Luận văn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

pdf 211 trang vuhoa 25/08/2022 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nhung_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_ve_che_dinh_chung.pdf

Nội dung text: Luận văn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt V•¬ng v¨n bÐp nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn vÒ chÕ ®Þnh chøng cø trong luËt tè tông h×nh sù ViÖt Nam luËn ¸n tiÕn sÜ luËt häc Hµ néi - 2014 1
  2. ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt V•¬ng v¨n bÐp nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn vÒ chÕ ®Þnh chøng cø trong luËt tè tông h×nh sù ViÖt Nam Chuyªn ngµnh : LuËt h×nh sù M· sè : 62 38 40 01 luËn ¸n tiÕn sÜ luËt häc Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: TS. TrÇn Quang TiÖp TS. Ph¹m M¹nh Hïng Hµ néi - 2014 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn ¸n ch•a tõng ®•îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn ¸n V•¬ng V¨n BÐp 3
  4. Môc lôc Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ TRONG LUẬT 10 TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Những vấn đề lý luận về chứng cứ 10 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển những quy định của luật tố tụng 35 hình sự Việt Nam về chứng cứ 1.3. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên 52 thế giới về chứng cứ Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 73 VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHỨNG CỨ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện 73 hành về chứng cứ 2.2. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự 112 Việt Nam hiện hành về chứng cứ Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHỮNG 141 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CHỨNG CỨ TRƢỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƢ PHÁP HIỆN NAY 3.1. Cải cách tư pháp và sự cần thiết của việc hoàn thiện và nâng cao 141 hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của 147 pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chứng cứ trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay KẾT LUẬN 188 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC 191 4
  5. GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 193 PHỤ LỤC 205 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao 5
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chứng cứ là phương tiện để chứng minh tội phạm, người phạm tội và dùng để xác định những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, cho nên nó xuất hiện cùng với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ở các xã hội có chế độ chính trị và điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, có những quan niệm về chứng cứ khác nhau và những quy định của pháp luật về chứng cứ để sử dụng nó cũng khác nhau. Chứng cứ không chỉ đóng vai trò xác định sự thật khách quan của vụ án, mà còn phản ánh bản thân quá trình xác định sự thật khách quan đó. Trong hoạt động tố tụng hình sự, các Cơ quan điều tra (CQĐT), truy tố, xét xử chỉ có thể xác định các tình tiết của vụ án bằng chứng cứ, để từ đó có cơ sở nhận định tội phạm có xảy ra hay không và nếu tội phạm có xảy ra, thì quyết định áp dụng các biện pháp tố tụng cần thiết. Điều đó có nghĩa, chứng cứ là phương tiện khẳng định các sự kiện, hiện tượng nhất định nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đồng thời loại trừ, phủ định những sự kiện, hiện tượng đã không xảy ra trong thực tế hoặc không liên quan. Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều có quy định về chế định chứng cứ và quá trình chứng minh trong giải quyết các vụ án hình sự, trong đó chế định chứng cứ có vị trí, vai trò rất quan trọng. Việc áp dụng và thực hiện đúng chế định này sẽ bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, chính xác, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Trong những năm qua, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ trong hoạt động 6
  7. điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và đã góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước, được dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ. Song, bên cạnh những mặt tích cực, thực tiễn công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về chứng cứ đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ, cơ sở lý luận của chứng cứ, phân loại chứng cứ, khái niệm nguồn chứng cứ, các loại nguồn chứng cứ và còn nhiều bất cập trong việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng, xâm phạm đến quyền lợi của công dân, làm oan người vô tội dẫn đến lòng tin của một bộ phận quần chúng nhân dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án giảm sút. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận để áp dụng những quy định của pháp luật về chế định chứng cứ vào quá trình giải quyết các vụ án hình sự, cũng như những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về chế định chứng cứ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng ít được quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2003 quy định về vấn đề này ở một chừng mực nào đó còn chưa cụ thể và chặt chẽ, còn có những nội dung chưa kịp thời bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế diễn biến tội phạm. Trong khi đó, trong khoa học luật tố tụng hình sự không ít vấn đề về chế định chứng cứ còn chưa có sự thống nhất về cách hiểu, thậm chí có những quan điểm trái ngược nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chế định chứng cứ là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, đã được một số nhà khoa học - luật gia trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. 7
  8. Trước hết, ở Mỹ có công trình "Chứng cứ chuyên gia và tư pháp hình sự" (Nxb Đại học Oxford, Mỹ, 2004) của GS. Mike Redmayne; ở Liên bang Nga có các công trình "Lý luận chứng cứ" (Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1991) của tác giả X. Xtrôgôvich; "Thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ" (Nxb Khoa học, Maxcơva, 1966) của tác giả R.X.Benkin hay sách tham khảo "Lý luận chứng cứ tư pháp trong pháp luật Xô Viết" (đã dịch ra tiếng Việt do Phòng Tuyên truyền - Tập san Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), 1967) của Viện sĩ A.Ia. Vưxinxky; v.v Theo đó, những công trình này chủ yếu tập trung làm sáng tỏ nội dung về mối quan hệ của chứng cứ với các quy định của pháp luật, việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ hay hệ thống lý thuyết chung về chứng cứ tư pháp, vai trò của chứng cứ trong tố tụng hình sự; hoặc một loại chứng cứ khác biệt là chứng cứ chuyên gia trong hệ thống tư pháp hình sự; v.v Còn ở Việt Nam, trong các sách báo pháp lý cũng có nhiều công trình đề cập đến chế định chứng cứ, dưới góc độ sách chuyên khảo, tham khảo có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau: 1) "Chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tái bản năm 2009) của TS. Trần Quang Tiệp; 2) "Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự" (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006) của TS. Đỗ Văn Đương; 3) "Chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005) của ThS. Nguyễn Văn Cừ; v.v Những công trình này bước đầu đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chứng cứ, nguồn chứng cứ và quá trình chứng minh trong vụ án hình sự. Dưới góc độ bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý có những công trình như: 1) "Đối tượng chứng minh và nghĩa vụ chứng minh trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003" (Tạp chí Kiểm sát, số 6/2004); 2) "Một số vấn đề lý luận về phương pháp thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự" (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2007); và 3) "Về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự" (Tạp chí Kiểm sát, số 9, 10/2008) của TS. Trần Quang Tiệp; 4) "Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự: Nhìn từ góc độ lịch sử và luật so sánh" (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2005) của TS. Nguyễn 8
  9. Văn Du; 5) "Chứng minh và chứng cứ trong hoạt động điều tra hình sự" (Tạp chí Trật tự an toàn xã hội, số 3/1999) của PGS. TS Phạm Tuấn Bình; 6) "Giới hạn chứng minh trong tố tụng hình sự" (Tạp chí Luật học, số 4/1997); 7) "Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự" (Tạp chí Luật học, số 6/2000) của TS. Bùi Kiên Điện; 8) "Về chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003" (Tạp chí Nghề luật, số 2/2006) của TS. Trịnh Tiến Việt; 9) "Một số ý kiến về chứng cứ trong vụ án hình sự" (Tạp chí Kiểm sát, số 9/2008) của tác giả Nguyễn Văn Bốn; 10) "Hoàn thiện chế định về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự" (Tạp chí Kiểm sát, số 9, 10/2008) của TS. Mai Thế Bày; v.v Các công trình này ít nhiều đã đề cập đến các góc độ khác nhau về lý luận của chế định chứng cứ, nhấn mạnh đến khái niệm chứng cứ, nguồn chứng cứ, vai trò của chứng cứ trong quá trình chứng minh, cũng như phương pháp thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự và việc hoàn thiện chế định chứng cứ trong BLTTHS. Ngoài ra, công trình "Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay" là luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đỗ Văn Đương (Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2000) đi sâu vào vấn đề nghiệp vụ là thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay. Tương tự, vấn đề chứng cứ còn được phân tích và đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo, bình luận như: 1) "Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001) của tập thể tác giả do PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; 2) "Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002) của tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên; 3) "Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam" (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009) của tập thể tác giả do PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; 4) "Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004) của tập thể tác giả; 5) "Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự" (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2004) của tập 9
  10. thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên; 6) "Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam" của tập thể tác giả do PGS.TS. Trần Minh Hưởng và TS. Trịnh Tiến Việt đồng chủ biên (Nxb Lao động, Hà Nội, 2011); v.v Như vậy, các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về chứng cứ hoặc đi sâu vào quá trình chứng minh trong vụ án hình sự, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đồng bộ và có hệ thống về chế định chứng cứ cùng một lúc dưới góc độ lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay đúng với tên gọi "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" ở cấp độ một luận án tiến sĩ luật học. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ để làm rõ những tồn tại, bất cập của luật tố tụng hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ đó đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định đó, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án đã đặt ra và giải quyết các vấn đề sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về chế định chứng cứ, xây dựng khái niệm khoa học về chứng cứ; - Phân tích sự hình thành và phát triển của chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam để kế thừa những giá trị lập pháp hợp lý, phù hợp vào việc hoàn thiện chế định chứng cứ trong tình hình hiện nay; 10
  11. - Nghiên cứu các quy định về chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới để rút ra những kinh nghiệm tiên tiến có thể tiếp thu một cách có chọn lọc vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; - Phân tích, làm sáng tỏ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ; - Làm rõ các ưu điểm, hạn chế thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ, qua đó chỉ ra được các nguyên nhân cơ bản của những vướng mắc, hạn chế đó; - Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chứng cứ và những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định đó trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án đúng như tên gọi của nó - Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Chế định chứng cứ bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến chứng cứ và quá trình chứng minh nên có phạm vi tương đối rộng. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng trực tiếp những quy định về chứng cứ trong BLTTHS Việt Nam trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2013. 4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như thành tựu của các ngành khoa học như triết học, xã 11
  12. hội học, lịch sử, lý luận về nhà nước và pháp luật, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam và nước ngoài. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu của khoa học luật tố tụng hình sự, như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự do TANDTC hoặc (và) của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương ban hành có liên quan đến chế định chứng cứ; những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của ngành Tòa án nhân dân (TAND) và Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) từ Trung ương đến địa phương; các bản án hình sự, quyết định giám đốc thẩm và tài liệu vụ án hình sự trong thực tiễn xét xử, cũng như những thông tin trên mạng internet để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật tố tụng hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận án. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là công trình chuyên khảo ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học, nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận án: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về chế định chứng cứ, xây dựng khái niệm khoa học về chứng cứ; - Đánh giá lịch sử hình thành và phát triển chế định chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam để kế thừa có chọn lọc các giá trị lập pháp truyền thống; 12
  13. - Làm rõ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới về chứng cứ để trên cơ sở đó, kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm lập pháp tố tụng hình sự; - Phân tích những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ, đồng thời đánh giá đúng thực trạng áp dụng những quy định về chứng cứ thông qua ba giai đoạn tương ứng - điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự ở nước ta hiện nay; - Phân tích những quan điểm và các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chứng cứ trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận án có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận thức, áp dụng đúng đắn những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ ở Việt Nam hiện nay. Thông qua kết quả nghiên cứu và các kiến nghị, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của kho tàng lý luận về chứng cứ trong khoa học luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, với việc đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ, tác giả hy vọng sẽ góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, cũng như phòng, chống oan, sai, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội. Đặc biệt, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật tố tụng hình sự nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang công tác ở cơ quan Công an, Viện kiểm sát (VKS), Tòa án và các cơ quan bổ trợ tư pháp khác. 13
  14. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về chứng cứ trong luật tố tụng hình sự. Chương 2: Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về chứng cứ và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chứng cứ trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. 14
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ Chứng cứ (Evidence) đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của bất kỳ sự việc, hiện tượng nào, nhưng đặc biệt hơn cả là trong hoạt động tố tụng hình sự. Bởi lẽ, chỉ có thông qua chứng cứ, các CQĐT, truy tố, xét xử mới có thể xác định các tình tiết của vụ án, đồng thời làm rõ bức tranh, diễn biến của sự việc để từ đó có cơ sở ra các quyết định tương ứng, cũng như giải mã các bí mật của sự việc, hiện tượng, không làm oan người vô tội, làm rõ chân lý và sự thật. Nói một cách khác, chứng cứ là phương tiện khẳng định các sự kiện, hiện tượng nhất định nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đồng thời loại trừ, phủ định những sự kiện, hiện tượng đã không xảy ra trong thực tế. Do đó, yêu cầu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về chứng cứ như: khái niệm chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ, phân loại chứng cứ và nguồn chứng cứ là công việc cần thiết. 1.1.1. Khái niệm chứng cứ Khái niệm chứng cứ là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học luật tố tụng hình sự nói chung, lý luận về chứng cứ nói riêng. Lịch sử pháp luật tố tụng hình sự cho thấy, trải qua các thời kỳ phát triển của loài người, có nhiều quan điểm khác nhau về chứng cứ. * Quan điểm thần học, tôn giáo về chứng cứ Xuất phát từ phương pháp luận duy tâm, quan điểm thần học, tôn giáo về chứng cứ cho rằng, "Đấng tối cao", "Thần linh", "Chúa trời" đã tạo ra thế giới vật chất, tạo ra con người, tạo ra tội phạm thì cũng là người phán xét tội phạm. Đã từng tồn tại những hình thức thử thách đối với người bị tình nghi 15
  16. phạm tội như: Nhúng tay của người bị tình nghi vào nước sôi trong khoảng thời gian nhất định, hoặc buộc họ phải nhảy từ trên cao xuống hoặc phải đập đầu vào đá Nếu tay không bị bỏng, nhảy từ trên cao xuống không chết hoặc không bị chảy máu khi đập đầu vào đá thì người đó vô tội và ngược lại thì chứng tỏ người bị tình nghi chính là thủ phạm. Ngoài ra, theo quan điểm này, được coi là chứng cứ khi quan tòa tổ chức cho người tố cáo và bị tố cáo quyết đấu, chiến thắng sẽ được coi là chứng cứ có giá trị nhất và người chiến thắng được tòa án tuyên là tố cáo đúng hoặc vô tội. Theo một số tôn giáo, như Thiên chúa giáo thì lời sám hối của các con chiên về các hành vi tội lỗi của mình trước bề trên được coi là chứng cứ buộc tội. Quan điểm trên rõ ràng thể hiện tư tưởng thần quyền của các nhà nước thời trung cổ, hoàn toàn sai lầm về mặt khoa học, trái với quy luật khách quan. * Chứng cứ của trình tự tố tụng kiểu tố cáo Trong trình tự tố tụng kiểu tố cáo, toàn bộ trình tự tố tụng được kiến lập trên tính tích cực của các đương sự và trước hết của người tố cáo. Một công thức cổ La Mã đã nêu: "Không có người tố cáo thì không có quan tòa" (Nemo judex sine actore). Quan điểm về chứng cứ của trình tự tố tụng kiểu tố cáo coi lời tố cáo của người tố cáo là chứng cứ buộc tội đối với người bị tố cáo. Hệ thống chứng cứ của trình tự tố tụng kiểu tố cáo rất đơn giản: quan tòa cho đối chất trực tiếp giữa người tố cáo và người bị tố cáo. Nếu người bị tố cáo không có chứng cứ hoặc không có khả năng bác bỏ lời tố cáo thì họ sẽ bị coi là phạm tội. Lời phản bác của người bị tố cáo nếu có lời thề của bạn bè hoặc láng giềng chứng thực lời phản bác của người bị tố cáo là đúng thì người bị tố cáo được coi là vô tội. Cũng theo quan điểm này thì Lời nhận tội của bị cáo được coi là chứng cứ tốt nhất, là "vua của các chứng cứ" (regina probationum, theo cách diễn đạt của pháp luật La Mã), vì vậy quan tòa thường áp dụng cực hình đối với người bị tố cáo để lấy được lời nhận tội của người bị tố cáo. Quan điểm này về chứng cứ tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc giữa giai cấp thống trị, tầng lớp trên của xã hội với nhân dân lao động, những 16
  17. người có chức, địa vị cao trong xã hội thì lời tố cáo của họ càng có giá trị chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án. * Chứng cứ của trình tự tố tụng kiểu thẩm vấn Theo sự phát triển của pháp luật, trình tự tố tụng kiểu thẩm vấn ra đời, thay thế cho trình tự tố tụng kiểu tố cáo. Trong trình tự tố tụng kiểu thẩm vấn, việc điều tra, xử lý tội phạm do cơ quan xét xử thực hiện; các chức năng buộc tội, xét xử, bào chữa cũng tập trung vào cơ quan xét xử. Trình tự tố tụng kiểu thẩm vấn phục vụ đắc lực cho chế độ xét xử Trung ương tập quyền của Nhà nước quân chủ chuyên chế. Nhà nước quân chủ chuyên chế đã sử dụng trình tự tố tụng kiểu thẩm vấn để thủ tiêu nền tư pháp của các lãnh chúa phong kiến, đập tan sự phản kháng của các lãnh chúa phong kiến. Lý luận chứng cứ hình thức được sản sinh ra từ trình tự tố tụng kiểu thẩm vấn. * Quan điểm hình thức về chứng cứ Theo lý luận chứng cứ hình thức, ý nghĩa và hiệu lực của chứng cứ được quy định trước trong luật, có tính chất bắt buộc đối với tòa án và CQĐT khi họ điều tra, xét xử vụ án. Theo quan điểm này, thì những gì là chứng cứ để chứng minh tội phạm và đối với mỗi loại tội phạm cần chứng cứ gì, số lượng bao nhiêu đã được quy định sẵn trong luật. Luật chẳng những quy định các loại chứng cứ hình thức khác nhau, mà còn quy định trước chứng cứ có hiệu lực như thế nào và thẩm phán phải đánh giá nó ra sao. Thẩm phán không được tự do đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm, nhiệm vụ của họ là áp dụng một cách máy móc chứng cứ được luật quy định đối với mỗi sự việc mà họ gặp và rút ra kết luận mà luật đã định. Trong lịch sử pháp luật tố tụng hình sự, lý luận chứng cứ hình thức đã hạn chế được sự tùy tiện của Tòa án trong giải quyết vụ án hình sự, buộc Tòa án phải phục tùng những yêu cầu của pháp luật, nhưng nó cũng bộc lộ nhiều tồn tại như hạn chế khả năng thu thập, phân tích, đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng, dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Lý luận chứng cứ hình thức phát triển mạnh 17
  18. và có ảnh hưởng lớn đến pháp luật tố tụng hình sự của các nước châu Âu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII và ngày nay nó vẫn được thể hiện ở các mức độ khác nhau trong pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trong hệ thống pháp luật Anglô - Sắcxông. * Quan điểm nhân chủng học về chứng cứ Quan điểm nhân chủng học về chứng cứ cho rằng, quá trình thu thập chứng cứ trong việc giải quyết vụ án hình sự là quá trình xác định cấu trúc, đặc điểm cơ thể và tính cách con người. Quan điểm này dựa trên cơ sở phương pháp nhận dạng và giám định pháp y, cho nên về hình thức nó có căn cứ khoa học, nhưng nhược điểm của nó là cấu trúc cơ thể, tính cách con người không phải là nguyên nhân làm phát sinh tội phạm và do vậy không thể lấy cấu trúc cơ thể con người thông qua giám định pháp y làm chứng cứ để chứng minh tội phạm. * Quan điểm niềm tin nội tâm tự do của Thẩm phán về chứng cứ Đến giữa thế kỷ XVIII, lý luận chứng cứ hình thức đã suy tàn trong thời đại thắng lợi của Cách mạng tư sản và xuất hiện quan điểm niềm tin nội tâm tự do của Thẩm phán về chứng cứ. Theo quan điểm này thì vai trò của thẩm phán được đề cao trong hoạt động chứng minh tội phạm, được toàn quyền quyết định về tội phạm một cách tùy thuộc vào niềm tin của mình, không phải đưa ra bất kỳ căn cứ nào, miễn là khẳng định được sự tin tưởng vào sự đúng đắn của các quyết định. Lý luận pháp lý tư sản về tự do đánh giá chứng cứ dựa trên niềm tin nội tâm của thẩm phán, ra đời năm 1790 ở Pháp và có ảnh hưởng rất lớn ở châu Âu vào nửa cuối thế kỷ thứ XIX, là sự phản kháng của giai cấp tư sản, chống lại xiềng xích của nền tư pháp phong kiến. Từ góc độ lịch sử cụ thể, phải thừa nhận rằng, vào thời điểm đó, nó có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, lý luận này cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như một nhà luật học tư sản đã phải thừa nhận: "quá trình phát sinh và hình thành niềm tin ấy phần lớn xảy ra một cách tự phát, không phụ thuộc vào 18
  19. ý chí con người, không có một sự kiểm tra nào cả đối với sự tác động của quy luật tư duy, do kết quả của một trạng thái tâm hồn nhất định" [2, tr. 227]. * Quan điểm mác-xít về chứng cứ Triết học Mác - Lênin đã khắc phục được những hạn chế trên, lý giải một cách khoa học bản chất của nhận thức; bác bỏ triết học duy tâm nói chung, thuyết hoài nghi luận và thuyết bất khả tri luận nói riêng. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh rằng, con người có thể nhận thức được thế giới khách quan và quy luật của nó; trên thế giới không có sự vật, hiện tượng nào là không thể nhận thức được, mà chỉ có sự vật, hiện tượng chưa nhận thức được, nhưng con người sẽ nhận thức được. Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi sự nhận thức của con người là một quá trình phức tạp, mâu thuẫn, luôn luôn phát triển trong lịch sử, đi từ không biết đến biết, từ biết không đầy đủ đến biết đầy đủ hơn, từ nhận thức các hiện tượng đến nhận thức bản chất của thế giới khách quan, các quan hệ mang tính quy luật ở bên trong các sự vật, hiện tượng. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin còn là những người đầu tiên trong lịch sử triết học đưa quan điểm thực tiễn vào lý luận nhận thức, từ đó thực hiện bước chuyển biến cách mạng trong lý luận này. Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý. V.I. Lênin đã khẳng định vai trò của thực tiễn trong lý luận nhận thức: "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức" [47, tr. 193]. Theo lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mọi tội phạm xảy ra trên thực tế, con người đều có thể phát hiện, chứng minh được. Cũng theo lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì mọi sự vật đều có thuộc tính phản ánh, vì vậy hoạt động của con người, trong đó các hành vi phạm tội đều để lại dấu vết trong thế giới khách quan. Những dấu vết của hành vi phạm tội có thể được thể hiện dưới dạng vật chất như: dấu vết tội phạm tồn tại trên công cụ, phương tiện phạm tội, dấu vân 19
  20. tay của người phạm tội để lại trên hiện trường hoặc được phản ánh, ghi nhận trong trí nhớ của con người, có thể là nạn nhân hay người khác. Trên cơ sở việc thu thập đầy đủ, có hệ thống các dấu vết này, con người có thể nhận thức được diễn biến của hành vi phạm tội đã xảy ra. Ngoài ra, điều này còn phản ánh việc thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất nói chung, những dấu vết mà tội phạm để lại trong thế giới khách quan nói riêng độc lập với ý thức chủ quan của những người tiến hành tố tụng. Do đó, đến lượt mình, những người tiến hành tố tụng chính là chủ thể của nhận thức về các vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự đó, phải tìm ra và làm rõ dấu vết của tội phạm để lại trong thế giới khách quan, qua đó làm sáng tỏ bản chất của vụ án. * Các quan điểm trong khoa học luật tố tụng hình sự hiện nay về chứng cứ Hiện nay trong khoa học luật tố tụng hình sự vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về chứng cứ: Quan điểm thứ nhất của nhà luật học người Nga M.A.Trenxôv cho rằng, "chứng cứ là những sự kiện, tình tiết" [148, tr. 134]. Trong khái niệm này, M.A.Trenxôv đã đồng nhất chứng cứ với sự kiện của thực tiễn khách quan đã xảy ra trong quá khứ. Quan điểm thứ hai của tác giả M.X.Xtrôgôvich về ý nghĩa kép của chứng cứ khi ông cho rằng: "bản thân thuật ngữ "chứng cứ" được sử dụng trong tố tụng hình sự với hai ý nghĩa: chứng cứ là nguồn thu thập thông tin điều tra, xét xử và chứng cứ là sự kiện, tình tiết mà trên cơ sở đó Tòa án rút ra kết luận về những sự kiện khác cần phải làm rõ trong vụ án hình sự" [149, tr. 126]. Quan điểm thứ ba của một số tác giả Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội cho rằng: Chứng cứ là những sự việc, hiện tượng, những dấu vết được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thu thập được trong quá trình điều tra, xét xử theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy 20
  21. định, để chứng minh có hay không có hành vi nguy hiểm cho xã hội, lỗi của người thực hiện hành vi ấy và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ án [95, tr. 56]. Quan điểm thứ tư của các luật gia tư sản nhấn mạnh sự giống nhau giữa chứng cứ tố tụng và chứng cứ thông thường: Chứng cứ tố tụng là những sự kiện thông thường, là những hiện tượng như thế xuất hiện trong đời sống, những sự vật như thế, những con người như thế, những hành vi như thế của con người. Chỉ cần chúng được đưa vào phạm vi của trình tự tố tụng, trở thành biện pháp để xác định những tình tiết mà cơ quan xét xử và điều tra quan tâm, thì chúng là những chứng cứ tố tụng [2, tr. 353-354]. Quan điểm thứ năm của TS. Đỗ Văn Đương cho rằng: "Chứng cứ là những thông tin xác thực về những gì có thật liên quan đến hành vi phạm tội, được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà những người và cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án" [35, tr. 30]. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và đồng tình với quan điểm thứ năm, bởi lẽ, các tác giả của bốn quan điểm đầu tiên đã đồng nhất chứng cứ với sự kiện của thực tiễn khách quan đã xảy ra trong quá khứ, nhầm lẫn giữa chứng cứ và nguồn chứng cứ. Theo đó, chứng cứ là những thông tin được rút ra từ những sự việc, hiện tượng, những dấu vết được CQĐT, VKS, Tòa án thu thập được trong quá trình điều tra, xét xử theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định, để chứng minh có hay không có hành vi nguy hiểm cho xã hội, lỗi của người thực hiện hành vi ấy và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết khách quan và đúng đắn vụ án hình sự. Nói một cách khác, chứng cứ phải được rút ra từ nguồn chứng cứ, chứ bản thân nguồn chứng cứ không phải là chứng cứ. Hơn nữa, trước yêu cầu khám phá tội phạm và giải quyết vụ án hình sự có công nghệ 21