Luận văn Nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam

pdf 102 trang vuhoa 24/08/2022 4320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nguyen_tac_binh_dang_doanh_nghiep_trong_phap_luat_v.pdf

Nội dung text: Luận văn Nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T G ĐẠI C I T T À C MINH A TẤ ĐÔ GUYÊ TẮC BÌ ĐẲ G DOANH G IỆ T O G Á LUẬT VIỆT AM LUẬ VĂ T ẠC SĨ LUẬT C TP. C MI – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T G ĐẠI C I T T À C MINH P A TẤ ĐÔ GUYÊ TẮC BÌ ĐẲ G DOANH G IỆ T O G Á LUẬT VIỆT AM Chuyên ngành: Luật inh tế Mã số: 60380107 LUẬ VĂ T ẠC SĨ LUẬT C gười hướng dẫn khoa học: TS. T Ầ UỲ T A G Ị TP. C Í MINH – Năm 2017
  3. i L I CAM ĐOA Tôi tên là han Tấn Đô – mã số học viên: 7701250442A, là học viên lớp Cao học Luật LV_K25_Luat, Khóa 25-2 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. ọc viên thực hiện han Tấn Đô
  4. ii MỤC LỤC T A G Ụ BÌA L I CAM ĐOA i MỤC LỤC ii DA MỤC C Ữ VI T TẮT v Ầ MỞ ĐẦU 1 C Ơ G 1. 6 Ữ G VẤ ĐỀ LÝ LUẬ VỀ GUYÊ TẮC BÌ ĐẲ G DOA G IỆ T O G ĐIỀU IỆ I T T Ị T G 6 1.1 C c kh i niệm c n iên uan 6 1.1.1 Khái niệm về bình đ ng 6 1.1.2 Khái niệm về doanh nghiệp 8 1.1. Khái niệm về bình đ ng doanh nghiệp 10 1.2 L ch s h t t i n nguyên t c nh ng doanh nghiệ t ong iến h Việt Nam 12 1.2.1 Hiến pháp năm 1946 13 1.2.2 Hiến pháp năm 1959 13 1.2. Hiến pháp năm 1980 14 1.2.4 Hiến pháp năm 1992 (2001) 14 1.2.5 Hiến pháp năm 2013 17 1.3 L ch s h t t i n nguyên t c nh ng doanh nghiệ trong Luật Doanh nghiệ Việt am 18 1. .1 iai đoạn trước 1990 19 1.3.1.1 Thời kỳ Pháp thuộc 19 1.3.1.2 Miền Nam – Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa 20 1.3.1.3 Miền Bắc – Xây dựng Xã hội Chủ nghĩa (đến năm 1975) 21 1.3.1.4 Đất nước thống nhất cho đến trước khi đổi mới kinh tế 22 1.3.2 iai đoạn 1990 – 1999 23 1.3.3 iai đoạn 2000 – 06/2006 23 1.3.4 iai đoạn 07/2006 – 06/2015 24 1.3.5 iai đoạn 07 2015 đến nay 24 1.4 guyên t c nh ng doanh nghiệ t ong h uật uốc tế 24 1.4.1 Nguyên tắc bình đ ng doanh nghiệp trong WTO 26 1.4.2 Nguyên tắc bình đ ng doanh nghiệp trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) 27 1.4.2.1 Nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) 27 1.4.2.2 Nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp trong Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) 28 1.4. Nguyên tắc bình đ ng doanh nghiệp trong pháp luật các nước 29 1.4.3.1 Nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp trong pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức 30 1.4.3.2 Nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp trong pháp luật Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 31 * Ti u kết uận chư ng 1 32 C Ơ G 2. 33
  5. iii T ỰC TIỄ GUYÊ TẮC BÌ ĐẲ G DOA G IỆ T O G Á LUẬT VIỆT AM 33 2.1 guyên t c nh ng doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệ 33 2.1.1 Nội dung cơ bản quyền bình đ ng doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 33 2.1.1.1 Bình đẳng lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh 34 2.1.1.2 Bình đẳng đăng ký ngành, nghề kinh doanh 35 2.1.1.3 Bình đẳng trong quá trình hoạt động 35 2.1.2 Thực tiễn nguyên tắc bình đ ng doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 36 2.1.2.1 Bất bình đ ng lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh 36 2.1.2.1.1 Giai đoạn 1990 – 1999 36 2.1.2.1.2 Giai đoạn 2000 – 06/2006 37 2.1.2.1.3 Giai đoạn 7/2006 – 06/2015 39 2.1.2.1.4 Giai đoạn 7/2015 đến nay 39 2.1.2.2 Bất bình đ ng đăng ký ngành, nghề kinh doanh 40 2.1.2.2.1 Giai đoạn 1990 – 1999 41 2.1.2.2.2 Giai đoạn 2000 – 06/2006 42 2.1.2.2.3 Giai đoạn 7/2006 – 06/2015 42 2.1.2.2.4 Giai đoạn 7/2015 đến nay 43 2.1.2. Bất bình đ ng trong quá trình hoạt động 44 2.1.2.3.1 Giai đoạn 1990 – 1999 44 2.1.2.3.2 Giai đoạn 2000 – 06/2006 44 2.1.2.3.3 Giai đoạn 07/2006 – 06/2015 45 2.1.2.3.4 Giai đoạn 7/2015 đến nay 47 2.2 guyên t c nh ng doanh nghiệ t ong h uật chuyên ngành 49 2.2.1 Luật Đầu tư 49 2.2.2 Luật Đất đai 50 2.2. Luật Kinh doanh bất động sản 52 2.2.4 Các Luật thuế 53 2.2.5 Luật Kế toán Luật Kiểm toán độc lập 55 * Ti u kết uận chư ng 2 58 C Ơ G 3. 59 GUYÊ Â VÀ GIẢI Á OÀ T IỆ GUYÊ TẮC BÌ ĐẲ G DOA G IỆ T O G Á LUẬT VIỆT AM 59 3.1 Nguyên nhân gây ất nh ng doanh nghiệ 59 .1.1 Nguyên nhân từ phía Nhà nước 59 3.1.1.1 Pháp luật chưa bảo đảm nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp 60 3.1.1.2 Năng lực của cán bộ, công chức và đạo đức công vụ chưa bảo đảm nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp 61 3.1.1.3 Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân để bảo đảm bình đẳng doanh nghiệp chưa đồng bộ 62 .1.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp 63 3.1.2.1 Chưa xây dựng văn hóa doanh nghiệp 63 3.1.2.2 Chưa có biện pháp giáo dục liêm chính 63 3.2 Gi i h hoàn thiện nguyên t c nh ng doanh nghiệ t ong h uật Việt Nam 65 .2.1 iải pháp hoàn thiện về lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh 65 .2.2 iải pháp hoàn thiện quy định ngành, nghề kinh doanh 66
  6. iv .2. iải pháp hoàn thiện bình đ ng doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh 67 * Ti u kết uận chư ng 3 68 T LUẬ C U G 69 DA MỤC TÀI LIỆU T AM ẢO 71 DA MỤC VĂ BẢ QUY ẠM Á LUẬT 91
  7. v DA MỤC C Ữ VI T TẮT Chữ viết STT Tiếng Anh Tiếng Việt t t The ASEAN Hiệp định đầu tư toàn 01 ACIA Comprehensive Investment diện ASEAN Agreement ASEAN Economic Cộng đồng kinh tế 02 AEC Community ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia 03 ASEAN Asian Nations Đông Nam Á 04 BLDS Bộ Luật Dân sự 05 BLTM Bộ Luật Thương mại Central Institute for Viện Nghiên cứu Quản lý 06 CIEM Econmic Management Trung ương 07 CT Công ty 08 CTCP Công ty cổ phần 09 CTHD Công ty hợp danh 10 DN Doanh nghiệp 11 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 12 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 13 DV Dịch vụ 14 ĐTNN Đầu tư nước ngoài Hiệp định thương mại tự 15 FTA Free Trade Agrement do Free Trade Agrement Hiệp định thương mại tự Between The European Union 16 EVFTA do Việt Nam – Liên minh châu and The Socialist Repulic of Âu Vietnam 17 KD-BĐS Kinh doanh bất động sản Organisation for Tổ chức hợp tác và phát 18 OECD Economic Co-operation and triển kinh tế Development
  8. vi Provincial Chỉ số năng lực cạnh 19 PCI Competitiveness Index tranh cấp tỉnh 20 TNCN Thu nhập cá nhân 21 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 22 TNHH Trách nhiệm hữu hạn Trans-Pacific Strategic Hiệp định Đối tác xuyên 23 TPP Economic Partnership Thái Bình Dương Agreement Chamber of Commerce Phòng Thương mại và 24 VCCI and Industry of Viet Nam Công nghiệp Việt Nam 25 XHCN Xã hội chủ nghĩa 26 XN Xí nghiệp 27 WB World Bank Ngân hàng thế giới WIPO World Intellectual Tổ chức Sở hữu Trí tuệ 28 Property Organization Thế giới WTO World Trade Organisaton Tổ chức Thương mại thế 29 giới
  9. vii TÓM TẮT LUẬ VĂ Sự thịnh vượng của một quốc gia phụ thuộc vào việc bảo đảm bình đ ng, không loại trừ chủ thể nào trong xã hội.1 Khác với quyền bình đ ng tự nhiên của con người, quyền bình đ ng doanh nghiệp (DN) do Nhà nước quy định và bảo đảm thi hành. Việc mở rộng hay hạn chế quyền bình đ ng DN là do điều kiện chính trị - kinh tế của mỗi nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Vấn đề công bằng và bình đ ng đã được Việt Nam lựa chọn, nhấn mạnh là mô hình phát triển ngay từ khi trình độ phát triển kinh tế còn ở mức thấp.2 Về nguyên tắc, các thành phần kinh tế đều được Nhà nước bảo hộ, tạo điều kiện phát triển;3 và nguyên tắc bình đ ng DN được bảo đảm khi DN hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.4 Mặc dù c c thành hần kinh tế sẽ không th có sự nh ng thực thụ khi iến h ghi nhận “kinh tế nhà nước giữ vai t ò chủ ạo” và D ược hưởng vô vàng ợi thế,5 nhưng bảo đảm bình đ ng trong Hiến pháp và pháp luật là sự chắc chắn tương lai phát triển của kinh tế tư nhân.6 Ở Việt Nam, vị thế của DN không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực bản thân của DN mà chủ yếu phụ thuộc vào loại hình DN và chủ sở hữu của DN đó; thậm chí còn phụ thuộc vào cơ quan Nhà nước, nên khó có th có c sở h ý thống nhất o m nh ng D .7 Từ khóa: Luật doanh nghiệp; Luật công ty; bình đ ng; giải pháp. 1 Vũ Công iao (2017), “Một số vấn đề lý luận về quản trị tốt”, Nghiên cứu Lập pháp, Số 1+2( 29+ 0), Tháng 1/2017, trang 16. 2 Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Ty (Chủ biên – 2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 1 . 3 Vũ Văn Nhiệm (Chủ biên – 2016), Bình luận khoa học các điều của Hiến pháp nước CHXH Việt Nam năm 2013, NXB Hồng Đức, Hà Nội, trang 168. 4 Trường ĐH Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Tái bản lần 2, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, trang 50-51. 5 Võ Trí Hảo (Chủ biên – 2013), Luận về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 14. 6 Trần Thị Minh Châu (Chủ biên – 2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 155. 7 Tăng Văn Nghĩa (201 ), Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB iáo dục Việt Nam, Hà Nội, trang 6 .
  10. viii ABSTRACT The prosperity of a nation depends on equality's ensurance, not excluding any individuals in society. Unlike the equality of human beings, the right of equality of business entity is regulated and guaranteed by the government’s authority. The expansion or limitation of the right to equality of business is due to the political and economic conditions of each country at various historical periods, contributing to economic development. The equality and justice has been selected by Viet Nam, emphasizing as the model to be developed since the level of economic development is still low. In principle, all economic sectors are protected by government’s authority, are provided with favorable conditions for development; and the principle of equality of business is guaranteed when the business is operating in a market economy. Although all economic sectors will not be able to obtain the real equality when the Constitution states “The state-owned economy plays the leading role” and state-owned enterprises enjoy immense advantages, however, the guarantee of equality in the Constitution and law ensures economy's development for private sector in future. In Vietnam, the position of an enterprise is not entirely dependent on the capacity of the business itself, but is largely dependent on the type of business and its owner; Even being dependent on state agencies, it is difficult to have a consistent legal basis to ensure business equality. Keyword: Law on enterprises; Law Company; equality; solutions.
  11. 1 Ầ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ề tài nghiên cứu Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động của DN.8 Môi trường kinh doanh là “môi trường sống” của DN.9 Hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát triển là vấn đề quan trọng và cấp bách của Việt Nam hiện nay.10 Trong thế kỷ XXI, môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu và biến đổi sâu sắc, hướng tới phát triển bền vững.11 Thể chế môi trường kinh doanh Việt Nam trãi qua hơn 0 năm đổi mới, hội nhập và phát triển đã có những chuyển biến căn bản. Tuy nhiên, kể từ khi nước ta là thành viên của WTO đòi hỏi cần phải có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh, để thu hẹp khoảng cách với các nước, nhằm làm cho nền kinh tế nói chung và DN Việt Nam nói riêng tăng tính cạnh tranh, bình đ ng, bảo đảm thành công cho hội nhập.12 Môi trường kinh doanh tốt, tự do, bình đ ng luôn là sự quan tâm hàng đầu của Nhà nước khi ban hành chính sách pháp luật liên quan đến DN,13 được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 5 Luật DN năm 2014. Theo đó, Nhà nước bảo đảm bình đ ng trước pháp luật của các DN không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Mặc dù sự bình đ ng cho DN là một nguyên tắc hiến định và đã được cụ thể hóa trong nhiều đạo luật tại Việt Nam; Song, thực tế, việc thực thi các quy định pháp luật về bình đ ng cho DN thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế và đòi hỏi phải có những giải pháp pháp lý hoàn thiện vấn đề trên nhằm tăng cường tính cạnh tranh cho môi trường kinh doanh và đáp ứng nguyện vọng của số đông DN tại Việt Nam, là vấn đề hết sức cấp thiết trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, Tác giả đã quyết định chọn đề tài 8 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (2015), Giáo trình quản trị kinh doanh, Tái bản lần 8, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, trang 20. 9 Vũ Huy Từ (2006), “Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam”, Quản lý Nhà nước, Số 2(121), Tháng 2/2006, trang 20. 10 Nguyễn Chí Thành (2012), “Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị”, Kinh tế & Phát triển, Số 179, Tháng 5 2012, trang 4 . 11 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (2015), Giáo trình quản trị kinh doanh, Tái bản lần 8, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, trang 2. 12 Lê Danh Vĩnh (Chủ biên – 2009), Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 5. 13 Trần Huỳnh Thanh Nghị (201 ), “Thực trạng pháp luật về giấy phép kinh doanh”, Nghiên cứu Lập pháp, Số 4(2 6), Tháng 2 201 , trang 25-33.
  12. 2 “Nguyên tắc bình đẳng doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam” để làm Luận văn thạc sĩ luật học cho mình. 2. Gi thiết, câu hỏi nghiên cứu 2.1 Gi thiết nghiên cứu - Trong hệ thống văn bản pháp luật, không có định nghĩa như thế nào là bình đ ng DN; không phân định rõ ràng giữa bình đ ng DN và bình đ ng thành phần kinh tế. - Hiến pháp, về cơ bản, bảo đảm nguyên tắc bình đ ng DN, nhưng thực tế pháp luật không bảo đảm nguyên tắc này bền vững và toàn diện. - Nguyên tắc bình đ ng DN bị vi phạm là do quá trình ban hành chính sách pháp luật hay quá trình thực thi pháp luật? Cần làm gì để hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến nguyên tắc bình đ ng DN? 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi số 1. Quy định về nguyên tắc bình đ ng DN được thể hiện như thế nào trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia trên thế giới? Câu hỏi số 2. Thực tiễn thi hành pháp luật về nguyên tắc bình đ ng DN thời gian qua tại Việt Nam đã đạt được những thành công và hạn chế gì? Câu hỏi số 3. Nguyên nhân nào gây bất bình đ ng cho DN thời gian qua? Từ những hạn chế của quy định pháp luật đó thì cần có những giải pháp cụ thể nào để hoàn thiện nguyên tắc bình đ ng DN trong pháp luật Việt Nam thời gian tới? 3. T nh h nh nghiên cứu 3.1 T nh h nh nghiên cứu xung uanh câu hỏi nghiên cứu số thứ nhất: B nh ng – Doanh nghiệ Nền tảng của nguyên tắc bình đ ng DN được quy định từ trong Hiến pháp nên ngoài việc đọc văn bản quy phạm pháp luật của từng thời kỳ, còn chủ yếu tham khảo giáo trình Luật Hiến pháp của Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP.HCM; bình luận khoa học Hiến pháp của Khoa Luật – ĐHQ Hà Nội, Đại học Luật TP.HCM; sách bình luận Luật DN như “Pháp luật về doanh nghiệp” của luật sư Trương Nhật Quang, “Luận giải về Luật Doanh nghiệp năm 2014” của luật sư Trương Thanh Đức Qua đó, ta có thể thấy quan điểm của các Thầy Cô về nguyên tắc bình đ ng DN trong pháp luật Việt Nam. 3.2 T nh h nh nghiên cứu xung uanh câu hỏi nghiên cứu số thứ hai: Thực tiễn nguyên t c nh ng doanh nghiệ
  13. 3 Chủ đề nguyên tắc bình đ ng DN được TS Đỗ Thị Kim Tiên nghiên cứu ở luận án tiến sĩ luật học năm 2014 “Pháp luật về quyền bình đ ng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam”, lần đầu tiên làm rõ bản chất bình đ ng giữa các DN và quyền bình đ ng giữa các DN. Ngoài ra, còn có một số sách chuyên khảo liên quan như: “Thực hiện công bằng xã hội đối với các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay” (TS. Nguyễn Thị Lan Hương – Chủ biên – 2016), “Công bằng trong phân phối – cở sở để phát triển bền vững” (TS. Bùi Đại Dũng – 2012), “Quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Liên minh châu Âu và Việt Nam” (TS. Phan Huy Hồng và TS. Nguyễn Thanh Tú – 2012), “Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam” (P S. TS. Mai Hồng Quỳ – 2012), “Một số vấn đề quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam” (TS. Bùi Ngọc Cường – 2004). 3.3 Tình h nh nghiên cứu xung uanh câu hỏi nghiên cứu số thứ a: Nguyên nhân – Gi i h hoàn thiện nguyên t c nh ng doanh nghiệ Nguyên nhân gây bất bình đ ng DN và giải pháp hoàn thiện nguyên tắc bình đ ng DN có thể tham khảo các tài liệu như: Luận án tiến sĩ luật học của TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị năm 2014 “Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam”; Sách tham khảo “Cơ chế pháp luật kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay” do P S. TS. Nguyễn Minh Đoan chủ biên năm 2016, “Cải cách hành chính công phục vụ phát triển kinh tế cải thiện môi trường kinh doanh” do TS. Đoàn Duy Khương chủ biên năm 2016, “Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh của Việt Nam” do P S. TS. Lê Danh Vĩnh chủ biên năm 2009. 4. Mục ích, ối tượng và hạm vi nghiên cứu 4.1 Mục ích nghiên cứu - Hệ thống các vấn đề lý luận về nguyên tắc bình đ ng DN trong pháp luật Việt Nam và thế giới. - Đánh giá, rà soát nguyên tắc bình đ ng DN trong Luật DN và một số quy định pháp luật liên quan đến DN qua các thời kỳ. - Xác định nguyên nhân gây bất bình đ ng DN và đề xuất giải pháp hoàn thiện nguyên tắc bình đ ng DN. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu liên quan đến nguyên tắc bình đ ng DN được quy định trong Hiến pháp và một số văn bản thuộc hệ thống ngành luật kinh
  14. 4 tế, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các DN với nhau và giữa DN với các cơ quan quản lý kinh tế.14 4.3 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu Điều 7 Luật DN năm 2014 liệt kê 12 quyền của DN, nhưng luận văn này nghiên cứu quyền bình đ ng DN qua nội dung: i) Bình đ ng lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; ii) Bình đ ng đăng ký ngành, nghề kinh doanh; iii) Bình đ ng trong quá trình hoạt động. - Về đối tượng nghiên cứu + Chính: Hiến pháp và pháp luật có liên quan đến chủ thể kinh doanh là DN như: Luật DN (Luật CT), Luật DNNN, Luật ĐTNN. + Phụ: 1) Luật Đầu tư; 2) Luật Đất đai; 3) Luật Kinh doanh bất động sản; 4) Luật thuế; 5) Luật Kế toán Luật Kiểm toán độc lập. - Về thời gian nghiên cứu + Hiến pháp: năm 1946, 1959, 1980, 1992 (2001), 201 + Luật: chủ yếu giai đoạn đổi mới từ năm 1990 đến nay 5. C c hư ng h nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu (qua các tài liệu tham khảo như giáo trình, sách chuyên khảo, luận án ): để tham khảo quan điểm của các tác giả về nguyên tắc bình đ ng DN. - Phương pháp lịch sử: để thấy quan điểm nguyên tắc bình đ ng DN thay đổi như thế nào theo thời gian. - Phương pháp nghiên cứu so sánh: để so sánh nguyên tắc bình đ ng DN trong pháp luật Việt Nam ở các giai đoạn và pháp luật quốc tế với pháp luật Việt Nam. - Phương pháp đánh giá: để đánh giá các quy định pháp luật kinh tế có bảo đảm nguyên tắc bình đ ng DN hay không? 6. Ý nghĩa khoa học và gi t ứng dụng của ề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học của ề tài Đánh giá được nguyên tắc bình đ ng DN trong Luật DN nói riêng và nhóm luật kinh tế nói chung tương ứng với từng giai đoạn Hiến pháp Việt Nam. 6.2 Gi t ứng dụng của ề tài 14 Nguyễn Thị Anh và Trần Thị Minh Đức (2014), Pháp luật đại cương: mô hình – câu hỏi trắc nghiệm, NXB Kinh tế TP.HCM, TP.HCM, trang 52.
  15. 5 Xem xét lại nguyên tắc bình đ ng DN trong quy định pháp luật, để pháp luật kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn, bảo đảm nguyên tắc bình đ ng các chủ thể kinh doanh là DN theo đúng tinh thần của Hiến pháp.
  16. 6 C Ơ G 1. Ữ G VẤ ĐỀ LÝ LUẬ VỀ GUYÊ TẮC BÌNH ĐẲ G DOA G IỆ T O G ĐIỀU IỆ I T T Ị T G 1.1 C c kh i niệm c n iên uan 1.1.1 h i niệm về nh ng Theo Đại từ điển tiếng Việt thì nh ng à ngang nhau về nghĩa vụ và uyền ợi.15 Đây là khái niệm mang tính chất so sánh, nghĩa là các chủ thể trong xã hội được đối xử, hưởng lợi ích và đóng góp như nhau khi gi nh rằng những điều kiện và hoàn cảnh của họ là hoàn toàn giống nhau. Thực tế thì các quan hệ xã hội vốn rất phức tạp, không thể định lượng được mọi trường hợp, nên bình đ ng chỉ mang tính chất tư ng ối. Quan niệm bình đ ng tùy từng giai đoạn mà có những mức độ phù hợp khác nhau. Có một khái niệm khác cũng gần với khái niệm bình đ ng – nhưng không đồng nhất với khái niệm bình đ ng – đó là khái niệm công bằng.16 Dưới góc độ pháp luật, bình đ ng và công bằng là hai khái niệm khác nhau. Bình đ ng là yếu tố cơ bản đạt đến sự công bằng.17 Bình đ ng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ.18 Bình đ ng trước pháp luật hay quyền bình đ ng trước pháp luật là những nguyên lý của pháp luật được thể hiện qua các quy định cụ thể thiết lập về quyền được đối xử một cách như nhau.19 Quyền bình đ ng là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân loại tiến bộ qua các thời kỳ lịch sử khác nhau.20 Các khái niệm bình đ ng, tự do, pháp luật có quan hệ lẫn nhau. Trong đó, nh ng à cội nguồn của tự do, 15 Nguyễn Như Ý (Chủ biên – 2011), Đại từ điển tiếng Việt, NXB ĐHQ TP.HCM, TP.HCM, trang 125. 16 Đỗ Thị Kim Tiên (2014), Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở Việt nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, ĐH Luật Hà Nội, trang 41-45, truy cập tại , [ngày truy cập 17 05 2017] 17 Nguyễn Minh Tuấn (2016), Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB ĐHQ Hà Nội, Hà Nội, trang 367. 18 Hội đồng chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2000), Từ điển bách khoa Việt Nam – Tập 1, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, trang 2 2. 19 Wikipedia (2017), Bình đẳng trước pháp luật, truy cập tại , [ngày truy cập 17 05 2017] 20 Bộ iáo dục và Đào tạo (2015), Giáo dục công 12, Tái bản lần 7, NXB iáo dục Việt Nam, Hà Nội, trang 27.
  17. 7 còn h uật à sự giới hạn cần thiết cho c tự do và nh ng.21 Khái niệm bình đ ng đã được các nhà kinh điển của tư tưởng dân chủ đề cập đến từ giai đoạn trước công nguyên.22 Sự công bằng cũng là nguyên tắc pháp lý thành tựu nhất trong Luật La Mã sau công nguyên.23 Tuy nhiên, đến năm 1762, khi Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) đưa ra bản luận văn lớn “Bàn về khế ước xã hội” thì triết lý của sự bình đ ng được thay đổi tận gốc rễ. Theo Ông, tất cả đều sinh ra bình đ ng và tự do; và họ chỉ từ bỏ quyền tự do của họ vì lợi ích bản thân mà thôi.24 Năm 1948, bình đ ng được nêu ra trong điều 7 của Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về nhân quyền (UDHR),25 nhưng không mang giá trị ràng buộc Nhà nước.26 Đến năm 1966, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR) cụ thể hóa hơn so với UDHR, có giá trị bắt buộc đối với các quốc gia thành viên.27 Đẩy mạnh phổ biến ICCPR giai đoạn 2015-2020 đang được thực hiện theo Quyết định số 1056 QĐ- BTP ngày 08 06 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Hiện nay, vấn đề bình đ ng được bàn luận nhiều trong xã hội dân sự.28 Thúc đẩy công bằng (bình đ ng) là một trong ba trụ cột chính của chính sách cải cách Việt Nam hướng tới năm 20 5.29 Ngày 26 10 2009 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1715 QĐ-TTg phê duyệt đề án đổi mới quản lý Nhà nước đối với các DN theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả DNNN khi thực hiện cam kết gia nhập WTO. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đ ng cho mọi DN cũng được đưa vào Nghị quyết số 19 NQ-CP ngày 02/06/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ 21 Đinh Thế Hưng (2012), “Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đ ng trước pháp luật”, Nghiên cứu Lập pháp, Số 24(2 2), Tháng 12 2012, trang 8-14. 22 Ngô Thị Mỹ Dung (2014), “Khái niệm công bằng trong triết học pháp quyền Arthur Kaufmann”, Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện KHXH vùng Nam Bộ, Số 5 2014, trang -8. 23 Bách khoa Trí thức (2007), Luật La Mã, truy cập tại , [ngày truy cập 17 05 2017] 24 Jean-Jacques Rousseau (1762), Hoàng Thanh Đạm (Dịch – 2006), Khế ước xã hội, Tái bản, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, trang 5 -54. 25 Wikipedia (2017), Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, truy cập tại , [ngày truy cập 17 05 2017] 26 Đinh Thế Hưng (2012), “Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đ ng trước pháp luật”, Nghiên cứu Lập pháp, Số 24(232), Tháng 12/2012, trang 8-14. 27 Khoa Luật – ĐHQ Hà Nội (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, NXB Hồng Đức, Hà Nội, trang 58. 28 Vũ Văn Nhiệm (2007), “Vài nét về xã hội dân sự trong lịch sử và kinh nghiệm đối với nước ta”, Khoa học Pháp lý, Số 1( 8), Tháng 1 2007, trang 55-64. 29 Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch-Đầu tư (2016), Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035: hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, NXB Hồng Đức, Hà Nội, trang , tham khảo tại
  18. 8 yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam năm 2017, định hướng đến năm 2020. Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Chính phủ cần tập trung chỉ đạo, điều hành theo Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18 11 2016 là tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm cạnh tranh bình đ ng, minh bạch, đúng pháp luật. Có nhiều lý thuyết về công bằng, bình đ ng của các học giả phương Tây hiện đại như: i) Quan điểm của Max Otto Lorenz và Corrado ini được đo lường theo phương diện kinh tế học; ii) Quan điểm của John Rawls theo phương diện triết học; iii) Quan điểm của Amartya Sen theo phương diện kinh tế; iv) Quan điểm của Prabhat Ranjan Sarkar cho xã hội phát triển bền vững.30 Các quan điểm này dù có khác, nhưng tựu trung lại là mối quan hệ phân chia lợi ích giữa người và người trong lĩnh vực kinh tế.31 1.1.2 h i niệm về doanh nghiệ Khái niệm về DN được nhìn nhận khác nhau tùy thuộc vào nhận thức, cách tiếp cận và mục đích, ý nghĩa của việc nhận thức về khái niệm DN.32 Thuật ngữ D có nguồn gốc từ kinh tế, chứ không h i thuật ngữ uật học.33 Trong các chủ thể kinh doanh mà pháp luật điều chỉnh thì DN à chủ th uan t ọng nhất, vì DN có thể tham gia vào hầu hết các quan hệ hợp đồng, quan hệ đầu tư, quan hệ tố tụng 34 Sẽ không sai khi nói rằng xã hội hiện đại là xã hội DN.35 Hiện nay, phong trào khởi nghiệp (start-up) được khuyến khích bằng Quyết định số 844 QĐ-TTg ngày 18/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Ngày 05/04/2017, TP.Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển 60.000 DN trong năm 2017 và 500.000 DN đến năm 2020.36 Đến ngày 28 04 2017, Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương 30 Bùi Đại Dũng (2012), Công bằng trong phân phối – cở sở để phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 14-33. 31 Nguyễn Thị Lan Hương (Chủ biên – 2016), Thực hiện công bằng xã hội đối với các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, trang 19. 32 Nguyễn Trọng Xuân (Chủ biên – 2016), Phát triển doanh nghiệp ở Tây Nguyên, NXB Khoa học Xã hội, trang 21. 33 Phạm Duy Nghĩa (2015), Giáo trình luật kinh tế, Tái bản lần 5, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, trang 156. 34 Trần Huỳnh Thanh Nghị (2009), Giáo trình luật kinh tế, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội, trang 1 . 35 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (2008), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, trang 41. 36 Hà Trang (2017), TP.HCM tạo thuận lợi tốt cho các hộ kinh doanh chuyển đổi sang doanh nghiệp, truy cập tại , [ngày truy cập 17 05/2017]
  19. 9 (CIEM) công bố nghiên cứu “Chính thức hóa hộ kinh doanh ở Việt Nam”, là cơ sở khoa học thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi sang đăng ký thành lập DN.37 Theo điều 75 Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 2015 thì DN là pháp nhân thương mại (trừ DNTN), có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và chia lợi nhuận cho các thành viên, nghĩa là D à chủ th nhân tạo, nên không có uyền tự thân.38 Trước khi Luật DN năm 2005 ra đời, không có khái niệm DN được ghi nhận trong một văn bản có giá trị pháp lý chung.39 Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật DN năm 2014, khái niệm DN được hiểu như sau: “DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Quan niệm DN theo WTO được mở rộng cho mọi thực thể mà pháp luật cho phép thành lập với bất cứ mục đích hoạt động nào.40 DN trở thành mô hình kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn là mục tiêu của Luật DN.41 Xu hướng của các nước hiện nay là luật hóa các loại hình công ty (CT), chứ không xây dựng Luật DN như trước đây.42 Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây của nước ta không tồn tại loại hình DN “nhằm mục đích kinh doanh” và tất cả DN đều thuộc sở hữu Nhà nước.43 Các DNNN này được gọi là CT, là đơn vị kinh tế chuyên hoạt động thương mại, dịch vụ (DV); để phân biệt với đơn vị chuyên hoạt động sản xuất gọi là nhà máy, xí nghiệp (XN).44 37 CIEM (2017), Hội thảo công bố tài liệu nghiên cứu: ““Chính thức hóa” hộ kinh doanh ở Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị chính sách”, truy cập tại , [ngày truy cập 17/05/2017] 38 Võ Trí Hảo (Chủ biên – 2013), Luận về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 37. 39 Dương Kim Thế Nguyên (2004), Giáo trình luật thương mại 2 (Pháp luật về doanh nghiệp), Trường ĐH Cần Thơ, trang 1. 40 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (2010), Quyền và nghĩa vụ thành viên WTO của Việt Nam, Đặc san tuyên truyền pháp luật, Số 6 2010, trang 58, truy cập tại , [ngày truy cập 17 05 2017] 41 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (201 ), Báo cáo đánh giá dự báo tác động dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), trang , truy cập tại , [ngày truy cập 17/05/2017] 42 Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương (2015), Pháp luật về doanh nghiệp, Đặc san tuyên truyền pháp luật, Số 2015, trang , truy cập tại , [ngày truy cập 17 05 2017] 43 Nguyễn Thị Khế và Bùi Thị Khuyên (1997), Luật kinh tế, NXB TP.Hồ Chí Minh, TP.HCM, trang 181- 182. 44 Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (2008), Giáo trình pháp luật kinh tế, Tái bản lần 1, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, trang 104.