Luận văn Phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau

pdf 105 trang vuhoa 24/08/2022 9760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_cap_phan_quyen_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat_d.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THANH BÌNH PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN THANH BÌNH PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đoàn Thị Phương Diệp THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thanh Bình – mã số học viên: 7701250354A, là học viên lớp Cao học Luật Khóa K25 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài “Phân cấp, phân quyền quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Nguyễn Thanh Bình
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 3 2.1. Giả thuyết nghiên cứu 3 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 3 3. Tình hình nghiên cứu 3 3.1. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ nhất 3 3.2. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ hai 5 3.3. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ ba 5 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4.1. Mục đích nghiên cứu 6 4.2. Đối tượng nghiên cứu 6 4.3. Phạm vi nghiên cứu 7 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết 7 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH 9 1.1. Hoạt động kinh doanh du lịch và sự cần thiết phải quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch 9 1.1.1. Khái quát chung về kinh doanh du lịch 9 1.1.1.1. Khái niệm du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch 9 1.1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh du lịch 10 1.1.1.3. Vai trò của hoạt động kinh doanh du lịch 11 1.1.2. Khái quát về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch 12 1.1.2.1. Tác động của hoạt động kinh doanh du lịch 12 1.1.2.2. Nhu cầu can thiệp của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch 13 1.1.2.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch du lịch ở một số quốc gia 14 1.2. Những vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch 18 1.2.1. Lý luận chung về phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước 18 1.2.1.1. Quan niệm phân cấp, phân quyền 18
  5. 1.2.1.2. Mục đích phân cấp, phân quyền 20 1.2.1.3. Ý nghĩa phân cấp, phân quyền 21 1.2.1.4. Khái niệm phân cấp, phân quyền 21 1.2.1.5. Nguyên tắc phân cấp, phân quyền 25 1.2.1.6. Nội dung phân cấp, phân quyền 26 1.2.1.7. Điều kiện phân cấp 27 1.2.2. Khái quát chung về phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam 28 Kết luận Chương 1 30 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI CÀ MAU 32 2.1. Phân cấp, phân quyền trong thiết lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và một số nội dung quản lý liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch 32 2.1.1. Phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại Việt Nam 32 2.1.1.1. Cấp trung ương 32 2.1.1.2. Cấp tỉnh 33 2.1.1.3. Cấp huyện 34 2.1.1.4. Cấp xã 34 2.1.2. Phân quyền trong quản lý nhà nước về du lịch ở Việt Nam 34 2.1.2.1. Về thẩm quyền thực hiện các thủ tục hành chính 35 2.1.2.2. Về thanh tra và xử lý vi phạm 36 2.1.2.3. Về quản lý các khu du lịch, điểm du lịch 36 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh Cà Mau 37 2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch 37 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch 39 2.3. Phân cấp, phân quyền thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch tại Cà Mau 41 2.3.1. Về việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến phân cấp, phân quyền thực hiện thủ tục hành chính tại Cà Mau 41 2.3.1.1. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính 41 2.3.1.2. Nhiệm vụ cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thủ tục hành chính 42 2.3.1.3. Danh mục các thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước về kinh doanh du lịch được thực hiện tại Cà Mau 43 2.3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch tại Cà Mau 44 2.4. Thực tiễn phân cấp, phân quyền về thanh tra, kiểm tra, xử phạt trong quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mau 46
  6. 2.4.1. Thực tiễn tổ chức thực hiện quy định pháp luật về phân cấp, phân quyền thanh tra, kiểm tra, xử phạt trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mau 46 2.4.1.1. Về cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và xử phạt trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Cà Mau 46 2.4.1.2. Thực tiễn quản lý xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh du lịch tại Cà Mau 47 2.4.2. Thực tiễn hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt trong hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau 47 2.5. Thực tiễn phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với khu du lịch, điểm du lịch tại Cà Mau 52 2.5.1. Về tổ chức thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý khu du lịch, điểm du lịch tại Cà Mau 52 2.5.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong phát triển, quản lý khu du lịch, điểm du lịch tại Cà Mau 53 2.6. Phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước đối với một số loại hình hoạt động chưa thuộc sự quản lý của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau 58 2.6.1. Lĩnh vực hoạt động 59 2.6.2 Quy định pháp luật phân cấp, phân quyền hiện hành 60 Kết luận Chương 2 62 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH 64 3.1. Một số nhận xét về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch 64 3.2. Kiến nghị về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch 66 3.2.1. Về phân cấp, phân quyền thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về kinh doanh du lịch 66 3.2.2. Về phân cấp, phân quyền thanh tra, kiểm tra, xử phạt trong hoạt động kinh doanh du lịch 68 3.2.3. Về phân cấp, phân quyền trong quản lý khu du lịch, điểm du lịch 70 3.2.4. Về quản lý nhà nước đối với một số loại hình hoạt động chưa thuộc sự quản lý của ngành du lịch 74 Kết luận Chương 3 75 PHẦN KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: Tình hình khách du lịch và doanh thu từ 2006 - 2015 Phụ lục 2: Lượt khách đến các khu, điểm du lịch từ 2010-2016 Phụ lục 3: Dự báo khách du lịch đến Cà Mau thời kỳ 2011 – 2020 Phụ lục 4: Dự báo lượng khách đến Cà Mau giai đoạn 2020-2030 Phụ lục 5: Dự báo thu nhập từ du lịch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2011 - 2020 Phụ lục 6: Dự báo thu nhập du lịch Cà Mau giai đoạn 2020-2030 Phụ lục 7: Nhu cầu sử dụng đất cho các dự án du lịch Phụ lục 8: Chi phí tuân thủ TTHC trước và sau khi phân cấp
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HĐND Hội đồng nhân dân MTV Một thành viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTHC Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân XHCN xã hội chủ nghĩa VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch § Điều (ví dụ §4.3.a là điều 4 khoản 3 điểm a)
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, các quốc gia trên thế giới có nền dân chủ xã hội phát triển đều áp dụng phương thức phân quyền, tản quyền trong quản lý nhà nước với những mức độ khác nhau. Các phương thức này ngày càng tỏ rõ những ưu thế của nó, không một quốc gia phát triển, dân chủ và pháp quyền nào mà không sử dụng phương thức phân quyền cả chiều ngang, chiều dọc và phân quyền đã trở thành nguyên tắc của nhà nước pháp quyền1. Vấn đề phân cấp, phân quyền ở Việt Nam đã được Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định tại Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 và Sắc lệnh số 76 ngày 21/12/1945, cho đến các bản Hiến pháp từ năm 1946, đến bản Hiến pháp hiện hành năm 2013 và một số chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ trong thời gian qua. Như vậy, nước ta đã phân cấp, phân quyền khá mạnh mẽ nhiều nhiệm vụ và công việc cho chính quyền địa phương được thể hiện qua các đạo luật gốc và các văn bản quy phạm dưới luật, văn bản cá biệt. Kết quả đạt được trong việc thực hiện phân cấp giữa Chính phủ và chính quyền địa phương gắn liền với sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế, xã hội và công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước. Theo đó, có thể thấy rõ những kết quả của phân cấp, phân quyền đã tác động thúc đẩy đến phát triển kinh tế và cải cách hành chính trong thời gian qua. Du lịch là một trong những lĩnh vực đã được phân cấp, phân quyền thể hiện qua Luật Du lịch 2005 hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành được cụ thể hóa từ những chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam và kể từ Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Theo quy định tại Luật Du lịch 2005, kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, trong đó có kinh doanh lưu trú du lịch gồm các loại khách sạn; làng du lịch; biệt thự du lịch, Các loại hình kinh doanh lưu trú du lịch trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện cần thiết theo quy định và theo phân cấp được Sở VHTTDL/Sở Du lịch quyết định cho phép sau một quy trình thực hiện và trả kết quả thông qua TTHC. Các TTHC này hiện chưa được phân cấp cho chính quyền cấp huyện thực hiện, đây là một cấp chấp hành trong hệ thống tổ chức bộ 1 Phạm Hồng Thái, Phân quyền và phân cấp trong quản lý nhà nước - Một số khía cạnh lý luận - thực tiễn và pháp lý, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 1-9,
  9. 2 máy quản lý hành chính nhà nước theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Cũng trong quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, ngoài các loại hình đã được Luật Du lịch 2005 đề cập thì loại hình nhà nghỉ, nhà khách phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng cho du khách có thể tạm gọi là một loại hình thuộc lĩnh vực du lịch nhưng chưa thuộc sự điều chỉnh của pháp luật về du lịch và chính vì thế, có thể cho rằng quản lý nhà nước về du lịch thời gian từ sau khi Luật Du lịch 2005 có hiệu lực đến nay đã xuất hiện loại hình nhà nghỉ, nhà khách nhưng chưa có sự điều chỉnh của pháp luật về du lịch và đồng nghĩa với việc chưa có sự phân cấp, phân quyền cụ thể. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, ngoài đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, phục vụ tốt nhu cầu tham quan cho du khách, các khu du lịch, điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được Luật du lịch 2005 điều chỉnh. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước thông qua phân cấp, phân quyền cho mỗi cơ quan, đơn vị và quản lý các khu du lịch, điểm du lịch này nhìn chung vẫn còn tồn tại những bất cập cần được nhà nước quan tâm tháo gỡ, hiện nay vẫn còn có sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị quản lý. Liên quan đến quản lý nhà nước trong kinh doanh du lịch, Luật Du lịch 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật quy định về thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch. Thực hiện các quy định này, theo số liệu các báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng đánh giá vẫn còn tồn tại tình trạng tổ chức thanh tra, kiểm tra quá nhiều lần bởi nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều ngành do việc phân giao nhiệm vụ, quyền hạn cho nhiều cơ quan đã tạo nên môi trường kinh doanh không thuận lợi doanh nghiệp2. Chủ trương phân cấp mạnh trong quản lý cho chính quyền cấp dưới, phân quyền rõ ràng, rành mạch giữa từng cơ quan đang là một vấn đề đúng đắn nhằm phát huy tính chủ động và ý thức trách nhiệm trong quản lý, điều hành. Vì thế, việc tìm ra những giải pháp phù hợp để tháo gỡ vướng mắc trong thể chế, cơ chế về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch phát triển tốt hơn là một nhu cầu cần thiết đặt ra hiện nay. Đó chính là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài “Phân cấp phân quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật Kinh tế. 2 Báo cáo tổng kết các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015,2016 của Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau
  10. 3 2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Giả thiết nghiên cứu của đề tài là “mặc dù tại Việt Nam, pháp luật du lịch và các luật về tổ chức chính quyền địa phương đã có quy định về vấn đề phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch nhưng các quy định này vẫn còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa cụ thể và cần phải tiếp tục hoàn thiện”. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ giả thuyết nghiên cứu của Luận văn, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra và luận văn này được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây: Thứ nhất, Phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước là gì? Tại sao phải thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch? Thứ hai, Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về du lịch tại Cà Mau có thể phát hiện được những hạn chế, bất cập nào từ quy định của pháp luật và cơ chế thi hành pháp luật mà có ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý Nhà nước và gây cản trở đối với hoạt động kinh doanh du lịch? Thứ ba, Cần có những giải pháp cụ thể nào trong việc phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động du lịch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch tại Việt Nam. 3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Liên quan đến Đề tài nghiên cứu, đã có một số công trình được công bố, sau đây là những công trình điển hình: 3.1. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ nhất - Bài viết “Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp” của Phạm Duy Nghĩa năm 2012. Nội dung cơ bản thể hiện phân chia quyền lực trong quản lý kinh tế giữa chính quyền trung ương và địa phương là một trong số những nội dung quan trọng, tác động đáng kể đến sự hình thành và thực thi các chính sách điều tiết kinh tế. Cần ghi nhận rõ sự phân chia thẩm quyền bằng các văn bản pháp lý, từ Hiến pháp tới các đạo luật về tổ chức bộ máy.
  11. 4 - Bài viết “Phân loại tản quyền, phân cấp, phân quyền” của Nguyễn Ngọc Chí đăng trên Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Luật học số 26 (2010) cho rằng tản quyền, phân cấp, phân quyền là những phương thức tổ chức quyền lực Nhà nước và việc phân loại chúng có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Bài viết tập trung giải quyết các vấn đề như: cơ sở phân loại, nội dung và ý nghĩa của việc phân loại các hình thức tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước. - Bài viết “Phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương” của Nguyễn Minh Đoan đăng trên Cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu lập pháp năm 2012 cho rằng phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương là một vấn đề phức tạp vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến sự phát triển đất nước. Trong quá trình nghiên cứu phân cấp, phân quyền cần tham khảo thêm kinh nghiệm và mô hình ở các nước có điều kiện tương tự như nước ta để việc phân cấp, phân quyền được tiến hành thực sự hiệu quả, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền mỗi cấp ở nước ta. - Bài viết “Phân quyền và phân cấp trong quản lý nhà nước – Một số khía cạnh lý luận – thực tiễn và pháp lý” của Phạm Hồng Thái đăng trên Tạp chí khoa học ĐHQGHN, chuyên san Luật học số 27 (2011) bàn luận về phân quyền, phân cấp ở khía cạnh phương pháp luận, khía cạnh pháp lý của nó, mối liên hệ giữa hình thức cấu trúc nhà nước với phân quyền và vấn đề phân cấp ở Việt Nam hiện nay. - Bài viết “Thực trạng phân cấp, phân quyền và vấn đề tự quản địa phương tại Việt Nam” của Nguyễn Minh Phương đăng trên cơ sở dữ liệu khoa học hành chính – luật – kinh tế đã nêu ra một số vấn đề lý luận về phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương; kết quả thực hiện phân cấp, phân quyền và tự quản địa phương ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra và một số đề xuất, kiến nghị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tự quản địa phương ở Việt Nam hiện nay. - Bài viết “Một số vấn đề lý luận về phân cấp quản lý nhà nước” của Uông Chu Lưu đăng trên Tạp chí Dân chủ pháp luật - Số chuyên đề 60 năm ngành Tư pháp trình bày về khái niệm phân cấp quản lý nhà nước; cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa trung ương và địa phương và ý nghĩa, vai trò, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung phân cấp. Trong đó đề cập đến các nguyên tắc đáng quan tâm như: bảo đảm tính thống nhất của quyền lực nhà nước, tính hiệu quả, tính phù hợp và phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính lãnh thổ. - Bài viết “Suy nghĩ về hệ thống chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay” của Trần Thái Dương đăng trên Tạp chí khoa học pháp luật số 2(33)/2006 nghiên cứu
  12. 5 vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với sự hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội của đất nước đã tạo cơ sở khách quan cho các hoạt động tham gia hay phản hồi của các tổ chức này đến hệ thống chính trị: Đảng và Nhà nước. Đó có thể là các loại hoạt động khác nhau như tư vấn, giám định, phản biện xã hội. 3.2. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ hai - Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công “Tổ chức và hoạt động chính quyền huyện theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta” của Phạm Bạch Đằng thực hiện tại Học viện hành chính quốc gia năm 2007 đã tập trung nhiên cứu những luận điểm về những đặc điểm của Nhà nước pháp quyền Việt Nam và yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện; Áp dụng mô hình quản lý doanh nghiệp tư nhân vào hoạt động hành chính Nhà nước (chuyển từ hành chính điều hành sang hành chính công mới - cung ứng các dịch vụ công). - Luận án Tiến sĩ Luật học “Pháp luật Doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam” của Trần Huỳnh Thanh Nghị thực hiện tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 có đề cập đến vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa pháp luật doanh nghiệp với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam. - Luận án Tiến sĩ Luật học “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Tuấn thực hiện tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2015 đã nghiên cứu về vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát thực hiện quyền hành pháp. 3.3. Tình hình nghiên cứu xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ ba - Bài viết “Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO” của Nguyễn Văn Mạnh đăng trên Tạp chí kinh tế và phát triển năm 2007 đã góp phần giải quyết vấn đề khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, du lịch Việt Nam cần phải làm gì để phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện phải thực hiện tốt các cam kết với WTO. - Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại tỉnh Cà Mau” của Trần Xuân Trường tại Đại học Lâm nghiệp năm 2014 nghiên cứu phân tích mức độ hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch
  13. 6 sinh thái, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách góp phần vào sự phát triển ngành du lịch. - Bài viết “Du lịch có trách nhiệm – hướng ưu tiên và chính sách phát triển” của Hà Văn Siêu đăng trên Tạp chí Du lịch năm 2016 đưa ra thách thức từ tăng trưởng du lịch và chính sách du lịch có trách nhiệm về kinh tế, xã hội, môi trường. Các kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trên đây vừa là nguồn gốc khởi phát cho đề tài nghiên cứu này, vừa là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả kế thừa và tiếp tục phát triển đề tài nghiên cứu. Qua lược khảo tài liệu, có thể nhận thấy đề tài “Phân cấp, phân quyền về quản lý Nhà nước các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau” là một đề tài không trùng lặp, mang tính đặc thù riêng so với các đề tài nghiên cứu trước đây. 4. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn xác định mục đích nghiên cứu là: Thứ nhất, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và phát triển lý luận về phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch. Thứ hai, Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về du lịch. Thứ ba, Khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về du lịch tại địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ đó nhận diện những nguyên nhân pháp lý cản trở cho hoạt động kinh doanh du lịch và hoạt động quản lý Nhà nước đối với kinh doanh du lịch. Thứ tư, Xây dựng các luận cứ để đề xuất các kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như cơ chế thực hiện pháp luật có liên quan đến việc phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng được phát triển đa dạng với nhiều loại hình hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, Luận văn này xác định đối tượng nghiên cứu chỉ bao gồm: Thứ nhất, thủ tục hành chính áp dụng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Thứ hai, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt về kinh doanh du lịch.
  14. 7 Thứ ba, quản lý Nhà nước đối với khu du lịch, điểm du lịch, nhà nghỉ, nhà khách. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật Việt Nam về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch. Về việc phân tích, đánh giá các quy định và thực trạng áp dụng các quy định, Luận văn chỉ tập trung vào các quy định và thực trạng áp dụng nó từ khi Luật Du lịch 2005 có hiệu lực và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, tính từ đầu năm 2006 đến hết thời điểm kết thúc việc thực hiện luận văn này (năm 2017). Khi phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật, Luận văn chỉ được thực hiện trong không gian hẹp với thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch tập trung trong tỉnh Cà Mau. Các kiến nghị được đề xuất trong luận văn này được thực hiện với tầm nhìn đến năm 2030. 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU, KHUNG LÝ THUYẾT Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Phương pháp này được sử dụng tại chương 1 của Luận văn. - Phương pháp hệ thống hóa pháp luật, phân tích luật viết được sử dụng để hệ thống hóa và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Phương pháp này cũng được sử dụng tại chương 1 của Luận văn. - Phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích tình huống điển hình, phỏng vấn chuyên gia được sử dụng để đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh Cà Mau. Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 của Luận văn. - Phương pháp đánh giá tác động pháp luật, phân tích tổng hợp và dự báo được sử dụng để đưa ra nhận xét thực trạng thực hiện quy định của pháp luật Việt
  15. 8 Nam và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Phương pháp này được thực hiện tại chương 3 của luận văn. Khung phân tích của đề tài là xuất phát từ nền tảng lý luận về sự cần thiết của phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch, đề tài phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến phân cấp phân quyền và khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định đó trên thực tế, từ đó nhận xét và đánh giá những điểm hạn chế trong các các quy định của pháp luật để đưa ra các kiến nghị có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về phân cấp, phân quyền trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong quản lý kinh doanh du lịch trên cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh doanh của người kinh doanh du lịch. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI Luận văn nghiên cứu sẽ tạo ra đóng góp cá biệt, góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau làm điển hình. Phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp, phân quyền quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ khi Luật Du lịch 2005 có hiệu lực, lấy từ đầu năm 2006 đến nay và định hướng đến năm 2030 theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau. Nhằm làm rõ những tồn tại hạn chế để tìm ra nguyên nhân, đề xuất những giải pháp khắc phục, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh Cà Mau cũng như các địa phương khác trong cả nước. Luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu vận dụng đề xuất cơ quan thẩm quyền xem xét đề ra những chính sách, ban hành quy định pháp luật, điều chỉnh cơ chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch.
  16. 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH 1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH 1.1.1. Khái quát chung về kinh doanh du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch và hoạt động kinh doanh du lịch Thời gian qua, đặc biệt trong thập niên 60 thế kỷ XX, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Các cuộc Hội nghị quốc tế đã ghi nhận thành quả phát triển của du lịch và đưa ra các chiến lược để phát triển. Để nhận diện đúng vị trí, vai trò của du lịch, các cuộc Hội nghị và từng quốc gia đã ghi nhận và xác định khái niệm du lịch theo đánh giá và thực tế của quốc gia mình. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia và từ nhiều góc độ. Hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch diễn ra tại Roma – Italia ngày 21/8 đến 05/9/1963 đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”3. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam năm 1966: “Du lịch là đi để vui chơi, giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh; là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh”4. Luật Du lịch 2005 của Việt Nam quy định tại §4.1: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của 3 Truy cập ngày 03/4/2017 4 vi.wikipedia.org/wiki/Du_lịch
  17. 10 mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Con người muốn đi du lịch đến những nơi độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn và có sức hút cao. Mặc khác, đi đến nơi đó phải nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, dễ dàng và thoải mái. Các nhà đầu tư và kinh doanh du lịch sẽ sẵn sàng đầu tư để kinh doanh vì mục đích của kinh doanh là lợi nhuận và muốn thu được lợi nhuận thì phải có khách đến5. Luật Du lịch 2005 tại §4.3 quy định “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch” và §38 cũng quy định “Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây: kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác”. Như vậy, theo quy định hiện hành của Việt Nam, hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành, nghề về kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác. 1.1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh du lịch Hoạt động kinh doanh du lịch có ý nghĩa ở nhiều khía cạnh: Thứ nhất, đây là một ngành kinh tế tổng hợp ít vốn đầu tư nhưng mang lại hiệu cao về mặt kinh tế do có sự liên quan đến nhiều lĩnh vực như văn hóa, thể thao, thương mại, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, Thứ hai, ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, kinh doanh du lịch có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị, văn hóa – xã hội, là cơ hội để trãi nghiệm, cơ hội nâng cao hiểu biết về đất nước, con người, những nền văn hóa khác, giáo dục tinh thần yêu nước và tình đoàn kết các dân tộc, nâng cao quan hệ ngoại giao, Thứ ba, kinh doanh du lịch hiệu quả tạo điều kiện cho lĩnh vực du lịch và các ngành liên quan phát triển, phát huy hiệu quả, tạo điều kiện mang lại ý nghĩa trong khai thác và bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, thúc đẩy các nghề thủ công truyền thống phát triển, góp phần phát triển môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. 5 Ts Nguyễn Bá Lâm (2007), “Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững”