Luận văn Nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

pdf 95 trang vuhoa 25/08/2022 7880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nhan_than_nguoi_pham_toi_mua_ban_trai_phep_chat_ma.pdf

Nội dung text: Luận văn Nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI PHƯƠNG TUẤN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 63.38.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HỮU TRÁNG HÀ NỘI - 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học Viện Khoa học xã hội. Vậy tôi xin viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật – Học Viện Khoa học xã hội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN BÙI PHƯƠNG TUẤN
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂNTHÂN NGƯỜI PHẠM TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY 10 1.1. Khái niệm và các đặc điểm của nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy 10 1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc điểm nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy 18 1.3. Các yếu tố tác động đến việc hình thành nhân thân tiêu cực ở người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy 24 Chương 2. CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN VÀ NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN TIÊU CỰC CỦA NGƯỜI PHẠM TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY Ở HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 32 2.1. Khái quát tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2016 32 2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm theo các đặc điểm nhân thân người phạm tội 36 2.3. Đánh giá các yếu tố tác động đến việc hình thành nhân thân tiêu cực ở người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy tại huyện Mộc Châu 40 Chương 3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY Ở HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN 59 3.1. Dự báo sự biến động cúa các yếu tố có tác động đến nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy ở huyện Mộc Châu 59 3.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy từ khía cạnh nhân thân 62 3.3. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy từ khía cạnh nhân thân 65 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 85
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANTT An ninh, trật tự CAH Công an huyện CAND Công an nhân dân DTTS Dân tộc thiểu số TAND Toàn án nhân dân UBND Ủy ban nhân dân
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.Diễn biến của tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy thực hiện tại huyện Mộc Châu từ năm 2012 đến năm 2016 85 Bảng 2.2.Cơ cấu phạm tội theo khung hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma túy thực hiện tại huyện Mộc Châu từ năm 2012 đến năm 2016. 85 Bảng 2.3. Cơ cấu phạm tội theo địa bàn ở tội mua bán trái phép chất ma túy thực hiện tại huyện Mộc Châu từ năm 2012 đến năm 2016 86 Bảng 2.4. Cơ cấu phạm tội theo độ tuổi ở tội mua bán trái phép chất ma túy thực hiện tại huyện Mộc Châu từ năm 2012 đến năm 2016 87 Bảng 2.5. Cơ cấu phạm tội theo giới tính ở tội mua bán trái phép chất ma túy thực hiện tại huyện Mộc Châu từ năm 2012 đến năm 2016 87 Bảng 2.6.Cơ cấu phạm tội theo thành phần dân tộc ở tội mua bán trái phép chất ma túy thực hiện tại huyện Mộc Châu từ năm 2012 đến năm 2016. 88 Bảng 2.7.Cơ cấu phạm tội theo nghề nghiệp ở tội mua bán trái phép chất ma túy thực hiện tại huyện Mộc Châu từ năm 2012 đến năm 2016. 88 Bảng 2.8. Cơ cấu phạm tội theo trình độ văn hóa ở tội mua bán trái phép chất ma túy thực hiện tại huyện Mộc Châu từ năm 2012 đến năm 2016. 89 Bảng 2.9. Cơ cấu phạm tội theo hoàn cảnh, kinh tế gia đình ở tội mua bán trái phép chất ma túy thực hiện tại huyện Mộc Châu từ năm 2012 đến năm 2016. 89 Bảng 2.10. Biểu đồ cơ cấu phạm tội theo tiêu chí phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm ở tội mua bán trái phép chất ma túy thực hiện tại huyện Mộc Châu từ năm 2012 đến năm 2016. 90
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ma túy và tội phạm về ma túy đang là hiểm họa của nhân loại, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy đã và đang được tất cả các nước trên thế giới quan tâm, liên minh hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ở Việt Nam, tội phạm về ma túy là loại tội phạm truyền thống, song trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, loại tội phạm này ngày càng phát triển không chỉ về số lượng vụ án, số lượng bị can mà còn mở rộng về quy mô, phạm vi hoạt động vượt ra ngoài biên giới quốc gia; phương thức, thủ đoạn hoạt động tội phạm hết sức tinh vi, xảo quyệt, hậu quả gây ra đặc biệt nghiêm trọng. Những năm gần đây, tội phạm về ma túy nói chung, tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng đang có diễn biến phức tạp, xu hướng tăng cả về số vụ, số lượng và đặc biệt là phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội. Đối tượng tham gia hoạt động liều lĩnh, tinh vi, xảo quyệt; đa số các vụ đều hình thành các đường dây hoặc băng, ổ, nhóm; luôn thay đổi địa bàn hoạt động; khi phát hiện và truy bắt chúng luôn tìm cách che dấu hành vi phạm tội của bản thân và đồng bọn gây khó khăn cho quá trình điều tra, làm rõ của các lực lượng chức năng. Để đấu tranh phòng chống có hiệu quả với tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, một nội dung quan trọng là cần nhận thức đúng đắn về nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, bởi nhân thân người phạm tội giữ vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trước hết giúp chúng ta có thể định tội, định khung và quyết định hình phạt chính xác. Một hình phạt chính xác không chỉ có tác dụng phòng, ngừa riêng (ngăn ngừa tái phạm tội) mà còn có tác dụng phòng ngừa chung đối với toàn xã hội. Nghiên cứu nhân thân giúp xác định đầy đủ, chính xác và toàn diện các nguyên nhân của tình hình tội phạm, qua đó giúp cho việc đề xuất các giải 1
  7. pháp hữu hiệu trong phòng ngừa tội phạm về ma túy nói chung và tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. Nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy sẽ giúp cho quá trình giáo dục, cải tạo người phạm tội có thể đưa ra những biện phápphù hợp nhất đối với mỗi loại đặc điểm đặc thù của nhân thân người phạm tội, từ đó tăng cường hiệu quả giáo dục cải tạo người phạm tội, giúp họ nhanh chóng trở lại với đời sống xã hội. Chính vai trò quan trọng đó mà hầu hết các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm học đều dành một nội dung đáng kể để nghiên cứu làm rõ về nhân thân người phạm tội. Huyện Mộc Châu là một huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, trên địa bàn có 15 đơn vị hành chính được phân chia thành 13 xã và 02 thị trấn. Tính đến hết năm 2016, toàn huyện có 28.720 hộ với 112.007 nhân khẩu. Đây là địa bàn chung sống của 12 dân tộc anh em, có rất đông đồng bào dân tộc thiểu số sống xen kẽ ở 03 vùng (vùng cao, vùng rẻo giữa, vùng thấp). Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 38,02%, dân tộc Thái chiếm 30,43%, dân tộc Mường chiếm 12,30%, dân tộc Mông chiếm 12,23%, dân tộc Dao chiếm 5,86%, dân tộc Tày chiếm 0,14%, dân tộc Khơ Mú chiếm 0,34%, dân tộc Xinh Mun chiếm 0,58%, dân tộc La Ha chiếm 0,20%, dân tộc khác chiếm 0,04%. Mộc Châu là huyện có diện tích tự nhiên 108.166ha với diện tích đất nông nghiệp chiếm 77,68%, có đường quốc lộ 6 Hà Nội – Sơn La – Điện Biên,Quốc lộ 43 nối liền Cửa khẩu Lóng Sập và bến phà Vạn Yên, Phù Yên và đường biên giới Việt – Lào trải dài 40,6km đồi núi hiểm trở, giáp với khu vực ngoại biên đất bạn nằm gần khu vực “Tam giác vàng” và là một trong ba khu vực sản xuất ma túy lớn nhất của thế giới. Do đó, hàng năm lượng ma túy thẩm lậu qua biên giới vào nội địa huyện Mộc Châu và vùng lân cận rất lớn. Bên cạnh đó, với dân số thưa thớt (103 người/km2), nhiều đồi núi hiểm trở là điều kiện thuận lợi cho tội phạm ma túy ẩn náu và hoạt động. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, Mộc Châu được đánh giá là nơi tình hình tội phạm ma túy phức tạp, là điểm “rốn” của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy lớn và phức tạp nhất cả nước. Với đặc điểm tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ngoan cố, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện cũng như ngoan cố che dấu hoạt 2
  8. động tội phạm, băng nhóm và tổ chức tội phạm. Để đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy hiệu quả, đúng người, đúng tội; với phương châm “không để sót, lọt tội phạm và không làm oan người vô tội”, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy. Ý thức được ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của nhân thân trong cơ chế hành vi phạm tội nên các lực lượng chức năng trong phòng, chống tội phạm ma túy huyện Mộc Châu từ lâu đã rất chú ý đến vấn đề nhân thân người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án. Từ giai đoạn điều tra đến truy tố xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn nghiên cứu làm rõ các đặc điểm nhân thân của ngươi phạm tội mua bán trái phép chất ma túy làm căn cứ để tìm hiểu, phân tích nguyên nhân làm phát sinh tội phạm; để định tội danh, quyết định hình phạt một cách chính xác, cũng như để đưa ra các biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy mới chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân. Yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chông tội phạm đòi hỏi viêc nghiên cứu nhân thân của người phạm tội ở mức độ nhóm và cao hơn là mức độ tình hình tội phạm để nhận thức đúng nguyên nhân của tình hình tội phạm và đề xuất đươc những giải pháp phòng, chống tình hình tội phạm một cách hữu hiệu nhất. Xuất phát từ lý do đó, cũng như xuất phát từ yêu cầucủahoạt động phòng, chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy của các cấp chính quyền ở Mộc Châu, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”làm đề tài cho luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhân thân người phạm tội là một vấn đề được nhiều sách báo nước ngoài đề cập. Tuy nhiên, ở nước ta, vấn đề nghiên cứu nhân thân người phạm tội vẫn còn chưa được chú trọng đúng mức. Mặc dù vậy, thời gian qua đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhân thân người phạm tội góp phần hoàn thiện lý luận về tội phạm học cũng như phục vụ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm 3
  9. trong giai đoạn hiện nay. Có thể chia các công trình nghiên cứu nhân thân người phạm tội thành các nhóm như sau: * Nhóm các công trình nghiên cứu làm rõ lý luận về thân nhân người phạm tội. Thuộc về nhóm này có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: - Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của tập thể tác giả, viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, năm 2000; - Giáo trình tội phạm học, do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế - trung tâm đào tạo từ xa, năm 2011; - Giáo trình tội phạm học của tập thể tác giả, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012; - Môt số vấn đề tội phạm học Việt Nam, do GS.TS Nguyễn Văn Cảnh và PGS.TS Phạm Văn Tỉnh chủ biên, Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2013; - Luận án tiến sĩ luật học: “Nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam” của Nguyễn Thị Thanh Thủy, năm 2005; - Luận văn thạc sĩ luật học: “Nhân thân người phạm tội trong tội phạm học” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trường ĐH Luật Hà Nội năm 1996; - Bài viết “Nhân thân bị can và một số khái niệm kề cận”, của tác giả TS.Bùi Kiên Điện,tạp chí Luật học, số 6/2001, tr.14-18; - Bài viết: “Một số vấn đề về nhân thân người phạm tội” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Tạp chí Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2001, tr. 46-53; - Bài viết : “Nhân thân người phạm tội với việc quy trách nhiệm hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, Tạp chí Tòa án, số 8/2001, tr.2-7; - Bài viết: “Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản” của tác giả GS.TS. Lê Cảm, Tạp chí Tòa án, số 10/2001, tr.7-11 và số 11/2011, tr. 5-8. Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nhân thân người phạm tội, bao gồm khái niệm nhân thân người phạm tội, phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với một số khái niệm khác có liên quan, các đặc điểm nhân thân người phạm tội, vai trò của nhân thân người phạm tội trong cơ 4
  10. chế hành vi phạm tội Đây là nhưng cơ sở lý luận quan trọng mà luận văn kế thừa làm nền tảng lý luận trong luận văn của mình. * Những công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài.Thuộc nhóm này có các công trình nghiên cứu như: - Bài viết: “Nhân thân người phạm tội một căn cứ để quyết định hình phạt” của tác giả Trần Văn Sơn, Tạp chí Luật học số 1/1997, tr. 41-43; - Bài viết: “Nhân thân người phạm tội một căn cứ cần cân nhắc khi quyết định hình phạt” của tác giả Trịnh Tiến Việt, Tạp chí kiểm sát, số 1/2003, tr.21-23; - Bài viết: “Cần có biện pháp để thống nhất khi áp dụng tình tiết đã bị xử phạp hành chính trong Bộ luật hình sự” của tác giả Lê Đúc Tùng , Tạp chí kiểm sát, số 5/2005, tr. 34-36; - Bài viết: “Vấn đề nhân người phạm tội trong thực tiễn quyết định hình phạt” của tác giả Nguyễn Thị Thủy, Tạp chí Tòa án nhân, số 19/2005, tr.3-9; - Bài viết: “Vấn đề nhân thân người phạm tội trong thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, Tạp chí kiểm sát, số 17/2005, tr. 32-35; - Bài viết: “Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người phản ánh mức độ lỗi và các đặc điểm về nhân thân người phạm tội” của tác giả Đỗ Đức Đông Hà, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 18/2005, tr.17-20; - Bài viết: “Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân thân người phạm tội” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí Tòa án, số 13/2009, tr. 23- 25 và số 14, tr.19-28; - Bài viết:“Một số vấn đề nhân thân người phạm tội” của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, tạp chí Nghề luật, số 1/2013, tr.52-57; - Bài viết: “Đặc điểm nhân thân người phạm tội và phương thức thực hiện tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Văn Định, Tạp chí Kiểm sát, số 6/2015, tr.47-53; - Bài viết: “Một số điểm chú ý về nhân thân người phạm tội ma túy ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuyết Mai, Tạp chí Luật học, số 11/2016, tr. 32-35. 5
  11. Các tác giả các công trình nghiên cứu đã phân tích và làm rõ vai trò của nhân thân người phạm tội trong quyết định hình phạt, trong định tội danh hoặc trong quy định liên quan đến các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Một số tác giả đã tập trung đi sâu phân tích đặc điểm nhân thân người phạm tội với một số loại tội phạm cụ thể, như tội giết người, tội trộm cắp tài sản, các tội phạm về ma túy Những kếtquả của công trình nghiên cứu này cũng là những tri thức, hiểu biết quan trọng mà tác giả có thể kế thừa trong quá trình nghiên cứu làm đề tài của mình. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những tri thức lý luận nền tảng về nhân thân người phạm tội cũng như tri thức về nhân thân người phạm tội trong tội mua bán trái phép chất ma túy, ở các địa phương nhất định trong các công trình của tác giả kể trên, tác giả vận dụng đi sâu nghiên cứu về nhân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2012-2016, tác giả đi sâu phân tích làm rõ lý luận về nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy gắn với đặc điểm nền kinh tế, văn hóa, đạo đức truyền thống của người dân huyện Mộc Châu. Từ đó, kiến nghị các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu từ khía cạnh nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Đây chính là hướng nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, nghiên cứu phân tích các nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân xấu của những người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, luận văn hướng đến mục đích đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu từ khía cạnh nhân thân người phạm tội (tức là các giải pháp hướng đến việc loại trừ các nguyên nhân hình thành những đặc điểm nhân thân xấu, vốn là những yếu tố đóng vai trò quan trọng làm phát sinh hành vi phạm tội mua bán trái phép chất ma túy). 6
  12. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống lý luận về nhân thân người phạm tội làm nền tảng lý luận cho việc nhận thức, phân tích nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy ở huyện Mộc Châu; - Phân tích làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2012-2016; - Dự báo xu hướng tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, nhất là xu hướng tác động đến hình thành đặc điểm nhân thân tiêu cực của con người; - Kiến nghị các giải pháp tăng cường phòng, chống tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, từ góc độ nhân thân người phạm tội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu củađề tài là nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu. Để nghiên cứu được nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, đề tài dựa trên các số liệu thống kê của cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2012-2016 cũng như trên cơ sở nghiên cứu 100 bản án xét xử sơ thẩm về tội mua bán trái phép chất ma túy của TAND huyện Mộc Châu giai đoạn 2012 – 2016 được sưu tầm một cách ngẫu nhiên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu thân nhân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, từ thực tiễn tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thông qua số liệu thống kê của cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2012-2016. Số liệu nghiên cứu được dựa trên số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2012-2016 cũng như kết quả nghiên cứu của 100 bản án xét xử sơ thẩm tội mua bán trái phép chất ma túy 7
  13. của TAND huyện Mộc Châu giai đoạn 2012-2016 được sưu tầm một cách ngẫu nhiên. Theo quy định tại Điều 170 BLTTHS hiện hành thì có một vụ án xảy ra ở huyện Mộc Châu nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh Sơn La, thẩm quyền xét xử ở địa phương (huyện, tỉnh khác) hoặc tuy thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND huyện Mộc Châu nhưng tỉnh Sơn La thấy cần lấy lên để xét xử. Luận văn sẽ không nghiên cứu những vụ án xảy ra ở huyện Mộc Châu nhưng được tỉnh Sơn La, các địa phương (huyện, tỉnh) khác xét xử sơ thẩm. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tội phạm, các văn kiện của Đảng và các chủ trương, chính sách của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tội phạm ma túy nói riêng trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của tội phạm học, như: phương pháp thống kê, quy nạp, phân tích, so sánh, hệ thống, diễn dịch, logic, xã hội học; nghiên cứu hồ sơ và các phương pháp nghiên cứu chuyên biệt của tội phạm học. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu. Các phương pháp lý luận, phân tích, so sánh, bình luận được sử thực sử trong chương 1 nhằm tập trung làm rõ nhận thức lý luận về nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Trong chương 1, tác giả cũng sử dụng phương pháp tiếp cận từ lý luận chung của tội phạm học để làm rõ những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, bình luận, quy nạp, diễn dịch, suy luận logic, thống kê, nghiên cứu bản án được sử dụng trong chương 2 của luận văn nhằm làm rõ các đặc điểm nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên đia bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La giai đoạn 2012- 2016 cũng như nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực có vai trò quan trọng trong hình thành tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La giai đoạn 2012-2016. Các phương pháp dự báo, phân tích, suy luận logic,quy nạp diễn dịch được sử dụng trong chương 3 nhằm đưa ra dự báo tình hình phạm tội và kiến nghị các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm mua bán 8
  14. trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu từ khía cạnh nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bànhuyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La giai đoạn 2012-2016. Dựa trên sự phân tích lý luận và ứng dụng vào thực tiễn tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu, luận văn đã đưa ra những luận giải, những căn cứ khoa học, từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác phòng, chống tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận tội phạm học nói chung và lý luận phòng, chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp được đề xuất trong đề tài sẽ là cơ sở nghiên cứu và vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Mộc Châu.Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập của các cơ sở đào tạo luật. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1.Những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy; Chương 2.Các đặc điểm nhân thân và nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Chương 3.Dự báo tình hình tội phạm và các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La từ khía cạnh nhân thân 9
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂNTHÂN NGƯỜI PHẠM TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY 1.1. Khái niệm và các đặc điểm của nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy 1.1.1. Khái niệm về nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy 1.1.1.1. Khái niệm người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy Ma túy hiện đang là một vấn nạn trên toàn thế giới, hiểm họa của nhân loại. Ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe con người, là nguyên nhân của các mối bất hòa trong gia đình mà còn khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, bần cùng, là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan truyền rất rộng. Những tác hại và hậu quả của ma túy vẫn đang tác động và gây ảnh hưởng đến nền an ninh, trật tự các quốc gia trên thế giới và trực tiếp Việt Nam; ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người sử dụng chất ma túy, cuộc sống gia đình, người thân và toàn xã hội. Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ma túy, chất ma túy. Theo từ điển tiếng Việt thì: “Chất ma túy (ma túy) là tên gọi chung cho tất cả các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện” [59, tr171]. Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân năm 2005 thì: “Chất ma túy là hợp chất khi đưa vào cơ thế sống có tác dụng làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể” [60, 87]. Luật phòng chống ma túy năm 2013, thì: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” [41, Khoản 1 Điều 2]. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi 2009 và Bộ Luật hình sự năm 2015 thì “Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca; lá, hoa, quả cây cần sa; lá cây coca; quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroin, côcain; các chất ma túy khác ở thể lỏng hay thể rắn” [42, Điều 194], [43, Điều 251]. Trên cơ sở quy định của pháp luật về các thuật ngữ nêu trên, có thể hiểu chất ma túy như sau: “Chất ma túy (ma túy) là các chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn 10
  16. gốc từ tự nhiện hoặc nhân tạo, khi đưa vào cơ thể người, nó làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó, làm cho người sử dụng phải lệ thuộc vào nó và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho người sử dụng và cộng đồng” [66, tr921]. Bên cạnh tác hại chất ma túy đối với cá nhân người sử dụng, cộng đồng và xã hội, chất ma túy còn có tác dụng về y học và nghiên cứu khoa học phục vụ điều chế các thuốc độc dược. Do vậy, hoạt động mua bán chất ma túy đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; cá nhân, tổ chức mua bán trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật. Đối với Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (chưa có hiệu lực) quy định tại Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy; Bộ Luật hình sựViệt Nam năm 1999, sửa đổi 2009 (hiện đang còn hiệu lực) quy định tại Điều 194:Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 và Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào mua bán trái phép chất ma tuý là tội phạm; tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; 2.Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm đặc biệt nghiêm trọng”[42, Điều 12].Trong Bộ luật hình sự xác định, Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý nên chủ thể của tội phạm là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Trên cơ sở quy định của pháp luật, có thể hiểu người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy phải có đủ các điều kiện sau: Một là, người đó phải thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép các chất ma túy được quy định tại Điều 194 của Bộ Luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009; Hai là, chủ thể thực hiện hành vi, tại thời điểm thực hiện hành vi phải từ đủ 14 tuổi trở lên; có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự có thể định nghĩa người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy như sau: Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép các chất ma túy được quy định tại Điều 194 của Bộ luật hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực 11
  17. trách nhiệm hình sự;bị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với họ. 1.1.1.2. Khái niệm nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy * Khái niệm nhân thân người phạm tội Nghiên cứu hệ thống tài liệu [30, tr321], [18, tr8], [26, tr34], [51, 32], [56, tr37], [27, tr38], [64, tr344] cho thấy: Nhân thân con người nói chung và nhân thân người phạm tội nói riêng là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Đó là các đặc điểm, dấu hiệu sinh học, nhân khẩu học, các đặc điểm về xã hội học, đạo đức, tâm lý. Bản chất xã hội của tâm lý nhân thân biểu hiện ở chỗ nó không bị quy về các đặc thù tâm lý cá nhân của con người, mà là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng trong sự phát triển và hình thành của nó. Với nghĩa đó nhân thân kế thừa và phản ảnh kinh nghiệm xã hội của mọi thế hệ đi trước, tiếp xúc ở một chừng mực nào đó với các thành tựu văn hoá, lao động, sáng tạo, ứng xử xã hội mang tính nhân loại chung của các dân tộc khác nhau và đồng thời nắm bắt lấy chúng. Ngoài ra nhân thân bao giờ cũng thể hiện trong mình các đặc điểm của chế độ xã hội nhất định trong ý thức giai cấp, trong thế giới quan chung và lý tưởng chính trị của riêng nó Nhân thân người phạm tội, dù cho tự nó có những biểu hiện này hay biểu hiện khác, kể cả việc thực hiện tội phạm có nguy hiểm đến đâu chăng nữa, thì để đánh giá đúng về nó và hơn nữa là về nhân thân nói chung cũng chỉ có được trên cơ sở của mọi đặc tính xã hội quan trọng và mọi biểu hiện nhân thân. Chính do tổng thể các đặc điểm và các dấu hiệu xã hội, cấu trúc và mối tương quan giữa chúng như vậy đã đem lại cho chúng ta một quan niệm đầy đủ về người phạm tội và cho phép hiểu được cách xử sự phạm tội của người đó, nguyên nhân và động cơ phạm tội và từ kết quả đánh giá như vậy mới có cơ sở bảo đảm việc tăng cường phòng ngừa tội phạm. Như vậy, có thể hiểu: “Nhân thân người phạm tội được hiểu là tổng các đặc điểm, dấu hiệu các đặc tính quan trọng thể hiện bản chất hội của con người khi vi phạm pháp luật hình sự, mà trong sự kết hợp với các điều kiện bên ngoài đã ảnh hưởng đến xử sự phạm tội của người đó”[30, tr. 122]. * Khái niệm nhân thân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy Nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là sự thể hiện các 12
  18. đặc điểm cá nhân, trong đó phản ánh con đường sinh sống cá thể của người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, sự tồn tại cá nhân của họ - tồn tại được quy định bởi một nội dung cụ thể của các mối quan hệ gia đình, trường học, xã hội [66, tr934]. Đó là môi trường vi mô mà trong đó người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy sống hoạt động và hình thành các đặc điểm nhân thân. Đề cập đến nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là nói đến các đặc điểm, dấu hiệu cá nhân của con người thực hiện tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, mà dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt nhân thân con người nói chung và nhân thân người phạm tội cụ thể khác nói riêng ở hành vi thực hiện tội phạm, nghĩa là người đó trở thành chủ thể của tội phạm mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của pháp luật hình sự. Đây là cơ sở pháp lý cho việc xác định khái niệm nhân thân người phạm tội ma túy. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy có ý nghĩa quan trọng khi xem xét xử lý người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy; là cơ sở để quản lý, giáo dục cải tạo đối với cá nhân từng con người phạm tội và xây dựng hệ thống các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy nói chung, tội phạm mua bán trái phép chất ma túy nói riêng đạt hiệu quả. Việc xem xét nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy ở nhiều khía cạnh về nhân thân như: giới tính, dân tộc, độ tuổi, nơi cư trú, trình độ văn hóa, địa vị xã hội và nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi cư trú, đạo đức tâm lý, đặc điểm pháp lý hình sự Như vậy, nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của người phạm tội mua bán trái phép chất ma túyđược quy định tại Điều 194 BLHS năm 1999. Đó là các đặc điểm, dấu hiệu về sinh học, nhân khẩu học, các đặc điểm về xã hội học, đạo đức, tâm lý của người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. 1.1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy Trong lý luận tội phạm học, các đặc điểm nhân thân người phạm tội nói chung và các đặc điểm nhân thân người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy được chia thành ba nhóm: Nhóm đặc điểm sinh học, nhóm đặc điểm đạo đức tâm lý và nhóm đặc điểm xã hội [27, tr37-40]. Sau đây chúng ta sẽ làm rõ các nhóm đặc 13