Luận văn Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

pdf 80 trang vuhoa 24/08/2022 8760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_moi_quan_he_giua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ng.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM K HUỲNH CÔNG MINH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS.NGUYỄN PHÚ TỤ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009
  2. 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 3 DANH MỤC PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 : CÁC LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 10 1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế 10 1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế 10 1.1.2 Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 10 1.2. Lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 14 2.1.1 Định nghĩa FDI 14 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI 15 1.3. Tác động của FDI đến tăng trưởng 18 1.4. Các nghiên cứu trước về mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế 20 CHƯƠNG 2 : TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 24 2.1.Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2007 24 2.2. Tổng quan về dòng FDI tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2007 30 2.2.1. Các giai đoạn phát triển 30 2.2.2. Một số đặc điểm về FDI 34 2.3. Vai trò của khu vực FDI đối với nền kinh tế Việt Nam . 39 CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 48 3.1. Mô hình nghiên cứu 48 3.2. Số liệu và phương pháp xử lý 50 3.3. Kết quả ước lượng OLS, TSLS, GMM 51 3.4. Kết luận dựa vào phương pháp GMM 56 CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 4.1. Một số kết luận 58 4.2. Kiến nghị chính sách 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC 71
  3. 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế của một số nước trên thế giới năm 2006 . 16 Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP, GDP đầu người, tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP và hệ số ICOR của Việt Nam qua các năm . 25 Bảng 2.2. Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP Việt Nam. .26 Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP theo tỷ trọng tăng dần của vốn đầu tư trong GDP trong giai đoạn 1996 – 2007 27 Bảng 2.4. Đầu tư, tăng trưởng và hệ số ICOR của một số nước châu Á 28 Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng GDP theo hệ số ICOR tăng dần giai đoạn 1995-2007 28 Bảng 2.6. FDI tại Việt Nam qua các năm . 31 Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng FDI và GDP giai đoạn 1988 – 2007 40 Bảng 2.8. Chỉ số phát triển GDP theo giá so sánh năm 1994 phân theo thành phần kinh tế . .42 Bảng 2.9. Đóng góp của công nghiệp khu vực FDI đối với toàn ngành công nghiệp của cả nước 45 Bảng 2.10. Cơ cấu hàng xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế 46 Bảng 3. 1. Kết quả ước lượng phương trình tăng trưởng .52 Bảng 3. 2. Kết quả ước lượng phương trình FDI 55
  4. 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988 – 2007 32 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu vốn FDI theo ngành giai đoạn 1988 – 2007 .36 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư 37 Biểu đồ 2.4. 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trên 2 tỷ USD tại Việt Nam 38 Biểu đồ 2.5. FDI thực hiện so với tổng đầu tư toàn xã hội và đóng góp của khu vực FDI trong GDP .41 Biểu đồ 2.6. Thương mại, FDI và GDP Việt Nam giai đoạn 1988 – 2007 43 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh . 71 Phụ lục 2: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế và tỷ trọng của từng khu vực trong GDP - giá thực tế 73 Phụ lục 3: Thống kê mô tả dữ liệu 74 Phụ lục 4: Kết quả ước lượng phương trình tăng trưởng OLS 75 Phụ lục 5: Kết quả ước lượng phương trình FDI OLS . . 75 Phụ lục 6: Kiểm định HET của phương trình tăng trưởng 76 Phụ lục 7: Kiểm định HET của phương trình FDI 77 Phụ lục 8: Kết quả ước lượng phương trình tăng trưởng TSLS. 78 Phụ lục 9: Kết quả ước lượng phương trình FDI TSLS . 78 Phụ lục 10: Kết quả ước lượng phương trình tăng trưởng GMM. 79 Phụ lục 11: Kết quả ước lượng phương trình FDI GMM 79
  5. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Association of Southeast Asian Nations CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Central Institute of Economic Trung ương Management DN Doanh nghiệp EU Liên minh châu Âu European Union FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product GNP Tổng sản phẩm quốc dân Gross National Product GMM Generalized Method of Moments Phương pháp Mô-men tổng quát hoá ICOR Hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm Incremental Capital Output Ratio gia tăng IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund MNCs Các tập đoàn đa quốc gia Multi-National Corporations OECD Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh Organization for Economic Co- tế operation and Development OLS Bình phương bé nhất thông Ordinary Least Square thường TSLS Bình phương bé nhất 2 giai đoạn Two Stage Least Squares TFP Năng suất các nhân tố tổng hợp Total Factor Productivity WB Ngân hàng Thế giới World Bank WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới World Economics Forum WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization
  6. 5 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong vài thập niên gần đây, vốn đầu tư nước ngoài không ngừng chảy vào các nước đang phát triển. Trong đó, loại hình có vốn lớn nhất trong tổng vốn chảy đến các nước đang phát triển là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tỷ lệ vốn FDI vào các nước đang phát triển so với tổng vốn FDI toàn cầu đã tăng từ 20% trong giai đoạn 1978 - 1980 lên gần 30% vào năm 2006, với trị giá đạt 367,7 tỷ USD [61]. Một xu hướng đầu tư mới là sự tăng trưởng mạnh mẽ đầu tư của các tập đoàn liên quốc gia tại các nước đang phát triển, nhất là ở châu Á. Các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng ghi nhận tỷ lệ tăng FDI cao. Đặc biệt, khu vực này thu hút ngày càng nhiều FDI “chất lượng cao”, tức là đầu tư vào lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, đòi hỏi tri thức và chất xám. Minh chứng là tập đoàn Intel đang mở rộng các cơ sở lắp ráp và thử nghiệm tại Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam [60]. Nằm trong xu hướng đó, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam cũng không ngừng tăng mạnh trong thời gian qua. Từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới năm 1986 và ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào ngày 29-12-1987 nhằm tạo ra một nền tảng pháp lý cho đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã gia tăng một cách ngoạn mục: từ 0,32 tỷ USD năm 1988 lên 20,3 tỷ USD năm 2007, và đạt mức kỷ lục trên 64 tỷ USD trong năm 2008. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án FDI được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, đến cuối năm 2007 đã có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 85 tỷ USD [5]. Thực tế cho thấy, từ khi nước ta mở cửa hội nhập, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thứ nhất, nguồn vốn FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội - đặc biệt với nước ta thuộc nhóm
  7. 6 các nước đang phát triển, thu nhập của dân cư còn thấp. Thứ hai, FDI tạo điều kiện chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến tại Việt Nam, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Thứ ba, FDI giúp tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động có kỹ năng giản đơn và bước đầu góp phần hình thành một lực lượng lao động có kỹ năng cao, đồng thời tạo cơ hội để các nhà quản lý của Việt Nam tiếp cận với trình độ quản lý sản xuất của thế giới. Thứ tư, FDI góp phần quan trọng vào ngân sách nhà nước và cải thiện cán cân thanh toán. Thứ năm, FDI là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới ( không chỉ về kinh tế tiếp cận và mở rộng thị trường, mà còn về phát triển du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế, ). Như vậy, FDI ảnh hưởng đến nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế vẫn còn gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu và học thuật. Đặc biệt, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhất là thông qua các mô hình kinh tế lượng vẫn còn rất hiếm. Các nghiên cứu về FDI tại Việt Nam thường tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng và tác động của FDI. Tại sao mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cần được quan tâm? Bởi vì đây là vấn đề rất quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô. Chính phủ rất cần các bằng chứng hữu ích để xem xét việc ra quyết định có nên tiếp tục khuyến khích thu hút FDI hơn nữa hay không? Vả lại, dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà FDI có thể mang lại. Hơn thế nữa, dòng vốn FDI vào Việt Nam rất lớn nhưng liệu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế? Từ đó, vấn đề đặt ra là: Mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam có tồn tại hay không? Đây chính là câu hỏi nghiên cứu của luận văn. Để trả lời câu hỏi trên, tác giả luận văn “Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” đi sâu nghiên
  8. 7 cứu và làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam ; đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và thu hút FDI của Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất những kiến nghị chính sách nhằm tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và tối đa được lợi ích mà FDI có thể mang lại, nếu FDI thật sự có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu: *Mục đích nghiên cứu của luận văn là: - Xác định mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. - Kết quả của luận văn góp phần cung cấp thông tin có ích cho việc xây dựng chính sách kinh tế, đầu tư, nhằm tối đa hóa những lợi ích mà FDI có thể mang lại cho Việt Nam. *Mục đích cụ thể : (i) Xác định FDI có tác động đến tăng trưởng hay không. (ii) Xác định tăng trưởng có thúc đẩy FDI hay không. (iii) Xác định các yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng và thu hút FDI. (iv) Cung cấp thông tin hữu ích cho các cấp lãnh đạo trong việc ra quyết định xây dựng chính sách thu hút đầu tư. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: *Đối tượng nghiên cứu của đề tài là FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. *Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 64 tỉnh thành của Việt Nam, bao gồm: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Đắc Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hoà Bình, Hưng Yên, Khánh Hoà, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế,
  9. 8 Tiền Giang, Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc và Yên Bái. Thời gian nghiên cứu giới hạn trong giai đoạn từ năm 2003 – 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sẽ kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu là phân tích định tính và phân tích định lượng. Cụ thể, phương pháp phân tích định tính sẽ được sử dụng đối với số liệu thống kê mô tả hiện trạng FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian từ năm 1988 đến năm 2007. Đối với số liệu thống kê thứ cấp của 64 tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2007, tác giả luận văn sẽ tiến hành sử dụng phương pháp định lượng thông qua mô hình hồi quy tuyến tính bội với hệ phương trình đồng thời. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn cũng sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, hệ thống và có sự kế thừa các kiến thức, tài liệu liên quan. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, toàn bộ nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương sau đây: Chương 1: Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác giả tập trung giải quyết cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế dưới góc độ lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI và tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư; khái luận các nghiên cứu trước về mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chương 2: Tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2007. Tác giả trình bày tình hình tăng trưởng kinh tế; tổng quan về các giai đoạn phát triển của FDI và rút ra một số đặc điểm của dòng vốn FDI; xác định vai trò của khu vực FDI đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là tăng trưởng kinh tế.
  10. 9 Chương 3: Phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tác giả đưa ra mô hình đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng cũng như tác động ngược lại của tăng trưởng đối với việc thu hút FDI; phân tích nguồn số liệu và trình bày kết quả đánh giá của mô hình. Chương 4: Kết luận và kiến nghị. Trong chương này, tác giả tóm lược các kết quả nghiên cứu đạt được, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm tối đa hoá lợi ích mà FDI có thể mang lại, đồng thời đề ra các giải pháp đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.
  11. 10 CHƯƠNG 1 CÁC LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế 1.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế (economic growth) Simon Kuznet (1966) định nghĩa “tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo đầu người hoặc theo từng công nhân”. Định nghĩa này tương tự như định nghĩa do Douglass C.North và Robert Paul Thomas (1973) đưa ra: “tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số” [19] . Trong khi đó, Hendrik Van den Berg cho rằng “tăng trưởng kinh tế là tăng phúc lợi của con người” [9]. Các nhà kinh tế học sử dụng hai chỉ tiêu là tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, vùng hay lãnh thổ. Theo quan điểm của tác giả, tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người. Vì thế, tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người hàng năm. 1.1.2. Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các lý thuyết tăng trưởng có những nét khác nhau. Dựa vào hàm sản xuất Y = F(K, L), lý thuyết tăng trưởng cổ điển cho rằng nguồn tăng trưởng bao gồm vốn (K) và lao động (L). Vì thế, chuyên môn hoá và cải tiến kỹ thuật sẽ giúp nâng cao hiệu quả vốn và lao động. Ngoài ra, theo lý thuyết tăng trưởng cổ điển (trước 1950), ngoại thương và thị trường cũng góp phần cải thiện hiệu quả của vốn và lao động. Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tuyến tính (1950 – 1960) nhấn mạnh vai trò của tiết kiệm, vốn và năng suất vốn đối với tăng trưởng kinh tế. Về phần mình, lý thuyết tăng trưởng mới (1980 –
  12. 11 1990s) tập trung vào vai trò của tri thức, vốn nhân lực, nghiên cứu và phát triển (R&D), lợi suất tăng lên theo quy mô và ngoại thương trong tiến trình tăng trưởng [9]. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều nhân tố, song các nhân tố cơ bản là: Thứ nhất, nguồn nhân lực. Nhiều nhà kinh tế cho rằng nguồn nhân lực hay vốn con người là yếu tố quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế. Theo Schultz (1961), vốn con người bao gồm thể trạng; trình độ học vấn (đào tạo chính quy, phổ cập và tại chức); kỹ năng, kỷ luật lao động; và di cư để tìm các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn [56]. Hầu hết tất cả các yếu tố khác của sản xuất như vốn, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì rất khó có thể làm điều tương tự. Một nước có thể mua những thiết bị thông tin viễn thông, máy tính, máy phát điện hiện đại nhất. Thế nhưng, những hàng hóa vật chất có vai trò vốn này chỉ có thể phát huy tối đa hiệu quả bởi những người công nhân có sức khoẻ, được đào tạo, có kỹ năng và kỷ luật lao động tốt. Có thể nói: “nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực”, là “tài nguyên của mọi tài nguyên”. Vì vậy, con người có sức khoẻ, trí tuệ, tay nghề cao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ sẽ là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu của Romer, 1986; Mankiw 1992; Lucas, 1993; Young, 1995; và Barro, 1998 đã chứng minh vai trò to lớn của nhân tố nguồn nhân lực này [54], [44], [42], [66] và [29]. Thứ hai, vốn đầu tư (bao gồm đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ và đầu tư nước ngoài). Theo các nhà kinh tế, vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất. Tùy theo mức độ vốn đầu tư mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Thế nhưng, một quốc gia muốn tích lũy vốn trong tương lai cần có sự hy sinh tiêu dùng cá nhân trong hiện tại. Những nước tăng trưởng nhanh có xu hướng đầu tư mạnh vào sản xuất những hàng hóa mang tính chất là nguồn vốn mới. Những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh thường dành 10% đến 20 % thu nhập cho việc tạo ra vốn. Tuy nhiên, vốn đầu tư của toàn xã hội không chỉ là máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất, mà còn bao gồm cả lượng vốn đầu tư để phát
  13. 12 triển lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là lượng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, mà phần lớn là do chính phủ đầu tư. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng không kém (sẽ được xem xét trong các phần sau). Các nhà kinh tế học đã chỉ ra mối liên hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư. Cụ thể, Harod Domar đã nêu công thức tính hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng viết tắt là ICOR (Incremental Capital Output Ratio). Đó là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP. Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển kinh tế với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng đầu tư 3% để tăng 1% GDP. Một nền kinh tế tăng trưởng cao không chỉ dừng lại ở việc tăng khối lượng vốn đầu tư, mà còn phải đặc biệt chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn, quản lý vốn chặt chẽ, đầu tư vốn hợp lý vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Vai trò vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu bởi các nhà kinh tế như Solow, 1956; Mankiw, Romer, và Weil, 1992 [57], [43]. Thứ ba, tiến bộ công nghệ. Lịch sử phát triển đã chứng minh tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và vốn. Ngược lại, đây là quá trình sáng chế và thay đổi công nghệ sản xuất không ngừng. Tiến bộ công nghệ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng vì nó góp phần làm: i) tăng năng suất lao động; ii) tăng năng suất vốn; iii) tiết kiệm lao động, vốn trên sản phẩm nên cùng lượng chi phí nhưng sản phẩm tạo ra nhiều hơn; iv) mở ra các ngành nghề và sản phẩm mới Các nhà kinh tế tân cổ điển mà đại diện là Solow (1991) cho rằng: do sản phẩm biên của các yếu tố sản xuất sụt giảm cho nên tăng trưởng bền vững chỉ có thể thực hiện được thông qua việc thay đổi công nghệ; bởi vì việc áp dụng công nghệ mới hiện đại làm giảm chi phí thực tế [58]. Trong nghiên cứu thực tiễn của mình, Nafziger (1990) đã đi đến kết luận rằng tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ là những nhân tố chính giải thích cho sự tăng trưởng kinh tế phi thường của các nước Tây Âu và Nhật Bản trong 125-150 năm trở lại đây [47]. Những phát minh đã làm năng suất tăng mạnh là động cơ hơi nước, máy phát điện, động cơ đốt trong, Ngày nay,
  14. 13 công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Thứ tư, xuất khẩu. Tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế được thuật ngữ kinh tế gọi là “export-led growth”, nghĩa là tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu có thể có tác động đến tăng trưởng kinh tế một cách trực tiếp vì nó là một thành phần của tổng sản phẩm hay một cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng của nó đến các nhân tố của tăng trưởng. Theo Ngân hàng Thế giới (1993), xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng qua nhiều cách. Cụ thể là: i) Xuất khẩu làm tăng nhu cầu trong nền kinh tế và do vậy mở rộng thị trường cho sản xuất nội địa. ii) Việc hướng về xuất khẩu và cởi mở thương mại cải thiện quá trình tái phân bổ nguồn lực, làm tăng năng lực sử dụng nguồn lực và cạnh tranh của quốc gia. iii) Xuất khẩu làm tăng đầu tư trong nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. iv) Xuất khẩu giúp giảm bớt ràng buộc về cán cân thương mại. v) Xuất khẩu thúc đẩy thay đổi công nghệ và cải thiện nguồn vốn nhân lực, qua đó làm tăng năng suất [18], [64]. Nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu và chứng minh tác động tích cực của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế là Moschos, 1989; Ram, 1987; Tyler, 1981 [46], [52] và [59]. Như vậy, tác giả sẽ chọn các nhân tố tác động đến tăng trưởng GDP của Việt Nam trong mô hình phân tích định lượng trong chương 3 là: 1) Vốn đầu tư, bao gồm: - Đầu tư khu vực nhà nước: bao gồm vốn ngân sách và vốn doanh nghiệp nhà nước. - Đầu tư nội địa khu vực ngoài nhà nước: bao gồm vốn kinh tế tập thể, tư nhân và cá thể. - Đầu tư khu vực có vốn FDI. 2) Chuyển giao công nghệ: biến đại diện cho nhân tố này sẽ được tính bằng tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị/ GDP. 3) Nguồn nhân lực: Đây là nhân tố phản ánh trình độ của lực lượng lao động, được hình thành từ nhiều kênh khác nhau nhưng chủ yếu vẫn qua
  15. 14 kênh giáo dục. Vì thế, tác giả sẽ chọn số sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng/ 1000 dân đang làm việc trong nền kinh tế làm biến đại diện cho nhân tố này. 4) Xuất khẩu: nhân tố này sẽ được đại diện bằng biến tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ/ GDP. 1.2. Lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2.1. Định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) Cho đến nay, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về FDI. Dwight H.Perkins (1983) cho rằng FDI là một khoản đầu tư dài hạn ở nước ngoài, có liên quan đến sự kiểm soát khá nhiều về mặt quản lý [7]. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), FDI là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (Direct Investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (Direct Investment Enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phần mới được công nhận là FDI [2]. Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD), FDI bao gồm các hoạt động kinh tế của các cá nhân, kể cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằm mục đích tạo dựng quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh hưởng thực sự về quản lý [51]. Ngân hàng Thế giới (WB) định nghĩa FDI là một khoản đầu tư được thực hiện nhằm đạt được một lãi suất ổn định về mặt quản lý (thường tối thiểu là 10% trên số cổ phần có quyền bỏ phiếu) trong một doanh nghiệp hoạt động tại một quốc gia khác với nước sở tại của nhà đầu tư [2]. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau về FDI: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác [4].
  16. 15 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này” (Khoản 3, Điều 2) [10]. Mới nhất, theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 – 11 – 2005, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư (Khoản 2, điều 3); nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam (Khoản 5, Điều 3); và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại (Khoản 6, Điều 3) [11]. Theo quan điểm của tác giả, FDI được hiểu là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI có thể được phân chia thành 2 loại ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Các lý thuyết thuộc về vi mô tập trung vào các chi tiết, động cơ khiến các công ty mở rộng sản xuất ở nước ngoài. Trong khi đó, các lý thuyết thuộc về vĩ mô cố gắng tìm ra những nhân tố nào quyết định đến mức độ thu hút FDI của một quốc gia. Trong giới hạn nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung vào các lý thuyết về FDI ở cấp độ vĩ mô. Có nhiều nhân tố tác động đến việc thu hút FDI, song có một số nhóm nhân tố chính sau đây: Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, lạm phát được kiểm soát tốt. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI, bởi vì trong một môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định thì sẽ tiềm ẩn
  17. 16 nhiều rủi ro, do vậy nhà đầu tư sẽ không sẵn lòng bỏ vốn đầu tư (Dunning, 1970, 1993, 1995) [32]. Tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động tích cực đến việc thu hút FDI của một quốc gia. Các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững thường thu hút FDI nhiều hơn các nước có nền kinh tế không ổn định. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh điều này (Hsieh Wen-Jen, 2005; Lipsey, 2000; và Schneider and Frey, 1985) [35], [40], [55]. Số liệu thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế của một số nước trên thế giới năm 2006 được trình bày trong bảng 1.1 cũng gợi mở mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến số này. Bảng 1.1. Thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế của một số nước trên thế giới năm 2006: Quốc gia FDI (tỷ USD) Tăng trưởng kinh tế (%) Trung Quốc 78,1 11,6 Nga 30,8 7,4 Ấn Độ 17,5 9,7 Việt Nam 12 8,17 Colombia 6,5 6,8 Malaysia 6,1 6,0 Philippines 2,3 5,4 Nguồn: World Development Indicatior database 2007[65] Thứ hai, hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ. Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật (hay cơ sở hạ tầng cứng) và hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội (hay cơ sở hạ tầng mềm). Hệ thống hạ tầng cơ sở liên quan đến cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt động kinh doanh, nên nó là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư có thể khai thác lợi nhuận. Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó khăn để triển khai dự án, chi phí đầu tư tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư không được bảo đảm và do vậy, nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư vốn của mình. + Cơ sở hạ tầng cứng (như đường sá, điện nước, vận tải, bưu chính, viễn thông, ) là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến việc thu hút FDI. Đối với các nước đang phát triển, quốc gia nào có hạ tầng cơ sở tốt sẽ thu hút được nhiều FDI hơn. Nhiều nghiên cứu trước đây của các tác giả đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của cơ sở hạ tầng cứng đến việc thu hút dòng vốn FDI (Asidu, 2002; Kumar N.
  18. 17 &Pradhan J.P, 2002 ; Loree and Guisinger, 1995; và Wheeler and Mody, 1992) [28], [38], [41] và [63]. + Cơ sở hạ tầng mềm (như hệ thống thị trường trong nước, hệ thống luật pháp và hiệu lực thực thi, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, chi phí lao động ) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút FDI. Mục tiêu của việc chuyển vốn ra nước ngoài của nhà đầu tư là nhằm khai thác thị trường, nên nếu thị trường của nước tiếp nhận đầu tư nhỏ, khả năng thanh toán của dân cư bị hạn chế thì sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này lý giải tại sao một số nước dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng không thu hút được luồng vốn FDI, do không có quy mô thị trường đủ sức hấp dẫn. Vì thế, quy mô thị trường là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút FDI. Một nước có quy mô thị trường lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội buôn bán, khai thác các nguồn lợi và mang lại lợi nhuận cho các công ty và vì vậy thu hút được dòng vốn FDI (Moore, 1993; Schneider & Frey, 1985 ; và Wang and Swain, 1995) [45], [55] và [62]. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực và chi phí lao động cũng ảnh hưởng đến việc thu hút FDI. Chi phí lao động rẻ là một nhân tố ảnh hưởng đến việc dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển. Các nghiên cứu của Wheeler & Mody (1992), Schneider & Frey (1985), và Loree & Guisinger (1995) đã chỉ ra rằng chi phí lao động thấp tác động tích cực lên việc thu hút FDI. Bên cạnh đó, các nước có nguồn lao động dồi dào và có kỹ năng sẽ thu hút FDI nhiều hơn, đặc biệt trong những ngành nghề tập trung sử dụng nhiều lao động yêu cầu có hàm lượng kỹ thuật cao. Thứ ba, đó là độ mở của nền kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và sự ổn định chính trị. Nền kinh tế càng mở cửa thì mức độ giao thương, buôn bán càng mạnh, các doanh nghiệp sẽ có thị trường xuất nhập khẩu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, một quốc gia có nền chính trị ổn định thì mức độ rủi ro khi đầu tư của các doanh nghiệp sẽ được giảm thiểu. Chính vì thế, đây cũng là những biến số quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc
  19. 18 thu hút FDI của một quốc gia (Bende- Nabende et al., 2000 & 2002; Dunning, 1970, 1993, 1995; và Wen-jen Hsieh, 2005) [31], [32] và [35]. Như vậy, tác giả sẽ chọn các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của Việt Nam trong mô hình phân tích định lượng trong chương 3 là: 1) Tăng trưởng kinh tế: được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP đầu người. 2) Quy mô thị trường: biến đại diện là GDP đầu người. 3) Đầu tư nội địa bình quân đầu người: lý do tác giả đưa biến này vào là để xem xét tác động lấn át của dòng vốn FDI đối với đầu tư trong nước có xảy ra hay không. 4) Cơ sở hạ tầng: biến đại diện là số máy điện thoại/ 1000 dân. Đây là số máy được tính cho cả tiêu dùng và sản xuất, có thể đại diện một cách tương đối cho cơ sở hạ tầng cứng. 5) Nguồn nhân lực: Đây là nhân tố phản ánh trình độ của lực lượng lao động, được hình thành từ nhiều kênh khác nhau nhưng chủ yếu vẫn qua kênh giáo dục. Vì thế, tác giả sẽ chọn số sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng/ 1000 dân đang làm việc trong nền kinh tế làm biến đại diện cho nhân tố này. 6) Chi phí lao động: biến đại diện là mức lương trung bình hang tháng của người lao động. 7) Độ mở của nền kinh tế: biến đại diện là tỷ trọng tổng xuất nhập khẩu trên GDP. 1.3. Tác động của FDI đến tăng trưởng FDI tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau. Cách tiếp cận hẹp cho rằng tác động của FDI đối với tăng trưởng thường được trực tiếp thông qua kênh đầu tư và gián tiếp thông qua các tác động tràn (spill-over effect). Theo cách tiếp cận rộng, FDI gây áp lực buộc nước sở tại phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà trước hết là cải thiện môi trường đầu tư, qua đó làm giảm