Luận văn Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp

pdf 81 trang vuhoa 25/08/2022 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nhan_than_nguoi_pham_toi_xam_pham_hoat_dong_tu_phap.pdf

Nội dung text: Luận văn Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ CHÍ TRUNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ CHÍ TRUNG NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HỒ TRỌNG NGŨ HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu và một số kiến thức của các tác giả khác trong luận văn này được sử dụng trung thực, có đầy đủ nguồn dữ liệu đáng tin cậy theo quy định của một công trình khoa học. Kết qủa nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận văn LÊ CHÍ TRUNG
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 9 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp 9 1.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp 18 1.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp 24 Chương 2: NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN 2013-2017 31 2.1. Khái quát tình hình tội xâm phạm hoạt động tư pháp 31 2.2. Cơ cấu người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp trên địa bàn cả nước theo các đặc điểm nhân thân 36 2.3. Đặc điểm nhân thân đặc trưng của người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp 41 2.4. Thực tiễn những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp 42 2.5. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp 48 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN TRONG THỜI GIAN TỚI 50 3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật 50 3.2. Đẩy mạnh công tác hướng dẫn và áp dụng pháp luật 58 3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp 58 3.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến việc giải quyết các vụ án 59
  5. 3.5. Tăng cừờng công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động tư pháp, các cơ quan tư pháp và cán bộ thuộc cơ quan tư pháp 59 3.6. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan tư pháp, các chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ các cơ quan tư pháp. 62 3.7. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan tư pháp, các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ các cơ quan tư pháp 63 3.8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp 65 3.9. Dự báo tình hình tội xâm phạm hoạt động tư pháp 50 KẾT LUẬN 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự HĐND Hội đồng nhân dân HĐXX Hội đồng xét xử HTND Hội thẩm nhân dân TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao THTP Tình hình tội phạm TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự VKSND Viện kiểm sát nhân dân UBND Ủy ban nhân dân XPHĐTP Xâm phạm hoạt động tư pháp
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Đơn tin báo, tố giác hành vi XPHĐTP của cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp (từ năm 2013 đến 2017) 32 Bảng 2.2: Các đối tượng bị tố cáo có hành vi XPHĐTP là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp xảy ra trên địa bàn cả nước (từ năm 2013 - 2017) 33 Bảng 2.3. Các vụ án XPHĐTP xảy ra trên địa bàn cả nước (từ năm 2013 đến năm 2017) 34 Bảng 2.4: Các vụ án XPHĐTP mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp (từ năm 2013 đến năm 2017) 35 Bảng 2.5. Số lượng bị can trong các vụ án XPHĐTP mà người phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp (Từ 2013 đến 2017) 35
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan tư pháp trong hệ thống cơ quan nhà nước ta có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan này thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, được pháp luật tố tụng gọi là hoạt động tư pháp. Như vậy, hoạt động tư pháp là hoạt động quyền lực nhà nước do các cơ quan tư pháp thực hiện. Các hoạt động này do người đại diện của các cơ quan tư pháp nhân danh Nhà nước trực tiếp thực hiện tùy theo chức danh được bổ nhiệm. Hoạt động tư pháp bao gồm những hoạt động trực tiếp liên quan đến trình tự thủ tục tố tụng theo luật định mới được xác định là hoạt động tư pháp như hoạt động điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử, thi hành án và các hoạt động khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao tiến hành một số hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Trong số các hoạt động tư pháp thì hoạt động xét xử của Tòa án được coi là trọng tâm. Trong những năm qua, hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhất là trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta cũng còn không ít những hạn chế thiếu sót, đặc biệt là các hành vi vi phạm pháp luật của các cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp. 1
  9. Có nhiều hành vi chỉ vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến hậu quả như là hủy án, xử lý hành chính, kỷ luật, nhưng cũng có hành vi vi phạm pháp luật trở thành tội phạm của các tội XPHĐTP. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động đúng đắn, bình thường của các cơ quan tư pháp Bộ luật hình sự 1999 đã quy định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp tại Chương XXII từ điều 292 đến điều 314. Về mặt lý luận, đã có nhiều tác giả đề cập tới trách nhiệm hình sự, tìm hiểu và bình luận về các tội XPHĐTP trong pháp luật hình sự Việt Nam, đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hoặc nghiên cứu các tội xâm phạm hoạt động tư ,pháp với tư cách là đối tượng của hoạt động điều tra của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân thân người phạm tội XPHĐTP. Thực tiễn các tội XPHĐTP hiện nay ngày càng gia tăng, với tính chất các vụ án ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp và hiệu quả đấu tranh chống các tội phạm XPHĐTP đạt hiệu quả chưa cao, còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội XPHĐTP là một vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với nhận thức như vậy, tôi chọn đề tài: "Nhân thân người phạm tội XPHĐTP" làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn nghiên cứu làm rõ đặc điểm nhân thân người phạm tội XPHĐTP, để lí giải nguyên nhân phát sinh tội phạm có liên quan đến đặc điểm nhân thân người phạm tội, từ đó đề xuất biện pháp phòng ngừa tương ứng, góp phần quan trọng trong việc kiềm chế, kiểm soát tình hình tội phạm XPHĐTP. 2
  10. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiện liên quan đến đề tài nhân thân người phạm tội. Về lý luận nhân thân người phạm tội có những công trình nghiên cứu sau: - Giáo trình tội phạm học, của GS. TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế, năm 2011. - Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập thể tác giả Viện Nhà nước và Pháp luật, năm 2009. - Luận văn thạc sỹ Luật học: “Nhân thân người phạm tội trong tội phạm học” của Nguyễn Thị Thanh Thủy (1996), Đại học Luật Hà Nội. - Luận án tiến sĩ Luật học: “Nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam” (2005), Đại học Luật Hà Nội. - Bài viết: "Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản" của tác giả GS. TS. Lê Cảm, Tạp chí Tòa án, số 10/2001, tr. 7-11 và số 11/2001, tr. 5-8. - Bài viết: "Một số vấn đề về nhân thân người phạm tội" của tác giả Nguyễn Quang Hạnh, Tạp chí Nghề luật, số 1/2013, tr. 52-57. - Trần Minh Hưởng, Đặng Thu Hiền: "Tìm hiểu các tội XPHĐTP", Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, năm 2002. - Phạm Thanh Bính, Nguyễn Vạn Nguyên: "Các tội XPHĐTP", Nhà xuất bản Chình trị quốc gia, năm 1997. - Nguyễn Ngọc Điệp, Hồ Thị Nệ: "Tìm hiểu các tội hoạt động tư pháp: Trong Bộ luật hình sự 1999", Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2001. - Nguyễn Tất Viễn, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Luật học: "Các tội XPHĐTP trong luật hình sự Việt Nam", năm 1996. - Nguyễn Huy Hoàn, Luận án tiến sĩ Luật học: "Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay", năm 2005. 3
  11. Nhìn chung, các tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội như: Khái niệm nhân thân người phạm tội, phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với một số khái niệm có liên quan, ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội Tác giả sẽ kế thừa những quan điểm khoa học trên làm nền tảng căn cứ trong luận văn của mình. Về thực tiễn nhân thân người phạm tội có những công trình tác giả nghiên cứu, phân tích có hệ thống về nhân thân người phạm tội trên một địa bàn nhất định và đặc điểm người phạm tội gắn với một loại tội phạm cụ thể, tiêu biểu như: - Luận văn Thạc sĩ luật học: "Nhân thân người phạm tội trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh" của Phạm Uyên Thy (2015), Học viện khoa học xã hội. - Luận văn Thạc sĩ luật học: "Nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Bình Dương" của Phạm Thị Triều Mến (2016), Học viện khoa học xã hội. - Luận văn Thạc sĩ luật học: "Nhân thân người phạm tội cờ bạc từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh" của Trần Văn Dũng (2016), Học viện khoa học xã hội. - Luận văn Thạc sĩ luật học: "Đặc điểm nhân thân người phạm tội HDTE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dưới góc độ tội phạm học" của Phạm Thế Hùng (2012), Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Về kinh nghiệm và giải pháp có các công trình nghiên cứu trong việc định tội và quyết định hình phạt hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự như: - Bài viết: "Nhân thân người phạm tội một căn cứ cần căn nhắc khi quyết định hình phạt" của tác giả Trịnh Tiến Việt, Tạp chí kiểm sát, số 1/2003, tr. 21-23. 4
  12. - Bài viết:"Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người phản ánh mức độ lỗi và các đặc điểm về nhân thân người phạm tội" của tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí TAND, số 18/2005, tr. 17-20. - Bài viết: "Nhân thân người phạm tội với việc quy trách nhiệm hình sự" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, Tạp chí Tòa án, số 8/2001, tr. 2-7; - Bài viết: "Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội" của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí Tòa án, số 13/2009, tr. 23- 27 và số 14, tr. 19-28; Các tác giả trong các công trình nghiên cứu trên đã phân tích làm rõ vai trò của nhân thân người phạm tội trong quyết định hình phạt, trong định tội danh hoặc trong quy định liên quan đến các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Một số tác giả đã tập trung đi sâu phân tích đặc điểm nhân thân người phạm tội gắn với một số loại tội phạm cụ thể, như tội giết người, các tội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản Những kết quả của các công trình nghiên cứu này cũng là những tri thức, hiểu biết quan trọng mà tác giả có thể kế thừa trong quá trình nghiên cứu làm đề tài của mình. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về nhân thân người phạm tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những tri thức lý luận nền tảng về nhân thân người phạm tội cũng như những tri thức nghiên cứu về nhân thân người phạm tội trong các loại tội, nhóm tội ở các địa phương nhất định trong các công trình của các tác giả kể trên, tác giả sẽ vận dụng đi sâu nghiên cứu về nhân thân người phạm tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước. Từ thực tiễn tình hình tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước giai đoạn 2013 - 2017, tác giả sẽ đi sâu phân tích làm rõ lý luận về nhân thân người phạm tội gắn với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hoá, đạo đức, truyền thống của nước ta. Từ đó, kiến nghị các giải pháp phòng ngừa tình hình tội XPHĐTP trên địa 5
  13. cả nước từ khía cạnh nhân thân người phạm tội. Đây chính là hướng nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài hướng đến mục đích nghiên cứu là làm rõ thực trạng nhân thân người phạm tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước, phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân người phạm tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước; từ đó luận văn cũng sẽ đề xuất một số giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm XPHĐTP từ góc độ nhân thân người phạm tội trên địa bàn cả nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận về nhân thân người phạm tội XPHĐTP. - Phân tích làm rõ thực tiễn nhân thân người phạm tội XPHĐTP và các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước giai đoạn 2013 – 2017. - Đề xuất kiến nghị các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm XPHĐTP từ góc độ nhân thân người phạm tội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân thân người phạm tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước. Để nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở các số liệu thống kê và nghiên cứu các tội XPHĐTP giai đoạn 2013 – 2017 được thu thập một cách ngẫu nhiên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 6
  14. - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội XPHĐTP dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm trên địa bàn cả nước. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017. - Phạm vi về tội danh: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tội XPHĐTP quy định tại chương XXII của BLHS năm 1999. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; các tri thức khoa học pháp lý của tội phạm học, pháp luật hình sự, khoa học điều tra hình sự; thực tiễn phòng, chống tội phạm XPHĐTP trên địa bàn cả nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của tội phạm học, cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, bản án được sử dụng để làm rõ những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội XPHĐTP. - Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, hệ thống, biểu đồ, diễn dịch, đối chiếu, suy luận, phương pháp lịch sử logic, phương pháp nghiên cứu, tổng hợp bản án được sử dụng để làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội XPHĐTP và các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước trong giai đoạn 2013 – 2017. 7
  15. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, được sử dụng để nhằm đưa ra kiến nghị việc hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa tình hình tội XPHĐTP từ góc độ nhân thân người phạm tội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về nhân thân người phạm tội, đặc biệt là nhân thân người phạm tội XPHĐTP; lý luận về phòng ngừa tội phạm XPHĐTP từ góc độ nhân thân người phạm tội XPHĐTP. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, sử dụng trong thực tiễn phòng, chống tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước dưới góc độ nhân thân người phạm tội. Luận văn hoàn thành cũng là tài liệu tham khảo hữu ích sử dụng trong các cơ sở đào tạo luật. - Những điểm mới của đề tài: Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu nhân thân người phạm tội XPHĐTP từ thực tiễn cả nước giai đoạn 2013 – 2017, làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội XPHĐTP và các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước một cách có hệ thống, từ đó đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội XPHĐTP. Chương 2: Thực tiễn nhân thân người phạm tội XPHĐTP trên địa bàn cả nước giai đoạn 2013 – 2017. Chương 3: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội XPHĐTP từ góc độ nhân thân trong thời gian tới. 8
  16. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Trong chương này, tác giả sẽ tiếp cận từ lí luận chung của tội phạm học về nhân thân người phạm tội để làm sáng tỏ lí luận về nhân thân người phạm tội XPHĐTP. 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân người phạm tội XPHĐTP 1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội XPHĐTP Chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp phần lớn là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan tư pháp hoặc trong cơ quan nhà nước khác hoặc trong tổ chức; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. Theo quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng thì chủ thể này là cán bộ có chức danh pháp lý hoặc không có chức danh pháp lý nhưng được giao nhiệm vụ hoạt động tư pháp hoặc đồng phạm với cán bộ có chức danh pháp lý phạm tội trong quá trình làm nhiệm vụ. Ví dụ: Chiến sĩ được giao nhiệm vụ bảo vệ trại tạm giam có hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn (Điều 376); cán bộ trinh sát, cán bộ điều tra, sinh viên thực tập cũng có thể là chủ thể của tội phạm dùng nhục hình (Điều 373 BLHS năm 2015) Chủ thể của tội xâm phạm hoạt động tư pháp có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước khác (Tội cản trở thi hành án); những người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, giám định, phiên dịch, ); người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khác hoặc là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (Tội không tố giác tội phạm, Tội che giấu tội phạm, ). 9
  17. Hành vi phạm tội luôn gắn liền với con người cụ thể. Tuy nhiên, “Con người trong khoa học luật Hình sự được nghiên cứu dưới vỏ bọc của thuật ngữ “chủ thể của tội phạm”. Còn con người trong Tội phạm học được nghiên cứu dưới vỏ bọc của thuật ngữ “nhân thân người phạm tội” [56, tr. 343]. Trong Tội phạm học, nghiên cứu về nhân thân người phạm tội tức là nghiên cứu về các đặc điểm củacon người phạm tội, một khách thể nghiên cứu quan trọng, để hướng đến mục đích sau cùng là phòng ngừa tội phạm.Con người mà Tội phạm học nghiên cứu là những người đã thực hiện hành vi phạm tội, tức là những người đã trở thành chủ thể của tội phạm theo quy địnhcủa pháp luật hình sự. Khái niệm nhân thân người phạm tội đã được rất nhiều các tài liệu, giáo trình, luận văn đề cập như: Nhân thân người phạm tội được hiểu là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu, các đặc tính quan trọng thể hiện bản chất xã hội của con người khi vi phạm pháp luật hình sự, mà trong sự kết hợp với các điều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến xử sự phạm tội của người đó [33, tr. 15]. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các dấu hiệu, đặc tính quan trọng thể hiện bản chất xã hội của con người khi vi phạm pháp luật hình sự, mà trong sự kết hợp với các điều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến xử sự phạm tội của người đó [41, tr. 11]. “Dưới góc độ Tội phạm học nhân thân người phạm tội là: tổng hợp các đặc tính, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội, tính cá biệt, không lặp lại của con người mà trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và dưới sự tác động của chính những điều kiện, hoàn cảnh đó làm động cơ phạm tội nảy sinh” [52, tr. 7]. Nhân thân người phạm tội tức là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm được hiểu là tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm 10
  18. tội của người đó [61, tr. 130]. Như vậy, qua nghiên cứu tác giả đúc kết được: Trong Tội phạm học, nhân thân người phạm tội là tổng thể các yếu tố, các đặc điểm riêng biệt thể hiện bản chất xã hội của người vi phạm pháp luật hình sự trong sự kết hợp với điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài đã ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó. Khái niệm "Tư pháp" có hai cách hiểu: Thứ nhất, tư pháp là hoạt động bảo vệ pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp; Thứ hai, tư pháp là thuật ngữ để chỉ các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực tư pháp và những hoạt động trong lĩnh vực tư pháp do các cơ quan này thực hiện. Hoạt động tư pháp là hoạt động của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và Cơ quan thi hành án trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành đối với các vụ án hính sự, dân sự, kinh tế, lao động và giải quyết các quan hệ pháp luật khác được pháp sinh theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ các quyền của Nhà nước, của các tổ chức, của công dân. Hoạt động tư pháp là hoạt động quyền lực Nhà nước do các cơ quan tư pháp thực hiện. Các hoạt động này do người đại diện của các cơ quan tư pháp nhân danh Nhà nước trực tiếp thực hiện tùy theo chức danh được bổ nhiệm. Điều 292 Bộ luật hính sự quy định: "Các tội XPHĐTP là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ìch hợp pháp của tổ chức, công dân." Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cụ thể thế nào là cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, có thể hiểu cơ quan tư pháp là các cơ Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền tư pháp trong quyền lực Nhà nước bao gồm Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án. Trong cơ quan tư pháp có nhiều cán bộ, công chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhất định như các cán bộ thực hiện các hoạt động tư 11
  19. pháp, các cán bộ thực hiện chức năng quản lý, các cán bộ giúp việc khác Cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp được bổ nhiệm theo điều kiện và cách thức điều luật quy định. Các tội XPHĐTP trong lịch sử phát triển của pháp luật hình sự nƣớc ta trƣớc năm 1999 và của một số nƣớc trên thế giới Trước khi ban hành Bộ luật hính sự 1999, các tội XPHĐTP đã được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Trong Quốc triều hính luật hay còn gọi là Luật hính triều Lê (1440 - 1442) nhóm tội XPHĐTP được quy định tại hai chương với 78 điều. Sau năm 1945, Nhà nước ta đã có một số văn bản pháp luật quy định một vài vấn đề để bảo đảm cho sự hoạt động của các cơ quan tư pháp, chống các hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tìn cơ quan tư pháp như hành vi che giấu tội phạm hoặc dùng nhục hính Điều 230 Bộ luật hính sự năm 1985 quy định: Các tội XPHĐTP là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các Cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân. Trong chương này của Bộ luật hính sự gồm có 17 điều quy định về các tội phạm cụ thể XPHĐTP. Luật hính sự Hoa Kỳ có các chương: Không tôn trọng Tòa án (Chương 21), Chạy trốn, tha bất hợp pháp (Chương 35), Cản trở việc thực hiện tư pháp (Chương 73), khám xét và bắt giam (Chương 109). Theo Bộ luật hính sự của Vương quốc Thụy Điển, các tội xâm phạm đến hoạt động tư pháp được quy định tại nhiều chương khác nhau. Chương XV quy định riêng về tội khai báo gian dối, truy cứu trái pháp luật bao gồm các hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, từ chối không khai báo sự thật, cố ý truy cứu trách nhiệm người không có tội, tố giác người không có tội, giả mạo hoặc tiêu hủy chứng cứ Bộ luật hính sự năm 1999 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ hợp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, 12
  20. có hiệu lực từ ngày 01/07/2000. Ngày 19 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5 khóa 12 của Quốc hội đã thông qua Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hính sự 1999, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2010. Các tội XPHĐTP được quy định tại Chương XXII từ điều 292 đến điều 314. Trong đó, Điều 292 quy định về "Khái niệm tội XPHĐTP" và các điều luật còn lại quy định các tội phạm. So với Bộ luật hính sự năm 1985 thí Bộ luật hính sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung thêm 4 tội. Đó là các tội: Tội không truy cứu trách nhiệm hính sự người có tội (Điều 294), Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296), Tội không thi hành án (Điều 305), Tội đánh tháo người bị giam giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử (Điều 312). Nhân thân con người nói chung và nhân thân người phạm tội nói riêng là tổng hợp các dấu hiệu, các đặc điểm phản ánh bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đó là các dấu hiệu, đặc điểm sinh học, nhân khẩu học, đặc điểm xã hội học, và đặc điểm tâm lý – đạo đức của nhân thân người phạm tội. Người phạm tội, dù cho hành vi phạm tội của họ có gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội đến mức nào đi nữa thì họ vẫn là con người. Mác viết “Nhà nước cần phải thấy rằng kẻ vi phạm đó là một con người, một tế bào sống của xã hội, ở con người đó cũng có quả tim đang đập và dòng máu đang chảy một thành viên của tập thể thực hiện các chức năng của xã hội, một người chủ gia đình mà sự tồn tại của họ là thiêng liêng và cuối cùng điều quan trọng nhất họ là công dân của Nhà nước đó”. Như vậy, nghiên cứu nhân thân người phạm tội chính là nghiên cứu nhân thân của người đã thực hiện hành vi phạm tội, hay nói cách khác chính là nghiên cứu về nhân thân chủ thể của tội phạm. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhân thân con người chính là một phạm trù xã hội lịch sử, nó là sản phẩm của một thời đại nhất định, được quy định bởi các điều kiện lịch sử cụ thể của hiện 13
  21. thực xã hội. Mỗi một thời đại khác nhau sản sinh ra những mẫu người không giống nhau, song dù ở thời đại nào thì bản chất của con người luôn luôn là tổng hòa những mối quan hệ xã hội. Trong bất kỳ xã hội nào con người không bao giờ sống riêng lẻ, tách mình ra khỏi xã hội mà luôn quan hệ với nhau trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Tất cả các đặc điểm tâm, sinh lý cũng những biểu hiện trong các quan hệ xã hội của con người, thể hiện bản chất đặc trưng của một con người sẽ hợp thành nhân thân của con người đó. Nhân thân người phạm tội là một trường hợp đặc biệt của nhân thân con người, ngoài những dấu hiệu, đặc điểm của nhân thân con người nói chung thì đặc điểm đặc trưng của nhân thân người phạm tội chính là những đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội. Nhân thân người phạm tội, dù cho nó có biểu hiện này hay biểu hiện khác thì nó đều gắn liền với một hệ thống các đặc điểm có liên quan đến tội phạm, như: Mối tương quan giữa bản chất tốt xấu trong chính bản thân người phạm tội, thể hiện ở phẩm chất đạo đức, ở trạng thái tâm lý, ý thức pháp luật và thái độ xử sự, động cơ, mục đích của họ khi thực hiện hành vi phạm tội. Những đặc điểm và các dấu hiệu xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng cho chúng ta một quan niệm đầy đủ về nhân thân người phạm tội. Theo GS. TS Võ Khánh Vinh nhân thân người phạm tội được hiểu như sau: “Nhân thân người phạm tội tức là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự quy định là tội phạm được hiểu là tổng thể các dấu hiệu có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó” [60, tr. 131]. Như vậy, từ những phân tích trên có thể hiểu nhân thân người phạm tội XPHĐTP như sau: Nhân thân người phạm tội XPHĐTP là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người và các đặc điểm, dấu hiệu này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh nhất định 14
  22. đã dẫn đến người đó thực hiện hành vi phạm tội XPHĐTP được quy định tại chương XXII của BLHS hiện hành. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội XPHĐTP Ở mức độ khái quát nhất của Tội phạm học, không phải ngẫu nhiên mà nhân thân của người phạm tội trở thành khách thể nghiên cứu quan trọng. Nghiên cứu về nhân thân người phạm tội trong Tội phạm học có những ý nghĩa to lớn cho công cuộc phòng ngừa tội phạm trong xã hội. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ đề cập đến ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội XPHĐTP như sau: Thứ nhất, nghiên cứu nhân thân người phạm tội XPHĐTP góp phần bảo đảm cho việc định tội, định khung và quyết định hình phạt một cách chính xác, thuyết phục. Nhân thân người phạm tội XPHĐTP là tổng thể những đặc điểm riêng biệt có ý nghĩa về mặt xã hội của người phạm tội này. Mặc dù không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng trong quá trình xác định trách nhiệm hình sự,các cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập và nghiên cứu đầy đủ, chính xác những đặc điểm riêng biệt này của họ để giúp cho việc định tội, định khung và quyết định hình phạt đúng quy định pháp luật, không gây oan sai cũng như không bỏ lọt tội phạm. Trong nhiều trường hợp, các nhà làm luật đã quy định cụ thể các yếu tố về nhân thân của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong BLHS trở thành yếu tố loại trừ trách nhiệm hình sự, yếu tố miễn hình phạt hoặc yếu tố về nhân thân sẽ trở thành tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự cho đối tượng này. Tại Điều 45 BLHS 1999 quy định “Tòa án căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự” để làm căn cứ cho việc quyết định hình phạt. Khi quyết định hình 15