Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến di cư tại các tỉnh thành Việt Nam

pdf 96 trang vuhoa 24/08/2022 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến di cư tại các tỉnh thành Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nhung_nhan_to_anh_huong_den_di_cu_tai_cac_tinh_than.pdf

Nội dung text: Luận văn Những nhân tố ảnh hưởng đến di cư tại các tỉnh thành Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN QUỐC TUẤN NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DI CƢ TẠI CÁC TỈNH THÀNH VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ GVHD : TS. Phan Nữ Thanh Thủy TP HỒ CHÍ MINH, 06/2009
  2. - 1 - MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 3 Đặt vấn đề 3 Mục tiêu nghiên cứu 4 Mục tiêu tổng quát 4 Mục tiêu cụ thể 4 Câu hỏi nghiên cứu 5 Phƣơng pháp nghiên cứu 5 Các số liệu đƣợc sử dụng 6 Phƣơng pháp thu thập số liệu 7 Phạm vi nghiên cứu 8 Thời gian 8 Không gian 8 Nội dung 8 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8 Kết cấu của báo cáo đề tài 9 Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11 1.1 Các khái niệm về di cƣ 11 1.2 Các lý thuyết có liên quan đến di cƣ 13 1.2.1 Mô hình Harris – Todaro 13 1.2.2 Mô hình chuyển dịch lao động 15 1.2.3 Mô hình kinh tế của Di cƣ 17 1.2.4 Các yếu tố hút đẩy 18
  3. - 2 - 1.2.5 Giới tính ngƣời di cƣ 20 1.3 Các nghiên cứu đã có liên quan đến chủ đề di cƣ 21 Chƣơng 2 : PHÂN TÍCH DI CƢ TẠI VIỆT NAM 26 2.1 Thực trạng di cƣ 26 2.2 Các nhân tố tác động 32 2.3 Mô hình phân tích 41 2.4 Phân tích 44 2.4.1 Sự tƣơng quan giữa các biến 44 2.4.1.1 Tương quan giữa các biến độc lập, biến phụ thuộc và hiệu chỉnh dị biệt 44 2.4.1.2 Tương quan giữa các biến độc lập 49 2.4.2 Kết quả mô hình hồi quy 52 2.5 Phân tích Kết quả 54 2.6 Kết quả trả lời các câu hỏi nghiên cứu 62 Chƣơng 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 3.1 Kết luận 64 3.1.1 Kết quả nghiên cứu 64 3.1.2 Hạn chế của đề tài 65 3.2 Kiến nghị 66 PHỤ LỤC 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
  4. - 3 - MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Di cƣ luôn là vấn đề kinh tế xã hội có tác động đến mọi khu vực trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ xƣa đến nay, hiện tƣợng di cƣ diễn ra lúc mạnh mẽ, lúc âm thầm và kéo theo nhiều hệ lụy tích cực lẫn tiêu cực tại Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách, mở cửa kinh tế thì hiện tƣợng di cƣ càng diễn ra rõ ràng hơn. Hiện tƣợng di cƣ luôn chiếm nhiều mối quan tâm của các nhà kinh tế cũng nhƣ xã hội học do các vấn đền nảy sinh kèm theo. Di cƣ kéo theo nguồn cung lao động giảm đi ở nơi ngƣời di cƣ ra đi và tăng lên ở nơi họ chuyển đến. Bên cạnh sự thay đổi lực lƣợng lao động chân tay, di cƣ còn kéo theo sự di chuyển của lƣợng chất xám, nhân lực trí tuệ từ khu vực này đến khu vực khác. Di cƣ giúp cân bằng hoặc giảm cầu lao động tại khu vực có ngƣời di cƣ đến, làm giảm chi phí lao động và góp phần tăng lợi nhuận cho ngƣời sử dụng lao động. Tuy nhiên, di cƣ cũng làm gia tăng các vấn đề xã hội nhƣ bất ổn về an ninh, y tế, chính trị, Lợi ích và chi phí của hiện tƣợng di cƣ tại nơi di cƣ đi và nơi di cƣ đến luôn ở trạng thái thiên lệch. Đối với những khu vực tập trung đông ngƣời di cƣ đến, các chính sách về kinh tế, xã hội đều phải dành một sự quan tâm đến đối tƣợng này nhằm sử dụng họ tốt nhất đồng thời giảm thiểu các thiệt hại do họ gây ra. Ngƣợc lại, tại những nơi ngƣời di cƣ ra đi, các chính sách đƣa ra cũng nhằm tận dụng tốt nhất sự ra đi của họ hoặc loại bỏ các tiêu cực mà sự ra đi của họ đem lại. Tại Việt Nam, di cƣ giữa các tỉnh thành thƣờng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng chủ yếu là do sự chênh lệch trong mức độ phát triển kinh tế. Một số tỉnh, thành phố do nhiều hạn chế về địa lý, giao thông, kinh
  5. - 4 - tế phát triển chậm, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập do đó cũng thấp và không ổn định. Ngƣợc lại, một số tỉnh, thành phố phát triển mạnh mẽ, là đầu tàu kinh tế của cả nƣớc, tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, thị trƣờng hàng hóa dịch vụ phát triển mạnh và do đó, tạo ra nhiều việc làm cộng với mức thu nhập cao hơn; đi kèm với kinh tế, các dịch vụ về giáo dục, chăm sóc sức khỏe cũng phát triển tƣơng ứng. Đề tài này sẽ khảo sát các đặc tính về kinh tế và chất lƣợng cuộc sống (giáo dục, y tế) của từng tỉnh, thành phố có tác động nhƣ thế nào đến số ngƣời di cƣ tại địa phƣơng đó Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích hiện tƣợng di cƣ diễn ra ở các tỉnh thành tại Việt Nam và tìm ra những nhân tố có tác động đến khả năng di cƣ tại các tỉnh thành này. Mục tiêu cụ thể Tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề kinh tế nhƣ việc làm, thu nhập, các ảnh hƣởng về chất lƣợng cuộc sống nhƣ y tế, giáo dục với hiện tƣợng di cƣ tại các tỉnh thành. Phân tích sự tác động của các yếu tố di cƣ đến cơ cấu lực lƣợng di cƣ theo giới tính. Phân tích sự khác nhau của hiện tƣợng di cƣ chia theo vùng địa lý (Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu long).
  6. - 5 - Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy những tích cực cũng nhƣ giảm thiểu mặt tiêu cực của hiện tƣợng di cƣ giữa các vùng trong cả nƣớc. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau: 1. Số lƣợng ngƣời di cƣ đến từng tỉnh thành nhƣ thế nào ? Các nhân tố về kinh tế và chất lƣợng sống nhƣ y tế, giáo dục có tác động nhƣ thế nào đến số di cƣ tại từng tỉnh thành ? 2. Những tác động của các nhân tố trên đến số ngƣời di cƣ là nam và nữ khác nhau ra sao ? Nguyên nhân của sự khác nhau này là gì ? 3. Có hay không sự khác biệt trong di cƣ giữa các vùng địa lý trong cả nƣớc ? Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm phân tích mô tả số lƣợng ngƣời di cƣ và các nhân tố tác động, phân tích mối tƣơng quan giữa các biến số này. Phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng nhỏ nhất (OLS) sẽ đƣợc sử dụng để tìm sự tác động của từng nhân tố đến số ngƣời di cƣ tại từng tỉnh thành. Trên cơ sở dữ liệu thô, các dữ liệu sẽ đƣợc thay đổi thang đo phù hợp (chia theo tỉ lệ bình quân đầu ngƣời). Sau đó, sử dụng các phƣơng pháp phân tích mô tả và so sánh sự thay đổi, mối tƣơng quan giữa di cƣ đến từng địa phƣơng và các biến số về khả năng tìm đƣợc việc làm, thu nhập, chất lƣợng cuộc sống (y tế, giáo dục), nhóm giới tính và thực hiện hồi qui theo phƣơng pháp OLS để khảo sát tác động của riêng từ nhân tố đến số di cƣ từng địa phƣơng
  7. - 6 - Kết quả phân tích sẽ đƣợc so sánh với các nghiên cứu tƣơng tự (thực hiện theo phƣơng pháp thống kê mô tả) nhằm tìm ra điểm khác nhau và giải thích nguyên nhân của sự khác nhau này. Các số liệu đƣợc sử dụng Số liệu về di cƣ sử dụng trong đề tài là số liệu di cƣ bình quân trong vòng 3 năm gần nhất (bao gồm 2005, 2006 và 2007) của tất cả 64 tỉnh thành trong cả nƣớc. Cụ thể, số liệu đƣợc lấy từ các điều tra biến động dân số hàng năm. Hiện tại, Tổng cục Thống kê đã thực hiện một (01) cuộc điều tra về di cƣ trong năm 2004 và bốn (04) cuộc điều tra biến động dân số tại thời điểm ngày 01/04 hàng năm từ 2004 đến 2007, trong đó số liệu điều tra biến động dân số của ba năm 2004, 2005 và 2006 đã đƣợc công bố chính thức trên trang web của Tổng cục Thống kê1, riêng số liệu điều tra của năm 2007 chƣa đƣợc công bố chính thức, trong nghiên cứu này số liệu năm 2007 đƣợc thu thập trên ấn phẩm của Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (bản tiếng Anh). Số liệu di cƣ sẽ lấy theo số di cƣ thuần, tức là hiệu số giữa số ngƣời đến và số ngƣời đi một địa phƣơng. Ngoài ra, số lƣợng di cƣ cũng đƣợc phân theo giới tính nam và nữ nhằm khảo sát sự khác nhau trong tác động của các nhân tố đến hai đối tƣợng này Các số liệu để khảo sát tác động đến di cƣ đƣợc lấy tại thời điểm trƣớc khi sự di cƣ thực hiện. Các số liệu này cũng đƣợc tính bình quân trong vòng 3 năm trƣớc khi có kết quả di cƣ. Do kết quả điều tra dân số đƣợc tiến hành tại thời điểm 01/04 hàng năm nên các số liệu khảo sát các nhân tố tác động sẽ lấy trong một năm trƣớc đó. Cụ thể số liệu các nhân tố tác động trong năm 2004 1 Xem Mục Các cuộc điều tra, phần Dân số và Lao động trên trang web : www.gso.gov.vn
  8. - 7 - sẽ đƣợc khảo sát cho di cƣ năm 2005, tƣơng tự cho di cƣ năm 2006 và 2007. Các số liệu liên quan đến thu nhập và khả năng tìm đƣợc việc làm bao gồm : GDP từng địa phƣơng; Giá trị sản xuất nông nghiệp; Diện tích cây lƣơng thực có hạt; Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nƣớc, Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực Nhà nƣớc; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Số liệu liên quan đến chất lƣợng cuộc sống bao gồm: Y tế : lấy đại diện theo Số giƣờng bệnh ; Số cán bộ y tế bình quân. Giáo dục : lấy đại diện theo Số giáo viên, số sinh viên đại học và cao đẳng. Ngoài ra, yếu tố địa lý giữa các vùng miền cũng đƣợc khảo sát, đại diện sẽ là khoảng cách ngắn nhất (tính bằng km) giữa các địa phƣơng đến hai đầu đất nƣớc (TP. HCM và Hà Nội). Phƣơng pháp thu thập số liệu Các số liệu đƣợc thu thập chủ yếu từ các nguồn sẵn có trên Internet. Nguồn dữ liệu thô thừa hƣởng từ những cuộc điều tra, khảo sát, thu thập về biến động dân số của các cơ quan chuyên về lĩnh vực thống kê và dân số, cụ thể là Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc. Địa chỉ nguồn số liệu biến động dân số các năm nhƣ sau : 01/04/2005 : 01/04/2006 : 01/04/2007 : Dữ liệu thô sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc tính toán theo yêu cầu đề tài nhƣ tính theo mức bình quân, thay đổi thang đo, xử lý loại bỏ các biến dị biệt trƣớc khi đƣợc phân tích và đƣa vào mô hình kinh tế lƣợng.
  9. - 8 - Phạm vi nghiên cứu Thời gian Số liệu di cƣ từng địa phƣơng tính bình quân trong các năm 2005 - 2007 sẽ đƣợc khảo sát theo các nhân tố tác động từ các năm 2004 – 2006 (cũng đƣợc tính theo mức bình quân). Mặc dù thời gian khảo sát từ 2005 đến 2007, nhƣng về hình thức, ƣớc lƣợng này mang tính chất tại một thời điểm hơn là ƣớc lƣợng theo thời gian. Không gian Đề tài này nghiên cứu di cƣ trong phạm vi quốc gia. Toàn bộ 64 tỉnh thành trong cả nƣớc sẽ đƣợc khảo sát các nhân tố tác động đến di cƣ từng địa phƣơng. Do đó, 64 tỉnh thành này đƣợc xem nhƣ 64 biến số trong quá trình khảo sát. Di cƣ quốc tế không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Nội dung Nội dung của việc nghiên cứu này là nhằm tìm ra các nhân tố về kinh tế nhƣ thu nhập, khả năng tìm đƣợc việc làm, các nhân tố về chất lƣợng cuộc sống nhƣ y tế, giáo dục, có tác động nhƣ thế nào đến việc di cƣ tại từng tỉnh thành. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trƣớc khi quyết định di cƣ, ngƣời di cƣ luôn cần có thông tin về nơi mà họ sẽ đến . Rõ ràng là ngƣời di cƣ ở Việt Nam có nhiều nguồn thông tin và dựa trên các thông tin mà họ xem là tin cậy để quyết định nơi mình sẽ đến. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (2004), phần lớn thông tin đến từ họ hàng và bạn bè, khoảng 20% ngƣời di cƣ đã đến thăm nơi
  10. - 9 - mà họ sẽ chuyển tới, khoảng 14% có thông tin từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng và chỉ 1% là từ các cơ quan giới thiệu việc làm của chính phủ hoặc tƣ nhân. Vì thế, đối với các nhà làm chính sách về di cƣ, hiểu biết các thức quyết định di cƣ, tức thông tin về nơi họ sẽ đến cũng nhƣ nơi họ ra đi là rất quan trọng nhằm đƣa ra chính sách phù hợp để quản lý dòng di cƣ một cách hiệu quả. Đề tài sẽ tập trung phân tích tác động của các đặc tính về sự tăng trƣởng kinh tế của từng địa phƣơng đến số lƣợng ngƣời di cƣ đến địa phƣơng đó thay vì tập trung vào hành vi và phản ứng của ngƣời di cƣ nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây. Bên cạnh việc tập trung khảo sát tác động của yếu tố kinh tế, các yếu tố liên quan đến chất lƣợng sống tại địa phƣơng đến di cƣ cũng sẽ đƣợc xem xét. Ngoài hai yếu tố về kinh tế và xã hội trên, đề tài cũng tìm hiểu và giải thích mức độ tác động đến số lƣợng và giới tính ngƣời di cƣ từ các yếu tố khác nhƣ khác biệt theo vùng địa lý trên cả nƣớc và khoảng cách giữa các điểm di cƣ. Kết cấu của báo cáo đề tài Báo cáo bao gồm 3 chƣơng và phụ lục các mẫu biểu, số liệu kèm theo, cuối cùng là phần phụ lục tài liệu tham khảo. Chƣơng 1 trình bày các cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài đã đƣợc thực hiện. Mô hình phân tích sẽ đƣợc xây dựng dựa trên các cơ sở này. Chƣơng 2 giới thiệu khung phân tích, các nhân tố tác động và mô hình dự kiến của đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết trong Chƣơng 1. Dựa trên phạm vi số liệu tìm đƣợc, chƣơng này mô tả và phân tích dữ liệu bằng mô hình hồi quy, lý giải kết quả và có sự so sánh với các nghiên cứu trƣớc.
  11. - 10 - Chƣơng 3 trình bày phần kết luận tóm lƣợc những vấn đề mà đề tài đã giải quyết đƣợc. Đồng thời, đƣa ra một số khuyến nghị về những nghiên cứu tiếp theo hoặc chi tiết hơn về di cƣ tại Việt Nam.
  12. - 11 - Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các khái niệm về di cƣ Di cư thuần Tại mỗi khu vực, trong một khoảng thời gian nhất định luôn có một lƣợng ngƣời đến và đi. Vì vậy, để thống nhất trong việc xác định số ngƣời di cƣ tại một khu vực địa lý, khái niệm di cƣ thuần sẽ đƣợc sử dụng. Số dân di cƣ thuần đƣợc định nghĩa nhƣ sau : Di cƣ thuần Số ngƣời đến từ các Số ngƣời đi đến các = – (ngƣời) nơi khác nơi khác Trong nghiên cứu này, khái niệm di cƣ thuần sẽ đƣợc đề cập đến một cách ngắn gọn là di cƣ. Số ngƣời di cƣ tại một địa phƣơng sẽ đƣợc hiểu là số di cƣ thuần đến địa phƣơng đó. Nếu di cƣ âm ( 0) có nghĩa số ngƣời đến nhiều hơn số ngƣời đi. Một số hiện tƣợng di cƣ thƣờng đề cập đến đƣợc giới thiệu sau đây : Di cư từ nông thôn ra thành thị Đây là hiện tƣợng di cƣ phổ biến nhất trong mọi nghiên cứu về di cƣ. Hiện tƣợng này mô tả số ngƣời di cƣ từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị do nhiều lý do khác nhau, từ tạm thời đến cố định và chủ yếu liên quan đến yếu tố kinh tế (kỳ vọng một mức thu nhập cao hơn). Di cư nội tỉnh Di cƣ nội tỉnh là khái niệm đƣợc sử dụng trong các thống kê về dân số của Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc. Di cƣ nội tỉnh có thể bao gồm dòng di cƣ từ nông thôn ra thành thị trong phạm vi một tỉnh và ngƣợc lại. Di cƣ nội tỉnh cũng bao gồm di cƣ từ các khu vực địa lý nhỏ hơn trong một
  13. - 12 - tỉnh nhƣ huyện, phƣờng xã, thôn. Do đặc thù đó nên hiện tƣợng di cƣ này không làm thay đổi dân số trong tỉnh nhƣng vẫn mang đầy đủ đặc tính của di cƣ nhƣ thƣờng gắn liền với nguyên nhân kinh tế và các yếu tố khác. Do nghiên cứu này đƣợc tiến hành với các đơn vị hành chính cấp tỉnh nên luồng di cƣ trong phạm vi một tỉnh thành sẽ không thuộc đối tƣợng xem xét. Di cư trong nước Di cƣ trong nƣớc (Internal Migration) có ý nghĩa tƣơng tự di cƣ nội tỉnh nhƣng ở cấp địa lý cao hơn, tức phạm vi một quốc gia. Hiện tƣợng di cƣ này cũng có thể bao gồm di cƣ từ nông thôn (ở tỉnh thành này) sang nông thôn (ở tỉnh thành khác); từ nông thôn ra thành thị; từ thành thị sang thành thị. Đây sẽ là hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu trong đề tài này với số lƣợng di cƣ ở từng tỉnh thành đƣợc hiểu là số di cƣ thuần. Di cư giữa các nước với nhau (di cư quốc tế) Di cƣ quốc tế (International Migration) là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu rất nhiều trên thế giới. Những cuộc di cƣ từ nƣớc này sang nƣớc khác, từ châu lục này đến châu lục khác là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có các nhà kinh tế học. Tại Việt Nam, hiện tƣợng di cƣ này ít phổ biến hơn do nhiều rào cản khác nhau. Các nghiên cứu về di cƣ quốc tế từ Việt Nam đến các nƣớc khác và ngƣợc lại không nhiều, số liệu thống kê thƣờng không đầy đủ.
  14. - 13 - 1.2 Các lý thuyết có liên quan đến di cƣ 1.2.1 Mô hình Harris – Todaro2 Một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất trong nghiên cứu di cƣ là mô hình di cƣ nông thôn thành thị Harris – Todaro. Mô hình này thể hiện căn bản tác động của động cơ kinh tế trong quyết định di cƣ. Trong đó, yếu tố tiền lƣơng là nhân tố so sánh chính trong việc lựa chọn địa điểm (nông thôn hay thành thị) để di cƣ đến. Theo mô hình này, nếu gọi Mt là số lao động nông thôn di cƣ ra thành thị trong thời gian t, F là hàm hiệu suất, Wu là mức lƣơng ở thành thị, Wr là mức lƣơng ở nông thôn. Theo mô hình Harris-Todaro, số ngƣời di cƣ từ thành thị ra nông thôn trong thời gian t sẽ phụ thuộc vào một hàm có biến số là sự chênh lệch mức lƣơng giữa hai khu vực nông thôn và thành thị, tức : Mt = F(Wu – Wr). (1) Do tại mọi nơi luôn tồn tại nạn thất nghiệp nên trong mô hình này, mức lƣơng trung bình ở thành thị là mức lƣơng đƣợc so sánh với mức lƣơng ở nông thôn. Mức lƣơng ở thành thị là mức lƣơng thực tế nhân với khả năng tìm đƣợc việc làm, hay : * Wu = p . Wu (2) * Trong đó, Wu là mức lƣơng trung bình ở thành thị và p là khả năng tìm đƣợc việc làm tại thành thị, khả năng này có thể đƣợc tính nhƣ sau : p = Eu/(Eu + Uu) Trong đó, Eu là số việc làm ở thành thị và Uu là số việc làm ở nông thôn 2 Malcolm Gillis at al., Kinh tế học của sự phát triển, Chƣơng 8 : Vai trò của lao động
  15. - 14 - Để đơn giản, mô hình xem toàn bộ lực lƣợng lao động ở thành thị đều có cơ hội ngang nhau về khả năng tìm kiếm việc làm sẳn có. Vì vậy, có thể xem * Wu đơn giản bằng mức lƣơng ở thành thị nhân với tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị. Nhƣ vậy, công thức (1) có thể đƣợc biến đổi thành : Mt = h(p.Wu – Wr), (3) Với h là mức độ hƣởng ứng của những ngƣời có khả năng di cƣ hoặc độ nhạy di cƣ Công thức (3) cho thấy tại bất kỳ thời gian nào, sự di cƣ cũng phụ thuộc vào 3 * yếu tố : mức chênh lệch về tiền lƣơng giữa nông thôn và thành thị (Wu và Wr), tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (p) và sự hƣởng ứng của những ngƣời có khả năng di cƣ trƣớc các cơ hội mà họ có thể nắm lấy (h). * Khi nào mà Wu còn lớn hơn Wr thì sự di cƣ từ nông thôn ra thành thị vẫn còn tiếp diễn. Theo mô hình này, sự di cƣ chỉ dừng lại khi tỉ lệ thất nghiệp tại * thành thị (p) tăng lên hoặc mức lƣơng tại thành thị giảm xuống (Wu =p.Wu = * Wr). Trong trƣờng hợp nếu Wu thấp hơn Wr thì sự di cƣ sẽ diễn ra ngƣợc lại, từ thành thị về lại nông thôn. Mô hình Harris – Todaro đã thành công trong việc đƣa ra tác động của yếu tố kinh tế (tiền lƣơng) đến sự di cƣ, hay tóm lại, Harris và Todaro cho rằng mọi sự di cƣ đều có liên quan đến nguyên nhân kinh tế. Hạn chế của mô hình này là sự cân bằng rất khó xảy ra cũng nhƣ việc di cƣ ngƣợc từ thành thị và nông thôn, hoặc di cƣ tuần hoàn không đƣợc giải thích đầy đủ. Ngoài ra, mô hình này chỉ đề cập đến yếu tố kinh tế (thu nhập) trong khi nhiều nghiên cứu khác, điển hình nhƣ nghiên cứu của Malcom et al. đã chỉ ra rằng có những trƣờng hợp di cƣ, yếu tố kinh tế không phải là tác động
  16. - 15 - quan trọng duy nhất3. Các yếu tố về khoảng cách, xã hội, cuộc sống, chính trị cũng đóng góp vai trò quan trọng trong quyết định di cƣ. Đơn cử, tại Việt Nam là cuộc di dân trong thời kỳ chiến tranh từ Bắc vào Nam năm 1954, xa hơn nữa là sự di dân khai phá miền Nam từ thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, các cuộc di cƣ này đƣợc thực hiện bắt nguồn chủ yếu từ nguyên nhân chính trị và an ninh. 1.2.2 Mô hình chuyển dịch lao động4 Mô hình chuyển dịch lao động trong lý thuyết về kinh tế lao động của George J.Bonas đề cập đến việc di cƣ hết sức chi tiết và xem việc di cƣ nhƣ một sự dịch chuyển lao động nhằm phân bổ một cách hợp lý vốn con ngƣời. Ngƣời lao động tính toán giá trị của những cơ hội làm việc trên mỗi thị trƣờng khác nhau, trừ đi chi phí di chuyển và lựa chọn giải pháp nào tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập trong đời. Xuất phát từ yếu tố cơ bản là : ngƣời lao động muốn cải thiện tình hình kinh tế của họ và ngƣời lao động sẽ di cƣ khi có cơ hội tốt để thu hồi đƣợc sự đầu tƣ của mình. Quyết định di cƣ dựa trên sự so sánh giá trị hiện tại của thu nhập khi thực hiện di cƣ và không di cƣ. Giá sử ngƣời lao động đang làm việc ở Bình Định và đang cân nhắc việc BD chuyển đến TPHCM. Anh ta tuổi j và có mức lƣơng tại Bình Định là wt , TPHCM nếu chuyển đến TPHCM và có việc làm với mức lƣơng wt , Chi phí cho việc di chuyển này là M (bao gồm chi phí đi lại, chi phí phải xa nhà, chi phí tìm kiếm chỗ ở mới, ). Trƣớc khi di chuyển ngƣời lao động sẽ thực hiện so sánh giá trị hiện tại của thu nhập cả đời (giả sử ngƣời lao động chỉ dự định 3 Tham khảo tại Malcolm Gillis at al., Kinh tế học của sự phát triển, Bài đọc Kinh tế phát triển, Chƣơng 8 : Vai trò của lao động, trang 17 4 Tham khảo tại George J.Bonas (2000), Kinh tế học lao động, Chƣơng 9 : Chuyển dịch lao động
  17. - 16 - thực hiện di chuyển một lần trong đời) với những thu nhập tại những địa điểm khác nhau : 65TPHCM 65 BD wwtt Lợi tức thuần từ di cƣ = t j t j M (1) t j(1rr ) t j (1 ) Trong đó, r là tỉ lệ chiết khấu của ngƣời lao động, tỉ lệ này khác nhau đối với những ngƣời lao động khác nhau. Đối với ngƣời lao động hƣớng về tƣơng lai, r sẽ nhỏ và ngƣợc lại đối với những ngƣời lao động hƣớng về hiện tại. Trong công thức (1), số hạng đầu là giá trị hiện tại nếu ngƣời lao động chuyển đến TPHCM, số hạng thứ hai là giá trị hiện tại của thu nhập nếu anh ta vẫn ở lại Bình Định. Mỗi số hạng đƣợc tính từ năm bắt đầu di cƣ (năm j) đến tuổi nghỉ hƣu (giả sử nghỉ hƣu lúc 65 tuổi). Tóm lại lợi tức thuần của việc di cƣ là hiệu của giá trị hiện tại nguồn thu nhập ở hai nơi (trƣớc và sau di cƣ) trừ đi chi phí di chuyển. Sẽ có hai trƣờng hợp xảy ra : Nếu lợi tức thuần từ di cƣ > 0 : ngƣời di cƣ sẽ quyết định chuyển đến TPHCM. Nếu lợi tức thuần từ di cƣ 0 : ngƣời di cƣ sẽ ở lại Bình Định Dựa trên mô hình này và những nghiên cứu thực nghiệm về di cƣ tại Mỹ, George J.Bonas mô tả một số tác động của đặc điểm vùng đối với di cƣ : - Di cƣ rất tƣơng ứng với sự khác biệt trong thu nhập giữa nơi đến và nơi đi. Chẳng hạn tại Mỹ, khác biệt tiền lƣơng tăng 10% giữa tiểu bang sẽ đến và tiểu bang đang ở sẽ làm tăng khả năng di cƣ khoảng 7%. Điều này chứng tỏ tính đúng đắn trong giả thuyết của Harris-Todaro - Cơ hội làm việc và khả năng di cƣ cũng có sự tƣơng quan thuận chiều. Tỉ lệ tăng trƣởng việc làm tăng 10% tại tiểu bang đang ở sẽ làm giảm khả năng di cƣ khoảng 2%.
  18. - 17 - - Ngƣợc lại, khoảng cách di chuyển có sự tƣơng quan nghịch chiều với khả năng di cƣ. Khoảng cách giữa nơi đi và nơi đến tăng gấp đôi sẽ làm giảm tỉ lệ di cƣ khoảng 50%. 1.2.3 Mô hình kinh tế của Di cƣ 5 Đây là mô hình đƣợc giới thiệu bởi Harvey B.King, một giáo sƣ giảng dạy kinh tế tại ĐH Regina (Canada), trong quá trình nghiên cứu tình trạng di cƣ tại các bang ở Canada. Theo mô hình này, nguyên nhân chủ yếu của hiện tƣợng di cƣ là kinh tế nhƣng đây không phải là nguyên nhân duy nhất. Di cƣ xảy ra khi độ thỏa dụng của việc di cƣ (sau khi đã trừ đi chi phí của việc di chuyển) cao hơn độ thỏa dụng của việc ở lại. Độ thỏa dụng đƣợc tính theo tất cả lợi ích quy về hiện tại (PV), quyết định di cƣ xảy ra khi giá trị hiện tại của việc chuyển đi lớn hơn giá trị hiện tại của chi phí chuyển đi, bao gồm tiền công bị mất tại nơi rời đi, chi phí của việc di dời và chi phí thỏa dụng của việc di dời (hay còn gọi là chi phí tâm lý - psychic costs). Theo nghiên cứu của Harvey B.King, xác suất di cƣ là một hàm phụ thuộc vào các biến nhƣ: Khác biệt về thu nhập giữa các khu vực. Khác biệt thất nghiệp giữa các vùng. Rào cản ngôn ngữ hay các rào cản văn hóa khác. Khoảng cách giữa nơi đi và nơi đến (đại diện cho chi phí di dời và tình trạng không đầy đủ thông tin giữa nơi đi và nơi đến). Trợ cấp thất nghiệp khu vực. 5 Harvey B. King, Lê Thủy (biên dịch), Di cư, Truy cập tại địa chỉ : , ngày 25/11/2007
  19. - 18 - Chi phí tâm lý (pychic costs) là một hàm của sự cách biệt về địa lý và những khác biệt về văn hóa. (sự khó hòa nhập giữa ngƣời di cƣ và văn hóa nơi đến) Độ tuổi của ngƣời di cƣ (những ngƣời trẻ tuổi có xu hƣớng di cƣ cao hơn). Tình trạng hôn nhân, độc thân dễ di cƣ hơn đã có gia đình Trong lý thuyết của Harvey B.King về các nhân tố tác động đến xác suất di cƣ ở trên, năm yếu tố đầu liên quan đến đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng; các yếu tố còn lại chủ yếu là xuất phát từ bản thân ngƣời di cƣ. Xét tổng quan, các mô tả về di cƣ của Harvey B.King cũng gần nhƣ tƣơng đƣơng với mô hình đƣợc George J.Bonas giới thiệu. 1.2.4 Các yếu tố hút đẩy Các mô hình lý thuyết trên đều đề cập đến yếu tố kinh tế, cụ thể là sự khác biệt thu nhập giữa các vùng miền, đƣợc xem nhƣ yếu tố chủ yếu quyết định việc di cƣ. Mô hình Harris-Todaro xem xét sự khác biệt trong thu nhập là yếu tố chủ yếu bên cạnh xem xét các yếu tố khác một cách tổng quát trong hệ số độ nhạy di cƣ (h). Hai mô hình còn lại của Harvey B.King và George J.Bonas tiếp tục mở rộng hơn, ngoài lý do về khác biệt kinh tế còn đƣa ra những yếu tố theo đặc điểm của vùng di cƣ và yếu tố tác động từ chính bản thân ngƣời di cƣ. Ngoài các yếu tố nhƣ đề cập trong các mô hình trên, các yếu tố về chất lƣợng sống tại địa phƣơng cũng có thể giảm thiểu hoặc tăng cƣờng hoạt động di cƣ. Vấn đề này đƣợc Ali Mansoor và Bryce Quillin trình bày trong nghiên
  20. - 19 - cứu về di cƣ giữa các quốc gia ở Đông Âu và Liên Xô cũ6 nhƣ là những yếu tố tác động khác, cụ thể bao gồm sự khác biệt trong ổn định chính trị, độ tự do trong quyền con ngƣời, sự điều chỉnh và qui định của luật pháp. Cần chú ý nghiên cứu của Ali Mansoor và Bryce Quillin tìm hiểu về di cƣ quốc tế, tuy nhiên trong phạm vi một quốc gia, các vùng miền dù có khoảng cách địa lý nhỏ hơn (so với giữa các nƣớc) nhƣng vẫn tồn tại sự khác biệt trong chất lƣợng cuộc sống giữa các vùng miền khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu đến sự di cƣ giữa các vùng miền trong một quốc gia không thể bỏ qua các yếu tố này. Một cách tổng quát, Ali Mansoor và Bryce Quillin đã phân loại các yếu tố có tác động đến Di cƣ thành các yếu tố hút và đẩy nhƣ sau7 : Bảng 1 – Tổng hợp các yếu tố hút và đẩy liên quan đến di cƣ Nhóm liên Yếu tố hút Yếu tố đẩy quan Kinh tế Nghèo đói; Thất nghiệp; Triển vọng có mức lƣơng cao; Lƣơng thấp Phát triển nghề nghiệp cá nhân. Dân số Mức sinh cao; Thiếu các Khả năng nâng cao mức sống. chăm sóc cơ bản về y tế và giáo dục Chính trị Xung đột; Tình hình an ninh Tình hình an ninh ổn định và bất ổn; Bạo lực; Tham an toàn; Tự do chính trị 6 Ali Mansoor và Bryce Quillin (2006), Migration and Remittances : Eastern Europe and the Former Soviet Union 7 Xem Chƣơng 3 : Determinant of Migration, p78.
  21. - 20 - nhũng; Vi phạm quyền con ngƣời. Văn hóa, xã Phân biệt chủng tộc; giới Đoàn tụ gia đình; Hồi hƣơng. hội tính, tôn giáo, Nguồn : Ngân hàng Thế giới (2006) Các yếu tố hút và đẩy tác động đến quyết định di cƣ mang ý nghĩa tƣơng đối, một số có thể vừa là yếu tố hút vừa là yếu tố đẩy tùy theo đánh giá của ngƣời di cƣ. Ví dụ : tại Nha Trang, mức lƣơng của một quản lý khách sạn trung bình là 7 triệu đồng/tháng, tại Phú Yên ở mức 4 triệu đồng/tháng, tại TPHCM là trên 20 triệu đồng/tháng. Nhƣ vậy, mức lƣơng ở Nha Trang có thể là yếu tố hút đối với ngƣời lao động (là quản lý khách sạn) ở Phú Yên nhƣng lại là yếu tố đẩy nếu ngƣời lao động này làm việc ở Nha Trang và so sánh với mức lƣơng tại TPHCM. Tƣơng tự, thị trƣờng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cũng có thể vừa là yếu tố hút vừa là yếu tố đẩy. Đối với một ngƣời bắt đầu việc kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, khi ở tại một địa phƣơng ít giao dịch buôn bán, cung cấp dịch vụ ít phổ biến hoặc nhu cầu không nhiều, không phát triển thì họ có xu hƣớng tìm đến những nơi dễ làm ăn hơn để lập nghiệp. Ngƣợc lại, yếu tố này trở thành yếu tố hút khi địa phƣơng có thị trƣờng bán lẻ, cung ứng dịch vụ phát triển, tiềm năng, mọi doanh nghiệp đều muốn tìm đến để phát triển qui mô mạng lƣới, hệ thống kinh doanh của mình. 1.2.5 Giới tính ngƣời di cƣ Trong hầu hết các yếu tố tác động đến di cƣ đƣợc trình bày ở phần trên, mức độ và sự khác biệt thƣờng khác nhau khi tính theo giới tính của ngƣời di cƣ. Đối với các yếu tố kinh tế, sự khác biệt chủ yếu là do sự phân biệt đối xử trên thị trƣờng lao động theo giới tính. Ngoài ra, do quá trình di cƣ đòi hỏi sự di
  22. - 21 - chuyển và lựa chọn việc làm khác nhau, sự khác biệt còn do sự khác nhau về kỹ năng giữa nam và nữ. George J.Bonas (2000) đã đƣa ra mô hình phân tích Oaxaca8 mô tả hai tác động này dƣới dạng một phƣơng trình đại số nhƣ sau : w = (MFMFFMMF ) ( )s ( s s ) Trong đó, M và F là mức thu nhập khởi điểm của mỗi nhóm lao động nam và nữ, M và F là mức tăng trong thu nhập của cả nam và nữ khi có thêm một năm học vấn, sM và sF là học vấn trung bình của lao động nam và nữ, w là sự khác biệt về lƣơng giữa lao động nam và nữ. Hai số hạng đầu là sự khác biệt do phân biệt đối xử, số hạng thứ ba là sự khác biệt do kỹ năng. Mô hình của Oaxaca cho thấy: lao động nam luôn có khởi điểm thuận lợi hơn (đƣợc trả lƣơng cao hơn phụ nữ) và thƣờng đƣợc trả nhiều hơn khi có thêm một năm học vấn. Kết quả vẫn tƣơng tự khi mở rộng với các biến về tuổi, số năm tham gia thị trƣờng lao động, địa phƣơng ngƣời lao động sinh sống. Tại Việt Nam, mặc dù các chỉ số về phát triển con ngƣời đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng sự phân biệt đối xử giới tính trên thị trƣờng lao động vẫn tồn tại ở một mức độ nhất định. Do đó, sự di cƣ giữa các vùng miền tại Việt Nam không thể bỏ qua sự khác biệt về giới tính. 1.3 Các nghiên cứu đã có liên quan đến chủ đề di cƣ Nghiên cứu tập trung và có quy mô nhất là các nghiên cứu đƣợc công bố bởi World Bank. Tại website của tổ chức này có hẳn một phần về Di cư quốc tế và sự phát triển do một nhóm nghiên cứu về phát triển đảm trách9. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu này là phân tích tác động của kết quả việc di cƣ (đặc 8 Đƣợc giới thiệu trong lý thuyết của George J.Bonas (2000), Kinh tế học lao động, Chƣơng 10 : Phân biệt đối xử trên thị trƣờng lao động 9 Xem
  23. - 22 - biệt là nguồn kiều hối gởi về) đến đời sống của ngƣời thân, quê hƣơng của ngƣời di cƣ. Theo nhƣ tên chuyên đề phụ trách của nhóm nghiên cứu (International Migration and Development), các nghiên cứu về di cƣ đƣợc công bố tại website này hầu hết tập trung vào di cƣ quốc tế. Một số ít nghiên cứu về di cƣ trong phạm vi một quốc gia nhƣ Forhad (2008) về di cƣ và bất bình đẳng giữa các vùng miền do ngăn cách địa lý tại Bangladesh; nghiên cứu về Việt Nam của Yoko Niimi, Thai Hung Pham và Barry Reilly (2008) phân tích tác động của các nhân tố đến số tiền gởi về quê từ những ngƣời di cƣ, đƣợc thực hiện dựa trên bộ số liệu năm 2004 của Tổng cục Thống kê. Các nghiên cứu trong nƣớc dƣờng nhƣ gần gũi với di cƣ nội địa hơn. Nhiều nhất và quy mô nhất là các cuộc nghiên cứu của Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) dựa trên bộ dữ liệu hết sức phong phú trong các cuộc điều tra hàng năm. Trên cơ sở số liệu di cƣ năm 2004, Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc đã thực hiện một nghiên cứu về Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời di cƣ hàng năm. Kết quả nghiên cứu này cho thấy ngƣời di cƣ thƣờng gặp khó khăn về nhà ở nhƣ khả năng sở hữu nhà thấp, không ổn định nơi ở (do phải thay đổi địa điểm thuê mƣớn thƣờng xuyên), độ ổn định trong công việc không cao, mức thu nhập có tăng lên so với nơi ở trƣớc khi di chuyển (trong đó, nam có thu nhập cao hơn nữ) nhƣng vẫn thấp hơn ngƣời không thực hiện di cƣ, khả năng tìm kiếm việc làm không quá khó khăn đặc biệt là trong khu vực tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, khoảng trên 50% lao động di cƣ đƣợc ký hợp đồng lao động (tùy thuộc vào giới tính, số di cƣ nữ có hợp đồng chính thức nhiều hơn) và hầu hết đều hài lòng sau khi di cƣ, nhất là đối với ngƣời di cƣ nữ. Cũng trên bộ số liệu năm 2004, Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc có một nghiên cứu khác thực hiện về sức khỏe của ngƣời di cƣ tại nơi họ di cƣ đến, bao gồm mức