Luận văn Pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam

pdf 90 trang vuhoa 24/08/2022 9020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_dieu_chinh_hoat_dong_thau_tom_thu_dich_do.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN TRỌNG TIÊN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THÂU TÓM THÙ ĐỊCH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHAN TRỌNG TIÊN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THÂU TÓM THÙ ĐỊCH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: Luật Kinh tế MÃ SỐ: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tác phẩm, bài viết được trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã được công bố đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn là trung thực mà chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, năm 2016 Tác giả luận văn Phan Trọng Tiên
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA - LỜI CAM ĐOAN - MỤC LỤC - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - TÓM TẮT LUẬN VĂN - PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THÂU TÓM THÙ ĐỊCH DOANH NGHIỆP 11 1.1. M&A và hoạt động thâu tóm doanh nghiệp 11 1.2. Thâu tóm thân thiện và thâu tóm thù địch 13 1.3. Phương pháp thâu tóm 15 1.3.1. Thâu tóm bằng cách lôi kéo cổ đông bất mãn 15 1.3.2. Thu mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 16 1.3.3. Chào mua công khai 16 1.4. Động cơ của hoạt động thâu tóm thù địch 18 1.4.1. Giảm thiểu đối thủ cạnh tranh 18 1.4.2. Giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả 19 1.4.3. Giảm chi phí gia nhập thị trường 19 1.5. Biện pháp tự vệ (Takeover defences) 20 1.5.1. Các biện pháp phòng ngừa thâu tóm 21 1.5.2. Các biện pháp chống thâu tóm 22 1.6. Trách nhiệm của người quản lý công ty 23 1.7. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thâu tóm thù địch 25 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THÂU TÓM THÙ ĐỊCH DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM 30 2.1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Anh 30
  5. 2.1.1. Hội đồng về Thâu tóm và Sáp nhập và Bộ quy tắc về Thâu tóm và Sáp nhập 30 2.1.2. Quy định bảo vệ cổ đông công ty mục tiêu 32 2.1.3. Trách nhiệm của người quản lý công ty và việc áp dụng các biện pháp tự vệ 34 2.2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Mỹ 37 2.2.1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp của liên bang 37 2.2.2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp của tiểu bang 40 2.3. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam 43 2.3.1. Thực trạng hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam 43 2.3.2. Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam 47 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THÂU TÓM THÙ ĐỊCH DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 60 3.1. Các giải pháp chung 60 3.1.1. Xây dựng cơ chế đối trọng điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch 60 3.1.2. Xây dựng khung pháp lý thống nhất điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch 63 3.2. Các đề xuất cụ thể 65 3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ cổ đông 65 3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của người quản lý công ty và việc áp dụng các biện pháp tự vệ 67 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế 70 3.2.4. Hoàn thiện pháp luật về quản lý đầu tư nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 71 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. CTMT : Công ty mục tiêu 2. CTTT : Công ty thâu tóm 3. ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông 4. HĐQT : Hội đồng quản trị 5. NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 6. NQLCT : Người quản lý công ty 7. SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán 8. TTCK : Thị trường chứng khoán 9. TTKT : Tập trung kinh tế 10. TTTĐ : Thâu tóm thù địch 11. UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước
  7. TÓM TẮT LUẬN VĂN Chương 1: (“Khung lý thuyết về hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp”) sẽ trình bày những vấn đề lý luận chung về thâu tóm thù địch doanh nghiệp, làm nền tảng lý thuyết cho việc tiếp cận và giải quyết các nội dung sau của Luận văn. Các vấn đề sẽ được làm sáng tỏ bao gồm: (i) M&A và hoạt động thâu tóm doanh nghiệp; (ii) Thâu tóm thân thiện và thâu tóm thù địch; (iii) Phương pháp thâu tóm; (iv) Động cơ thực hiện thâu tóm; (v) Trách nhiệm được ủy thác của người quản lý và (vi) Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp. Chương 2: (“Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại một số quốc gia phát triển và Việt Nam”) sẽ trình bày hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Anh và Mỹ, hai quốc gia có kinh nghiệm lập pháp phong phú đối với hoạt động này. Ở Anh, Luận văn sẽ trình bày về Bộ quy tắc Thâu tóm và Sáp nhập, văn bản pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động thâu tóm với hai quy tắc nền tảng: quy tắc không can thiệp và quy tắc chào mua bắt buộc. Ở Mỹ, Luận văn sẽ trình bày về hệ thống pháp luật hai cấp, với pháp luật liên bang điều chỉnh những vấn đề chung về thị trường chứng khoán và hoạt động chào mua công khai và pháp luật tiểu bang với các đạo luật chống thâu tóm. Từ đó, sẽ trình bày về diễn biến hoạt động thâu tóm tại Việt Nam với hai ví dụ điển hình về hoạt động thâu tóm thù địch, tiến hành phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam. Qua đó, làm rõ những vướng mắc, bất cập còn tồn tại, cần được điều chỉnh cho phù hợp. Chương 3: (“Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam”) sẽ trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam trên cơ sở tiếp thu những tiến bộ, thành tựu lập pháp phù hợp của các quốc gia phát triển. Giải pháp chung bao gồm các đề xuất, kiến nghị về việc xây dựng cơ chế đối trọng trong việc điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch và xây dựng khung pháp lý thống nhất để điều chỉnh hành vi này. Các giải pháp cụ thể bao gồm: (i) Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ cổ đông; (ii) Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm của người quản lý công ty và việc áp dụng các biện pháp tự vệ; (iii) Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế và (iv) Hoàn thiện pháp luật về quản lý đầu tư nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thâu tóm doanh nghiệp (Takeovers) là một hoạt động phổ biến trên thế giới và đã được pháp luật nhiều quốc gia lưu ý điều chỉnh từ lâu. Ở Anh, Bộ quy tắc về Thâu tóm và Sáp nhập (City Code on Takeovers and Mergers) đã được ban hành từ năm 1968; đồng thời, Hội đồng về Thâu tóm và Sáp nhập (Panel on Takeovers and Mergers) được thành lập nhằm thực thi các quy định của Bộ quy tắc. Ở Mỹ, hoạt động thâu tóm doanh nghiệp được điều chỉnh bởi pháp luật liên bang và tiểu bang với phạm vi điều chỉnh khác nhau.1 Gần Việt Nam hơn, Trung Quốc đã ban hành quy định về “Biện pháp quản lý thâu tóm doanh nghiệp” từ năm 2002.2 Ở Việt Nam, công chúng quen thuộc với thuật ngữ M&A hơn là thâu tóm. Thực tế, M&A (Merge & Accquisition) bao hàm nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, có thể là hoạt động tái tổ chức doanh nghiệp và/hoặc hoạt động TTKT, như: hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, mua lại tài sản Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh cũng đã có định nghĩa về một số hoạt động này. Trong công trình nghiên cứu này, thuật ngữ “thâu tóm” (Takeovers) sẽ được sử dụng với ý nghĩa là bất kỳ hành vi M&A nào nhằm đạt được sự kiểm soát đối với một công ty. Hành vi thâu tóm có thể là thân thiện hoặc thù địch. Sự phân biệt thông thường dựa trên việc thâu tóm được thực hiện có chống lại mong muốn của người quản lý hiện tại của CTMT3 (Target board) hay không. Thâu tóm một công ty bằng cách chào mua cổ phần của các cổ đông CTMT một cách trực tiếp mà không thông qua NQLCT được xem là hoạt động TTTĐ. Một thương vụ TTTĐ thành công khi CTTT đạt được đủ số lượng cổ phần cần thiết để có thể kiểm soát CTMT. Mục đích 1 Ở Mỹ, pháp luật liên bang chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về chứng khoán, chào thầu, chống độc quyền Trong khi đó, pháp luật của các tiểu bang lại điều chỉnh các vấn đề về Điều lệ doanh nghiệp, nội quy, trách nhiệm của Người quản lý và biện pháp chống thâu tóm Hầu hết các tiểu bang của Mỹ đã thông qua luật về chống thâu tóm (Anti-takeover laws). 2 “Biện pháp quản lý thâu tóm doanh nghiệp” năm 2002 được Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) ban hành ngày 28/09/2002, có hiệu lực từ ngày 01/12/2002 và hết hiệu lực ngày 01/09/2006; được thay thế bằng “Biện pháp quản lý thâu tóm doanh nghiệp” năm 2006. 3 CTMT (Target Company): là đối tượng được công ty khác nhắm đến để thực hiện hoạt động thâu tóm.
  9. 2 thực hiện hoạt động TTTĐ rất khác nhau, nhưng thông thường liên quan đến nhu cầu tích lũy tài chính thông qua việc thay thế cơ cấu quản trị điều hành kém hiệu quả của CTMT để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai hoặc bán tài sản có giá trị của CTMT để thu lợi nhuận. Đối với hoạt động thâu tóm công ty, TTTĐ được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn bởi lẽ nó mang đầy đủ những đặc trưng của hoạt động này. Đồng thời, song song với hành vi TTTĐ là các biện pháp chống thâu tóm – là vấn đề pháp lý cần được quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, hoạt động TTTĐ tuy chưa quá phổ biến nhưng đã không còn là hiện tượng hiếm hoi trong nền kinh tế. TTTĐ nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, được xã hội quan tâm và đặc biệt gây chú ý bởi sự không rõ ràng về mặt pháp lý, thậm chí sẵn sàng vi phạm pháp luật. Thật vậy, qua sự kiện thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, nhiều cá nhân đã vi phạm quy định về thông báo về việc thu mua cổ phiếu đạt ngưỡng cổ đông lớn. Vụ việc này khép lại với việc thâu tóm thành công một ngân hàng lớn và những án phạt muộn màn của UBCKNN đã để lại rất nhiều câu hỏi về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động TTTĐ công ty ở Việt Nam. Pháp luật Việt Nam chưa có một khung pháp lý thống nhất điều chỉnh hoạt động thâu tóm. Hoạt động thâu tóm doanh nghiệp được điều chỉnh rải rác trong nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 88, 89); Luật Cạnh tranh năm 2004 (Điều 16 đến 24); Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Điều 194, 195); Luật Đầu tư năm 2014 (Điều 23, 24); Luật Chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010 (Điều 29, 32, 69). Tuy nhiên, mỗi quy định hướng tới những mục tiêu điều chỉnh khác nhau, trong đó các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán là nguồn luật chủ yếu điều chỉnh hoạt động thâu tóm. Các quy định pháp luật khác chỉ nhắc đến và điều chỉnh một số vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình thâu tóm, mà nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán. TTTĐ là hoạt động tương đối phức tạp. Kết quả của một thương vụ thâu tóm gây ra tác động lớn đến nhiều bên liên quan và vì vậy, cần thiết phải chi tiết hóa quy
  10. 3 định thâu tóm. Các mục tiêu căn bản mà một thương vụ thâu tóm cần đạt được là bảo vệ được quyền lợi của cổ đông thiểu số; bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, người lao động và khách hàng. Để đạt được các mục tiêu này, nhiều chi tiết kỹ thuật, hoặc tối thiểu là nguyên tắc thực hiện nên được thể chế hóa bằng quy định pháp luật. Nhìn chung, tại Việt Nam đã tồn tại những quy định cơ bản nhất về hoạt động thâu tóm. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt và TTKT trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Hoạt động thâu tóm doanh nghiệp (đặc biệt là TTTĐ) hứa hẹn sẽ sôi động và ngày càng phức tạp trong tương lai. Do đó, cần có một khung pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh một cách toàn diện hoạt động thâu tóm doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam” làm đề tài Luận văn thạc sĩ cho mình. 2. Tình hình nghiên cứu Thâu tóm doanh nghiệp bằng các hoạt động M&A đã được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung ở khía cạnh kinh tế hơn là pháp lý. Dưới góc độ pháp lý, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu sau: Các luận án tiến sĩ: “Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Bảo Ánh (2014); “Sáp nhập, hợp nhất và mua bán Ngân hàng Thương mại Cổ phần ở Việt Nam” của tác giả Phan Diên Vỹ (2013); “Đảm bảo quyền cổ đông thiểu số trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Cao Đình Lành (2014). Các luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam” của tác giải Phùng Ngọc Việt Nga (2012); “Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2010); “Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương (2010); “Sáp
  11. 4 nhập và mua lại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Đào Trọng Nhân (2009); “Sáp nhập và mua bán doanh nghiệp – Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật Việt Nam và Anh Quốc” của tác giả Trần Văn Khanh (2009) Một số bài viết, bài nghiên cứu, báo cáo trên các báo, tạp chí chuyên ngành nổi bật như: “Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức – Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (Tạp chí quản lý kinh tế số tháng 6/2012); “Một số vấn đề trong hoạt động M&A ở Việt Nam trong thời gian qua” của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương; “Làm rõ khái niệm sáp nhập doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Thị Minh Huyền (Tạp chí kinh tế và dự báo số 6, tháng 3/2009); “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tình hình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thường Lạng, Nguyễn Thị Quỳnh Thư (Tạp chí Ngân hàng số 15/2008) Đồng thời, trên bình diện quốc tế, vấn đề thâu tóm doanh nghiệp (Takeovers) cũng được quan tâm nghiên cứu với rất nhiều công trình nghiên cứu (luận văn, tiểu luận, bài nghiên cứu, báo cáo ) có giá trị được đăng tải trên mạng Internet như: “The Regulation of Takeovers” của tác giả Alcock A (2001); “The Evolution of Hostile Takeover Regimes in Developed and Emerging Markets: An Analytical Framework” của các tác giả Jacobs J và Milhaupt C (2011)4, “Do Hostile Mergers Destroy Jobs?” của các tác giả M. Conyon, S. Girma, P. Wright và S. Thompson (2000)5, “Who Writes the Rules for Hostile Takeovers, and Why? The Peculiar Divergence of US and UK Takeover Regulation” của các tác giả John Armour và David A. Skeel Jr. 4 Công trình nghiên cứu tập trung phân tích sự phát triển của chế độ pháp lý điều chỉnh hoạt động TTTĐ và các biện pháp chống thâu tóm tại ba nền kinh tế lớn Mỹ, Anh và Nhật, giải thích những sự khác biệt, nguyên nhân của những khác biệt đó. Từ đó, đưa ra các gợi ý cho các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. 5 Công trình tập trung nghiên cứu tác động của hoạt động TTTĐ đối với người lao động tại nước Anh trong giai đoạn 1983-1986.
  12. 5 Nhìn chung, trên bình diện quốc tế, thâu tóm và các hoạt động M&A đã được nghiên cứu sâu rộng, ở nhiều góc độ và vấn đề liên quan. Tuy nhiên, các nghiên cứu về pháp luật liên quan đến hoạt động thâu tóm nói riêng và M&A nói chung tại Việt Nam vẫn còn ít ỏi, điều này đã được phản ánh phần nào thông qua sự hạn chế của các quy định pháp luật có liên quan. Các công trình hầu hết chỉ chú ý nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ pháp lý nhưng lại chưa toàn diện, chưa tập trung nghiên cứu bản chất của hoạt động thâu tóm và chỉ đơn thuần phân tích, đánh giá các quy định pháp luật thực định hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh, lĩnh vực nhỏ (thâu tóm trong hoạt động đầu tư; lĩnh vực ngân hàng) hoặc phân tích các tình huống, vụ việc phát sinh trên thực tế. Nhiều công trình đã thực hiện nghiên cứu pháp luật nước ngoài về hoạt động mua bán, sáp nhập; so sánh với pháp luật Việt Nam để đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích, so sánh pháp luật giữa các nước. Đến nay, qua tra cứu của tác giả, hiện vẫn chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về bản chất hoạt động TTTĐ cũng như các vấn đề liên quan, chưa làm sáng tỏ vai trò của các bên tham gia hoạt động này. Do đó, tác giả tự nhận thấy đề tài đảm bảo yêu cầu về tính mới, cần thiết tiếp tục nghiên cứu. 3. Câu hỏi nghiên cứu Công trình nghiên cứu sau khi được hoàn thành sẽ giải quyết được những câu hỏi nghiên cứu sau đây: Câu hỏi 1: Trong điều kiêṇ kinh tế thi ̣trường, thâu tóm là hoạt động diêñ ra phổ biến và được nhìn nhận với nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, nói đến TTTĐ, hầu hết mọi người đều có ấn tượng không tốt và cho rằng đây là hành vi tiêu cực, cần được điều chỉnh theo hướng cấm. Mặc dù vậy, TTTĐ lại là một hoạt động phổ biến trong nền kinh tế của các quốc gia phát triển. Như vâỵ , liệu TTTĐ là hành vi tốt hay xấu và vai trò của nó đối với quản trị công ty? Pháp luật có nên điều chỉnh hoạt động TTTĐ hay không? Và nếu có thì lý do và nôị dung của pháp luật điều chỉnh vấn đề này là gì?
  13. 6 Câu hỏi 2: Vai trò của chủ sở hữu và NQLCT khi đối mặt với một đề nghị thâu tóm là một vấn đề cần quan tâm và điều chỉnh pháp luật phù hợp vì nó tác động lớn đến quyền, lợi ích của rất nhiều bên mà đặc biệt là cổ đông thiểu số, pháp luật nên giao thẩm quyền quyết định cho ai và với những điều kiện như thế nào để bảo đảm sự cân bằng về quyền và lợi ích cho tất cả các bên. Như vâỵ , ai là người có thẩm quyền tối hậu trong việc quyết định chấp nhận hay từ chối đề nghị TTTĐ: NQLCT – người được trao quyền thực hiện quản lý hàng ngày đối với công ty hay cổ đông – người chủ sở hữu thực tế của công ty? NQLCT có trách nhiệm gì đối với cổ đông? NQLCT có quyền quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ mà không cần sự chấp thuận của cổ đông hay không? Câu hỏi 3: Pháp luật điều chỉnh hoạt động TTTĐ hiện nay còn hạn chế và chỉ dừng lại ở những quy định tản mát. Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trong việc điều chỉnh hoạt động này để có thể đưa ra hướng điều chỉnh phù hợp nhất với tình hình phát triển của mình. Cách thức điều chỉnh hoạt động TTTĐ sẽ được làm sáng tỏ thông qua việc giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ ba, đó là: trong hoạt động TTTĐ, pháp luật cần điều chỉnh như thế nào để bảo đảm quyền lợi của các bên? Trả lời câu hỏi này sẽ làm sáng tỏ những lợi ích cần được bảo vệ, điều chỉnh pháp lý trong hoạt động TTTĐ. Đưa ra những định hướng, khuyến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện thể chế, khung pháp lý điều chỉnh đối với hoạt động TTTĐ nói riêng và thâu tóm doanh nghiệp nói chung nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên cũng như sự phát triển ổn định, lành mạnh của môi trường kinh doanh. 4. Các giả thuyết nghiên cứu Để đảm bảo cho việc nghiên cứu được thực hiện đúng hướng và đạt được mục đích đã đặt ra, tác giả đã xây dựng một số giả thuyết nghiên cứu tạm thời như sau: Thứ nhất, TTTĐ (Hostile Takeovers) là một hoạt động bình thường trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng hoạt động này mang tính khách quan và cần được pháp luật điều chỉnh để đảm bảo sự phát triển bình
  14. 7 thường và lành mạnh của nền kinh tế quốc gia. TTTĐ cần được điều chỉnh bởi các quy định đặc thù để bảo đảm quyền lợi của các bên. Thứ hai, TTTĐ không phải là một hoạt động tiêu cực trong mọi trường hợp. Hoạt động TTTĐ diễn ra trong bối cảnh thông tin không được công khai; đề nghị thâu tóm không được thực hiện theo những trình tự với các thời hạn được đặt ra một cách phù hợp và đề nghị thâu tóm không công bằng giữa các cổ đông là hành vi tiêu cực, xâm phạm đến quyền lợi của cổ đông CTMT (nhất là cổ đông thiểu số), cần được pháp luật điều chỉnh. Thứ ba, cổ đông CTMT (Target Shareholders) có quyền quyết định trong việc chấp thuận hoặc từ chối đề nghị thâu tóm (Tender Offers/Takeover Bids). Bên đề nghị thâu tóm có trách nhiệm công khai hóa toàn bộ thông tin cần thiết liên quan đến thương vụ thâu tóm. Đồng thời, bản thân người quản lý CTMT (Target Directors) có trách nhiệm công khai thông tin, cung cấp những tư vấn phù hợp để tư vấn, hỗ trợ cổ đông quyết định một cách phù hợp. Việc NQLCT tự ý áp dụng các biện pháp tự vệ (Takeover Defences) mà không có sự đồng ý của cổ đông để duy trì quyền quản lý của mình là hành vi không phù hợp và phải được điều chỉnh theo hướng nghiêm cấm. Thứ tư, người quản lý CTMT phải giữ gìn và thực hiện đúng trách nhiệm được ủy thác của NQLCT (Directors’ Fiduciary Duties). Trách nhiệm được ủy thác cho phép NQLCT được quyền tự do định đoạt trong việc giải quyết các vấn đề của công ty nhân danh cổ đông cho đến khi nào hành động của NQLCT là ngay tình (bona fide) và vì lợi ích tối đa của công ty. Vì vậy, NQLCT không có quyền cản trở cổ đông CTMT đưa ra quyết định chấp thuận đề nghị thâu tóm nếu cổ đông xét thấy giao dịch thâu tóm đó là có lợi. Thứ năm, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thâu tóm ở Việt Nam chưa hoàn chỉnh và cần được xây dựng, cải tiến trong tương lai gần nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện pháp luật, cũng như bắt kịp xu hướng tiến bộ trên thế giới. Đối với việc điều chỉnh hoạt động TTTĐ, một số nước phát triển có kinh nghiệm lập pháp và
  15. 8 trình độ quản lý tốt mà Việt Nam có thể học hỏi, vận dụng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình. 5. Mục đích và các mục tiêu nghiên cứu Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài này là mong muốn làm sáng tỏ vai trò, trách nhiệm của các bên có liên quan trong hoạt động TTTĐ (CTTT; người quản lý CTMT; cổ đông CTMT; các bên có liên quan khác) và vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước. Qua đó, đưa ra định hướng, những đề xuất, khuyến nghị phù hợp trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh đối với loại hoạt động này nhằm bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả thấy rằng cần lần lượt đạt được các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng và toàn diện các quy định pháp lý về hoạt động TTTĐ doanh nghiệp. Qua đó, đưa ra đánh giá chi tiết về thực trạng quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động TTTĐ doanh nghiệp. Thứ hai, tham khảo kinh nghiệm lập pháp, quản lý hoạt động thâu tóm doanh nghiệp của các nước phát triển (Anh, Mỹ). Nghiên cứu nguồn gốc, học thuyết dẫn đến sự ra đời và phát triển của các quy định về TTTĐ doanh nghiệp tại các quốc gia này. Đánh giá các quy định tiến bộ, có giá trị, phù hợp để tiếp thu và áp dụng tại Việt Nam. Thứ ba, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về TTTĐ doanh nghiệp tại Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích, tổng hợp: để xác định và luận giải các quy định của pháp luật, các học thuyết về TTTĐ doanh nghiệp.
  16. 9 Phương pháp nghiên cứu học thuyết pháp lý mà chủ yếu là phân tích luật viết để làm sáng tỏ những hạn chế, thiếu sót trong quy định pháp luật về TTTĐ doanh nghiệp. Phương pháp so sánh pháp luật: thông qua việc trình bày các quy định pháp luật về TTTĐ doanh nghiệp ở một số quốc gia phát triển (Anh, Mỹ), tiến hành so sánh với các quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam để làm sáng tỏ những hạn chế, thiếu sót của quy định pháp luật hiện tại, học hỏi cách giải quyết đã có để đưa ra đề xuất, kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật về TTTĐ doanh nghiệp ở nước ta. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: thông qua việc tiếp xúc, phỏng vấn những chuyên gia có hiểu biết sâu sắc về thâu tóm doanh nghiệp sẽ giúp ích cho việc làm rõ thực tiễn TTTĐ doanh nghiệp hiện nay, thực trạng áp dụng quy định pháp luật, nhu cầu, mong muốn điều chỉnh pháp luật để tạo ra cơ chế, điều kiện cần thiết để điều chinh phù hợp đối với hoạt động TTTĐ doanh nghiệp. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong điều kiện giới hạn về thời gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ của một Luận văn cao học, tác giả tự định ra cho mình góc độ tiếp cận như sau: Thứ nhất, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động TTTĐ doanh nghiệp. Những phân tích, trình bày liên quan đến hoạt động thâu tóm thân thiện hoặc thâu tóm doanh nghiệp nói chung chỉ nhằm làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu. Thứ hai, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động TTTĐ đối với các công ty cổ phần là công ty đại chúng và có cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thứ ba, Luận văn chỉ tập trung phân tích bản chất hoạt động TTTĐ và các giao dịch có liên quan dưới góc độ Luật Cạnh tranh (khía cạnh thâu tóm dẫn đến tình trạng TTKT, hạn chế cạnh tranh), Luật Chứng khoán (thủ tục, quy định liên quan đến chào mua cổ phiếu). Luận văn này không bao hàm việc nghiên cứu các
  17. 10 vấn đề sau đây: lao động, đất đai, hợp đồng, kế toán, thuế khi thực hiện hoạt động thâu tóm. Thứ tư, đối với nội dung liên quan đến pháp luật nước ngoài về hoạt động TTTĐ, tác giả chỉ dừng lại ở việc trình bày khái quát các khái niệm, học thuyết, quy định pháp luật và lịch sử hình thành các quy định này ở những khía cạnh, nội dung mà tác giả đánh giá là quan trọng, cần thiết để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận văn. Tác giả không có ý định và cũng không phân tích, trình bày đầy đủ, toàn diện quy định pháp luật nước ngoài về TTTĐ. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày trong 03 chương như sau: Chương 1. Khung lý thuyết về hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp Chương 2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại một số quốc gia phát triển và Việt Nam Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thâu tóm thù địch doanh nghiệp tại Việt Nam
  18. 11 Chương 1 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THÂU TÓM THÙ ĐỊCH DOANH NGHIỆP 1.1. M&A và hoạt động thâu tóm doanh nghiệp M&A là thuật ngữ phổ biến tại Việt Nam. Theo cách hiểu thông thường nhất, phần lớn mọi người hiểu M&A là mua lại và sáp nhập dựa trên nghĩa tiếng Anh đầy đủ của M&A là: Mergers and Acquisition, mà không cần bất kỳ sự diễn giải nào. Thực tế, theo đánh giá của các chuyên gia, việc dịch thuật ngữ M&A theo nghĩa tiếng Anh như vậy là chưa thật sự chính xác và đầy đủ.6 Trên thực tế, vẫn chưa có bất kỳ khái niệm pháp lý chính thức nào về hoạt động M&A. Phần lớn chỉ khái niệm một số hình thức chủ yếu của hoạt động M&A như sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp dưới góc độ tài chính. Tại Hoa Kỳ, theo pháp luật liên bang, sáp nhập có nghĩa là sự kết hợp giữa hai công ty mà một bên hoàn toàn bị thâu tóm bởi công ty kia. Công ty kém quan trọng hơn sẽ mất đi đặc điểm nhận diện của mình và trở thành một phần của công ty quan trọng hơn nơi vẫn giữ được đặc điểm nhận diện của mình. Khác với hoạt động sáp nhập, hoạt động hợp nhất làm cho hai công ty cùng bị mất đi những đặc điểm nhận dạng của mình và tạo nên một hình thức công ty hoàn toàn mới. Còn đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp, pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể mà chỉ quy định các hình thức thực hiện như mua tài sản của CTMT; mua lại phần vốn góp của các cổ đông CTMT; thay đổi cấu trúc vốn của công ty và tái cơ cấu công ty.7 Còn theo pháp luâṭ chung của Liên minh Châu Âu thì sáp nhập và mua lại doanh nghiệp là: (i) sự sáp nhập giữa hai pháp nhân độc lập hoặc hai bộ phận của hai pháp nhân; hoặc (ii) thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua 6 Xem: Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ khía cạnh quản trị công ty: Lý luận, Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Quản lý kinh tế, năm 2008, số 15-7+8, tr.38-44. 7 Xem: Trần Thị Bảo Ánh (2014), Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.32.
  19. 12 việc mua lại chứng khoán hoặc tài sản của một công ty khác; (iii) hoặc tạo ra một liên doanh mới.8 Đến thời điểm tháng 10/2016, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ định nghĩa pháp lý chính thức nào về hoạt động M&A. Tuy nhiên, các hình thức của hoạt động M&A đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Cạnh tranh năm 2004, cụ thể: + Khái niệm về hoạt động sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng đưa ra định nghĩa tương tự tại Khoản 1 Điều 17. + Khái niệm về hoạt động hợp nhất doanh nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đối với hoạt động này, Luật Cạnh tranh năm 2004 đưa ra định nghĩa chi tiết hơn tại Khoản 2 Điều 17. Luật Doanh nghiệp năm 2014 không đưa ra bất kỳ khái niệm nào liên quan đến mua bán doanh nghiệp. Việc bán doanh nghiệp chỉ được nhắc đến một lần duy nhất ở điều khoản về bán doanh nghiệp tư nhân (Điều 187 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Trong khi đó, Luật Cạnh tranh năm 2004 lại đưa ra định nghĩa về “mua lại doanh nghiệp” (Khoản 3 Điều 17). Mặc dù đưa ra các định nghĩa về các hình thức M&A, nhưng Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Cạnh tranh năm 2004 tiếp cận và điều chỉnh các hoạt động theo hướng hoàn toàn khác nhau. Đối với Luật Doanh nghiệp năm 2014, các hình thức M&A được xem là các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp. Trong khi đó, Luật Cạnh tranh năm 2004 lại xem đây là các hoạt động nhằm TTKT. Dù hình thức M&A được định nghĩa và tiếp cận khác nhau dưới các góc độ khác nhau nhưng đều dẫn đến một hệ quả: đó là khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động kinh doanh của CTMT. Và nếu chỉ tiếp cận dựa trên hệ quả này thì tất cả các hình thức M&A đều có thể được gọi với một tên chung, đó là hoạt động “thâu tóm doanh nghiệp” (takeover). Cũng giống như M&A, hoạt động thâu tóm doanh nghiệp 8 Xem: “Quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu số 139/2004 ngày 20/01/2004 (EC Merger Regulation)”, [Ngày truy cập: 12/09/2016].
  20. 13 không có một định nghĩa chính thức. Theo cách hiểu thông thường, thâu tóm doanh nghiệp chính là hoạt động sáp nhập hoặc mua lại một công ty. Trong một số công trình nghiên cứu, thâu tóm được định nghĩa là hoạt động mua lại hay mua bán doanh nghiệp (acquisition).9 Trong Luận văn này, thuật ngữ “thâu tóm” được định nghĩa là hành vi của một công ty tìm cách kiểm soát, chi phối một công ty khác thông qua việc thu mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ cổ phiếu hoặc tài sản nhất định của CTMT để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của công ty đó mà không quan tâm đến việc hình thức M&A cụ thể nào đã được sử dụng. Cách tiếp cận này là phù hợp với pháp luật của các quốc gia trên thế giới khi mà nhà làm luật chủ yếu quan tâm đến hệ quả của hoạt động M&A (quyền chi phối, kiểm soát của CTTT đối với CTMT) hơn là xem xét nó là hành vi sáp nhập, mua lại hay hợp nhất 1.2. Thâu tóm thân thiện và thâu tóm thù địch Hoạt động thâu tóm là thân thiện hay thù địch được phân biệt chủ yếu dựa vào việc hoạt động này có trái với mong muốn của NQLCT bị thâu tóm hay không. Theo đó, việc thâu tóm công ty bằng cách đưa ra đề nghị thâu tóm trực tiếp đối với các cổ đông mà không xem xét, cân nhắc ý kiến của NQLCT bị thâu tóm thì được xem là TTTĐ (hostile takeover). Ngược lại, một đề nghị thâu tóm được ban quản lý CTMT chào đón, hoan nghênh thì được xem là thâu tóm thân thiện (friendly takeover).10 Hoạt động TTTĐ có thể được nhận dạng thông qua các đặc điểm sau: (i) Một công ty (CTTT) thực hiện các phương pháp nhất định (luật định hoặc pháp luật không cấm) để có được quyền sở hữu đủ số lượng cổ phiếu cần thiết, qua đó có thể kiểm soát công ty khác (công ty bị thâu tóm). (ii) Động cơ thực hiện hoạt động TTTĐ có thể khác nhau, nhưng luôn luôn nhắm đến lợi ích tài chính có được thông qua việc thay thế người quản lý (bị cho là) yếu kém của công ty bị thâu tóm để tạo ra lợi nhuận lớn hơn trong tương lai, hoặc 9 Xem: Trần Văn Khanh (2009), Merger and acquisition a comparative study on Vietnam and the United Kingdom legal regulation, Master’s Thesis in Law, Falcuty of Law Lund University, p.6. 10 Xem: Xiaofan Wang (2013), Takeover law in the UK, US and China: a comparative analysis and recommendations for Chinese takeover law reform, Degree of Doctor of Philosophy, Salford Law School, p.17-18.