Luận văn Pháp luật công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện

pdf 135 trang vuhoa 25/08/2022 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Pháp luật công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phap_luat_cong_bo_thong_tin_cua_cong_ty_niem_yet_tr.pdf

Nội dung text: Luận văn Pháp luật công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện

  1. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ 7 THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT VÀ PHÁP LUẬT CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN 7 CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT 1.1.1. Niêm yết chứng khoán và tình hình phát triển công ty 7 niêm yết trên thị trường chứng khoán 1.1.2. Hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết trên 16 thị trường chứng khoán 1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG 24 TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.2.1. Sự cấn thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với 24 hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết 1.2.2. Các yêu cầu đối với pháp luật về công bố thông tin 29 của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 1.2.3. Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động 33 công bố thông tin của công ty niêm yết 1.2.4. Khái quát sự phát triển pháp luật về công bố thông 44 tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam 1.3. KINH NGHIỆM ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI 47 VỚI HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THỂ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 1.3.1. Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng 48 khoán Mỹ 1.3.2. Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng 49 1
  2. khoán Trung Quốc 1.3.3. Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng 52 khoán Nhật Bản 1.3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam trong việc điều chỉnh 54 bằng pháp luật đối với hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 57 Chương 2: THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ CÔNG BỐ 58 THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN 2.1. THỰC TIỄN PHÁP LÝ VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN 58 CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1.1. Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về công bố 58 thông tin 2.1.2. Đánh giá thực trạng hoạt động công bố thông tin của 78 công ty niêm yết 2.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 92 CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT 2.2.1. Các đề xuất giải pháp ngắn hạn 95 2.2.2. Các đề xuất giải pháp dài hạn 114 KẾT LUẬN 125 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 2
  3. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CBTT Công bố thông tin CTĐC Công ty đại chúng CTNY Công ty niêm yết DNNN Doanh nghiệp Nhà nước GDCK Giao dịch chứng khoán GDP Tổng sản phẩm quốc nội IOSCO Tổ chức quốc tế các Uỷ ban chứng khoán LCK Luật chứng khoán SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBCKNN Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước VBQQPL Văn bản qui phạm pháp luật VND Việt Nam đồng VPPL Vi phạm pháp luật WTO Tổ chức thương mại thế giới
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Thống kê công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam 14 Bảng 2.1 Số công ty có điều chỉnh số liệu BCTT năm 2010 81 Bảng 2.2 Tốp 5 điều chỉnh tăng lợi nhuận cổ đông năm 2010 81 Bảng 2.3 Tốp 5 điều chỉnh giảm lợi nhuận cổ đông năm 2010 81 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu 1.1 Qui mô công ty niêm yết giai đoạn 2000 – 2010 14
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời (năm 2000) và phát triển đến nay đã 10 năm, nhân tố chính tham gia thị trường là các công ty niêm yết và nhà đầu tư Các công ty niêm yết cũng từng bước lớn mạnh và phần lớn có được kết quả kinh doanh khả quan. Nhà đầu tư ngày càng phát triển về số lượng, đa dạng về thành phần và tính chuyên nghiệp ngày càng cao hơn. Có rất nhiều yếu tố giúp nhà đầu tư và các công ty niêm yết gặp nhau. Song thông tin được xem như sợi dây xuyên suốt liên kết giữa họ. Minh bạch thông tin là một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng giúp thị trường chứng khoán phát triển bền vững, lành mạnh. Với tư cách là người chủ sở hữu của doanh nghiệp, cổ đông của công ty hoàn toàn có thể được quyền biết rõ tình trạng doanh nghiệp của mình, nhất là khi các doanh nghiệp này đã được niêm yết thì mức độ ảnh hưởng không chỉ đối với những người chủ sở hữu mà còn là nhà đầu tư, cơ quan quản lý và các định chế trung gian tham gia thị trường. Doanh nghiệp niêm yết phải có trách nhiệm công bố thông tin một cách rõ ràng, minh bạch theo đúng pháp luật. Hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết được pháp luật quy định và thực hiện trên thực tế ngay từ những ngày đầu, khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động. Tuy nhiên, qua thực tiễn có thể đánh giá tổng quan rằng: Các quy định của pháp luật, việc thực thi pháp luật, việc thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về công bố thông tin, nhất là việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin, chưa phù hợp với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Gần đây, một thực trạng diễn ra khá phổ biến của các công ty niêm yết đã được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh, đó là hiện tượng chậm công bố hoặc công bố thông tin sai lệch, thông tin không đầy đủ, chưa kịp thời, chất lượng thông tin còn nhiều bất cập, tình trạng thông tin bất cân xứng 1
  6. còn phổ biến gây bức xúc cho nhà đầu tư và làm đau đầu những nhà quản lý. Thông tin không làm được chức năng hướng dẫn dư luận và định hướng thị trường, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích và tâm lý nhà đầu tư, cũng như công tác quản lý và điều hành thị trường chứng khoán. Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam không ngừng được xây dựng, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động này song vẫn chưa đạt được mục tiêu công khai minh bạch thị trường. Do đó việc nghiên cứu, tìm kiếm đề xuất các giải pháp xây dựng và thực thi pháp luật công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện nay là yêu cầu khách quan và cấp bách. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Công bố thông tin là trên thị trường chứng khoán là lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện nay, vấn đề pháp luật về công bố thông tin của tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam, chưa có công trình nào được công bố ở phạm vi nước ngoài. Ở phạm vi trong nước, Trên bình diện chung, vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt nam đã được rất nhiều người quan tâm, đã có công trình nghiên cứu và được công bố. Cụ thể: + Dưới góc độ kinh tế, có một số công trình đã được công bố dưới dạng luận văn thạc sỹ kinh tế (Đại học Ngoại Thương, Học viện Tài Chính). Các tác giả chủ yếu đi vào xem xét trực trạng hoạt động công bố thông tin và đánh giá chất lượng công bố thông tin ở phạm vi chung trên toàn thị trường chứng khoán kể cả thị trường tập trung và thị trường phi tập chung. + Dưới góc độ khoa học pháp lý, vấn đề pháp luật công bố thông tin trên thị trường chứng khoán nói chung đã được nghiên cứu và công bố, dưới dạng luận văn thạc sỹ luật học (Khoa Luật – ĐHQG). 2
  7. Tuy nhiên, vấn đề công bố thông tin của công ty niêm yết với tư cách là chủ thể chính cung cấp nguồn hàng hóa trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua và hiện nay đang tồn tại nhiều vướng mắc và hạn chế và là chủ đề “nóng” luôn được đề cập trong các diễn đàn chứng khoán. Nhiều chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu, những người có chức trách trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang cùng nhau tìm đáp số cho bài toán “Minh bạch hoá thông tin trên thị tường chứng khoán” bằng nhiều bài viết được công bố và chưa có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Vì lý do đó, Tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Pháp luật công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện” Làm luận văn tốt nghiệp cao học Luật là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sấu sắc. Hy vọng với sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc, kết quả sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích. 3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Là luận văn chuyên ngành luật học, luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quy định pháp luật hiện hành về công bố thông tin của công ty niêm yết trong mối tương quan với quá trình xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam trong điều kiện mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá khả năng và thực tế vận dụng, chỉ ra những bất cập, hạn chế của các qui định pháp luật khi áp dụng trên thực tế, đánh giá thực trạng hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tham khảo các quy định pháp luật và kinh nghiệm về công bố thông tin của một số thị trường chứng khoán đặc trưng trên thế giới. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật, tập quán quốc tế và chuẩn mực về quản lý TTCK của Tổ chức quốc tế các UBCKNN. 3
  8. Luận văn không nghiên cứu pháp luật về công bố thông tin của các chủ thể khác như các quỹ đại chúng, các tổ chức phát hành, cũng như các tổ chức niêm yết khác mà không phải là công ty cổ phần đại chúng. 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng lý luận cơ bản của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin, Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, khảo sát thực tiễn, đánh giá các quy định pháp luật Việt Nam và thực tế áp dụng, tham khảo luật pháp và thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số thị trường chứng khoán điển hình trong việc công bố thông tin của công ty niêm yết để giải quyết các yêu cầu đề tài đặt ra. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các số liệu thống kê, một số vụ việc thực tế để minh chứng cho những vấn đề được đề cập. 5 . Nội dung nghiên cứu chính của đề tài Luận văn nghiên cứu xây dựng hệ thống lý luận về thông tin của CTNY, công bố thông tin và khái quát tình hình phát triển các công ty niêm yết. Trên cơ sở đó phân tích sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động CBTT, những đặc trưng, yêu cầu củ pháp luật về CBTT của CTNY. Tham khảo luật pháp và kinh nghiệm về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán của một số quốc gia điển hình, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng, thực thi pháp luật về công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật về CBTT của CTNY, phân tích đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện trong giai đoạn tiếp theo phù hợp với định hướng phát triển thị trường và tình hình mới. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã đạt được từ việc đánh giá tổng quan thực tiễn pháp lý về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị 4
  9. trường chứng khoán Việt Nam. Đề xuất các giải pháp và phương hướng hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về vấn đề đã nêu. 6. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận khoa học, luận văn đã hệ thống hoá được những lý luận về thông tin, hoạt động công bố thông tin trên TTCK Việt Nam. Chỉ ra vai trò của thông tin đối với quyết định của nhà đầu tư, cũng như việc tổ chức vận hành TTCK của cơ quan quản lý, tạo lập thị trường. Đồng thời phân tích sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động CBTT của công ty niên yết, chủ thể chính cung cấp nguồn hàng hoá cho thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. Luận văn khái quát được quá trình hình thành phát triển pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam, phân tích những kết quả đạt được, những bất cập trong việc thực thi pháp luật về CBTT của công ty niêm yết, trên cơ sở đó luận văn xây dựng được hệ thống quan điểm lý luận và đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Về mặt thực tiễn, tác giả đã vận dụng nhiều phương pháp từ khảo sát thực tiễn, tham gia các buổi hội thảo, trao đổi, phỏng vấn một số nhà quản lý TTCK, quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư để thu thập các bằng chứng về việc thực thi pháp luật công bố thông tin của công ty niêm yết. Qua đó đánh giá những ưu điểm đạt được cũng như những hạn chế tồn tại của các qui định pháp luật và việc thực thi pháp luật về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời Luận văn đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp mang tính tức thời cũng như dài hạn đối với việc sửa đổi, bổ sung khung pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết; các giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế sự vi phạm pháp luật về công bố thông tin đang là điểm “nóng” và là vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội trong thời gian vừa qua. 5
  10. Các kết luận, đề xuất giải pháp được đề cập trong luận văn hy vọng sẽ là những gợi ý, đóng góp cho việc sửa đổi xây dựng mới các qui định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà Bộ tài Chính đang chủ trì thực hiện. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm hai chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công bố thông tin và pháp luật công bố thông tin của công ty niêm yết Chương 2: Thực tiễn pháp lý về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và phương hướng hoàn thiện 6
  11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ PHÁP LUẬT CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT 1.1.1. Niêm yết chứng khoán và tình hình phát triển công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 1.1.1.1. Niêm yết chứng khoán a) Khái niệm niêm yết chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và nhà nước để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Đồng thời TTCK còn là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những tổ chức phát hành, sau đó họ có thể mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành ở thị trường thứ cấp. Khi chứng khoán được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp làm hình thành thị trường giao dịch chứng khoán. Thị trường giao dịch chứng khoán là thị trường diễn ra việc mua, bán chứng khoán sau phát hành theo các qui định của pháp luật về chứng khoán[32]. Các giao dịch chứng khoán ở thị trường thứ cấp rất đa dạng. Xét dưới góc độ này, thị trường giao dịch chứng khoán có thể là thị trường giao dịch có tổ chức (thị trường tập trung), thực hiện việc giao dịch các chứng khoán niêm yết và thị trường giao dịch phi tổ chức (thị trường OTC) thực hiện giao dịch các chứng khoán chưa niêm yết. Để có chứng khoán giao dịch trên thị trường 7
  12. tập trung phải thông qua hoạt động niêm yết chứng khoán của các chủ thể nhất định. Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán). Nói cách khác, để có thể được niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán nào đó thì chủ thể xin niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở đó đặt ra. Việc niêm yết chứng khoán đối với Sở giao dịch, chủ yếu là nhằm lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao đưa vào giao dịch để bảo đảm cho hoạt động giao dịch của Sở giao dịch đó diễn ra một cách có tổ chức, ổn định, đồng thời nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp và tạo lòng tin cho công chúng đầu tư. b) Điều kiện niêm yết cổ phiếu Thông thường ở mỗi quốc gia, điều kiện niêm yết chứng khoán do mỗi Sở GDCK tự đặt ra dựa trên qui định chung của pháp luật, trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Nhìn chung việc đề ra các tiêu chuẩn niêm yết là nhằm lựa chọn chứng khoán của các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh để đưa vào giao dịch tại Sở GDCK. Khi đề ra các điều kiện niêm yết các Sở GDCK luôn chú ý cân nhắc trên hai mặt: Một mặt là bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, mặt khác cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện việc niêm yết chứng khoán ở Sở GDCK đó. Nhìn chung, điều kiện niêm yết chứng khoán ở các nước dựa trên cơ sở xem xét các yêu cầu chủ yếu sau: - Thời gian hoạt động của công ty: Yêu cầu công ty phải có thời gian hoạt động liên tục một số năm nhất định tính tới thời điểm xin niêm yết, ở nhiều nước qui định thời gian hoạt động tối thiểu 3-5 năm, hoặc cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường phi tập trung. 8
  13. - Qui mô vốn: Yêu cầu đặt ra đối với công ty niêm yết phải có số vốn góp của cổ đông ở mức độ nhất định đủ lớn, để tạo ra cơ sở tiềm lực tài chính đủ mạnh của công ty, Ví dụ ở Sở giao dịch TOKYO yêu cầu công ty niêm yết phải có số vốn cổ đông tối thiểu là 1 tỷ Yên. - Phân phối quyền sở hữu cổ phần: Nhiều Sở giao dịch quy định công ty niêm yết phải có một số lượng cổ đông ở mức tối thiểu nhát định, hoặc số lượng cổ phần tối thiểu do công chúng nắm giữ, Ví dụ ở Sở giao dịch TOKYO qui định nếu công ty niêm yết có dưới 10 triệu cổ phần thì phải có số cổ đông tối thiểu là 800, nếu có trên 10 triệu đến 20 triệu cổ phần thì phải có số cổ đông ít nhất là 1.200 và nếu có trên 30 triệu cổ phần thì phải có số cổ đông tối thiểu là 3000 - Hiệu quả hoạt động của công ty: Một số Sở GDCK yêu cầu công ty muốn được niêm yết phải đạt được số lợi nhuận trước thuế ở mức độ nhất định ở năm gần nhất hoặc một số năm nhất định tính đến thời điểm xin niêm yết. Thông thường những Sở GDCK lớn thì điều kiện niêm yết càng cao và chặt chẽ. Ví dụ, để một công ty được niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) phải thoả mãn các yêu cầu sau [29]. 1. Ít nhất phải có 1.100.000 cổ phiếu được công chúng nắm giữ với giá trị trường ít nhất là 18 triệu USD 2. Tối thiểu phải có 2.200 cổ đông 3. Khối lượng giao dịch hàng tháng ít nhất phải đạt 100.000 cổ phiếu trong 6 tháng trước đó 4. Lợi nhuận trước thuế tối thiểu phải đạt 2.500.000 USD trong năm tài chính trước đó. Như vậy, mỗi Sở GDCK có những điều kiện đặt ra có thể không giống nhau để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó. 9
  14. Ở Việt Nam hiện nay, TTCK có 2 sở GDCK đặt ở 2 thành phố lớn, phù hợp với quy định của pháp luật và mục đích hoạt động của mình, mỗi sở GDCK Việt Nam cũng đặt ra các điều kiện niêm yết khác nhau, cụ thể: Một là, Sở GDCK tp Hồ Chí Minh (Tên tiếng Anh là Hochiminh Stock Exchange – HOSE), tiền thân là Trung tâm giao dịch chứng khoán tp Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998, khai trương và đi vào vận hành từ ngày 20/07/2000. Phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/07/2000 với 2 loại cổ phiếu niêm yết. Sau gần 7 năm hoạt động đến ngày 11/05/2007 trung tâm này được chuyển đổi thành Sở GDCK tp Hồ Chí Minh theo quyết định 599/2007/QĐ-TTg, chính thức khai trương vào ngày 08/08/2007. Sở GDCK tp Hồ Chí Minh được tổ chức theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên thuộc sở hữu nhà nước hoạt động theo quy định của luật Doanh Nghiệp, luật Chứng Khoán, điều lệ của Sở GDCK và qui định pháp luật khác [49]. Để niêm yết cổ phiếu tại sở GDCK tp Hồ Chí Minh, Công ty đại chúng phải thoả mãn những điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP. Cụ thể: - Là Công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ Kế toán; - Hoạt động kinh doanh 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết; - Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp Luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan; - Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; 10
  15. - Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của Công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; - Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP. Hai là, Sở GDCK Hà Nội (Tên tiếng Anh là Hanoi Stock Exchange – HNX), tiền thân là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998, khai trương và đi vào vận hành từ ngày 08/03/2005. Sau gần 4 năm hoạt động đến ngày 02/01/2009 trung tâm này được chuyển đổi thành Sở GDCK Hà Nội theo quyết định 01/2009/QĐ-TTG. Sở GDCK Hà Nội được tổ chức theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên thuộc sở hữu nhà nước hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp, luật Chứng khoán, điều lệ của Sở GDCK và qui định pháp luật khác [49]. Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên Sở GDCK Hà Nội: - Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; - Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; - Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu 11
  16. trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; - Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này; - Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định riêng. Như vậy, các điều kiện niêm yết do mỗi Sở GDCK đặt ra được coi như bộ lọc để lọc những chứng khoán kém chất lượng, thông qua đó bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, và bảo đảm hoạt động của thị trường diễn ra bình thường, hiệu quả và phát triển bền vững. 1.1.1.2. Tình hình phát triển công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Công ty cổ phần đại chúng, đặc biệt là công ty niêm yết là loại hình doanh nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường trong phạm vi mỗi quốc gia và trên quy mô toàn thế giới. Phù hợp với xu hướng chung, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, loại hình Công ty cổ phần đại chúng niêm yết ngày càng phát triển mạnh mẽ. Luật pháp đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển công ty đại chúng (trong đó có công ty niêm yết). Luật Doanh nghiệp (năm 2005) tuy chưa đề cập đến khái niệm công ty đại chúng. Khái niệm về công ty đại chúng và các quy định về công ty đại chúng phải “chờ” đến Luật Chứng khoán (năm 2006) mới có quy định. Tuy nhiên công ty đại chúng cũng chỉ là một dạng của công ty cổ phần nên có thể vận dụng các quy định về công ty cổ phần của Luật Doanh nghiệp đã được ban hành trước Luật Chứng khoán. Trong tổng số 172 điều của Luật Doanh nghiệp, 12
  17. có tới 53 điều dành để quy định khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Luật Chứng khoán dành một chương (chương III) gồm 8 điều (từ Điều 25 đến điều 32) quy định về công ty đại chúng. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp (năm 2005) và Luật chứng khoán năm (2006) có thể nói, môi trường pháp lý cho sự hình thành và phát triển của công ty đại chúng ở nước ta về cơ bản đã được xác lập đầy đủ. Nhờ vậy, số lượng công ty cổ phần trong đó có công ty đại chúng phát triển khá nhanh. Theo số liệu từ UBCK Nhà nước, chỉ tính riêng số công ty đủ điều kiện là công ty đại chúng đã đăng ký với UBCKNN tính đến ngày 31/7/2009 là 1006 công ty - Trong đó năm 2007 có 637 công ty (chiếm 63,12%), năm 2008 có 8 công ty (chiếm 0,79%) và 7 tháng đầu năm 2009 là 361 công ty (chiếm 35,88%). Sở dĩ năm 2008 số lượng đăng ký ít chủ yếu là do lạm phát cao ở trong nước và do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tác động tới nền kinh tế Việt Nam. Quy mô công ty đại chúng (xét theo vốn đăng ký) ở nước ta còn nhỏ. Trong tổng số 1006 công ty đại chúng chỉ có 174 công ty (chiếm 17,30%) có vốn đăng ký từ 100 tỷ VNĐ trở lên, 47 công ty (chiếm 4,67%) có vốn từ 200 tỷ VNĐ đến dưới 500 tỷ đồng, 35 công ty (chiếm 3,48%) có vốn từ 500 tỷ VNĐ đến dưới 1000 tỷ VNĐ và chỉ có 20 công ty (2%) có vốn trên 1000 tỷ VNĐ. Công ty đại chúng có vốn đăng ký lớn nhất là 6413 tỷ VNĐ, công ty có vốn đăng ký thấp nhất chỉ có 5 tỷ VNĐ [30]. So với các nước trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời muộn, nhưng đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Trên thực tế sự phát triển của TTCK Việt Nam những năm qua đã cho thấy các số lượng các CTNY ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng, không ngừng lớn mạnh về qui mô vốn và cung cấp lượng hàng hoá đủ lớn cho thị trường. Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ điều đó: 13
  18. Biểu 1.1: Qui mô công ty niêm yết giai đoạn 2000 - 2010 700 600 500 400 HNX 300 HOSE Tổng 200 100 0 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Bảng 1.1: Thống kê công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Số lượng công ty Số lượng công ty Năm Toàn thị trường niêm yết trên HOSE niêm yết trên HAX 2000 5 - 5 2001 11 - 11 2002 20 - 20 2003 22 - 22 2004 26 - 26 2005 26 9 41 2006 80 87 193 2007 115 112 250 2008 170 168 338 2009 212 245 457 2010 367 275 642 (Báo cáo thường niên 2008, 2009, 2010 của UBCKNN) 14
  19. Bên cạnh việc gia tăng về số lượng và qui mô vốn của CTNY, giao dịch chứng khoán niêm yết trên các sở giao dịch diễn ra theo xu thế ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Bằng những kỷ lục về số lượng và giá trị giao dịch cho thấy rõ đà phát triển nhanh của TTCK niêm yết trong những năm gần đây. Tính thanh khoản của TTNY được cải thiện rõ rệt. Chỉ so sánh trong một năm, năm 2009 khối lượng và giá trị giao dịch bình quân tăng hơn 200% so với năm 2008. Cùng với việc SGDCK tp.HCM chính thức triển khai giao dịch trực tuyến vào ngày 12/01/2009 là một điều kiện quan trọng góp phần vào việc tăng tính thanh khoản của thị trường. Theo đó, lệnh giao dịch của nhà đầu tư được công ty chứng khoán chuyển thẳng vào hệ thống của SGDCK mà không cần qua đại diện tại sàn, tốc độ truyền lệnh từ Công ty chứng khoán vào lệnh của SGDCK tp. HCM đạt 220 lệnh/giây so với 8- 10 giây/lệnh trước đó và không quá một giây để nhà đầu tư biết được lệnh đã khớp. Đây được coi là một bước tiến lớn thức đẩy TTCK niêm yết Việt nam phát triển mạnh mẽ. Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống còn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,7% GDP. Ước tính đến cuối năm 2010 sẽ đạt khoảng từ 40-50% GDP [30]. 15
  20. 1.1.2. Hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán 1.1.2.1. Thông tin trên thị trường chứng khoán niêm yết Từ những con số được nêu ra trong phần tình hình phát triển của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam đã nêu ở trên. Cho thấy qui mô và mức tăng trưởng của thị trường chứng khoán niêm yết ở Việt Nam hiện nay phát triển khá nhanh và mạnh mẽ. Tham gia vào thị trường này đòi hỏi các thành viên thị trường, các tổ chức hoặc các cá nhân nhà đầu tư đều phải dựa trên cơ sở là lòng tin, chủ yếu dựa vào những đánh giá, nhận định về sự phát triển, triển vọng của các chứng khoán trong tương lai dựa trên những thông tin về thị trường. Bí quyết đầu tư là “Lấy thông tin trước chứ không phải sau khi đầu tư. Sẽ tốn thời gian khi tự tìm kiếm thông tin, nhưng sẽ tốn tiền khi không nắm được thông tin. Thông tin không rõ ràng làm nên rủi ro lớn cho một chứng khoán” [27]. Như vậy, thông tin chính là cơ sở cho hoạt động và sự phát triển của thị trường chứng khoán, với một nhà đầu tư khi tham gia thị trường này, họ phải có hai “vũ khí” là thông tin và kỹ năng đầu tư. Thiếu một trong hai, nhà đầu tư sẽ thất bại. Trong khi đó, thông tin trên thị trường chứng khoán rất đa dạng, phong phú. Các thông tin phản ánh tình hình thị trường và tình hình doanh nghiệp niêm yết dưới nhiều góc độ khác nhau. Không những thế, thông tin được phổ biến trên thị trường có thể đến từ rất nhiều nguồn, được nhiều chủ thể khác nhau công bố từ chính các công ty niêm yết, các công ty chứng khoán thành viên, các sở GDCK và từ Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Khái niệm thông tin trên trị trường chứng khoán niêm yết cũng được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: Dưới góc độ kinh tế, dưới góc độ xã hội, dưới góc độ pháp lý Ở mỗi góc độ tiếp cận này, khái niệm thông tin được hiểu theo nội hàm rộng, hẹp khác nhau. Song nhìn chung đa số các quan 16
  21. điểm nghiên cứu đều thống nhất rằng: Thông tin trên thị trường niêm yết là hệ thống các dữ liệu liên quan đến tổ chức niêm yết do các chủ thể có thẩm quyền cung cấp theo một trình tự, phương thức do pháp luật quy định. Về mặt pháp lý, để bảo đảm tính hiệu quả, chính xác, công khai minh bạch trong hoạt động công bố thông tin, cũng như việc bảo đảm thông tin đến được với đông đảo công chúng đầu tư. Pháp luật có những quy định cụ thể với mỗi chủ thể khi thực hiện công bố thông tin phải tuân thủ những qui định về: điều kiện, đối tượng, thời hạn, hình thức, phương tiện CBTT. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phản ánh mức độ tuân thủ các qui định pháp luật được áp dụng đối với các chủ thể tham gia thị trường, phản ánh hàng loạt các quan hệ pháp luật đa dạng phức tạp trong nội bộ công ty niêm yết, cũng như các quan hệ trong kinh doanh của công ty niêm yết với các đối tác. Qua đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có căn cứ xem xét quyết định cho phép công ty được phát hành chào bán cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Đồng thời, Từ những thông tin được cung cấp nhà đầu tư đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình. Đặc điểm của thông tin trên thị trường niêm yết - Thông tin trên thị trường niêm yết là cơ sở để các công chúng đầu tư phân tích đánh giá, thương lượng với nhau và đưa ra quyết định mua - bán chứng khoán. Với ưu thế là các chứng khoán được niêm yết công khai các thông tin về nó là thước đo phản ánh giá trị doanh nghiệp. Thông qua hệ thống các chỉ số về vốn, lợi nhuận, chiến lược kinh doanh, nhà đầu tư thấy được tiềm năng phát triển của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết để đưa ra quyết định đầu tư. Thực tiễn đã chứng minh rằng, không phải ngẫu nhiên mà mỗi lần đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hay những lần phát hành thêm đều rất thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, họ đua nhau tìm kiếm các thông tin, không chỉ từ các báo cáo có liên quan được công khai mà còn thông qua báo 17