Luận văn Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này

pdf 108 trang vuhoa 25/08/2022 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nhan_thuc_cua_nguoi_benh_tram_cam_ve_bieu_hien_nguy.pdf

Nội dung text: Luận văn Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC oOo GIANG NGỌC THỤY VY NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM VỀ BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC oOo GIANG NGỌC THỤY VYs NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM VỀ BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN MÃ SỐ: THÍ ĐIỂM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: 1. TS. AMIE POLLACK 2. TS. TRẦN THÀNH NAM HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ “Nhận thức của người bệnh trầm cảm về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, năm 2016 Giang Ngọc Thụy Vy i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý Trường Đại học Giáo dục đã quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin gửi đến người hướng dẫn khoa học, TS. Amie Pollack và TS. Trần Thành Nam lời biết ơn sâu sắc và sự quý trọng nhất về nhiệt huyết cùng những định hướng quan trọng và đặc biệt là về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp và người bệnh tại Viện Sức khỏe Tâm thần và Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành thử và thu thập số liệu nghiên cứu tại đây. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vì đã luôn bên tôi, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn. Hà Nội, năm 2016 Tác giả Giang Ngọc Thụy Vy ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH VIỆT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.1. Các nghiên cứu về nhận thức sức khỏe tâm thần của cộng đồng 9 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về nhận thức sức khỏe tâm thần của cộng đồng 9 1.1.2. Các xu hướng nghiên cứu 9 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến nhận thức về trầm cảm 19 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 19 1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 21 1.3. Khái niệm công cụ của đề tài 22 1.3.1. Khái niệm về nhận thức 22 1.3.2. Người bệnh trầm cảm 23 1.3.3. Nhận thức về trầm cảm 24 1.3.4. Những yếu tố liên quan trầm cảm 28 1.3.5. Những nghiên cứu về trầm cảm tại Việt Nam: 30 CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Tiến trình nghiên cứu 33 2.1.1. Tiến trình 33 2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu 33 2.2. Chọn mẫu nghiên cứu 35 2.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 35 2.3.1. Đặc điểm các bệnh viện Tâm thần 36 2.3.2. Mẫu nghiên cứu 37 2.4. Đặc điểm khách thể nghiên cứu 38 2.4.1. Đặc điểm nhân khẩu học: 38 iii
  6. 2.4.2. Mức độ trầm cảm: 39 2.4.3. Mức độ trầm cảm gây ảnh hưởng hoạt động chức năng trong cuộc sống: 40 2.4.4. Nguồn thông tin người bệnh được tiếp cận để biết đến trầm cảm: 41 2.5. Phương pháp nghiên cứu 41 2.5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 41 2.5.2. Phương pháp dùng các thang lượng giá 42 2.5.3. Phương pháp dùng bảng hỏi 43 2.5.4. Phương pháp thống kê toán học 46 2.6. Đạo đức nghiên cứu 46 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48 3.1. Thực trạng nhận thức của người bệnh trầm cảm về rối loạn này 48 3.1.1. Khả năng của bệnh nhân về nhận diện trầm cảm 48 3.1.2. Nhận thức của bệnh nhân về các triệu chứng của trầm cảm 50 3.1.3. Nhận thức của bệnh nhân về các nguyên nhân – yếu tố nguy cơ 56 3.1.4. Nhận thức của bệnh nhân về cách ứng phó và điều trị 60 3.2. Ảnh hưởng của một số đặc điểm nhân khẩu học đến nhận thức của về trầm cảm 63 3.2.1. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của nhóm tuổi 63 3.2.2. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của giới tính 66 3.2.3. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn 67 3.2.4. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân 71 3.2.5. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của mức thu nhập 73 3.2.6. Sự khác biệt về nhận thức trầm cảm dưới ảnh hưởng của nghề nghiệp 74 3.3. Kiểm định tương quan 77 3.3.1. Tương quan giữa mức độ trầm cảm và mức độ hiểu triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị 77 3.3.2. Tương quan giữa mức độ ảnh hưởng hoạt động chức năng và mức độ hiểu triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị 78 3.3.3. Tương quan giữa mức độ tiếp cận các nguồn thông tin và mức độ hiểu triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị. 78 KẾT LUẬN 81 KHUYẾN NGHỊ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 97 iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ BVTTTPHCM hoặc Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh BVTTTP ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình SKTT Sức khỏe Tâm thần TC Trầm cảm TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh VSKTT hoặc NIMH Viện Sức khỏe Tâm thần v
  8. DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH VIỆT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Thang tự đánh giá mức dộ Trầm cảm BDI: Beck Depression Inventory Beck ĐLC Độ lệch chuẩn DSM: Diagnostic and Statistical Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn Mannual of Mental Disorders tâm thần ECG: Electrocardiologram Điện tâm đồ ECT: Electro Convulsive Therapy Liệu pháp sốc điện HDRS: Hamilton Depression Rating Thang đo lường mức độ Trầm cảm Scale Hamilton ICD: International Statistical Phân loại bệnh quốc tế về các bệnh lý và Classification of Diseases and Related các vấn đề liên quan sức khỏe Health Problems rTMS: repetitive Transcranial Magnetic Kích thích xuyên sọ từ trường lặp lại Stimulation SSRIs: Selective Serotonin Reuptake Các chất ức chế tái hấp thu Serotonin có Inhibitors chọn lọc TCA: Tricyclic Amino Anti-Depression Chống trầm cảm 3 vòng TRH: Thyroid Releasing Hormone Nội tiết tố phóng thích tuyến giấp TSH: Thyroid Stimulatiing Hormone Nội tiết tố kích thích tuyến giáp VNS: Vagus Neuron Stimulation Kích thích dây thần kinh lang thang WSAS: Work and Social Adjustment Thang đo Ảnh hưởng các chức năng Hoạt Scale động và Xã hội vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng khách thể nghiên cứu 35 Bảng 2.2: Mức độ trầm cảm 49 Bảng 2.3: Mức độ ảnh hưởng các hoạt động chức năng 50 Bảng 2.4: Tổng các nguồn thông tin 51 Bảng 3.1: Tên gọi người bệnh đặt cho vấn đề đang mắc phải 49 Bảng 3.2: Sự đồng thuận giữa việc nói biết trầm cảm và vận dụng vào thực tế 50 Bảng 3.3: Mức độ nhận diện các nhóm triệu chứng trầm cảm 53 Bảng 3.4: Sự đồng thuận giữa mức độ hiểu tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm và vận dụng thực tế 54 Bảng 3.5: Nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm do người bệnh tự nhận định 57 Bảng 3.6: Mức độ nhận diện nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm 58 Bảng 3.7: Mức độ nhận diện các cách ứng phó/ điều trị trầm cảm 62 Bảng 3.8: Mức độ nhận thức cách điều trị trầm cảm theo khoa học 63 Bảng 3.9: Khác biệt nhóm tuổi trong nhận diện nguyên nhân và nhóm nguyên nhân gây ra trầm cảm 64 Bảng 3.10: Nhận thức về các cách điều trị trầm cảm 65 Bảng 3.11: Khác biệt về nhận thức nguyên nhân gây trầm cảm dưới ảnh hưởng giới tính. 66 Bảng 3.12: Khác biệt về nhận thức triệu chứng trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn 68 Bảng 3.13: Khác biệt về nhận thức nguyên nhân gây trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn 69 Bảng 3.14: Khác biệt về nhận thức cách điều trị trầm cảm dưới ảnh hưởng của trình độ học vấn. 70 vii
  10. Bảng 3.15: Khác biệt về nhận thức triệu chứng trầm cảm dưới ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân 71 Bảng 3.16: Khác biệt về nhận thức nguyên nhân gây trầm cảm dưới ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân 72 Bảng 3.17: Khác biệt về nhận thức cách điều trị trầm cảm dưới ảnh hưởng của thu nhập 74 Bảng 3.18: Khác biệt về nhận thức triệu chứng trầm cảm dưới ảnh hưởng của nghề nghiệp 75 Bảng 3.19: Khác biệt về nhận thức nguyên nhân gây ra trầm cảm dưới ảnh hưởng của nghề nghiệp 76 Bảng 3.20: Khác biệt về nhận thức cách điều trị dưới ảnh hưởng của nghề 77 Bảng 3.21: Tương quan giữa mức độ trầm cảm và mức độ nhận thức trầm cảm 77 Bảng 3.22: Tương quan giữa mức độ bị ảnh hưởng hoạt động chức năng do trầm cảm và mức độ nhận thức trầm cảm 78 Bảng 3.23: Tương quan giữa mức độ trầm cảm và mức độ nhận thức trầm cảm 78 viii
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ % các triệu chứng chính khiến người bệnh đến khám 51 Biểu đồ 3.2: Mức độ nhận thức tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm 56 Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ % nhận thức về nguyên nhân khoa học gây ra trầm cảm 59 Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ % lựa chọn cách ứng phó và tìm kiếm giúp đỡ/điều trị 61 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rối loạn trầm cảm chủ yếu (còn gọi là Rối loạn trầm cảm điển hình hay Rối loạn trầm cảm nặng và thường được gọi là Trầm cảm) là một dạng rối loạn tâm thần phổ biến và gây ra gánh nặng cho xã hội. Trầm cảm chiếm 10- 15% trong dân số chung [12] với tỉ lệ tự tử thành công khá cao và khả năng tái phát lên đến 50% [30]. Báo cáo Gánh nặng toàn cầu do bệnh tật giai đoạn 1990-2020 của Christopher cho thấy rối loạn này là nguyên nhân thứ hai gây ra tàn tật [69] và làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống con người khoảng 63% khi so sánh với nhóm người khỏe mạnh hoặc bị bệnh mạn tính khác [39],[78]. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy công cuộc chăm sóc sức khỏe cho những người bệnh trầm cảm thực sự gặp khó khăn nếu như chính bản thân bệnh nhân không nhận thức đúng về vấn đề họ gặp phải. Các nghiên cứu cho thấy nhận thức thấp về bệnh không những liên quan đến việc bệnh nhân trầm cảm không đến cơ sở chăm sóc y tế cho đến khi bệnh kéo dài, trở nên trầm trọng hơn [75] mà còn ảnh hưởng lớn đối với việc tìm kiếm sự giúp đỡ và cam kết với những can thiệp được đề nghị [82] và cả phòng ngừa [84]. Chính vì thế, trên thế giới trong những năm qua, nghiên cứu hiểu biết về sức khỏe tâm thần nói chung và về trầm cảm nói riêng của cộng đồng và cả của bệnh nhân được tiến hành nhằm tìm giải pháp để tăng cường hiệu quả và cam kết điều trị. Kết quả của các nghiên cứu đi trước đều khẳng định rằng khả năng hiểu triệu chứng, nhận định về nguyên nhân và ý thức sự ảnh hưởng của bệnh có ảnh hưởng tích cực đến cách chọn dịch vụ điều trị của bệnh nhân cũng như tăng cường niềm tin, sự tuân thủ của người bệnh về phương pháp trị liệu hay hỗ trợ được chứng minh có hiệu quả. 1
  13. Tại Việt Nam, ngoài một vài nghiên cứu quan niệm của bệnh nhân về rối loạn tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng tại cộng đồng [22],[86], hầu hết các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần chỉ tập trung mô tả tỉ lệ dịch tễ, biểu hiện triệu chứng, tỉ lệ đáp ứng điều trị thuốc. Nói cách khác, thật sự không có nhiều công bố khoa học nào khảo sát về hiểu biết trầm cảm của chính bệnh nhân mắc rối loạn này, đặc biệt trên người bệnh đang đến khám tại cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần chuyên khoa. Tóm lại, (1) từ thực trạng tỉ lệ mắc trầm cảm trong xã hội và gánh nặng do trầm cảm gây ra; (2) từ xu hướng và kết hợp các nghiên cứu đi trước về hiểu biết của cộng đồng về tổn thương sức khỏe tâm thần trong đó có trầm cảm; (3) từ thực tiễn thiếu vắng các nghiên cứu về nhận thức của bệnh nhân trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này, chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn với đề tài "Nhận thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này". 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nhận thức về (a) biểu hiện của trầm cảm; (b) nguyên nhân gây trầm cảm; (c) cách thức và hiệu quả của can thiệp; (d) năng lực vận dụng kiến thức cho bản thân. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất cho các cơ sở chuyên khoa và cộng đồng nhằm tìm các biện pháp nâng cao hiểu biết về bệnh trầm cảm cũng như ứng dụng và phát triển những liệu pháp tâm lý phù hợp với nguồn lực sẵn có mà vẫn được chấp nhận về mặt khoa học, văn hóa, kinh tế và xã hội. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu, một số câu hỏi được đặt ra cho đề tài gồm: Câu hỏi 1: Thực trạng nhận thức của người bệnh trầm cảm (hiểu biết và vận dụng kiến thức) về rối loạn này trong việc nhận diện, nhận định các triệu chứng, nguyên nhân và cách ứng phó -điều trị như thế nào? 2
  14. Câu hỏi 2: Nhận thức của người bệnh trầm cảm về rối loạn này (triệu chứng, nguyên nhân, cách ứng phó - điều trị) có khác biệt giữa các nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng hôn nhân hay không? Câu hỏi 3: Nhận thức của của người bệnh trầm cảm về rối loạn này (triệu chứng, nguyên nhân, cách ứng phó - điều trị) có liên hệ với mức độ trầm cảm, mức độ ảnh hưởng hoạt động chức năng và số lượng nguồn thông tin về trầm cảm mà bệnh nhân đã tiếp cận trước đây không? 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Rối loạn Trầm cảm chủ yếu theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD-10 hoặc DSM-IV-TR, loại trừ bệnh nhân có kèm triệu chứng loạn thần. - Cỡ mẫu: 109 bệnh nhân (55 bệnh nhân tại Viện sức khỏe Tâm thần và 54 bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh). - Cách chọn mẫu: Ngẫu nhiên Tất cả bệnh nhân vừa đến khám lần đầu tiên tại 2 cơ sở trên (từ tháng 5/2015) sau khi được bác sĩ chẩn đoán trầm cảm trên lâm sàng theo đúng tiêu chuẩn chẩn đoán và đáp ứng tiêu chí chọn mẫu sẽ đều được chọn tham gia vào nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của bệnh nhân về trầm cảm (hiểu biết về biểu hiện, sự ảnh hưởng lên cuộc sống, nguyên nhân được nhận biết, cách điều trị và tìm kiếm giúp đỡ, và cách vận dụng những hiểu biết này cho bản thân). Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về trầm cảm của bệnh nhân. 3
  15. 5. Giả thuyết nghiên cứu Thẩm định các giả thuyết sau: 5.1. Giả thuyết 1 Người bệnh trầm cảm không nhận diện đầy đủ triệu chứng và không gọi tên chính xác rối loạn mà mình mắc phải. Bệnh nhân có xu hướng dán nhãn vấn đề trầm cảm bằng bệnh cơ thể, bệnh thần kinh. Nhận định nguyên nhân tập trung vào nhóm di truyền và áp lực từ môi trường. Cách thức điều trị chủ yếu là uống thuốc và có sử dụng cả yếu tố tâm linh trong chữa trị. 5.2. Giả thuyết 2 Nhận thức của bệnh nhân về triệu chứng, nguyên nhân, cách ứng phó - điều trị trầm cảm có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng hôn nhân. 5.3. Giả thuyết 3 Có mối tương quan giữa nhận thức của bệnh nhân về triệu chứng, nguyên nhân, cách ứng phó - điều trị rối loạn trầm cảm và mức độ rối loạn chức năng, mức độ trầm cảm mà bệnh nhân đang trải nghiệm cũng như số lượng nguồn thông tin tuyên truyền về trầm cảm mà người bệnh tiếp cận trước đó. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý luận Tìm hiểu cơ sở lý luận về trầm cảm, hiểu biết của bệnh nhân về trầm cảm. Cụ thể, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu các biểu hiện của trầm cảm, sự ảnh hưởng của trầm cảm lên các mặt trong cuộc sống, nguyên nhân được nhận biết, cách điều trị trầm cảm, việc vận dụng kiến thức cho bản thân họ. Bên cạnh đó, tham khảo các công trình nghiên cứu đi trước về các công cụ đo sử dụng cho đề tài. 4
  16. 6.2. Nghiên cứu thực tiễn Triển khai thu thập dữ liệu – khảo sát nhận thức về trầm cảm của bệnh nhân bị rối loạn này khi đến khám tại bệnh viện tâm thần. Tiến hành phân tích số liệu để trả lời câu hỏi nghiên cứu của đề tài và chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu tài liệu Phương pháp này sẽ hệ thống lại cơ sở lý thuyết, đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu đã có về trầm cảm, nhận thức về trầm cảm của người bệnh bằng việc tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, v.v Từ đó, xác định bảng khảo sát những điều này cho bệnh nhân trầm cảm. Tìm hiểu sơ lược một số nghiên cứu liên quan việc áp dụng mô hình trị liệu tâm lý ngắn hạn có thể phù hợp văn hóa và tình hình kinh tế, xã hội nước ta để hỗ trợ việc tuân thủ điều trị thuốc. Từ đó, đề xuất cho hướng nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo. 7.2. Đánh giá bằng các thang đo 7.2.1. Bảng 1: Xác định mức độ trầm cảm của bệnh nhân bằng Thang đánh giá mức độ trầm cảm Hamilton (HAM-D) và Thang đo trầm cảm Beck (BDI) - Thang đánh giá trầm cảm Hamilton: ra đời năm 1960 từ tác giả Hamilton, viết tắt là HDRS (Hamilton Depression Rating Scale) hoặc HAM-D (Hamilton Depression) nhưng đến nay vẫn còn được dùng phổ biến trên lâm sàng. Thang được cấu thành một mặt bởi những triệu chứng thường quan sát thấy ở hầu hết bệnh nhân trầm cảm, mặt khác bởi các biểu hiện tuy ít xảy ra hơn nhưng khi xuất hiện thì chúng giúp xác định được mỗi thể lâm sàng riêng biệt của rối loạn trầm cảm. 5
  17. - Thang đo trầm cảm Beck: nguyên bản đầu tiên được giới thiệu bởi các tác giả Beck, Ward, Mendelson, Mock và Erbaugh vào năm 1961. Đây là thang tự đánh giá nhằm đo lường những biểu hiện trầm cảm, thời gian hoàn thành khoảng 10 phút. Có những nghiên cứu chứng minh cho thấy có sự tương quan giữa 2 thang HAM-D và BDI (0,73) [48]. 7.2.2. Bảng 2: Đánh giá những thay đổi liên quan bệnh đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bằng Thang đánh giá Sự thay đổi Công việc và xã hội (WSAS). Đây là thang dành cho bệnh nhân tự đánh giá mức độ ảnh hưởng các hoạt động chức năng của mình do bệnh lý gây ra [68]. 7.3. Điều tra bằng bảng hỏi Các câu hỏi mở kiểu phỏng vấn và bảng hỏi Likert đã được nghiên cứu và thực hiện ở nước ngoài sau khi được dịch sẽ áp dụng trước với một nhóm nhỏ người tham gia để điều chỉnh, thích ứng cho phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa trước khi tiến hành chính thức cho nghiên cứu. Quá trình này có sự hỗ trợ và thống nhất của các giảng viên hướng dẫn. 7.3.1. Bảng 3: Dựa vào những câu hỏi có nguồn gốc từ Bảng danh mục Phỏng vấn Mô hình Giải thích (Explanatory Model Interview Catalogue – EMIC của Weiss et al., 1992). Khảo sát này dựa vào nghiên cứu trầm cảm trên thang EMIC của Ấn Độ (Raguram và cộng sự, 1996; Weiss và cộng sự, 1992) [76],[88] và Anh (Jadhav và cộng sự, 2001) [51] và thêm phần thang phản ánh những quan điểm bệnh học liên quan sinh học (Nieuwsma, Jason A., 2010) [71]. 6
  18. Tìm hiểu nhận thức về trầm cảm gồm: - Các câu hỏi mở: điều tra theo phương pháp phỏng vấn nhằm để chính bệnh nhân trả lời với những hiểu biết hay quan niệm họ đang có mà không bị ảnh hưởng bởi bảng hỏi cho sẵn. Các câu hỏi liên quan tên gọi vấn đề, các triệu chứng khiến bệnh nhân đến khám, nguyên nhân của vấn đề theo quan niệm của bệnh nhân và cách thức bệnh nhân lựa chọn để tìm kiếm sự giúp đỡ và điều trị. - Bảng hỏi khảo sát: Là bảng liệt kê có nguồn gốc từ nước ngoài nên được chỉnh sửa và thích ứng lại cho phù hợp. Phần này gồm khảo sát những hiểu biết của người bệnh trầm cảm về các triệu chứng nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị, ứng phó trước rối loạn này. 7.4. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này được dùng để xử lý các kết quả thu được từ bảng hỏi. Các thông tin sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. 8. Đóng góp mới của đề tài Khả năng nhận diện triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách tự đi tìm kiếm sự hỗ trợ và chọn lựa điều trị của đại bộ phận người bệnh trầm cảm. Sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đối với sự khác biệt trong nhận thức về trầm cảm của người bệnh. Mối tương quan giữa mức độ rối loạn, mức độ bị ảnh hưởng hoạt động chức năng, số lượng thông tin tuyên truyền về trầm cảm được bệnh nhân tiếp cận và mức độ nhận thức trầm cảm của họ. Đưa ra một số khuyến nghị dựa trên kết quả điều tra nhằm góp phần cải thiện và nâng cao nhận thức về trầm cảm của người dân. 7
  19. 9. Phạm vi và giới hạn của đề tài 9.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu nhận thức về trầm cảm của đề tài chỉ giới hạn ở các khía cạnh: a) Khả năng người bệnh nhận diện triệu chứng, nguyên nhân của trầm cảm các hình thức can thiệp, hỗ trợ có hiệu quả. d) Khả năng người bệnh vận dụng kiến thức cho bản thân. 9.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Địa bàn khảo sát: Viện Sức khỏe Tâm thần (Hà Nội) và Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh). 9.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu Khách thể: Bệnh nhân từ trên 18 tuổi đến khám lần đầu tiên, được chẩn đoán bị trầm cảm tại VSKTT (Hà Nội) và BVTTTPHCM khi đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: tiến hành từ tháng 5 - 11/2015. Giới hạn về cỡ mẫu: giới hạn về nhân lực và địa lý nên chỉ chọn tại bệnh viện chuyên khoa trung tâm thành phố lớn là nơi tác giả học tập và làm việc. Giới hạn về việc sử dụng đồng nhất thang đo mức độ trầm cảm: Dùng 2 thang khác nhau đang áp dụng cho người bệnh trầm cảm tại mỗi địa bàn nghiên cứu. 10. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn dự kiến gồm 3 chương nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn. 8
  20. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các nghiên cứu về nhận thức sức khỏe tâm thần của cộng đồng 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về nhận thức sức khỏe tâm thần của cộng đồng Trên thế giới, các nghiên cứu liên quan đến nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về sức khỏe tâm thần bắt đầu được quan tâm từ khoảng những năm 1950 (Star, 1955). Đến năm 1997, tác giả Anthony F. Jorm định nghĩa Hiểu biết sức khỏe tâm thần (Mental Health Literacy - MHL) là “kiến thức và những quan niệm về các rối loạn tâm thần giúp hỗ trợ cá nhân nhận diện, quản lý và phòng ngừa” [54]. Nói rõ hơn, nó bao gồm khả năng nhận biết các rối loạn tâm thần chuyên biệt; biết cách tìm những thông tin sức khỏe tâm thần; có kiến thức về các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây tổn thương sức khỏe tâm thần cũng như các phương cách tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ phù hợp với các phương pháp can thiệp thực chứng có hiệu quả. Từ đó đến nay, các công trình công bố về vấn đề này ngày càng nhiều, điển hình là các tác giả như Loureiro và cộng sự, 2013; Melas và cộng sự , 2013; Mendenhall và Frauenholtz, 2013; Vijayalakshmi và Math, 2013. Trong thời gian qua, họ đã báo cáo những số liệu về nhận thức của bệnh nhân và người chăm sóc về các vấn đề sức khỏe tâm thần trong các cộng đồng người Mỹ, người Thụy Điển, Ấn độ và Bồ Đào Nha. 1.1.2. Các xu hướng nghiên cứu Các công trình nghiên cứu khoa học liên quan nhận thức của cộng đồng về vấn đề sức khỏe tâm thần thường được chia thành hai hướng tiếp cận. 1.1.2.1. Hiểu biết chung của cộng đồng về sức khỏe tâm thần a) Các nghiên cứu trên thế giới Năm 1988, Rosenstock và cộng sự cũng nói đến Mô hình Niềm tin về sức 9
  21. khỏe của có khả năng dự đoán hành vi sức khỏe bằng cách chú ý đến thái độ và niềm tin [80] của cá nhân. Cũng như các vấn đề sức khỏe khác, việc hiểu biết thông tin đúng và chính xác về SKTT, các rối loạn, dấu hiệu và cách điều trị khoa học sẽ giúp mỗi cá nhân tìm kiếm và có được sự điều trị hiệu quả. Do đó, việc định lượng hiểu biết của cộng đồng về SKTT được đặt ra. Từ đây, có rất nhiều nghiên cứu theo hướng khảo sát hiểu biết về sức khỏe tâm thần đã được tiến hành. Phần lớn các nghiên cứu được triển khai là những nghiên cứu xã hội học điều tra trên diện rộng nhằm tìm hiểu năng lực nhận diện các bệnh tâm thần cụ thể chủ yếu qua việc sử dụng các tình huống giả định về một cá nhân đang mắc dạng rối loạn tâm thần cụ thể nào đó. Những kết quả cho thấy hiểu biết về triệu chứng và độ nặng của các bệnh lý tâm thần liên quan chặt chẽ với sự nhận biết các bệnh lý và các triệu chứng có liên quan và cả hai đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi việc thiếu kiến thức và hiểu biết. Khảo sát tại Úc (Jorm và cộng sự, 1997) cho thấy người dân thường nhận biết về rối loạn tâm thần qua trường hợp tâm thần phân liệt hơn những trường hợp khác [54]. Nghiên cứu của Jorm và cộng sự (Úc, 1999) cũng cho thấy người dân trong cộng đồng và nhà chuyên môn đều cho rằng người bệnh tâm thần phân liệt thường nghèo khổ và phân biệt đối xử với họ hơn [55]. Có báo cáo (Linhk và cộng sự, 1999) cho thấy hầu hết cộng đồng cho rằng rối loạn tâm thần chính là tâm thần phân liệt (88%) và trầm cảm (69%), họ cũng nhận định nguyên nhân do đa yếu tố, kết hợp giữa hoàn cảnh căng thẳng cùng vấn đề sinh học và di truyền. Tuy nhiên, họ có cách suy nghĩ rập khuôn là người bệnh tâm thần tiềm ẩn sự nguy hiểm về bạo lực và muốn hạn chế sự tiếp xúc xã hội của người bệnh [64]. Có những vùng người dân hiểu biết về sức khỏe tâm thần khá cao như ở 2 làng xã của Israel theo Levav (2004), 75% người tham gia chấp nhận nguyên nhân đa yếu tố của các rối loạn tâm thần và 79% nghĩ rằng chúng có thể được chữa trị. Thế nhưng, việc xác định dạng rối loạn tâm thần cụ thể còn hạn chế, như 43% đối với tâm thần phân liệt và chỉ 10% 10
  22. với trầm cảm. Ngoài ra, họ vẫn có sự kỳ thị và phân biệt đối với người mắc rối loạn tâm thần với 65% từ chối cho người bệnh hồi phục được tham gia cùng họ. Việc sử dụng các dịch vụ sức khỏe tâm thần ở đây chiếm tỉ lệ 38% [63]. Cũng theo hướng tiếp cận này, kết quả của các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ cộng đồng nhận diện các rối loạn tâm thần còn thấp chỉ 51% gọi đúng “tâm thần phân liệt” và 47% gọi đúng “trầm cảm” như trong nghiên cứu của Klimidis và cộng sự, 2007 [60] hay 65-77% gọi đúng “trầm cảm” đối với người Úc và 22-35% với người Nhật; 17%-33% gọi đúng “tâm thần phân liệt” hoặc loạn thần ở người Nhật và 36%-41% ở người Úc như trong nghiên cứu của Jorm et al., 2005 [56]. Tuy nhiên, theo Jorm (2006), tín hiệu khả quan là nhận thức về trầm cảm và tâm thần phân liệt của người Úc cao hơn so với 8 năm trước qua việc tăng chọn lựa hỗ trợ của các chuyên gia sức khỏe tâm thần, thuốc, tâm lý trị liệu và việc nhập khoa tâm thần [53]. Như vậy, có hiểu biết tốt về sức khỏe tâm thần ở cộng đồng sẽ dẫn đến những hệ quả tích cực đối với những người có nguy cơ hoặc có vấn đề về SKTT do họ sẽ sớm tìm sự trợ giúp, hoặc ở chính những người có nguy cơ, hoặc người sống xung quanh nhận diện được dấu hiệu của người thân để giúp họ tìm kiếm can thiệp. Do đó, các kết quả nghiên cứu hiểu biết về SKTT có giá trị quan trong trọng việc xây dựng các chương trình dự phòng về SKTT và nâng cao sự hiểu biết này được xem là chiến lược hỗ trợ phát hiện sớm và phòng ngừa các rối loạn tâm thần (Jorm và cộng sự, 2012) [52]. Bên cạnh đó, trong sức khỏe tâm thần còn có khái niệm về “mô hình giải thích” được định nghĩa là “những lưu ý về giai đoạn bệnh và điều trị được thực hiện bởi tất cả những người có liên quan đến tiến trình lâm sàng” (Engehardt, 1974; Kleinman, 1980). Mô hình giải thích này bao gồm nhiều nhiệm vụ: giải thích những dấu báo liên quan văn hóa về trải nghiệm bệnh tật 11
  23. của bệnh nhân và cán bộ y tế, cải thiện sự đồng cảm và tuân thủ trị liệu và điều chỉnh khuynh hướng quá nhấn mạnh vào mô hình sinh học về bệnh của cán bộ y tế (Weiss và Somma, 2007). Những thông tin có được từ các mô hình giải thích có thể phối hợp với các phương pháp trị liệu tâm lý nhằm lồng ghép trị liệu một cách hiệu quả theo kiểu mẫu tâm –sinh-xã hội (Bhui và Bhugra, 2002) [31],[38]. Deribew và Tamirat (2005) cũng phát hiện tương tự trong một nghiên cứu tại Ethiopia và thấy rằng người ta chỉ nhận biết những tình trạng loạn thần nặng là các rối loạn tâm thần. Họ nhận thấy điều trị y khoa hiện đại được đa số người dân chuộng hơn. Một số đáng kể người dân đề nghị hỗ trợ gia đình và chăm sóc tại nhà. Rõ ràng, người ta thích chăm sóc bệnh nhân bị bệnh tâm thần trong gia đình hơn nhưng sẽ mang bệnh nhân đến bệnh viện tâm thần nếu tình trạng rất nặng (Nguyen, 2003 và Wagner và cộng sự, 2006) [70],[87]. Tuy vậy, điều đáng lưu ý là hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào cộng đồng các nước Âu Mỹ, khá ít nghiên cứu và bằng chứng nói về nhận thức, niềm tin và hiểu biết của cộng đồng các nước phương Đông vốn phần lớn là các nước đang phát triển hoặc có thu nhập thấp-trung bình. Đặc biệt, với khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam thì không có nhiều khảo sát về vấn đề này. Theo thống kê của WHO thì năm 2001 có khoảng 450 triệu người trên toàn thế giới mắc một trong các rối loạn tâm thần kinh và tỉ lệ này chia đều cho các nước phương Tây và phương Đông [74]. Theo một số tác giả nghiên cứu, tỉ lệ mắc các rối loạn tâm thần ở các nước đang phát triển có lẽ còn cao hơn phương Tây do tác động của các vấn đề kinh tế xã hội như thu nhập thấp, trình độ dân trí thấp, hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa phát triển [47]. Ngay cả ở các em học sinh trung học mà kiến thức về các vấn đề sức khỏe tâm thần còn rất thấp cũng như thái độ tiêu cực và có khoảng cách với người mắc rối loạn tâm thần [42]. 12
  24. Gần đây, ngày càng có thêm nhiều công trình nghiên cứu khảo sát về các vấn đề này ở Châu Á. Tại Ấn Độ, trong nghiên cứu của Shankar và cộng sự (2006) cho thấy 69% cộng đồng tham gia có các triệu chứng về tâm lý và 31% biểu hiện triệu chứng cơ thể, 51% tự nhận định mức độ ảnh hưởng từ nhẹ đến trung bình và 30% tin rằng không có cách điều trị, 36% tin rằng vấn đề của họ do bị quả báo; Kermode và cộng sự (2007) báo cáo nghiên cứu cho thấy cộng đồng xác định nguyên nhân của bệnh lý tâm thần gồm các vấn đề mối quan hệ gia đình, có nhiều con gái mà không có con trai, quá nhiều con, không có tự do, không có thu nhập độc lập, bạo hành, mùa màng thất bát và hạn hán; James và cộng sự (2002) cho thấy có mối liện hệ chặt chẽ giữa các hành vi tìm kiếm sức khỏe, hiểu biết của dân số địa phương và việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Ấn Độ và Pakistan [31]. Ngoài ra, cộng đồng còn cho rằng mắc bệnh tâm thần có nghĩa là bệnh nguy hiểm và yếu đuối [59]. Vì vậy, cần có thêm nhiều các công trình và bằng chứng nghiên cứu về vấn đề này ở các nước Phương Đông và các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là ở Việt Nam. b) Các nghiên cứu trong nước: Nghiên cứu về khả năng hiểu biết các vấn đề sức khỏe tâm thần trên cộng đồng người Việt đang sống tại Việt Nam chưa được lưu tâm nhiều cũng như chưa được khảo sát bài bản và có hệ thống. Một số ít các nghiên cứu đã được thực hiện với quy mô còn nhỏ nên tính đại diện còn chưa cao, tập trung ở các phương diện hoặc năng lực nhận diện các biểu hiện của vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc các nguyên nhân/ yếu tố nguy cơ được nhận biết hoặc hiểu biết về các loại hình can thiệp và hiệu quả can thiệp. 13