Luận văn Phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội

pdf 120 trang vuhoa 23/08/2022 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_son.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN ĐINH THỊ PHƢƠNG THANH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 834 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN THỤC QUYÊN HÀ NỘI, NĂM 2020
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Kế toán với đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Đoàn Thục Quyên. Các số liệu, kết quả trong luận văn hoàn toàn trung thực, có cơ sở và nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, kết luận của luận văn chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Tác giả luận văn Đinh Thị Phƣơng Thanh
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa Sau Đại học Trường Đại học Công đoàn, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo cũng như sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh với đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội” Để có được thành quả này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đoàn Thục Quyên đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ và công nhân viên Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này. Kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, công tác tốt, chúc Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội ngày càng vững mạnh, phát triển. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu 5 7. Kết cấu luận văn 5 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6 1.1. Báo cáo tài chính và vai trò, ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 6 1.1.1. Khái niệm và các loại Báo cáo tài chính doanh nghiệp 6 1.1.2. Vai trò của phân tích báo cáo tài chính 10 1.2. Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính 12 1.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính 12 1.2.2. Các tài liệu khác 14 1.3. Quy trình phân tích báo cáo tài chính 16 1.4. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính 17 1.4.1. Phương pháp so sánh 17 1.4.2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 19 1.4.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont 21 1.4.4. Các phương pháp khác 22
  5. 1.5. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính 23 1.5.1. Phân tích cấu trúc tài chính 23 1.5.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 27 1.5.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 29 1.5.4. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh 33 1.5.5. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 38 1.5.6. Phân tích chỉ tiêu tài chính đặc thù của Công ty cổ phần 40 Tiểu kết chƣơng 1 41 Chƣơng 2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - HÀ NỘI 42 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 42 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội42 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 45 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 47 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 49 2.2. Phƣơng pháp và quy trình phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 52 2.3. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 53 2.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội 53 2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 63 2.3.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 66 2.3.4. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh tại Công ty 70 2.3.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty 75 2.3.6. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 83 2.4. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 85
  6. 2.4.1. Ưu điểm 85 2.4.2. Tồn tại 86 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại 87 Tiểu kết chƣơng 2 88 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - HÀ NỘI 89 3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 89 3.1.1. Mục tiêu 89 3.1.2. Phương hướng 91 3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 93 3.2.1. Nâng cao khả năng thanh toán 93 3.2.2. Nâng cao hiệu quả kinh doanh 97 3.2.3. Quản lý chặt chẽ dòng tiền 101 3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác quản lý 104 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp 105 3.3.1. Điều kiện về phía Nhà nước 105 3.3.2. Điều kiện về phía Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 106 Tiểu kết chƣơng 3 108 KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính CP: Cổ phần CTPT: Chỉ tiêu phân tích DN: Doanh nghiệp DTT: Doanh thu thuần HĐKD: Hoạt động kinh doanh HĐTC: Hoạt động tài chính HTK: Hàng tồn kho KD: Kinh doanh KQKD: Kết quả kinh doanh LCT: Luân chuyển thuần LCTT: Lưu chuyển tiền tệ LNST: Lợi nhuận sau thuế NV: Nguồn vốn TS: Tài sàn VLC: Vốn lưu động
  8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 2.1: Bảng phân tích sự biến động qui mô, cơ cấu nguồn vốn Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 54 Bảng 2.2: Bảng phân tích sự biến động qui mô, cơ cấu tài sản Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 59 Bảng 2.3: Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp 64 Bảng 2.4: Bảng phân tích tình tình công nợ Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 67 Bảng 2.5: Bảng phân tích khả năng thanh toán Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 68 Bảng 2.6: Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 72 Bảng 2.7: Bảng phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 74 Bảng 2.8: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn Công ty Cổ phần Sông Đà – Hà Nội 76 Bảng 2.9: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội 78 Bảng 2.10: Phân tích khả năng sinh lời tổng vốn 80 Bảng 2.11. Bảng phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội 82 Bảng 2.12. Bảng phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 84 Sơ đồ Sơ đồ 1.1. Quá trình lưu chuyển tiền ở một doanh nghiệp 38 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cố phần Sông Đà - Hà Nội 47 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 50
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, trong đó có lĩnh vực kế toán. Cùng với tiến trình phát triển hệ thống kế toán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế. Tuy nhiên, do môi trường kinh tế xã hội luôn luôn biến động nên hệ thống báo cáo tài chính không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng. Báo cáo tài chính không chỉ cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp (DN) mà còn là sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cơ quan quản lý nhà nước, người lao động làm công ăn lương và các đối thủ cạnh tranh. Ngay cả với các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch thì hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) trở thành thông tin tổng hợp mang đầy đủ tính chất pháp lý cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cần quan tâm phân tích. Vì vậy, phân tích BCTC là công cụ đắc lực giúp nhà quản trị bên trong cũng như các đối tượng bên ngoài DN có quan hệ về kinh tế và pháp lý với DN đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp nhất. Tại Công ty cổ phần (CP) Sông Đà Hà Nội, việc phân tích báo cáo tài chính không chỉ có vai trò quan trọng đối với các nhà quản trị, mà nó còn cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà cung cấp, nhà cho vay, người lao động, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư. Phân tích báo cáo tài chính giúp các nhà cung cấp tín dụng đánh giá được các rủi ro tài chính để đưa ra được các quyết định tài trợ vốn hợp lý. Bên cạnh đó việc xem xét báo cáo tài chính của các đối thủ cạnh tranh giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tài chính và vị trí của doanh nghiệp trong ngành và đưa ra các hoạch định chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phân tích BCTC đối với việc
  10. 2 phản ánh thực trạng tài chính của các đơn vị và thực trạng tình hình tài chính của Công ty CP Sông Đà Hà Nội nên đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn này. Mục đích chính của đề tài này là phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phấn Sông Đà Hà Nội, tìm ra các nguyên nhân và hạn chế và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính. Giải quyết tốt đề tài góp phần đánh giá đúng hơn thực trạng tình hình tài chính của đơn vị phục vụ cho nhiều các đối tượng quan tâm khác nhau. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề phân tích BCTC trong các DN nói chung đã có rất nhiều người quan tâm bởi vì trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh công ty nào muốn tồn tại và phát triển thì cần có những quyết định đúng đắn. Muốn đưa ra các quyết định đúng đắn, ban lãnh đạo công ty cần hiểu rõ tình hình tài chính của công ty mình, công tác phân tích tài chính nhờ vậy mà không ngừng phát triển. Các công trình nghiên cứu đã công bố là các luận án, luận văn: - Luận văn thạc sĩ kinh tế về đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất và xuất khẩu bao bì Thăng Long” của Nguyễn Thị Thanh Tâm năm 2015 đã hệ thống hóa về phân tích BCTC trong các DN. Sau đó, mô tả lại quá trình phân tích BCTC tại Công ty: thảo luận và đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong phân tích BCTC tại các đơn vị nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phân tích BCTC. - Luận văn thạc sĩ kinh tế về đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH một thành viên công nghiệp và tàu thủy Sông Hồng” của Lê Minh Anh năm 2017 đã tập trung hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính thông qua BCTC, đề cập sâu đến phương pháp cũng như nội dung phân tích tình hình tài chính DN. - Luận văn thạc sĩ kinh tế đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội” của Bùi Việt Dung năm 2019 đã hệ thống hóa được các lý luận khoa học về báo cáo tài chính và phân
  11. 3 tích BCTC của Tổng Công ty từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực tài chính, đưa ra một số giải pháp giúp khắc phục những hạn chế nhằm mục tiêu nâng cao năng lực tài chính công ty trong thời gian tới. - Luận văn thạc sĩ kinh tế về đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Hải” của Trịnh Thị Quyên năm 2019 đã phản ánh thực trạng phân tích BCTC tại Công ty và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích BCTC tại công ty. Cả 4 công trình trình trên đều có những thành công nhất định và đều đã hệ thống hóa được các nguyên lý chung về phân tích BCTC, đưa ra đươc chỉ tiêu phân tích. Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về phân tích BCTC của Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội, nên tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội” nhằm đóng góp nâng cao năng lực tài chính tại công ty, đồng thời góp phần phong phú thêm cho hệ thống các công trình nghiên cứu về phân tích BCTC. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích cơ bản của đề tài là dựa trên những dữ liệu tài chính của Công ty CP Sông Đà Hà Nội để đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại Công ty CP Sông Đà Hà Nội, chỉ rõ ưu điểm và hạn chế tồn tại về tình hình tài chính tại Công ty. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty CP Sông Đà Hà Nội. - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: + Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích BCTC trong DN. + Tìm hiểu, đánh giá thực trạng phân tích BCTC tại Công ty CP Sông Đà Hà Nội. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty CP Sông Đà Hà Nội.
  12. 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: BCTC của Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt thời gian: số liệu thu thập tại Công ty trong 3 năm 2017 - 2019. + Về mặt không gian: Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu này bao gồm: + Các sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng để tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản phân tích BCTC của DN như: khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa và các phương pháp phân tích BCTC, nội dung và ý nghĩa của các tiêu chí tài chính + Thông qua website của Công ty để tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển, mục tiêu phát triển, tầm nhìn và cơ cấu tổ chức của Công ty. + Các số liệu, báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh (KD), tình hình tài chính của Công ty, các báo cáo phân tích BCTC của công ty được tác giả thu thập từ phòng Tài chính - Kế toán và tính toán số liệu. - Phương pháp phân tích số liệu: sau khi dữ liệu được thu thập, tiến hành sắp xếp, chọn lọc và phân loại từng nhóm thông tin, loại bỏ những thông tin không cần thiết. Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh và thống kê tính toán qua số liệu BCTC năm 2017-2019 để xác định xu hướng diễn biến và quy luật của các số liệu. Các chỉ tiêu tài chính của công ty, tăng trưởng hay sụt giảm và xu hướng biến động thế nào trong tương lai, thay đổi theo quy luật hay đột ngột Đưa ra phán đoán nhằm xác định bản chất của sự kiện. - Phương pháp trình bày kết quả: kết quả của quá trình phân tích được trình bày bằng lời lẽ diễn giải và một số bảng biểu để thấy thực trạng phân tích BCTC của Công ty, đồng thời có một số kiến nghị, giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty.
  13. 5 6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Về mặt lý luận: đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về phân tích BCTC trong các DN, là cơ sở nền tảng cho việc phân tích BCTC DN, làm tài liệu nghiên cứu khoa học giúp các nhà phân tích BCTC DN một cách khoa học, từ đó đưa ra được các nhận định, đánh giá và kết luận chính xác toàn diện tình hình tài chính của DN cần phân tích. - Về mặt thực tế: đề tài phân tích và đánh giá một cách khách quan những tồn tại của hoạt động phân tích BCTC tại Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội. Từ đó, đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty CP Sông Đà Hà Nội, giúp công ty đánh giá chính xác tình hình tài chính tài chính và hướng các quyết định của Ban lãnh đạo công ty theo chiều hướng phù hợp với tình hình tài chính của DN. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội
  14. 6 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Báo cáo tài chính và vai trò, ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và các loại Báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm * Khái niệm Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Thông qua báo cáo tài chính, những người sử dụng thông tin có thể đánh giá, phân tích và chẩn đoán được thực trạng và an ninh tài chính, nắm bắt được kết quả và hiệu quả hiệu quả kinh doanh hoạt động kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán, xác định giá trị doanh nghiệp, định rõ tiềm năng cũng như dự báo được nhu cầu tài chính cùng những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu. Theo khoản 1 Điều 3 luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp, bao gồm các báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát bằng các chỉ tiêu giá trị về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản theo kết cấu, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp tại một thời điểm, thời kỳ nhất định [5]. Trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý. Trong đó, kế toán tài chính đóng trò quan trọng cho việc cung cấp các thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho điều hành, quản lý của chủ doanh nghiệp và các đối tượng khác có liên quan như: cơ quan tài
  15. 7 chính, ngân hàng, các nhà đầu tư, chủ nợ, khách nợ, đối tác liên doanh, liên kết và người lao động Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính với những mục tiêu khác nhau. Song đều có mục đích chung nhất định là nghiên cứu, tìm hiểu thông tin cần thiết, đáng tin cậy phục vụ cho việc ra quyết định phù hợp với mục đích của mình. - Đối với chủ DN báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng quát về tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và triển vọng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo tài chính, doanh nghiệp biết được kết cấu tài sản, nguồn hình thành tài sản, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi lợi nhuận và diễn biến các dòng tiền, từ đó có phương án SXKD hợp lý mang lại hiệu quả cao. - Đối với các nhà đầu tư, nhà cho vay, báo cáo tài chính giúp họ nhân biết khả năng tài chính, tình hình khả năng thanh toán cũng như việc sử dụng nguồn vốn được đầu tư và khả năng thu lợi nhuận để từ đó họ có thể quyết định đầu tư hay cho vay như thế nào - Đối với các cổ đông, những người góp vốn, người lao động, báo cáo tài chính giúp họ biết khả năng sinh lợi, tỷ lệ lợi nhuận được chia hoặc phúc lợi sẽ được hưởng - Đối với các cơ quan tài chính, ngân hàng, thuế, kiếm toán báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng quát về tình hình tài chính tình hình chấp hành chế độ thu nộp, kỷ luật tín dụng và tương lai phát triển của doanh nghiệp từ đó, giúp cho việc kiểm tra hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Như vậy, có thể nói rằng báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, là tài liệu không thể thiếu được trong việc cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định hợp lý của các đối tượng quan tâm. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiện cần phải sử dụng các yếu tố vật tư, lao động, tiền vốn gọi chung là tài sản. Các loại tài sản này được hình
  16. 8 thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo đặc điểm hình thức sở hữu của doanh nghiệp, như từ ngân sách nhà nước, vay các đối tượng, liên doanh, liên kết, đóng góp của các cổ đông Các loại tài sản của DN được vận động thường xuyên liên tục từ hình thái này sang hình thái khác. Để quản lý khối lượng tài sản đó cần phải sử dụng các chỉ tiêu giá trị (tiền tệ là chủ yếu). Do vậy kế toán tài chính sử dụng thước đo tiền tệ để phản ánh vận động và số hiện có của tài sản trong doanh nghiệp thông qua hệ thống các phương pháp kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong quá trình hoạt động, bao gồm nhiều loại khác nhau, đa dạng và phong phú, được thu nhận, xử lý trên các chứng từ kế toán làm cơ sở pháp lý cho việc ghi vào các tài khoản kê toán theo đúng quan hệ đối ứng của tài khoản kế toán tài chính. Từ các số liệu phản ánh trên các tài khoản kế toán tài chính, kế toán tính toán theo phương pháp nhất định để lập báo cáo tài chính. Như vậy, báo cáo tài chính thể hiện sự tổng hợp theo những chỉ tiêu giá trị nhất định được quy định phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh ở các báo cáo tài chính cụ thể, tùy theo mục đích và yêu cầu quản lý, phân tích báo cáo tài chính có nhiệm vụ đánh giá những mặt mạnh, mặt tồn tại trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tin cậy cho việc điều hành sản xuất kinh doanh cũng như cho mục đích quan tâm của mỗi đối tượng. *Khái niệm Phân tích Báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích để xem xét mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, từ đó đánh giá về tình hình tài chính hiện tại cũng như dự báo về tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. Mặc dù hệ thống báo cáo tài chính thể hiện “bức tranh” tổng quát về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển sau mỗi kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét từng con số đơn lẻ trên báo cáo tài chính, các đối tượng sử dụng sẽ khó nhìn nhận toàn diện và sâu sắc về “bức tranh” này.
  17. 9 Việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích hợp lý sẽ giúp các nhà đầu tư tiến hành các phân tích cơ bản, xác định giá trị của cổ phiếu để quyết định mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá hợp lý. Phân tích báo cáo tài chính cũng giúp các nhà cung cấp tín dụng đánh giá rủi ro tín dụng, chấm điểm tín dụng để đưa ra các quyết định tài trợ vốn hợp lý. Các nhà quản trị doanh nghiệp không chỉ xem xét báo cáo tài chính của đơn vị mình mà còn xem xét báo cáo tài chính của đối thủ cạnh tranh, nhằm đánh giá vị trí của đơn vị trong ngành và hoawchj định các chiến lược kinh doanh cho đơn vị. 1.1.1.2. Các loại báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành bao gồm các biểu báo cáo kèm theo tại Phụ lục 2 Thông tư này. Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần. Theo thời gian lập, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niện độ [4]. Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân ) thuộc các ngành và mọi thành phần kinh tế. Bao gồm 4 mẫu biểu báo cáo [4]: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN Báo cáo tài chính giữa niên độ: chủ yếu được áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra các doanh nghiệp khác có thể lập báo cáo tài chính giữa niên độ nhằm đáp ứng cho nhu cầu quản lý. Bao gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược: Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm [4]:
  18. 10 - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên Mẫu số B 02a – DN độ (dạng đầy đủ): - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN . Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược gồm: - Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b – DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên Mẫu số B 02b – DN độ (dạng tóm lược): - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03b – DN (dạng tóm lược) - Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN 1.1.2. Vai trò của phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích thích hợp để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên các báo cáo tài chính cùng các mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và các dữ liệu liên quan khác nhằm cung cấp thông tin hữu ích, đáp ứng yêu cầu thông tin từ nhiều phía của người sử dụng [9, tr.8]. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ. Khác với phân tích tài chính bên ngoài do nhà phân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành. Do đó thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong
  19. 11 doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất. Vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, hạ chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mục tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó định hướng các quyết định của ban giám đốc tài chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần. Đối với các nhà đầu tư: Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà cho vay và cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp: Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Đối với cơ quan nhà nước như cơ quan Thuế, Tài chính và người làm thuê cho Doanh nghiệp: qua phân tích báo cáo tài chính sẽ cho thấy thực trạng về tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ tính toán chính xác mức thuế mà công ty phải nộp, cơ quan Tài chính và cơ quan chủ quản sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư người lao động có nhu cầu thông tin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ.
  20. 12 Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích báo cáo tài chính có vai trò quan trọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó phát hiện ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan giúp cho từng nhà quản trị lực chọn và đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Do vậy, phân tích báo cáo tài chính là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao nhất. 1.2. Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính 1.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính 1.2.1.1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 – DN) Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định [5]. Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục, và chỉ tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần “Tài sản” được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp, được trình bày theo trình tự tính thanh khoản của tài sản giảm dần. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần “Nguồn vốn” được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, được trình bày theo trình tự tính cấp thiết phải thanh toán hay nghĩa vụ pháp lý với từng loại nguồn vôn giảm dần [5]. Từ bảng cân đối kế toán có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích hình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và hoạt động tài trợ của doanh nghiệp.
  21. 13 1.2.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 – DN) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp [5]. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có tác dụng như sau: [5] - Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác cũng như kết quả tương ứng của từng hoạt động - Đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp, có biện pháp khai thác tiềm năng cũng như hạn chế khắc phục những tổn tạitrong tương lai. * Thông tin cung cấp của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày những thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường và hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh, phân ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp trong kỳ đó. Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ 1.2.1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN) Báo cáo lưu chuyển tiển tệ là một bộ phận hợp thành hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp, cung cấp thông tin giúp cho người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyên đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp [5]. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để kiểm tra thực trạng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp, đánh giá các dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra