Luận văn Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng: Từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

pdf 131 trang vuhoa 24/08/2022 6400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng: Từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nguyen_tac_cong_bang_trong_phap_luat_hop_dong_tu_go.pdf

Nội dung text: Luận văn Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng: Từ góc nhìn thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ___ NGUYỄN VĂN HIỆU NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ___ NGUYỄN VĂN HIỆU NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Văn Hiệu, mã số học viên: 7701241276A, là học viên lớp Cao học Luật LLM 01, Khóa 24, chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Nguyễn Văn Hiệu
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv TÓM TẮT LUẬN VĂN vi PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG 10 1.1. Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng 10 1.1.1. Các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng 10 1.1.2. Xu hướng phát triển của nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng 14 1.2. Nguồn gốc nhu cầu và khả năng xác định công bằng 17 1.2.1. Từ tự do đến công bằng trong nguyên tắc giao kết hợp đồng 17 1.2.2. Xác định công bằng 21 1.3. Kết luận Chương 1 25 CHƯƠNG 2: CÔNG BẰNG VÀ TỰ DO HỢP ĐỒNG 27 2.1. Hai vấn đề về tự do hợp đồng 27 2.1.1. Tự do ý chí trong giao kết hợp đồng (vấn đề 01) 29 2.1.2. Giới hạn tự do hợp đồng (vấn đề 02) 38 2.2. Sự tương thích, khả năng đảm bảo tự do hợp đồng với các tiêu chí công bằng 41 2.3. Kết luận Chương 2 45 CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VỚI NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG VÀ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DNNVV TẠI VIỆT NAM 47 3.1. Pháp luật về hợp đồng và chức năng kinh tế 47 3.1.1. Nguồn gốc và bản chất 47 3.1.2. Vai trò và ý nghĩa 50 3.2. Nguyên tắc công bằng với bất cân xứng vị thế giao dịch và Chính sách công về DNNVV 51 3.2.1. Tồn tại và khắc phục bất cân bằng vị thế giữa DNNVV và DN lớn hơn 53 3.2.2. Chính sách phát triển DNNVV và pháp luật hợp đồng của Việt Nam 55 3.3. Kết luận Chương 3 60 KẾT LUẬN 63
  5. iii Thúc đẩy phát triển DNNVV bằng một nguyên tắc pháp luật 63 Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng 63 Bất cân xứng vị thế giao dịch và ứng dụng một đạo luật 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i ẤN BẢN i XUẤT BẢN ĐIỆN TỬ xi Trang Web xx DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT xxii VBQPPL xxii HỒ SƠ XÂY DỰNG LUẬT xxiv PHỤ LỤC - 0 - PHỤ LỤC 01: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DNNVV Ở VIỆT NAM - 1 - PL01.1. Từ trước năm 2001 – Gia đoạn tiền chính sách - 1 - PL01.2. Từ 2001 đến 2017 – Hình thành và thúc đẩy chính sách - 2 - PHỤ LỤC 02: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CÔNG - 7 - PL02.1. Kỹ thuật lập chính sách công dựa vào đâu? - 7 - PL02.2. Công cụ thiết kế và thực hiện chính sách - 8 - PL02.3. Đánh giá và hiệu quả của chính sách công - 9 - PL02.4. Các đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV đã thực hiện - 11 - PHỤ LỤC 03: TỰ DO KHÔNG PHẢI LÀ KHẢ NĂNG ĐƯỢC LỰA CHỌN – TỰ DO LÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ, GIỮA CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI, GIỮA CÔNG DÂN VÀ NHÀ NƯỚC. - 16 - PL03.1. Quan điểm cổ đại - 17 - PL03.2. Quan điểm cận - hiện đại - 19 - PL03.3. Hình thành Luật - 25 - PHỤ LỤC i
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ KH-ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động – Thương binh, và Xã hội CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương CSC Chính sách công CSHT-PT Chính sách hỗ trợ-phát triển CSPT Chính sách phát triển DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DoE Khoa Kinh tế thuộc Trường đại học Copenhagen FTAs Các hiệp định thương mại tự do HTX Hợp tác xã Viện khoa học lao động và xã hội thuộc Bộ Lao đông – Thương ILSSA binh và Xã hội JETRO Japan External Trade Organization KTFC Korea Fair Trade Commission Luật HT DNNVV Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 MSMEs Micro, Small and Medium Enterprises Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia. Thuộc NCIF Bộ KH-ĐT Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển NĐ56/2009 DNNVV ban hành ngày 30 tháng 6 năm2009 Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển NĐ90/2001 DNNVV ban hành ngày 23/11/2001. NQ10 Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 1988 Nxb Nhà xuất bản SB Small Business SME Small and Medium Enterprise SMEs Small and Medium Enterprises TCTK Tổng cụ Thống kê TGLV Tác giả luận văn
  7. v TTXVN Thông tấn xã Việt Nam UBTVQH Uỷ ban Thường vụ Quốc hội UCC Uniform Commercial Code UNIDTROIT International Institute for the Unification of Private Law Viện Nghiên cứu kinh tê phát triển thuộc United Nations UNU-WIDER University USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ VBIS Viện phát triển Doanh nghiệp thuộc VCCI VBPL Văn bản pháp luật VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VPQH Văn phòng Quốc hội
  8. vi TÓM TẮT LUẬN VĂN Hợp đồng là thỏa thuận trao đổi lợi ích giữa các bên. Tự do không còn luôn mang đến sự công bằng từ một luật tư về nghĩa vụ. Pháp luật ngày càng quan tâm tới tình huống bất cân xứng vị thế trong thỏa thuận hợp đồng. Công lý thúc bách trái vụ phải thực hiện, và để thỏa thuận là của tự do ý chí, tự do hợp đồng cần đến công bằng như sự bổ trợ cơ bản. DNNVV luôn được ưu tiên bởi CSC và pháp luật vì bao phủ đại đa số ngành nghề, cung cấp trên 75% việc làm xã hội, giúp đảm bảo an sinh và phúc lợi. Nhưng nền kinh tế thị trường thất bại tại điểm mà “bàn tay vô hình” không cùng khối tư nhân vượt qua được. Hạn chế nhân lực, tài chính, thông tin, DNNVV sẽ rơi vào vòng xoáy đi xuống của chất lượng sản phẩm, đạo đức, ủy quyền một sự đổ vỡ tự nhiên từ sự bất cân xứng vị thế giữa DN nhỏ và DN lớn hơn trong cuộc truy lùng lợi ích tối đa. Mục tiêu CSC hướng đến lợi ích lớn nhất cho xã hội: hành động của chính phủ giải quyết khó khăn, bức thiết mà người dân không tự mình vượt qua được. Pháp luật với vai trò công cụ thực hiện CSC là pháp luật hiện thực hóa vào cuộc sống. Pháp luật vị công bằng, vì phát triển. Từ góc nhìn ấy, Pháp luật hợp đồng với vai trò là công cụ tham gia thị trường của mỗi DN, cần đến những quy định, hay đạo luật đảm bảo cho quyền lợi chính đáng được cân bằng với nghĩa vụ của DNNVV khi ký kết với DN lớn hơn đáng kể. Hợp đồng được thực hiện với chi phí thấp nhất, hiệu quả và thỏa đáng lợi ích là động lực thúc đẩy đầu tư, thúc đẩy kinh doanh. Đó cũng chính là động lực để DNNVV phát triển, động cơ để đầu tư vào DNNVV. Nền tảng đầu tiên là hệ thống hóa lý thuyết về công bằng, hướng đến những quy định cụ thể trong lĩnh vực hẹp như hợp đồng thầu phụ, mà tính kế thừa lịch sử đã chỉ ra sự hiệu quả của nó. Từ khoá: hợp đồng, tự do, tự do ý chí, bất cân bằng vị thế, thất bại thị trường, công bằng, nguyên tắc cơ bản, kinh tế thị trường, chính sách công, DNNVV.
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0 với những phương thức sản xuất đang làm thay đổi kết cấu xã hội, thách thức thể chế của mỗi nền kinh tế. CSC, pháp luật cùng vai trò của các chế định pháp lý cần được soi xét dưới giác độ thiết thực và đương đại. Đảm bảo công bằng luôn là nhiệm vụ của pháp luật.1 Công bằng là gì? Một DN yêu cầu bên gia công chỉ được sử dụng thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan khi thực hiện hợp đồng gia công, liệu có phải là một thoản thuận công bằng? Nếu DHL sử dụng những điều khoản “cứng” khi “thuê” các công ty vận tải bản địa thì sẽ có những rủi ro gì? Một khế ước trong xã hội luôn tồn tại đồng thời hai hướng: các bên với nhau; và các bên ấy với phần còn lại của xã hội. Những giá trị xã hội, cộng đồng còn được quy ước là lợi ích công cộng. Tự do hay công bằng cũng cần xét trên hai chiều của mối quan hệ như vậy. Lẽ công bằng tại khoản 3, Điều 45 BLTTDS 2015 chưa đủ đảm bảo cho một nguyên tắc phổ quát về công bằng trong mối quan hệ dân sự. Quan hệ hợp đồng luôn đề cao tự do ý chí, các bên dường như không cần thực hiện hay đảm bảo một nguyên tắc có tên là công bằng. Nhưng những ngoại lệ ngày một nhiều đang làm thay đổi quan niệm này. Việc ra đời của các quy định loại bỏ hiệu lực các điều khoản hợp đồng bất công bằng (Unfair Contract Term Act – UCTA) gần như cùng lúc trong cả cộng đồng Common law và Civil law đã cho thấy điều đó. Và nó tiếp phát triển, từ bảo vệ người tiêu dùng trước các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đầy sức mạnh, thêm vào đó là xác định DNNVV cũng cần được đảm bảo công bằng trong quan hệ hợp đồng với DN lớn hơn. DNNVV hết sức quan trọng. Hoa Kỳ có 28,8 triệu DNNVV, chiếm 99,7% số DN, sử dụng 58,6 triệu lao động tức 48% lực lượng tư nhân2; Nhật Bản là có 3.8 triệu DNNVV, bằng 99,7% tổng số DN, thu hút 33.61 triệu lao động tức hơn 70% lực lượng lao động;3 Hàn Quốc là: 3,2 triệu, chiếm 99% tổng số DN thu hút 87,9% tức 1 Lê Quang Vy, Lương Văn Trung, 2015, Lẽ công bằng, công lý và vai trò của tòa án, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, truy cập lần cuối ngày 29/2/2018. 2 U.S. Small business Administration, 2016, United States Small Business Profile 2016, SBA Office of Advocacy, tr.1. 3 Tham khảo tại cơ quan SMEs Nhật Bản, [truy cập lần cuối ngày ngày 15/11/2017]
  10. 2 khoảng 15 triệu lao động, đóng góp 37,5% về tổng lượng hàng hoá xuất khẩu.4; Thái Lan là: 3 triệu DNNVV, chiếm trên 99% tổng số DN thu hút 10,5 triệu lao động, chiếm 78,2% tổng số người làm việc, giá trị sản lượng chiếm 37,8% GDP;5 và tại Việt Nam là: 98% trên tổng số gần 600.000 DN cả nước, và chiếm 41% nguồn thu ngân sách, 49% GDP, 78% lao động toàn xã hội.6 Nên DNNVV không chỉ là xương sống của nền kinh tế mà còn đảm bảo an sinh, tạo dựng phúc lợi xã hội, cân bằng cơ cấu ngành nghề và là chiếc nệm hơi chống lại những cuộc khủng hoảng kinh tế bằng sự nhỏ bé và linh động của chính mình.7 Nên CSC về DNNVV luôn được ưu tiên hàng đầu. Sáng kiến lập pháp đến từ mục tiêu chính sách, nhưng chính sách hỗ trợ (phát triển) DNNVV của chúng ta có mục tiêu là gì? Mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020? 8 Và giải pháp cho mục tiêu là khắc phục những yếu thế bản sinh về vốn, nhân lực . có lẽ ngân sách quốc sẽ không bao giờ là đủ. Một giải pháp pháp lý về cơ bản rẻ hơn và có hướng tới khắc phục những gì thị trường không tự mình đạt được sẽ là giải pháp căn cơ cho động lực của phát triển. Từ những vấn đề đã nêu về nhu cầu nghiên cứu, với góc độ pháp luật kinh tế ứng dụng, người học chọn đề tài: NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG: TỪ GÓC NHÌN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu và chứng minh cho giả thuyết: Công bằng là nguyên tắc đang phát triển trong pháp luật hợp đồng. Công bằng cũng có thể xác định trên một khung lý thuyết cụ thể về nội hàm cũng như cấu trúc. Từ đó làm nền tảng để 4 Bộ SMEs và Startups Hàn Quốc, Status of Korean SMEs, [truy cập lần cuối ngày 22/11/2017] 5 NCSEIF, Hoạt động của các DNNVV trong khối ASEAN, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương. [truy cập lần cuối ngày 23/8/2017] 6 WT5 – Nhóm làm việc Hỗ trợ DNNVV, 2016, Đề xuất chính sách cho Luật HT DNNVV Việt Nam 2017, Sáng kiến chung Việt Nhật – Gia đoạn VI, JETRO, tr.7. 7 Tham khảo các tài liệu: - Lê Phương, 2016, Chính sách tài chính hỗ trợ DNVVN đổi mới công nghệ, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, tập 32, số 2. tr.75-82. - Trần Minh Sơn, 2008, Thực tiễn cơ chế đảm bảo tiền vay đối với các DNNVV, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12 (128), tháng 8/2008, tr.39-42. 8 Đức Minh, 2017, Đến năm 2020, Việt Nam phải có 1 triệu DN, Báo điện tử Thời báo Tài chính Việt Nam, Bộ Tài chính, doanh-nghiep-42140.aspx, [truy cập lần cuối ngày 23/12/2017]
  11. 3 củng cố, xây dựng những quy phạm pháp luật công bằng cho hợp đồng có sự bất cân xứng về vị thế giao dịch. Cụ thể hơn, nhóm DNNVV khi tiến hành giao kết với DN lớn hơn, mà vẫn không làm mất đi vai trò trung tâm của tự do ý chí. Và với vai trò công cụ thực hiện CSC, pháp luật hợp đồng với nguyên tắc công bằng góp phần khắc phục khuyết điểm của thị trường tự do, đảm bảo hiệu quả chính sách. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 1. Có hay không nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng? 2. Nguyên tắc ấy có xung đột với tự do ý chí và tự do hợp đồng? 3. Nguyên tắc công bằng có vai trò như thế nào trong thúc đẩy sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam? 3. Tình hình nghiên cứu 3.1. Vấn đề: Nguyên tắc công bằng trong giao kết hợp đồng Là vấn đề ít xuất hiện trong các phân tích luật học ở Việt Nam. Trên thế giới, các nghiên cứu về công bằng (fair, justice, impartial, ) xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu về hợp đồng, có thể kể đến: Florian Rödl với Contractual Freedom, Contractual Justice, and Contract Law (Theory), 9 hay Satu Kähkönen và Patrick Meagher trong Contract Enforcement and Economic Performance,10 thậm chí phát triển những học thuyết về điều khoản không công bằng (Unconscionability doctrine), thỏa thuận lại hợp đồng trong điều kiện khó khăn (Undue Hardship), hay hạn chế rút lui khỏi hợp đồng (Promissory Estoppel). Nó cũng là sự phát triển hiện đại của nguyên tắc cân bằng lợi ích hợp đồng rebus sic stantibus, luôn đứng cạnh nguyên tắc tuân thủ hợp đồng (pacta sunt servanda). Vai trò của công bằng trong pháp luật hợp đồng cũng là một khía cạnh mà pháp luật hợp đồng đương đại thực sự quan tâm và hướng đến. Trong đó có Rosalee S Dorfman với The Regulation of Fairness and Duty of Good Faith in English Contract Law: A Relational Contract Theory Assessment, 11 Bhag Singh với Fairness in contracts,12 9 Florian Rödl, 2013, Contractual Freedom, Contractual Justice, and Contract Law (Theory), Law and Contemporary Problems – Journal, Vol 76, số 2 năm 2013, tr. 57-70 tại [tải xuống lần cuối ngày 13/01/2018] 10 Satu Kähkönen, Patrick Meagher, 1997, Contract Enforcement and Economic Performance, Journal of African Development, African Finance and Economic Association, vol. 4(1), pages 9-30. Từ kho dữ liệu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ: [tải xuống lần cuối ngày 29/10/2017] 11 Rosalee S Dorfman, 2013, The Regulation of Fairness and Duty of Good Faith in English Contract Law: A Relational Contract Theory Assessment, Leeds Journal of Law & Criminology • Vol. 1 No. 1, tr.91-116. 12 Bhag Singh, 2010, Fairness in contracts, contracts/, [truy cập lần cuối ngày 13/01/2018]
  12. 4 Nhưng các nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn ứng dụng ấy cũng chưa hướng tới một hệ thống pháp luật với đặc điểm riêng biệt về xã hội và kinh tế như Việt Nam. Ở góc độ này, Yves Marie Latheir trình bày Những nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng trong pháp luật Pháp,13 trong khuôn khổ đóng góp xây dựng pháp luật Việt Nam. Nguyên tắc công bằng đã được chỉ ra, song nghiên cứu chi tiết và mang tính ứng dụng thực tiễn cũng chưa thật sự hướng đến vấn đề về phát triển kinh tế. Gần nhất có thể kể đến Phạm Hoàng Giang với Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng.14 Đây là bài viết đã tóm tắt nhiều ý tưởng mà TGLV đề cập đến. Song điểm mới của luận văn đó là: đã đi sâu nghiên cứu các khái niệm pháp lý, làm cơ sở hình thành lý luận, để từ đó, bên cạnh yêu cầu của thực tế mà đi đến tạo dựng các quy tắc pháp luật, xây dựng thiết chế để hợp đồng được tạo lập với chi phí thấp nhất, giúp tăng niềm tin nhà đầu tư, kích thích phát triển kinh tế. Hướng đến nền kinh tế chia sẻ, bền vững của xã hội văn minh. 3.2. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng hay bên yếu thế Vấn đề đảm bảo quyền lợi hay cân bằng lợi ích giữa bên yếu thế và bên mạnh thế không còn là vấn đề mới ngay cả ở nước ta. Từ năm 1999, bằng Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng và Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa mở ra cơ sở cho nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng. Sau này là những quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Cũng như các quy định trong BLDS 2005, BLDS 2015 và Thương mại 2005 đã góp phần hình thành cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đó là một trong những khía cạnh cơ bản mà pháp luật bảo vệ bên yếu thế đề cập đến. Các nghiên cứu có hướng đến pháp luật về bảo vệ bên yếu thế từ nhu cầu cân bằng lợi ích mà giới hạn tự do hợp đồng như Những giới hạn của ý chí và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay của Nguyễn Trọng Điệp và Cao Thị Hồng Giang15, hay Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong gia đoạn tiền hợp đồng – pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới của Nguyễn Bình Minh, Hà Công Anh Bảo; và Quyền con người và giới hạn tự do hợp đồng của Nguyễn Thị Thu Trang, đưa đến những kết luận về việc chia tách các khía cạnh của một nguyên 13 Yves Marie Latheir, 2012, Những nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng trong pháp luật Pháp, Civilawinfor tổng hợp từ Kỷ yếu toạ đàm về sửa đổi BLDS của Nhà pháp luật Việt – Pháp, ngày 14-15/6/2012. luat-php/, [truy cập lần cuối ngày 01/02/2018] 14 Phạm Hoàng Giang, 2006, Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10 năm 2006, tr. 28-31. 15 Nguyễn Trọng Điệp
  13. 5 tắc tổng quát đảm bảo cân bằng lợi ích và công bằng giữa quyền lợi với nghĩa vụ, nhưng chưa chỉ ra nguyên tắc phổ quát ấy. Gần đây hơn, Nguyễn Khánh Trung và Trần Thị Kim Phương có đánh giá về mối quan hệ bất cân bằng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại qua nghiên cứu Cân bằng lợi ích giữa các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại – Lý luận và thực tiễn. Song nghiên cứu dừng lại ở khẳng định về sự căng thẳng trong quan hệ nhượng quyền thương mại giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, sự cân bằng lợi ích sẽ thúc đẩy sự thiện chí cũng như thúc đẩy thực hiện hợp đồng, mang về lợi ích cho cả hai bên. Nghiên cứu cũng đánh giá rằng thiện chí và trung thực là không đủ để làm nên một hợp đồng nhượng quyền công bằng, mà nó cần đến những quy định có tính bắt buộc của pháp luật. Và hai tác giả đã bỏ qua vị thế thương lượng khi tiến hành thỏa thuận, tình trạng phụ thuộc (lock-in) khi thực hiện hợp đồng, cũng như tác động mang tính lợi ích xã hội của hợp đồng nhượng quyền để làm nền tảng cho quy định can thiệp của pháp luật vào tự do hợp đồng. Quá trình phát triển của khu vực pháp luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật Anh-Mỹ xây dựng một học thuyết nền tảng cho sự can thiệp của Tòa án vào tự do hợp đồng đó là học thuyết về giao dịch không công bằng (Unconscionability Doctrine). Học thuyết là nền tảng của Unfair Contract Terms Act 1977 và phát triển Sale of Goods Act 1979, Supply of Goods and Services Act 1982 tại Vương quốc Anh, cũng như Chỉ thị chung về điều khoản lạm dụng năm 1993 (93/13/EEC) của Liên minh Châu Âu và những quy định sau này. Unconscionability không chỉ ra đâu là công bằng nhưng không công bằng được biểu hiện trên các yếu tố: 1, bên yếu thế phải ở trong một tình trạng bất lợi một cách nghiêm trọng vì những yếu điểm hoặc hạn chế nhất định; 2, bên ngược lại có những hành động không đúng để trục lợi từ bất lợi của bên kia, 3, các điều khoản trong hợp đồng không công bằng hoặc mang tính ép buộc; 4, bên yếu thế không nhận được sự tư vấn pháp lý độc lập nào (khả năng tiếp cận pháp luật bị hạn chế).16 Đó là cơ sở để các luật gia phát triển các quan điểm về công bằng và bảo vệ bên yếu thế trong pháp luật hợp đồng. Như Josse .G Klijnsmat với Contract Law as Fairness. A Rawlsian Perspective on the Position of SMEs in European Contract Law đã kết hợp Unconscionability Doctrine với công lý, công bằng trong hệ thống học thuyết của 16 Janet O’Sullivan, Jonathan Hilliard, 2012, The law of contract (5th Edition), Oxford University Press, Oxford, tr.292-293.
  14. 6 John Rawls để đưa DNNVV trở thành đối tượng cần bảo vệ trước sự bất công bằng xuất hiện do tình trạng yếu thế gây ra. Các vấn đề phát triển ngoài Việt Nam đã chỉ ra rằng, nền tảng của các quy định được xây dựng trên sự thử thách và đặc thù từ thực tiễn áp dụng các lý luận pháp lý hay học thuyết pháp lý. Nên, một nghiên cứu hướng đến hình thành nền tảng đó ở Việt Nam và mở rộng đối tượng theo xu hướng phát triển chung là cần thiết nhưng chưa xuất hiện. 3.3. Vấn đề nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Trong số rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam hướng đến mảng đề tài này, có thể kể đến: Về mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và trật tự công cộng hay các nguyên tắc cơ bản, của Phan Huy Hồng và Nguyễn Thanh Tú,17 Lê Hồng Hạnh với Những nguyên tắc cơ bản trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) nhìn từ kỹ thuật lập pháp, 18 và Mục đích chính sách của Bộ luật Dân sự và ảnh hưởng của nó tới những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự.19 Các nghiên cứu chưa hướng đến nguyên tắc công bằng và khả năng ứng dụng của nguyên tắc này. Đó cũng là điểm mới của luận văn khi hướng đến nội dung nghiên cứu. 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Mượn góc nhìn của các nhà lập chính sách và lập pháp, đề tài mong muốn đóng góp những suy nghĩ sơ khởi về việc hình thành lý luận cũng như quy định về một nguyên tắc có tính tương thích và ứng dụng cao trong pháp luật hợp đồng. Về cơ bản, công bằng có thể mang lại cho nhà nhà lập pháp và nhà lập chính sách cơ sở để triển khai những quy định có tính “can thiệp” dựa trên tự do của hợp đồng. Điều chỉnh những khiếm khuyết của chi phí và thông tin bất cân xứng, điều luôn là rào cản của bên yếu hơn trên con đường tìm kiếm lợi ích tương xứng thông qua quan hệ trao đổi của hợp đồng. Lợi ích chính đáng luôn là động lực phát triển trong một thị trường tự do. 17 Phan Huy Hồng, Nguyễn Thanh Tú, 2012, Về mối quan hệ giữa quyền tự do kinh doanh và trật tự công cộng hay các nguyên tắc cơ bản, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, 2012, Số 01 (68), tr.59- 71. 18 Lê Hồng Hạnh, 2014, Những nguyên tắc cơ bản trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) nhìn từ kỹ thuật lập pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, 2014, Số 9 (317), tr.15-24. 19 Lê Hồng Hạnh, 2014, Mục đích chính sách của Bộ luật Dân sự và ảnh hưởng của nó tới những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự, Tạp chí Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2014, Số9 (172), tr.16-24.
  15. 7 4.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là khả năng phát triển như một nguyên tắc độc lập cũng như sự tương thích, bổ trợ của công bằng vào tự do trong pháp luật hợp đồng. Áp dụng cụ thể cho thúc đẩy sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam thông qua vai trò công cụ của pháp luật trong thực hiện CSC. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Cùng với tốc độ phát triển của kinh tế, những nghiên cứu cơ bản về pháp luật hợp đồng đang diễn ra với nội dung và phạm vi ngày một rộng tại các cộng đồng khác nhau trên thế giới. Và về công bằng tất nhiên sẽ kéo theo những tranh luận thể hiện tính đa chiều của quan hệ xã hội, nhất là với một môi trường nhiều đặc thù. Và tính ứng dụng của nó đang được áp dụng qua những quy phạm của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Trong giới hạn nghiên cứu pháp luật hợp đồng, luận văn tập trung vào nội dung hình thành khái niệm và cấu trúc của nguyên tắc hướng tới là công bằng. Đồng thời chứng minh sự tương thích và bổ trợ với nguyên tắc nền tảng của là tự do với tự do ý chí. Nội dung cũng không đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề cụ thể về pháp luật bảo vệ bên yếu thế hay về hợp đồng mẫu hoặc về một mẫu hợp đồng cụ thể như hợp đồng gia nhập, hợp đồng điện tử, hợp đồng nhượng quyền thương mại,v.v . Kể cả hợp đồng thầu phụ cũng được phân tích cơ bản ở vai trò ứng dụng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, cụ thể là phát triển DNNVV, đảm bảo phúc lợi xã hội. Nguyên tắc công bằng (Equity) đước sử dụng trong pháp luật nước Anh với vai trò bổ trợ cho hệ thống Common law, và nó có chiều dài lịch sử phát triển cũng như đặc điểm riêng biệt mà luận văn sẽ không đủ dung lượng để đề cập đến. Các nghiên cứu Anh ngữ cũng sử dụng thuật ngữ khác ngoài equity. Giới hạn luận văn xin được tách equity ra khỏi đối tượng nghiên cứu cơ bản. Về mặt thời gian, bên cạnh các học thuyết và các quy định pháp luật được nghiên cứu, đề tài hướng đến khoảng thời gian chính sách về DNNVV hình thành và phát triển từ sau đổi mới, đến bước ngoặt là sự ra đời Luật HT DNNVV 2017 ở Việt Nam, với nhu cầu phát triển chính sách từ sự học tập mô hình của Hàn Quốc và Nhật Bản như Bộ KH-ĐT đã khẳng định. Thời gian nghiên cứu trong khuân khổ đào tạo chung của Đại học Kinh tế Tp.HCM.
  16. 8 5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết - Phương pháp lịch sử20 được sử dụng để làm rõ nguồn gốc và mục đích thực sự của quá trình hình thành khái niệm tự do ý chí. - Phương pháp ROCCIPI21 được áp dụng vào CSC về DNNVV. Phụ lục 01 thể hiện quá trình hình thành và phát triển chính sách về DNNVV. CSC phát triển DNNVV trục trặc khi đặt mục tiêu về số lượng DN. Từ mục tiêu ấy, các phương pháp giải quyết được đưa ra theo hướng nâng cao lợi ích (I), mà không quan tâm đến yếu tố cơ hội (O) phát triển đồng đều như đặc tính của khối DNNVV là bao quát các lĩnh vực trong xã hội; tập trung nhiều vào thay đổi quy trình, thủ tục (P) hành chính, mà không nhận thấy vấn đề ở trong chính quy tắc (R) hành xử của các DN; yếu tố năng lực (C) của nhà nước luôn hữu hạn trước những yêu cầu của luôn thay đổi của thị trường mà đại diện là DN; truyền thông về chính sách và giải pháp chính sách (C) ở bề nổi, DN khó tiếp cận những thông tin chi tiết; và ý thức hệ (I) của DN xa rời chính sách vì tiêu cực của khối nhà nước luôn tồn tại, những DN tiếp cận được lại lạm dụng chính sách, thậm chí tham nhũng chính sách. Từ đó, lựa chọn vấn đề quy tắc (R) và yếu tố cơ hội (O), bên cạnh phân tích lý thuyết về CSC tại Phụ lục 02, TGLV nhận ra vấn đề nằm trong xác định mục tiêu chính sách (được giải quyết trong Phụ lục 02) và xây dựng một nguyên tắc để tạo ra một cơ chế về cơ hội phát triển đồng đều trên điều kiện đặc thù về năng lực và ý thức hệ tại Việt Nam. Góc độ pháp luật kinh tế ứng dụng, nội dung chính của luận văn tập trung vào phân tích quy tắc bên cạnh yếu tố cơ hội như một kết quả của phương pháp tìm kiếm ROCCIPI trong tìm kiếm nhu cầu cải cách pháp luật. - Phương pháp so sánh pháp luật22 được áp dụng trong đánh giá về thực trạng áp dụng, phát triển các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự và hợp đồng của Việt Nam và Cộng hòa Pháp. Phương pháp cũng được áp dụng khi đối chiếu các quy định trong các văn bản pháp luật liên đới tới chính sách công về DNNVV của Hàn Quốc và Nhật Bản với các quy định của pháp luật Việt Nam trong cùng lĩnh vực. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Luận văn là tác phẩm thứ hai sau Sự phát triển của pháp luật hợp đồng từ nguyên tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng của Phạm Hoàng Giang nhắm tới 20 Văn Tạo, 1995, Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, Viện Sử học xuất bản, Hà Nội, tr. 38. 21 Phạm Duy Nghĩa, 2014, Phương pháp nghiên cứu luật học, Nxb Công an Nhân dân, tr.67-70. 22 Phạm Duy Nghĩa, 2014, tlđd, tr.92.
  17. 9 vấn đề: nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng tại Việt Nam. Một cách cụ thể hơn, luận văn chỉ rõ quá trình phát triển của tự do và công bằng trong quan hệ dân sự. Một sự thích nghi và bổ trợ ngày càng rõ nét, hướng tới những quy tắc pháp luật có tính thúc đẩy phát triển xã hội. Luận văn cũng chứng minh xu hướng phát triển của pháp luật một số nước có nền kinh tế trình độ cao, đang cố gắng bắt kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế, khi nhắm đối tượng DNNVV trở thành một chủ thể cần bảo vệ bằng nguyên tắc chống điều khoản bất công bằng trong hợp đồng với DN có vị thế cao hơn. Từ đó làm cơ sở cho đề xuất, cũng như áp dụng nguyên tắc kế thừa lịch sử, để hạn chế rủi ro trong đề xuất pháp lý. Nghiên cứu đưa ra những suy nghĩ sơ khởi nhất qua quá trình TGLV đánh giá tác động của vấn đề bên cạnh các nghiên cứu ngoài Việt Nam. Từ đó hướng tới phát triển lý luận pháp lý cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề đã nêu. Góp phần tạo lập góc nhìn pháp lý về quan hệ hợp đồng giữa DNNVV với DN lớn hơn trong bối cảnh kinh tế thị trường của nền kinh tế tự do toàn cầu, từ đó đưa ra những quy định góp phần kích thích phát triển nền kinh tế, thúc đẩy sựu phát triển của DNNVV tại Việt Nam.
  18. 10 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG Trong Contract Enforcement and Economic Performance, Satu Kähkönen và Patrick Meaghe nhận định rằng ở cả các nước phát triển và đang phát triển, các hợp đồng được quản lý bởi cả nhà nước và những cơ chế phi nhà nước. Hiệu quả của các cơ chế thực thi hợp đồng còn phụ thuộc vào đặc điểm của hàng hóa được trao đổi, chi phí sử dụng cơ chế, và khả năng dự đoán kết quả hợp đồng. Nhà nước và hệ thống pháp luật vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng trong tạo dựng thể chế thúc đẩy kinh tế bằng hợp đồng được thực hiện công bình và có thể dự đoán được.23 Công bình (công bằng: theo đúng lẽ phải, không thiên vị24) được dùng nguyên bản bằng từ impartial, Oxford Dictionary định nghĩa đơn giản là đối xử bình đẳng, công bằng, không thiên vị.25 Khái niệm bình đẳng có lẽ đã rất quen thuộc trong pháp luật hợp đồng Việt Nam, và đó là sự bình đẳng trước pháp luật, tức sự ngang bằng về địa vị pháp lý, trong khi công bằng lại mới chỉ xuất hiện trong BLDS 2015 trong cụm thuật ngữ lẽ công bằng. Luật Hợp đồng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định các nguyên tắc bắt buộc trong giao kết hợp đồng, tại Điều 5 ghi: “Các bên phải tuân thủ nguyên tắc công bằng khi ấn định các quyền và nghĩa vụ của mình.26 Như thế nào là công bằng, liệu tồn tại một nguyên tắc về công bằng trong khế ước đồng thời tương thích với triết lý tự do hợp đồng và phù hợp với môi trường pháp luật Việt Nam? 1.1. Nguyên tắc công bằng trong pháp luật hợp đồng 1.1.1. Các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng Các nguyên tắc là nội dung cơ bản của pháp luật hợp đồng, tuy nhiên vẫn cần “luận giải” dựa trên quy định cụ thể của pháp luật, và điều này là cần thiết trong bối 23 Satu Kähkönen, Patrick Meagher, 1997, tlđd, tr. 9-30. 24 Viện ngôn ngữ học, 2006, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng. 25 “Treating all rivals or disputants equally; fair and just.” Oxford Dictionaries – Powered by Oxford University Press, 2017, tại: [truy cập lần cuối ngày 27/10/2017] 26 Bản dịch của Vụ Pháp chế - Bộ Thương mại (Tài liệu Ban soạn thảo Luật Thương mại sửa đổi). Từ bản gốc của WIPO: Contract law of The People's Republic of China, 1999. “Article 5: Fairness The parties shall abide by the principle of fairness in prescribing their respective rights and obligations.”