Luận văn Những quy định đối với góp vốn thành lập công ty cổ phần ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Những quy định đối với góp vốn thành lập công ty cổ phần ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_nhung_quy_dinh_doi_voi_gop_von_thanh_lap_cong_ty_co.pdf
Nội dung text: Luận văn Những quy định đối với góp vốn thành lập công ty cổ phần ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HỒNG MINH NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HỒNG MINH NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Quang HÀ NỘI - 2012 2
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 7 CỔ PHẦN 1.1. Khái quát về góp vốn thành lập công ty 7 1.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty 7 1.1.2. Bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty 8 1.2. Góp vốn thành lập công ty cổ phần 11 1.2.1. Khái quát về công ty cổ phần 11 1.2.1.1. Khái niệm công ty cổ phần 11 1.2.1.2. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần 16 1.2.2. Những vấn đề chung về góp vốn thành lập công ty cổ phần 24 1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của góp vốn thành lập công 24 ty cổ phần 1.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ phát sinh khi góp vốn thành lập công ty 29 cổ phần Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP 36 CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. Lịch sử phát triển của các quy định pháp luật về góp vốn 36 thành lập công ty cổ phần và sự đảm bảo của nhà nước đối 3
- với góp vốn thành lập công ty cổ phần 2.2. Một số quy định cơ bản về vốn của công ty cổ phần 41 2.2.1. Vốn điều lệ 41 2.2.2. Vốn pháp định 46 2.3. Chủ thể góp vốn 51 2.4. Hình thức góp vốn 59 2.4.1. Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất 62 2.4.2. Góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp 69 2.5. Định giá tài sản góp vốn 74 2.5.1. Ý nghĩa của việc định giá tài sản góp vốn 74 2.5.2. Phương thức định giá tài sản góp vốn 75 2.6. Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn 79 2.6.1. Đối với trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử duṇ g đất 80 2.6.2. Đối với trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tu ệ 83 2.7. Những quy định về nghĩa vụ góp vốn đối với cổ đông sáng lập 84 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY 88 ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN 3.1. Nhu cầu hoàn thiện những quy định pháp luật về góp vốn 88 thành lập công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 3.2. Định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về góp vốn 90 thành lập công ty cổ phần 3.3. Một số ý kiến cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về góp vốn 92 thành lập công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 3.3.1. Về chủ thể góp vốn thành lập công ty cổ phần 92 3.3.2. Về tài sản góp vốn thành lập công ty cổ phần 95 4
- 3.3.3. Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn 96 3.3.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về 97 góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng và các thiết chế kinh tế, xã hội 3.3.5. Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan đăng ký kinh 99 doanh nói chung cũng như các cơ quan nhà nước khác 3.3.6. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp 101 luật cho người dân và nâng cao văn hóa pháp lý, đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp KẾT LUẬN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 5
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Mứ c vốn pháp điṇ h theo loaị hình công ty c ủa một số 47 nước châu Âu 2.2 Mứ c vốn pháp điṇ h đối vớ i doanh nghiêp̣ tư nhân , công 49 ty trách nhiêṃ hữu haṇ , công ty cổ phần ở Việt Nam 6
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, công ty cổ phần có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay và đã khẳng định được vị thế, tính ưu việt so với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong số các loại hình doanh nghiệp thì công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh huy động vốn có cơ chế mở và linh hoạt nhất, có khả năng huy động vốn một cách rộng rãi, có khả năng tích ụt và tập trung vốn với quy mô lớn; do đó, tạo điều kiện và môi trường thúc đẩy vốn luân chuyển linh hoạt trong nền kinh tế, giúp cho các nguồn lực được phân bổ và sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, ở nước ta, mô hình công ty cổ phần đang được coi là một hướng quan trọng trong chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X: Khuyến khích phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần thông qua việc đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp cổ phần mới, để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta [14, tr. 231]. Với tinh thần đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã được ban hành và nhờ đó, ịđ a vị pháp lý của công ty cổ phần đã được hoàn thiện một bước. Luật Doanh nghiệp cùng với các văn bản pháp luật có liên quan về đầu tư, chứng khoán và thị trường chứng khoán, kế toán, kiểm toán cơ bản đã tạo thành hành lang pháp lý cho công ty cổ phần tồn tại và phát triển. Và gần đây, tinh thần này một lần nữa được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước ta: 7
- Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối. Phân định rõ quyền sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tập thể phát triển đa dạng, mở rộng quy mô; có cơ chế, chính sách hợp lý trợ giúp các tổ chức kinh tế hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, tiếp cận vốn. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước [15, tr. 110]. Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho thấy nỗ lực rất lớn của Nhà nước ta trong việc tạo ra môi trường pháp lý cho công ty cổ phần phát triển. Như ta đã biết, góp vốn là bước khởi đầu của công việc kinh doanh, là một yếu tố tiền đề quan trọng đối với sự ra đời, phát triển của một công ty cổ phần, là cơ sở để phân chia lợi nhuận giữa các cổ đông cũng như sự chuyển nhượng, quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty. Vốn nhiều hay ít là một trong các yếu tố lớn quyết định uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, tạo niềm tin đối với khách hàng và khả năng trả nợ của công ty đối với chủ nợ Do đó, các quy định pháp luật về góp vốn phải 8
- khách quan, minh bạch và có tính khái quát cao; có như vậy, pháp luật mới thực sự bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia thành lập công ty cũng như tạo tiền đề pháp lý vững chắc cho hoạt động của công ty cổ phần. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần đã bộc lộ không ít những thiếu sót, hạn chế như pháp luật chưa dự liệu được các hình thức góp vốn đang diễn ra rất đa dạng trong thực tế cuộc sống, một số quy định còn chưa thống nhất với các quy định của các văn bản pháp luật khác Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài "Những quy định đối với góp vốn thành lập công ty cổ phần ở Việt Nam" với mong muốn được nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, từ các vấn đề lý luận về góp vốn thành lập công ty cổ phần, hình thức góp vốn thành lập công ty cổ phần, thực trạng pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty cổ phần để từ đó nêu ra những điểm còn hạn chế của pháp luật và đề ra một số phương hướng góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu Cùng với sự phát triển của xã hội, công ty cổ phần đã trở thành mô hình doanh nghiệp phổ biến trên thế giới và cũng đang dành được sự quan tâm khá lớn ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, công ty cổ phần trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, pháp luật , trong đó có các đề tài như: - Nguyễn Thiết Sơn: Công ty cổ phần ở các nước phát triển. Quá trình thành lập, tổ chức quản lý, NXB Khoa học xã hội, 1991. - Tạ Đình Xuyên: Tổ chức và quản lý trong công ty cổ phần, Nhà in Trung tâm Thông tin KHXHKTQS, 1991. - PGS. PTS Lê Hồng Hạnh: Cấu trúc vốn của công ty, Tạp chí Luật học, số 03/1996. 9
- - Nguyễn Đông Ba: Vấn đề tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp, Tạp chí Luật học, số 02/2000. - ThS. Lê Thị Châu, Tư cách pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động trong công ty đối vốn ở nước ta, Tạp chí Luật học, số 10/2000. - Lê Thị Châu: Xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền sở hữu tài sản của công ty đối vốn ở nước ta, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2001. - Lê Thị Hải Ngọc: Một số vấn đề pháp lý của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002. - Luật sư Nguyễn Ngọc Bích: Luật Doanh nghiệp - Vốn và quản lý vốn trong công ty cổ phần, Nxb Trẻ, 2003. - Nguyễn Thanh Hải: Chế độ pháp lý về vốn của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam, - Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề pháp lý về vốn và quản lý công ty cổ phần, chưa có đề tài nào đi sâu vào vấn đề góp vốn thành lập công ty cổ phần. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu và làm rõ những vấn đề pháp lý về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam, chú trọng nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Luận văn đánh giá, phân tích thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần cũng như một số quy định khác có liên quan đến tài sản và các hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này. 10
- Tham khảo pháp luật về công ty cổ phần của một số nước trên thế giới, vận dụng những vấn đề lý luận về góp vốn, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng có hiệu quả Luật Doanh nghiệp vào đời sống kinh tế và nhằm hoàn thiện các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp. * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn được cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu những quy định về góp vốn thành lập công ty nói chung, góp vốn thành lập cổ phần nói riêng theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Nghiên cứu các quy định khác liên quan đến tài sản, đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đất đai năm 2003 , pháp luật nước ngoài về công ty cổ phần và tình hình thực tế của Việt Nam. - Chỉ ra những điểm được và những điểm hạn chế của các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. - Đề xuất những nội dung cơ bản để hoàn thiện các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Trong khuôn khổ của luận văn, đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp hiện hành. Luận văn không đi sâu nghiên cứu khía cạnh tài chính về vốn của công ty cổ phần cũng như vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên nền tảng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp 11
- với các phương pháp nghiên cứu hiện đại như phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh phân tích, phương pháp thu thập tài liệu nhằm đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái luận về góp vốn thành lập công ty cổ phần. Chương 2: Những vấn đề cơ bản về góp vốn thành lập công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần. 12
- Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 1.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty Theo Từ điển Luật học, góp vốn là việc nhà đầu tư đưa tài sản dưới các hình thức khác nhau vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu doanh nghiệp [49, tr. 312]. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005: Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn tạo thành vốn của công ty [34, khoản 4 Điều 4]. Góp vốn cần được xem xét trên hai phương diện: kinh tế và pháp lý. Xét từ phương diện kinh tế, góp vốn là việc tạo ra tài sản cho công ty nhằm bảo đảm cho những chi phí trong hoạt động của công ty và bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ. Góp vốn vào công ty là điều kiện tiên quyết để cho ra đời một công ty. Nếu không có sự tích tụ, tập trung tài sản với tính cách là các phần vốn góp thì: thứ nhất, công ty không có năng lực tài chính và do đó cũng không thể tự gánh vác nghĩa vụ; thứ hai, không góp vốn thì không thể đem lại lợi nhuận. Thực tế, sức mạnh tài chính của một công ty thông thường không chỉ căn cứ vào số vốn các cổ đông góp mà còn các khoản khác như lãi thu được, khoản vốn vay Tuy nhiên, số vốn mà các thành viên hay các cổ đông góp vào công ty mới phản ánh khả năng tài chính thực sự của một công ty. 13
- Còn xét từ phương diện pháp lý, góp vốn là hành vi chuyển giao tài sản hay đưa tài sản vào công ty để đổi lấy quyền lợi đối với công ty. Nhìn nhận góp vốn ở góc ộđ pháp lý, ta nhận thấy sự tồn tại của thỏa thuận góp vốn giữa các thành viên và bản thân hành vi góp vốn thành lập công ty. Trong đó, thỏa thuận góp vốn là thỏa thuận giữa các thành viên xoay quanh vấn đề liên quan đến góp vốn. Nội dung của thỏa thuận góp vốn không chỉ liên quan đến vấn đề mỗi thành viên góp bao nhiêu phần vốn góp mà còn giải quyết rất nhiều vấn đề khác như tài sản góp vốn, quyền rút vốn, định giá vốn góp, phương thức giải quyết tranh chấp, chuyển nhượng vốn góp Thỏa thuận góp vốn thành lập công ty là trường hợp các bên của thỏa thuận góp vốn đồng thời là những người đầu tiên tạo dựng ra các quyền lợi trong công ty. Có khi để thành lập một công ty, các thành viên chỉ cần thống nhất với nhau thông qua thỏa thuận miệng; tuy nhiên điều này không phủ nhận rằng bất kỳ việc góp vốn thành lập công ty như thế nào, không phụ thuộc vào số vốn góp và số người tham gia, ta thấy phía sau nó là một quan hệ hợp đồng xoay quanh vấn đề góp vốn. Mục tiêu của thỏa thuận góp vốn thành lập công ty không chỉ là sự ra đời của một công ty mà còn giải quyết các vấn đề có tính nền tảng cho sự tồn tại, vận hành và phát triển của công ty đó sau này. Ngoài ra, khái niệm góp vốn thành lập công ty còn được xem xét với tư cách là hành vi pháp lý. Theo đó, góp vốn là hành vi pháp lý đa phương, chỉ việc đưa tài sản vào công ty để đổi lấy một quyền lợi đối với công ty; bởi vì nó xuất phát từ thỏa thuận góp vốn giữa các thành viên. Một người chỉ có thể thực hiện hành vi góp vốn sau khi đã đạt được thỏa thuận về việc góp vốn với các thành viên khác. Mục đích của hành vi góp vốn là một quyền lợi nào đó đối với công ty. 1.1.2. Bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty Góp vốn thành lập công ty là một hành vi chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền hưởng dụng tài sản. Khi tài sản được sử dụng làm vốn góp vào 14
- công ty thì quyền sở hữu hoặc quyền hưởng dụng của người góp vốn được chuyển sang cho công ty. Theo đó, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản góp vốn được xác lập cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc góp vốn vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty thực chất là hành vi đầu tư vốn để kinh doanh và nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Do đó, quyền được chia lợi nhuận là một quyền lợi quan trọng của thành viên công ty. Như vậy, để nhận diện một hành vi góp vốn cần dựa trên ba yếu tố: một là, có sự chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền hưởng dụng tài sản cho công ty; hai là, người góp vốn có mong muốn trở thành thành viên của công ty; ba là, mục tiêu của người góp vốn là một quyền lợi đối với công ty. Trong đó, ụm c tiêu đổi lại một quyền lợi đối với công ty là căn cứ quan trọng nhất để phân biệt hành vi góp vốn với các hành vi thương mại khác như việc bán, cho thuê một tài sản nào đó cho công ty hoặc nhượng quyền thương mại, tặng cho tài sản. Để thấy rõ được bản chất của hành vi góp vốn thành lập công ty tôi xin so sánh hành vi góp vốn với một số hành vi thương mại khác như bán cho công ty một tài sản, nhượng quyền thương mại cho công ty. Phân biệt góp vốn thành lập công ty cổ phần với bán một tài sản cho công ty: Trong quan hệ mua bán tài sản giữa bên bán với bên mua là một công ty, có tồn tại việc đưa tài sản vào công ty. Bởi vì thông qua một thỏa thuận mua bán tài sản thì tồn tại nghĩa vụ của bên bán phải đưa tài sản vào trong công ty. Tuy nhiên, trong quan hệ này thì bên bán tài sản không hề có ý định gánh vác các nghĩa vụ tài sản đối với các khoản nợ của công ty hay nói chính xác hơn bên bán không muốn trở thành cổ đông của công ty. Khi đã chuyển giao tài sản vào công ty, bên bán đoạn tuyệt quyền sở hữu đối với tài sản đã chuyển giao. Và đổi lại cho việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản mua bán thì bên bán mong muốn nhận được không phải là một quyền lợi đối với công ty mà là một khoản giá trị đối ứng với nghĩa vụ chuyển giao tài 15
- sản vào công ty. Công ty lúc đó có nghĩa vụ chuyển giao lại cho bên bán một khoản giá trị tương ứng. Ví dụ: A bán cho công ty cổ phần Z một chiếc xe ô tô con với giá là 700 triệu đồng, khi đó A có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu chiếc xe ô tô này cho công ty Z và ngược lại công ty có nghĩa vụ thanh toán cho A khoản tiền là 700 triệu đồng như thỏa thuận. Bất kể công ty làm ăn thua lỗ hay thành công thì A cũng chỉ nhận được khoản tiền là 700 triệu đồng mà thôi. Và đồng thời anh ta cũng không phải chịu nghĩa vụ nào với chủ nợ của công ty. Điều này chứng tỏ A không có một quyền lợi nào (quyền tài chính hay quyền điều hành) đối với công ty mà chỉ có thể yêu cầu công ty Z thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã thỏa thuận. Phân biệt góp vốn thành lập công ty với nhượng quyền thương mại cho công ty: Nhượng quyền thương mại là trường hợp bên nhượng quyền (franchiser) cấp cho bên nhận nhượng quyền (franchisee) quyền sử dụng đối với tài sản trí tuệ, ví dụ như quyền sử dụng thương hiệu, bí mật kinh doanh, công nghệ, tên thương mại Ta thấy, giữa hành vi góp vốn thành lập công ty và hành vi cấp nhượng quyền có một số điểm gây nhầm lẫn. Thứ nhất, trong hoạt động nhượng quyền, bên nhượng quyền cũng đưa tài sản mà cụ thể ở đây là quyền sử dụng tài sản trí tuệ vào công ty - bên nhận nhượng quyền. Thứ hai, bên nhượng quyền cũng được nhận một khoản phí nhượng quyền bao gồm chi phí cố định và một loại phí tính trên cơ sở lợi nhuận mà công ty thu được từ hoạt động nhượng quyền. Thứ ba, bên nhượng quyền cũng có thể áp đặt một số quy tắc về hoạt động của công ty nhận nhượng quyền về các vấn đề như phương thức kinh doanh, nguyên tắc kế toán, các điều khoản chống cạnh tranh, bảo mật thông tin Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại không phải là hành vi góp vốn vì ba lý do sau: + Bên nhượng quyền không phải là cổ đông của công ty; + Khoản phí tính theo lợi nhuận mà bên nhượng quyền nhận được không vượt ra ngoài phạm vi số lợi nhuận có được từ hoạt động nhượng quyền; 16
- + Những quy tắc kinh doanh mà bên nhượng quyền có thể áp đặt cho phía công ty nhận nhượng quyền chỉ giới hạn trong phạm vi của hợp đồng nhượng quyền chứ không phải các quy tắc áp đặt cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Bằng việc so sánh góp vốn thành lập công ty với các hành vi khác dễ gây nhầm lẫn, một lần nữa ta đã làm rõ hơn bản chất của hành vi góp vốn thành lập công ty. Như vậy, bản chất của hành vi góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để đổi lấy quyền lợi đối với công ty. 1.2. GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN 1.2.1. Khái quát về công ty cổ phần 1.2.1.1. Khái niệm công ty cổ phần Ở các nước khác nhau, công ty cổ phần có thể có những tên gọi khác nhau. Ở Pháp là công ty vô danh (Anonymous Company), ở Anh là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company Limited), ở Mỹ nó được gọi là công ty kinh doanh (Commercial Coporation), và ở Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha) Công ty cổ phần đầu tiên xuất hiện ở Anh năm 1600 là Công ty Đông Ấn (East India Company), đươc̣ thành lâp̣ b ởi một nhóm gồm 218 người, với hình thức rất đơn giản, các thành viên góp vốn theo từng chuyến đi biển, sau mỗi chuyến đi các thành viên tham gia nhận lại vốn của mình và tiền lãi; nếu gặp rủi ro thì các thành viên chịu thiệt hại tương ứng với phần vốn mà mình đã góp. Đến năm 1602, ở Hà Lan xuất hiện các công ty tương tự như Công ty Đông Ấn của Anh, rồi lần lượt công ty cổ phần xuất hiện ở Thụy Điển, Đan Mạch, Đức Đến cuối thế kỷ XVII, công ty cổ phần bắt đầu xuất hiện ở lĩnh vực ngân hàng. Từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, công ty cổ phần xâm nhập vào lĩnh vực giao thông vận tải, đường sông, đường sắt Đến năm 1962, ở Anh đã có tới 482.000 công ty cổ phần. Còn ở Mỹ, năm 1904 số công 17
- ty cổ phần chiếm 23.6% tổng doanh nghiệp cả nước, năm 1962 đã chiếm 78%. Bắt đầu từ thời kỳ này công ty cổ phần được thành lập khắp trên nhiều lĩnh vực ở các nước tư bản và làm cho nền kinh tế ở mỗi quốc gia phát triển [41, tr. 7]. Nếu như công ty cổ phần ra đời và phát triển ở các nước tư bản khá sớm thì ở Việt Nam lại xuất hiện rất muộn. Từ năm 1986 trở về trước, phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu của nước ta là ưu tiên kinh tế quốc doanh, còn các thành phần kinh tế khác chưa được Nhà nước thừa nhận hoặc được thừa nhận nhưng luôn bị hạn chế phát triển. Vì vậy, trong kinh tế quản lý tập trung thời kỳ đó không ồt n tại công ty cũng như luật công ty. Tại Đại hội Đảng khóa VI năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần sở hữu thì công ty mới được công nhận là hình thức pháp lý để tiến hành hoạt động kinh doanh. Đến năm 1990, Việt Nam mới có đạo luật chính thức quy định về công ty, đó là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân ngày 21/02/1990. Đây là cơ sở pháp lý cho việc thành lập công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Tuy cả hai đạo luật trên đã được sửa đổi, bổ sung năm 1994 nhưng vẫn chưa khắc phục được những hạn chế, bất cập. Vì vậy, ngày 12/6/1999, Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp thay thế cho các quy định pháp luật về công ty trước đó. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã bộc lộ không ít thiếu sót; bởi vậy, ngày 29/11/2005, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005, tạo khung pháp lý vững chắc hơn cho hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đề cập cụ thể các hình thức pháp lý để kinh doanh, trong đó công ty cổ phần được quy định chi tiết tại Chương IV từ Điều 77 đến Điều 129. Giống như loại hình công ty cổ phần của các nước trên thế giới, ở Việt Nam, công ty cổ phần cũng mang những thuộc tính cơ ảb n sau: 18
- + Công ty cổ phần là một thực thể pháp lý độc lập, tách rời khỏi những người đã lập ra nó, tức là các cổ đông. Công ty cổ phần thuộc quyền sở hữu của các cổ đông, chịu sự chi phối, định đoạt của các cổ đông. Tuy nhiên, sự chi phối, định đoạt này lại được quy định chặt chẽ, rõ ràng bởi pháp luật. Công ty cổ phần có thể tồn tại lâu dài, không bị ảnh hưởng bởi sự chuyển nhượng vốn của các cổ đông. Công ty cổ phần được nhân danh mình thiết lập các mối quan hệ. + Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số tài sản đã dùng để mua cổ phần mà không phải chịu thêm trách nhiệm nào khác nữa. Công ty không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ giao dịch cá nhân nào của cổ đông. Trách nhiệm hữu hạn được xem xét ở đây là khía cạnh trách nhiệm trả nợ. Theo đó, các cổ đông của công ty cổ phần chỉ có trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ trả nợ của công ty, tức là họ chỉ có trách nhiệm giới hạn trong số tài sản đã dùng để góp vào công ty, số tài sản khác còn lại của họ không liên quan đến công ty cũng như các nghĩa vụ tài chính của công ty. Còn công ty cổ phần vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. + Cổ phần có thể được chào bán tự do mà không lệ thuộc vào ý chí của các cổ đông khác. Đây là thuộc tính cơ bản, quan trọng của công ty cổ phần. Chỉ có công ty cổ phần mới có thuộc tính này. Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần là một quyền đặc trưng của cổ đông trong công ty cổ phần. Trừ một số hạn chế quy định trong Điều lệ công ty và các quy định của pháp luật, cổ đông được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Sự tự do chuyển nhượng này làm cho số tiền ghi ở cổ phiếu có một giá trị và có thể chuyển đổi thành tiền mặt được. Lý do mà pháp luật cho phép chuyển nhượng quyền sở hữu là vì tiền của cổ đông bỏ ra phải chịu rủi ro, trong khi quyền hành của họ đối với công ty bị hạn chế; vậy họ có quyền kiểm soát sự rủi ro của mình bằng cách đẩy nó đi khi nào muốn [3, tr. 45]. 19
- + Công ty cổ phần có một cơ quan quyết nghị đại diện cho ý chí của cổ đông là Đại hội đồng cổ đông; cơ quan này ủy quyền cho Hội đồng quản trị điều hành công ty một cách tập trung, tức là trong công ty cổ phần có sự tách bạch giữa sở hữu và điều hành. Cổ đông không có quyền trực tiếp kiểm soát hoạt động hàng ngày của công ty mà họ chỉ có quyền bổ nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị - những người sẽ đại diện họ quản lý và điều hành công ty. Hội đồng quản trị quyết định về hướng đi chung của công ty; họ kiến nghị hay quyết định việc đó thì tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia. Điều hành công việc hàng ngày của công ty được giao cho những Tổng Giám đốc, Giám đốc, theo những quy định của pháp luật. Với những đặc trưng cơ bản như trên, công ty cổ phần có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần làm hoàn thiện cơ chế thị trường. Vai trò to lớn của công ty cổ phần được thể hiện thông qua những nội dung sau: + Do quan hệ sở hữu trong công ty cổ phần là thuộc về các cổ đông nên quy mô sản xuất là rất lớn. Công ty cổ phần có khả năng thu hút được các nguồn vốn của đông đảo các nhà đầu tư. Vốn huy động dưới hình thức công ty cổ phần khác với vốn cho vay trên cơ sở tín dụng, bởi vì nó không cho vay hưởng lãi mà là kiểu đầu tư mạo hiểm và rủi ro. Trong công ty cổ phần, chức năng của vốn tách rời quyền sở hữu của nó, cho phép sử dụng các nhà quản lý chuyên nghiệp. Do đó mà hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần trở nên hiệu quả hơn. + Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân bổ rủi ro đặc thù: Chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong mức vốn của công ty là chia sẻ rủi ro cho các chủ nợ khi công ty phá sản. Vốn tự có của công ty huy động thông qua phát hành cổ phiếu là vốn của nhiều cổ đông khác nhau, do đó khi công ty bị phá sản có thể chia sẻ rủi ro cho nhiều cổ đông. Chính cách huy động vốn của công ty cổ phần đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tài chính có thể mua cổ phiếu, trái phiếu của các công ty ở các ngành nghề, lĩnh vực khác 20
- nhau để giảm bớt tổn thất khi bị phá sản so với việc đầu tư tài chính vào ộm t số công ty cùng ngành. + Việc ra đời của các công ty cổ phần với việc phát hành các loại chứng khoán và việc mua bán, chuyển nhượng chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán ra đời lại là nơi để cho các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm được các nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, là nơi khai thông các nguồn tiết kiệm của những người tích lũy đến các nhà đầu tư và là cơ sở quan trọng để thông qua đó Nhà nước sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu lựa chọn. + Công ty cổ phần tạo điều kiện tập hợp được nhiều lực lượng khác nhau vào hoạt động chung nhưng vẫn tôn trọng sở hữu riêng về quyền, trách nhiệm và lợi ích của các cổ đông theo mức vốn góp. Mở rộng sự tham gia của các cổ đông vào công ty cổ phần, đặc biệt là người lao động là cách để họ tham gia vào hoạt động của công ty với tư cách là chủ sở hữu thực sự chứ không phải là người làm thuê. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Bên cạnh những ưu điểm thể hiện ở vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công ty cổ phần có những hạn chế nhất định, đó là: Công ty cổ phần với chế độ trách nhiệm hữu hạn đã đem lại những thuận lợi cho công ty nhưng đồng thời lại chuyển bớt rủi ro cho các chủ nợ. Công ty cổ phần có đông đảo các cổ đông tham gia, nhưng trong đó đa số các cổ đông không quen biết nhau, nhiều người trong số họ không am hiểu kinh doanh, do đó ứm c độ ảnh hưởng của các cổ đông là không giống nhau, điều đó có thể dẫn đến việc lợi dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hóa lợi ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau. Công ty cổ phần tuy có cơ cấu t ổ chức chặt chẽ nhưng việc phân công về quyền lực và chức năng của từng bộ phận cho hoạt động của công ty có hiệu quả lại rất phức tạp. 21