải thiện tình trạng bảo vệ quyền con người trong xã hội. 1.2.3. Một số văn bản pháp luật quốc tế về lao động cưỡng bức Trong các văn bản pháp luật quốc tế về nhân quyền, việc tôn trọng quyền con người trong đó có quyền tự do lao động, không bị áp đặt hay cưỡng bức lao động luôn được quan tâm hàng đầu. * Một số điều ước quốc tế được thông qua trong khuôn khổ của Liên hợp quốc Liên hợp quốc - tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay với hơn 193 nước thành viên đã thông qua những văn kiện pháp lý quan trọng nhất về quyền con người. Trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 đã thể hiện rõ tại Điều 1 về mục đích của Liên hợp quốc là: Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo, và trong việc thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, 21