Luận văn Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

pdf 98 trang vuhoa 25/08/2022 5420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nguyen_nhan_va_dieu_kien_cua_tinh_hinh_cac_toi_xam.pdf

Nội dung text: Luận văn Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ SOA NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ SOA NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số : 60.38.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM VĂN TỈNH HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, trích dẫn được sử dụng trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực, có dẫn chiếu, tham chiếu đầy đủ nguồn theo quy định của một công trình khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung công trình nghiên cứu của mình./.
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM 8 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em 8 1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em 13 1.3. Cơ chế tác động của các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em 25 Chương 2. THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 29 2.1. Thực trạng nhận thức và làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 29 2.2. Thực trạng hậu quả (quan hệ nhân - quả) của nguyên nhân và điều kiện của hiện tượng được nghiên cứu - tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2016 35 2.3. Thực trạng các nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 – 2016 46 2.4. Thực trạng làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua chủ thể phòng, chống tội phạm 51 Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÒNG NGỪA HIỆN TƯỢNG TIÊU CỰC NÀY 55 3.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em và dự báo tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 55
  5. 3.2. Tăng cường nhận thức về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 58 3.3. Giải pháp khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em để phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 61 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự Bộ LĐ-TB&XH : Bộ lao động thương binh và xã hội CAND : Công an nhân dân CQĐT : Cơ quan điều tra PBGDPL : Phổ biến giáo dục pháp luật TAND : Tòa án nhân dân TNHS : Trách nhiệm hình sự UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XPTD : Xâm phạm tình dục XPTDTE : Xâm phạm tình dục trẻ em
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm và tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2012 – 2016 Bảng 2.2. Mức độ tổng quan của tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người và tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2012 – 2016. Bảng 2.3. Cơ số tội phạm và cơ số tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2012 – 2016 Bảng 2.5. Diễn biến tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2012 – 2016. (so sánh định gốc) Bảng 2.6. Cơ cấu về mức độ của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phân theo dân cư 11 đơn vị hành chính cấp huyện Bảng 2.7. Cơ cấu về mức độ của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phân theo diên tích 11 đơn vị hành chính cấp huyện Bảng 2.8. Cơ cấu xét theo chế tài đã áp dụng Bảng 2.9. Cơ cấu xét theo độ tuổi và giới tính của bị cáo Bảng 2.10. Cơ cấu xét theo cư trú của bị cáo Bảng 2.11. Cơ cấu xét theo tôn giáo của bị cáo Bảng 2.12. Cơ cấu xét theo trình độ học vấn của bị cáo Bảng 2.13. Cơ cấu xét theo nghề nghiệp của bị cáo Bảng 2.14. Cơ cấu xét theo hoàn cảnh gia đình của người phạm các tội XPTDTE tại tỉnh Đồng Nai Bảng 2.15. Cơ cấu xét theo đặc điểm tiền án, tiền sự của bị cáo Bảng 2.16. Mối quan hệ của người phạm tội và nạn nhân trong các vụ phạm tội XPTDTE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Bảng 2.17: Thống kê kết quả điều tra xã hội học đối với nhận thức về nguyên nhân và điều kiện của các tội XPTDTE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 -2016
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng Nai là một địa bàn trọng yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ có diện tích 5.907,2 km, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm: 01 đô thị loại 1 (thành phố Biên Hòa), 01 đô thị loại 3 (thị xã Long Khánh) và có 9 huyện (Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom, Định Quán, Tân Phú Và Vĩnh Cửu) với 171 địa bàn hành chính cấp xã (29 phường, 06 thị trấn, 136 xã). Phía Đông tiếp giáp tỉnh Bình Thuận, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, là cửa ngõ của trục động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bã Rịa Vũng Tàu nối liền với nhiều tuyến đườn huyết mạch đi qua như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, quốc lộ 56 và tuyến đường sắt Bắc Nam đã tạo điều kiện cho hoạt động phát triển kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước. Theo số báo cáo của cục thống kê năm 2016 dân số toàn tỉnh khoảng 3.100 triệu người, mật độ dân cư trung bình là 890 người/ km. Cơ cấu dân số nông thong chiếm khoảng 66,3%, thành thị khoảng 33,7%; nam chiếm 49,2%, nữ giới chiếm 50,8%. Ngoài người Kinh, tỉnh Đồng Nai có nhiều người dân tộc anh em sinh sống với 33 dân tộc khác nhau chủ yếu là người Hoa, Khơme, Chăm, Stiêng, Chơro. Tỉnh Đồng Nai cũng là địa phương có thành phân tôn giáo đa dạng với 13 tôn giáo hoạt động, trong đó công giáo chiếm 29,9% dân số, Phật giáo chiếm khoảng 12,7%, Cao Đài khoảng 5,2% [50] Nhờ vị trí thuận lợi và nên văn hóa phong phú và đa dạng, nên Đồng Nai đã trở thành khu vực trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ. Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Đồng Nai không ngừng phát triển, có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân đều được nâng cao về mọi mặt. Công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng trên địa bàn tỉnh 1
  9. Đồng Nai luôn được Tỉnh ủy Đồng Nai quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng thường xuyên triển khai các biện pháp nhằm giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiến bộ, tích cực thì những năm gần đây, tình hình trật tự, trị an trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp như tình trạng nhập cư, cư trú trái phép gia tăng, sự xâm nhập của văn hóa độc hại, lối sống thực dụng, các vấn đề tệ nạn xã hội tồn tại và biến động không gừng, nhất là tình hình tội phạm, trong đó có các XPTDTE. Theo báo cáo kết quả thụ lý, giải quyết các loại án của TAND tỉnh Đồng Nai, trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016, TAND các cấp đã giải quyết 15430 vụ với 26.984 bị cáo; trong đó đã xét xử các tội XPTDTE là 438 vụ với 468 bị cáo. Cụ thể năm 2012 số vụ án XPTDTE 77 vụ với 85 bị cáo; năm 2013 số vụ án XPTDTE 87 vụ với 91 bị cáo; năm 2014 số vụ án XPTDTE 106 vụ với 115 bị cáo; năm 2015 số vụ án XPTDTE 85 vụ với 90 bị cáo; năm 2016 số vụ án XPTDTE 83 vụ với 87 bị cáo [42] và đang diễn ra theo chiều hướng gia tăng. Loại tội phạm này không chỉ xâm hại đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của trẻ em, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm, sinh lý của trẻ về lâu dài, làm tổn thương tinh thần trẻ em cũng như gia đình của trẻ, nhiều vụ án gây phẫn nộ, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận. Trong những năm qua, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội xâm phạm tình dục nói riêng luôn được Đảng ủy và UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc đến các ngành, các cấp, triển khai, có nội dung, chương trình, kế hoạch và biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện trên tinh thần của các văn bản: Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính Phủ về “tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chỉ thị số 48 - CT/TƯ ngày 22/10/2010 của Bộ chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09 - CT/TƯ ngày 01/12/2011 của Ban bí thư Trung ương về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”. 2
  10. Tuy nhiên, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh mới chỉ trên tinh thần đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh, chưa có chỉ đạo cụ thể và những giải pháp phù hợp để ngăn chặn, hạn chế nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình các tội XPTDTE cũng như phòng ngừa hiệu quả đối với loại tội phạm này. Để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, một trong những vấn đề quan trọng là cần làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE . Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; Mã số: 60.38.01.05. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học, nên không thể thiếu lý luận. Vì thế, các công trình nghiên khoa học sau đây đã được nghiên cứu: - Giáo trình “Tội phạm học” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, NXB CAND, tái bản năm 2002, 2008; - Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Nhà nước và Pháp luật, NXB. Công an nhân dân, năm 2000; - Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam của TS. Phạm Văn Tĩnh, NXB. CAND, 2007; Đấu tranh với tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ở nước ta hiện nay, một mô hình nghiên cứu tội phạm học chuyên ngành, Phạm Văn Tỉnh, Đào Bá Sơn, NXB. CAND, 2010; Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. CAND, 2012; Giáo trình “Tội phạm học” của Học viện Cảnh sát nhân dân, NXB. CAND, 2002, 2013; Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam, của Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn Tỉnh, do Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an ấn hành năm, 2013; Trong thời gian vừa qua, vấn đề phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống các tội XPTDTE đã được nghiên cứu trong một số công trình khoa học như: luận văn Thạc sĩ Luật học với các đề tài liên quan đến đấu tranh phòng chống các tội “xâm phạm tình dục trẻ em” của các tác giả ở một số tỉnh, thành trong cả nước - các giai đoạn trước năm 2016 như: 3
  11. Đỗ Tiến Dũng (2012), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam; Nguyễn Vinh Huy (2012), các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam; Diệp Huyền Thảo (2012), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam; Võ Công Sáu (2013), Tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam; Nguyễn Văn Qúy (2014), nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam; Đỗ Minh Hiền (2014), nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam; Nguyễn Ngọc Thắm (2014), nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam; Ngoài ra còn có một số công trình, bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến vấn đề nghiên cứu. Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như tình hình và những giải pháp phòng, chống các tội XPTDTE em với khía cạnh tiếp cận, thời gian và địa bàn nghiên cứu khác nhau. Vì vậy, tác giả luận văn kế thừa các kiến thức cơ bản của tội phạm học ở những công trình nghiên cứu trước và cách tiếp cận trong việc nghiên cứu phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, vấn đề nguyên nhân và điều kiện của tình hình các XPTDTE ở tỉnh Đồng Nai chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống, vì vậy tác giả thực 4
  12. hiện đề tài “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu luận văn là xác định, làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, qua đó đề xuất các giải pháp khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm để phòng ngừa có hiệu quả hơn đối với tội phạm này trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu sáng tạo, bao gồm: + Khái quát những vấn đề lí luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em. + Khái quát ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em. + Nghiên cứu, phân tích thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2012 - 2016. + Từ những thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em đề xuất các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2012 - 2016. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học thuộc chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm. Về tội danh, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các tội về XPTDTE quy định tại chương XII của BLHS năm 2015, gồm các tội: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), 5
  13. Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116), tội Mua dâm người chưa thành niên (Điều 256). Về không gian: luận văn được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: sử dụng số liệu thực tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bao gồm số liệu thống kê của các cơ quan tư pháp hình sự cấp tỉnh, đặc biệt của TAND và 145 bản án HSST của TAND các cấp trong tỉnh Đồng Nai. Về không gian, luận văn nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2012 - 2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn TTATXH; các tri thức khoa học pháp lý của Tội phạm học, pháp luật hình sự, khoa học điều tra hình sự; thực tiễn phòng, chống các tội phạm XPTDTE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai làm phương pháp luận để nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của tội phạm học, cụ thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ luận văn nhằm làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Phương pháp thống kê: sử dụng trong thống kê số liệu của luận văn (phần phụ lục) nhằm khái quát tình hình chung của các XPTDTE thông qua các cơ cấu (theo độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp ). Phương pháp so sánh: sử dụng trong toàn bộ luận văn. Đối chiếu những nguyên nhân và điều kiện nào là quan trọng, hàng đầu cần phải ngăn chặn, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa phù hợp, hiệu quả. Phương pháp lịch sử: Có trong toàn bộ luận văn, thể hiện sự kế thừa của luận văn, phát huy sáng tạo có chọn lọc. Phương pháp nghiên cứu bản án: nghiên cứu đầy đủ 145 bản án điển hình là những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, nghiên cứu xem nguyên nhân và điều kiện 6
  14. được thể hiện trong bản án như thế nào nhằm làm rõ thực trạng nhận thức và làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả thực hiện việc khảo sát trên 200 người bằng các phiếu khảo sát có các câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi mở. Nhằm làm rõ thêm nhận thức về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừa các tội XPTDTE một cách khoa học và hiệu quả hơn. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn lý luận tội phạm học về phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội XPTDTE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cá nhân, cơ quan, tổ chức tham khảo để vận dụng vào việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ nhận thức cho quần chúng nhân dân và vận dụng trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa các tội XPTDTE trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lí luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Chương 2: Thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016. Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và những vấn đề đặt ra đối với phòng ngừa hiện tượng tiêu cực này. 7
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em 1.1.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em Thuật ngữ “Nguyên nhân” được định nghĩa tương đối thống nhất trong các từ điển Tiếng Việt hiện nay. Cụ thể, Theo từ điển tiếng Việt, nguyên nhân “là nhân tố tạo ra kết quả hoặc nảy sinh sự việc (đang nói đến)” và điều kiện là “cái cần phải có để cho một cái khác có thể xảy ra”. Như vậy, có thể hiểu nguyên nhân là hiện tượng mà tác động của nó gây nên, làm biến đổi hay kéo theo sau nó các hiện tượng khác. Còn điều kiện như là chất xúc tác góp phần thúc đẩy nhanh một kết quả nào đó. Nguyên nhân và điều kiện là những yếu tố của một hệ thống tác động thống nhất làm sinh ra hậu quả. Có thể thấy nguyên nhân - điều kiện dẫn tới kết quả, kết quả do nguyên nhân gây ra phụ thuộc vào những điều kiện nhất định. Điều kiện tuy không sinh ra kết quả, mà tạo điều kiện, bảo đảm cho hậu quả xảy ra. Về bản chất điều kiện là những sự kiện, hiện tượng, tình huống, hoàn cảnh nhất định. Nếu tương tác là nguyên nhân cuối cùng thật sự của sự vật thì rõ ràng là trong bất cứ trường hợp nào, suy cho cùng, nguyên nhân bao giờ cũng là tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây nên những biến đổi nhất định; còn kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau [22, tr.245] Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chính là việc nghiên cứu quy luật phát sinh và tồn tại tội phạm. Nội dung này thuộc về đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Với tư tưởng, tội phạm học Việt Nam cũng như các khoa học pháp lý hình sự khác, không có lý luận riêng về quan hệ nhân - quả, mà chỉ cụ thể hóa nội dung cặp phạm trù nhân - quả của triết học Mác- xít vào lĩnh 8
  16. vực nghiên cứu của mình và theo đó những khái niệm của cặp phạm trù này được hiểu và vận dụng trong tội phạm học. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là tổng hợp những ảnh hưởng và quá trình xã hội, xác định tình hình tội phạm là hậu quả của chúng. Đó là toàn bộ những hiện tượng, quá trình xã hội làm phát sinh tình hình tội phạm. Giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Về bản chất, điều kiện không dẫn đến việc thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, nếu không có các điều kiện thuận lơị thì nguyên nhân cũng không thể thể hiện được bản chất của mình - không thể làm nảy sinh tội phạm. Nguyên nhân và điều kiện luôn luôn tồn tại độc lập và đứng bên cạnh nhau như những tiền đề không thể thiếu được của tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm không phải là những ảnh hưởng của quá trình xã hội tồn tại vĩnh viễn và cố định. Chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau hoặc có thể bị triệt tiêu bởi những yếu tố tích cực của xã hội. Khi đề cập đến nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung, GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng: “Nguyên nhân của tình hình tội phạm là những hiện tượng xã hội tiêu cực ở trong mối liên hệ tương tác hai mức độ sinh ra và tái sản xuất ra tình hình tội phạm như là hậu quả tất yếu của mình. Điều kiện của tình hình tội phạm là những hiện tượng xã hội tiêu cực, tự mình không sinh ra tình hình tội phạm và các tội phạm, mà là hỗ trợ, làm dễ dàng và tăng cường cho sự hình thành và hoạt động của các nguyên nhân” [60, tr. 87]. Dựa trên quan điểm của triết học Mác xít về quan hệ Nhân quả áp dụng nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của THTP, cho thấy: Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật, hiên tượng với nhau, gây ra sự biến đổi nhất định gọi là kết quả. Về bản chất, nguyên nhân không phải là một hiện tượng hay sự vật nào đó mà nguyên nhân chỉ có thể là sự tác động qua lại của nhiều hiện tượng, nhiều yếu tố. Không có sự tác động qua lại của nhiều hiện tượng, nhiều yếu tố thì không có nguyên nhân. Để nguyên nhân sinh ra kết quả nhất định nào đó, thì quá trình tương tác phải diễn ra trong điều kiện nhất định. 9
  17. Như vậy điều kiện của tình hình tội phạm đó là những hiện tượng, sự kiện, tình huống không tự mình sinh ra tình hình tội phạm mà hỗ trợ, thúc đẩy phát sinh tình hình tội phạm. Ví dụ: đó là những khiếm khuyết, thiếu sót trong hoạt động kinh tế của các khâu quản lí cụ thể Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, theo nguồn gốc và bản chất của mình mang tính chất xã hội. Chúng bao giờ cũng nằm trong hệ thống các mâu thuẫn của xã hội. Tương tự như vậy bản chất của hậu quả của tình hình tội phạm do các nguyên nhân và điều kiện đó sinh ra cũng mang tính chất xã hội. Từ những điểm phân tích khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nói chung, chúng ta có thể rút ra nguyên nhân và điều kiện của các tội XPTDTE là đi sâu làm rõ các yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường sống bên ngoài và yếu tố tâm - sinh lý tiêu cực bên trong thuộc về cá nhân con người mà trong những tình huống, hoàn cảnh nhất định dẫn đến việc thực hiện một hành động nguy hiểm cho xã hội mà Luật Hình sự quy định là tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sưa đổi bỏ sung năm 2009 quy định các tội về XPTDTE gồm các tội: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116). Các tội này đã xâm phạm vào khách thể là quyền bất khả xâm phạm về tình dục, nhân phẩm, danh dự được biểu hiện ở hành vi khách quan là giao cấu trái pháp luật hoặc dâm ô với người khác, người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. [23] Như vậy, về mặt lý thuyết, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là hai phạm trù khác nhau, giữ vai trò khác nhau trong việc sinh ra kết quả- THTP. Giữa nguyên nhân và điều kiện của THTP luôn luôn đi liền với nhau không tách rời nhau, sự phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là điều kiện chỉ mang tính tương đối. hơn nữa, thực tế đấu tranh và phòng ngữa tội phạm lại luôn đòi hỏi loại trừ cả những gì thuộc về nguyên nhân và loại trừ cả những gì thuộc về điều kiện phát sinh tội phạm. 10
  18. 1.1.2. Ý nghĩa nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em Trong tội phạm học, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi mục đích cuối cùng của tội phạm học nói chung là làm giảm đến mức thấp nhất số lượng tội phạm xẩy ra trong xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mà muốn làm giảm tình hình tội phạm thì vấn đề quan trọng là phân tích làm rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Nếu không hiểu được những gì là nguyên nhân, những gì là điều kiện của tình hình tội phạm thì định hướng của hoạt động phòng ngừa sẽ không đúng, các biện pháp phòng ngữa sẽ không trúng. Do đó, nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE sẽ mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn sau: - Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE là cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng ngừa các tội XPTDTE một cách khoa học và hiệu quả. Việc tìm ra quy luật phát sinh, tồn tại, phát triển của tình hình các tội XPTDTE để chủ động những điều kiện cần thiết là hoạt động tư duy có định hướng chiếm vị trí rất quan trọng trong đấu tranh nhằm kiềm chế, đẩy lùi các tội phạm XPTDTE trong xã hội. Thực tế đã chỉ ra rằng, không thể áp dụng các biện pháp phòng, chống các tội phạm XPTDTE khi chúng ta không hiểu được từ đâu mà tội phạm được sinh ra, dưới điều kiện nào mà tội phạm được tồn tại, phát triển trong những giai đoạn nhất định. Đấu tranh phòng, chống các tội XPTDTE có kết quả chỉ khi sử dụng các biện pháp thủ tiêu cho được những nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Như vậy, hạt nhân của việc nghiên cứu các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội XPTDTE phải tìm ra được nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE. Nếu không nêu được, hoặc nêu không đúng, không chính xác nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE thì định hướng cho cuộc đấu tranh này sẽ không đúng, không đạt được hiệu quả. 11
  19. - Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện cuả tình hình các tội XPTDTE còn góp phần cho việc hoạch định chính sách pháp luật nói chung và các chính sách hình sự nói riêng. Cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm luôn luôn phải có sự hỗ trợ của pháp luật, chỉ có trên cơ sở các quy định của pháp luật mới con người ta mới có cách nhìn đúng đắn về hành vi xử sự của mình. Khi nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội XPTDTE sẽ góp phần hoàn thiện các văn bản pháp luật cũng như chính sách hình sự, chính sách xã hội để loại trừ dần các yếu tố làm phát sinh tội phạm. Khi làm sáng tỏ các nguyên nhân và điều kiện sẽ giúp các cơ quan chức năng chủ động hơn (có kế hoạch dự liệu từ trước), có biện pháp tiến hành hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm hiệu quả hơn. Mục đích là ngăn chặn các yếu tố, điều kiện có thể làm phát sinh tội phạm, không để các yếu tố có nguy cơ phát triển chứ không phải là bị động trong việc loại trừ các nguyên nhân và điều kiện đã xảy ra và phát triển rồi khắc phục chúng. Chẳng hạn, để ngăn chặn và loại trừ nguyên nhân của tình hình các tội XPTDTE, các cơ quan chức năng có thể đi sâu vào việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, đạo đức để hình thành, phát triển nhân cách con người hiện đại, hướng thiện, có phẩm chất tốt, lối sống lành mạnh, tôn trọng tuyệt đối các quyền, lợi ích của người khác đặc biệt là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Và như vậy cũng tôn trọng chính bản thân, chính tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình. Như vậy, việc nghiên cứu các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE suy cho cùng nhằm mục đích là soạn thảo và sau đó là thực hiện các biện pháp được lập luận về mặt khoa học có khả năng tạo điều kiện cho việc đấu tranh có kết quả với các hiện tượng xã hội tiêu cực, làm giảm, hạn chế tính phổ biến của chúng và cuối cùng từng bước khắc phục chúng. - Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE là cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội một cách phù hợp giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội là nguyên nhân làm phát sinh tình hình các tội XPTDTE nói riêng và tình hình tội phạm nói chung. 12
  20. Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện cuả tình hình các tội XPTDTE còn góp phần cung cấp những thông tin hứu ích cho các ngành khoa học pháp lý nói chung sử dụng làm tài liệu dể tiếp tục đi sâu nghiên cứu, xem xét đối tượng của mình, đồng thời làm cơ sở áp dụng các phương pháp, biện pháp trong thực tế phòng chống tội phạm. Thực tế đã chỉ ra nguồn gốc phát sinh tội phạm không chỉ ở những hiện tượng tiêu cực mà ngay trong quá trình phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa thể hoàn thiện, khép kín toàn bộ vấn đề đường lối, chính sách, chủ trương, tổ chức thực hiện mà còn tạo nên sơ hở xảy ra tội phạm. Có những chính sách kinh tế, xã hội nếu đứng từ một góc độ kinh tế hoặc xây dựng thì đem lại một hiệu quả nhất định, nhưng đứng ở góc độ khác thì nó lại tạo ra sơ hở và được coi là nguồn gốc làm phát sinh hoặc tạo điều kiện cho tội phạm tồn tại. Do đó, việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội làm sao để tạo công ăn việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân là những giải pháp nhằm tác động làm mất đi nguyên nhân, điều kiện của tội XPTDTE. 1.2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm XPTDTE rất đa dạng và có những mức tồn tại, thể hiện khác nhau. Do đó, để nhận thức chung về mặt khoa học và về thực tiễn cần phải phân loại chúng. Theo GS.TS. Võ Khánh Vinh thì “Trong tội phạm học, tùy thuộc vào nhiệm vụ của việc nghiên cứu người ta sử dụng việc phân chia các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm theo các cách khác nhau” [60, tr.93]. Việc phân loại các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tiến hành theo các tiêu chi về cơ chế, mức độ tác động, nội dung tác động và bản chất của sự tồn tại [60, tr.90]. Việc phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là để chỉ ra cho được toàn bộ các yếu tố làm phát sinh tình hình tội phạm. Từ đó có những biện pháp cụ thể phù hợp tác động vào các yếu tố đó nhằm mục đích ngăn chặn, hạn chế và loại bỏ chúng - phòng ngừa tình hình tội phạm có hiệu quả. Việc phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE có 13