Luận văn Người đại diện doanh nghiệp và các quy định liên quan – một nghiên cứu so sánh

pdf 75 trang vuhoa 24/08/2022 9960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Người đại diện doanh nghiệp và các quy định liên quan – một nghiên cứu so sánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nguoi_dai_dien_doanh_nghiep_va_cac_quy_dinh_lien_qu.pdf

Nội dung text: Luận văn Người đại diện doanh nghiệp và các quy định liên quan – một nghiên cứu so sánh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HỒ THỊ LAM THUÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN – MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM HỒ THỊ LAM THUÝ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN – MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VÂN LONG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Hồ Thị Lam Thúy – là học viên lớp Cao học Khóa LLM3 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN – MỘT NGHIÊN CỨU SO SÁNH” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện HỒ THỊ LAM THÚY
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TÓM TẮT DẪN NHẬP 1 I. MỞ ĐẦU 1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5 III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 5 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 6 V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 8 VI. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: 8 VII. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 9 CHƯƠNG 1: NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 11 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT 11 1.2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU LỆ CÔNG TY 14 1.3. PHÂN BIỆT GIỮA NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP 15 1.4. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ RÀNG BUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỚI CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY 17 1.5. CÁC QUY ĐỊNH XỬ LÝ KHI NGƯỜI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP LỢI DỤNG VỊ TRÍ CỦA MÌNH ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH TƯ LỢI HAY VƯỢT QUÁ THẨM QUYỀN 19
  5. CHƯƠNG 2: ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY ANH 26 2.1. QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN CÔNG TY THEO LUẬT CÔNG TY ANH 26 2.2. CÁC HÌNH THỨC ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT CÔNG TY ANH 30 2.2.1. Quy định về giám đốc hợp pháp (De jure directors) theo luật công ty Anh30 2.2.2. Vị trí và vai trò của Giám đốc thực tế (De facto directors) theo luật công ty Anh 30 2.2.3. Vị trí và vai trò của Giám đốc bù nhìn (Puppet directors) theo luật công ty Anh 32 2.2.4. Vị trí và vai trò của Giám đốc ẩn danh (Shadow directors) theo luật công ty Anh 33 2.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THỰC TẾ VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP CỦA MÌNH LỢI DỤNG VÍ TRÍ CỦA MÌNH THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH MANG TÍNH TƯ LỢI. 35 CHƯƠNG 3: SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VAI TRÒ GIÁM ĐỐC ẨN DANH TRONG DOANH NGHIỆP THEO LUẬT VIỆT NAM VÀ LUẬT ANH 38 3.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁM ĐỐC ẨN DANH THEO LUẬT VIỆT NAM VÀ LUẬT CÔNG TY ANH 38 3.1.1. Định nghĩa về giám đốc ẩn danh theo Luật Việt Nam 38 3.1.2. Định nghĩa về giám đốc ẩn danh theo Luật Công ty Anh 38 3.2. NGƯỜI ĐẠI DIỆN ẨN DANH VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LUẬT THEO LUẬT CÔNG TY ANH 39 3.3. NGƯỜI ĐẠI DIỆN ẨN DANH TRONG CÔNG TY VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN 41 CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ KHI NGƯỜI THỰC HIỆN THỰC HIỆN MỘT SỐ GIAO DỊCH KHÔNG LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CÔNG TY 46
  6. 4.1. NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO ỦY QUYỀN 46 4.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT KHI MỘT SỐ GIAO DỊCH CỦA DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CŨNG KHÔNG THEO ỦY QUYỀN 47 4.2.1. Những vụ án cụ thể về trường hợp người ký hợp đồng không đủ thẩm quyền để ký được xử theo Luật Việt Nam: 48 4.2.2. Phân tích án lệ của Anh về trường hợp ngưởi ký hợp đồng chưa được ủy quyền: 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  7. TÓM TẮT Nói đến đại diện doanh nghiệp, mọi người thường nghĩ ngay đến đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vị trí giám đốc của doanh nghiệp cũng là người đại diện doanh nghiệp nhưng có thể không là người đại diện pháp luật. Dù là người đại diện pháp luật hay không nhưng Luật vẫn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích các quy định của pháp luật ràng buộc trách nhiệm của giám đốc trong việc điều hành doanh nghiệp theo Luật Việt Nam và so sánh với Luật công ty Anh. Luật Việt Nam không phân biệt ra thành nhiều dạng giám đốc mà chỉ là khái niệm giám đốc chung. So sánh với Luật công ty Anh thấy Luật Anh phân thành nhiều dạng giám đốc mà mỗi giám đốc có đặc điểm riêng để nhận diện như giám đốc hợp pháp (De jure directors), Giám đốc thực tế (De facto directors) và giám đốc ẩn danh (Shadow director). Mỗi giám đốc đều phải chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của mình. Trong đó, Giám đốc ẩn danh là những giám đốc đứng phía sau, chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không hề xuất hiện trong vai trò giám đốc. Trong khi thực tế, giám đốc ẩn danh cũng tồn tại nhiều trong thực tế doanh nghiệp Việt Nam nhưng Luật chưa đề cập đến. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích về các quy định pháp luật liên quan về các dạng giám đốc này, so sánh các quy định liên quan giữa Luật Việt Nam và Luật Anh để từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện hơn về Luật. ABSTRACT About business representatives, people often think of the legal representative of the business. However, the position of director of the business is also the representative of the business but may not be the legal representative. Whether the legal representative or not, but the law still clearly defines the rights and obligations of the Director. Within the scope of the thesis, the author will analyze the regulations of the law that binds the director's responsibility to run a business under the Law of Vietnam and compare it with the UK Company Law. Vietnamese law does not differentiate it into many types of directors but just as the general director definition. Comparisons with the UK Company Law, UK Law is divided into several types of directors in which each director has his/her own identity to identify
  8. as director, De facto director and shadow director. Each director is responsible for his / her obligations. In which, the shadow director is the director standing behind, directing the entire business of the business but not appearing in the role of director. In fact, shadow directors also exist in many Vietnamese companies but the Law has not mentioned yet. Within the scope of the article, the author will analyze the relevant legal regulations on these types of directors, compare the relevant regulations between Vietnamese Law and UK Law and then propose petitions for a perfection in terms of the Law.
  9. 1 DẪN NHẬP I. MỞ ĐẦU Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp “là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”1. Quy định pháp luật là như vậy nhưng không phải người đại diện theo pháp luật nào của doanh nghiệp cũng có thể thực hiện được các quyền lợi và nghĩa vụ nêu trên. Trong vụ án xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm ở ngân hàng Oceanbank có một nhân vật được dư luận chú ý đến là Hòang Thị Hồng Tứ, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty BSC. Là chủ tịch hội đồng quản trị nhưng Hồng Tứ không hề biết công ty mình có trụ sở ở đâu, hoạt động như thế nào, cũng không được nhận bất kỳ đồng lương nào của công ty này. Chức vụ chủ tịch của Hồng Tứ chỉ là trên danh nghĩa, do Hà Văn Thắm dựng lên để ký các hợp đồng, các chứng từ do Hà Văn Thắm chỉ đạo. Tuy nhiên, vì là người đại diện theo pháp luật công ty, ký vào các chứng từ, các hợp đồng sai trái nên Hồng Tứ đã phải chịu trách nhiệm hình sự vì chữ ký của mình cho dù bản chất cô không nắm được cô đang ký để thực hiện nghiệp vụ kinh tế nào, để làm gì, thu lợi cho ai2. Hà Văn Thắm, dù trên thực tế là đã đạo diễn hết tất cả các hoạt động của của công ty BSC nhưng lại không chịu bất cứ trách nhiệm trước pháp luật nào về hoạt động của công ty này vì Hà Văn Thắm không phải là người đại diện theo pháp luật công ty, không giữ bất kỳ chức vụ gì trong công ty này. Thỉnh thoảng trên báo chí, trong cuộc sống hàng ngày có đọc báo, nghe nói hoặc gặp những trường hợp về các “giám đốc bù nhìn”. Các “giám đốc” này có người là phụ hồ, là xe ôm, thậm chí có những người không biết chữ nhưng được thuê để ký các hồ sơ, giấy tờ mà không hề biết những giấy tờ đó là giấy tờ gì, ký các giấy tờ đó có vi phạm pháp luật hay không. Các giám đốc danh nghĩa đó cứ đến tháng chỉ biết nhận lương, với số tiền lương khiếm tốn mà không hề biết công ty mình làm giám 1 Khoản 1, điều 13, Luật doanh nghiệp 2014 2 Đức Minh, [Truy cập lúc 11h30’ ngày 12/04/2018].
  10. 2 đốc gồm những ai, trụ sở đặt ở đâu, quy mô của công ty ra sao, hoạt động trong lĩnh vực gì, doanh thu mỗi tháng bao nhiêu, lợi nhuận như thế nào Các giám đốc này chỉ biết nhắm mắt ký vào các hồ sơ của người thuê mình bảo ký. Khi có sự cố xảy ra, bị công an triệu tập thì họ mới vỡ lẽ ra họ đã bị lợi dụng làm hình nhân thế mạng, phải chịu trách nhiệm hình sự cho những hành vi mà họ không hề thực hiện. Một số nước trên thế giới đã nhìn ra được vấn đề này nên pháp luật những nước đó đã có những điều chỉnh phù hợp với thực tế. Trong Luật công ty Anh (Companies Act 2006) đã có định nghĩa về những người thực sự điều hành công ty nhưng không có chức danh cụ thể trong công ty. Luật công ty Anh đã gọi những người này là “shadow direcror” có thể hiểu là giám đốc “ẩn danh” hay giám đốc “bóng tối”. Luật công ty Anh đã định nghĩa “Giám đốc ẩn danh là người liên quan đến công ty, thường chỉ đạo các hoạt động của công ty”3. Luật cũng đưa ra sự phân biệt rõ “một người không được coi là giám đốc ẩn danh nếu người đó chỉ đưa ra những lời khuyên cho giám đốc công ty.”4 Luật công ty Anh hoàn toàn xem Giám đốc ẩn danh như là một giám đốc bình thường của doanh nghiệp5. Những quy định dành cho Giám đốc doanh nghiệp theo Luật, theo điều lệ công ty cũng đều được đem sang áp dụng cho Giám đốc ẩn danh6. Theo ý kiến cá nhân của tác giả, đây là một quy định hoàn toàn phù hợp với những gì diễn ra trên thực tế. Có những quy định pháp luật về giám đốc ẩn danh, sẽ dễ dàng quy trách nhiệm cho những người đứng phía sau chỉ đạo, chi phối hoàn toàn những hoạt động của doanh nghiệp nhưng không chịu bất cứ trách nhiệm gì. Nếu Việt Nam có quy định về giám đốc ẩn danh, thì tác giả tin rằng cô Hồng Tứ trong dẫn chứng phía trên không phải ra tòa để chịu trách nhiệm chính về những gì mình ký. Người ra tòa, chịu trách nhiệm chính sẽ là người thực sự ra lệnh. Trong bài viết của mình, tác giả sẽ nghiên cứu kỹ hơn những quy định pháp luật của giám đốc ẩn danh này để từ đó rút ra được những điểm mới, phù hợp hơn so với pháp luật Việt Nam về những giám đốc ẩn danh này. 3 Điều 251- Luật công ty Anh. “In the Companies Acts “shadow director”, in relation to a company, means aperson in accordance with whose directions or instructions the directors of the company are accustomed to act.” 4 Điều 251- Luật công ty Anh. A person is not to be regarded as a shadow director by reason only that the directors act on advice given by him in a professional capacity 5 Điều 230, Luật Công ty Anh 6 Điều 63, 64, 65 Luật công ty Anh
  11. 3 Cũng có trường hợp có những người không phải là đại diện pháp luật của công ty, không là giám đốc thực quyền của công ty nhưng cũng không phải là giám đốc bù nhìn. Phó giám đốc công ty không phải là người đại diện pháp luật của công ty nhưng khi thực hiện một số việc dưới danh nghĩa công ty, khi đó, phó giám đốc trở thành người đại diện cho doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể đó như ký kết một số hợp đồng nhân danh người đại diện công ty theo ủy quyền. Trong một số trường hợp, dù người ký hợp đồng không có ủy quyền, nhưng vì bảo vệ tính ngay tình cho bên kia, Luật cũng chấp nhận hợp đồng đó có giá trị, người ký đương nhiên trở thành người đại diện cho công ty trong trường hợp đó. Bộ Luật dân sự 2005 cũng như bộ Luật Dân sự 2015 cũng có những quy định về điều này7. Vụ kiện giữa công ty Phú Mỹ Hưng và khách hàng mua nhà của mình là một trong các vụ kiện về tính pháp lý của hợp đồng khi người ký hợp đồng không phải là người đại diện pháp luật. Vào tháng 7/2000, công ty Phú Mỹ Hưng đã bán cho bà Trần Thị Thùy Trang một căn nhà A2- 05 lô H7. Sau đó, giữa công ty và bà Trang xảy ra khúc mắc, giá nhà lại đang lên nên công ty Phú Mỹ Hưng không muốn bán căn nhà đó cho bà Trang mà bán cho người khác với giá cao hơn. Công ty đã tuyên bố hủy hợp đồng với bà Trang, bán nhà cho người khác. Lý do mà công ty Phú Mỹ Hưng đưa ra để hủy hợp đồng là hợp đồng do người không có thẩm quyền ký. Người ký trên hợp đồng mua bán này là giám đốc tiếp thị chứ không phải là Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp Luật của công ty Phú Mỹ Hưng. Tại thời điểm ký, ông giám đốc tiếp thị này cũng không được ủy quyền từ Tổng giám đốc. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 21/1/2003, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xử công ty Phú Mỹ Hưng thắng kiện, tuyên bố hủy hợp đồng mua bán của bà Trang và công ty Phú Mỹ Hưng với lý do hợp đồng không do người đại diện pháp luật ký8. Tuy nhiên, sau khi bà Trang kháng cáo, Tòa phúc thẩm lại xử bà Trang thắng kiện với lập luận rằng tuy người ký không phải là đại diện pháp luật nhưng người này thực hiện giao dịch này vì quyền lợi của công ty. Thêm vào đó, tiền của bà Trang nộp vào công ty, công ty đã sử dụng tiền này vào hoạt động kinh doanh của mình. Tổng giám đốc công ty đã ký trên các chứng từ nộp tiền, các báo cáo trong đó có số tiền của bà Trang nên Tổng giám đốc buộc phải biết giao dịch này. Nguyên tắc pháp luật là bảo vệ bên ngay tình, bên yếu thế. Do đó, dù quy định này chưa có trong 7 Điều 145, 146 Luật dân sự 2005 và điều 143 Luật dân sự 2015. 8 Toà bác yêu cầu của một khách hàng kiện Phú Mỹ Hưng, 22/01/2003. . [truy cập lúc 23 h ngày 21/04/2018]
  12. 4 pháp luật nhưng tòa Phúc thẩm vẫn xử bà Trang thắng kiện, buộc công ty Phú Mỹ Hưng tiếp tục thực hiện hợp đồng. Sau đó, luật dân sự 2005 và mới đây là Luật dân sự 2015 đã đưa các yếu tố này vào Luật, từ đó khái niệm “người đại diện do giao dịch được xác lập” đã hình thành. Giám đốc doanh nghiệp là người điều hành trực tiếp các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện các quyết định về chiến lược phát triển của công ty, ký hợp đồng mua bán hàng hóa, mua sắm tài sản, ký những hợp đồng về tuyển dụng nhân sự Chính vì giám đốc có những vai trò thật sự quan trọng trong doanh nghiệp nên pháp luật cũng như điều lệ công ty có những quy định về trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc, những ràng buộc mà giám đốc phải tuân theo. Một trong những quy định là giới hạn quyền hạn của giám đốc, có cơ chế kiểm tra kiểm soát rõ ràng để tránh cho những giám đốc lợi dụng vị trí, vai trò của mình để thực hiện những giao dịch gây thiệt hại cho công ty. Luật Doanh nghiệp Việt Nam đã có quy định về những giao dịch mà khi giám đốc thực hiện phải có sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông như các giao dịch mà “Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ; Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ hay giao dịch cần chấp thuận của Hội đồng quản trị là “các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty”9 Tương tự, Luật công ty Anh cũng có những quy định về việc những giám đốc khi thực hiện những giao dịch nhạy cảm, phải tuân thủ theo một số quy định nhất định. Giám đốc có trách nhiệm phải né tránh những giao dịch xung đột về lợi ích10, có trách nhiệm không được nhận lợi ích từ bên thứ 311 hay có trách nhiệm phải công bố những lợi ích mà giám đốc có thể nhận được trong những giao dịch mà mình thực hiện12 Dù Luật Việt Nam hay Luật nước ngoài thì các quy định về do ràng buộc trách nhiệm của giám đốc luôn được quan tâm đúng mức. Điều này sẽ góp phần giảm 9 Điều 162, luật doanh nghiệp 2014 10 Điều 175, luật công ty Anh 2006 11 Điều 176, luật công ty Anh 2006 12 Điều 177, luật công ty Anh 2006
  13. 5 thiểu những rủi ro do các giám đốc lợi dụng vị thế của mình gây ra. Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề này. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Từ những ví dụ minh họa bên trên cho thấy ngoài trường hợp đại diện doanh nghiệp theo pháp luật, được quy định rõ trong luật doanh nghiệp còn tồn tại những đại diện khác của doanh nghiệp. Người viết muốn thông qua bài viết của mình về đề tài “Người đại diện doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan” để có thể hiểu rõ thêm các quy định về vai trò người đại diện trong doanh nghiệp, các dạng người đại diện trong doanh nghiệp. Người viết sẽ tìm hiểu xem với từng dạng người đại diện doanh nghiệp, có tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tác động đó là tác động tích cực hay tiêu cực. Người viết sẽ tìm hiểu xem về người đại diện giấu mặt của công ty chưa được Luật Việt Nam đề cập tới, tìm hiểu về quy chế hoạt động của người đại diện giấu mặt trong doanh nghiệp. Nếu người đại diện giấu mặt thật sự chi phối tất cả các hoạt động của doanh nghiệp thì liệu có công bằng khi họ không phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp Luật nào cho tất cả các hành động của họ. Người viết sẽ tìm hiểu xem các quy định pháp luật của Anh, Mỹ định nghĩa thế nào về các dạng đại diện pháp luật, chức năng và quyền hạn của của từng dạng đại diện doanh nghiệp. Tìm hiểu xem thử Luật các nước Anh, Mỹ có đề cập đến người đại diện giấu mặt chưa. Nếu có, tìm hiểu xem quy định của pháp luật quy định về quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện giấu mặt hay một cách gọi khác “đại diện ẩn danh” của doanh nghiệp nhưng thế nào. Những quy định về đại diện ẩn danh có thật sự làm tăng thêm sự minh bạch của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay chưa. III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: Trong phạm vi người viết sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau: 1 Người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật là gì, vai trò người đại diện theo pháp luật trong hoạt động của doanh nghiệp. Quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật trong việc thực hiện vai trò của mình. Phân biệt giữa người đại diện pháp luật và giám đốc. Các quy định ràng buộc người
  14. 6 điều hành doanh nghiệp tránh các giao dịch tư lợi. So sánh giữa luật Việt Nam và luật của nước ngoài (Luật Anh). 2 Người đại diện doanh nghiệp theo Luật công ty Anh. Các dạng người đại diện pháp luật theo Luật công ty Anh. Vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của từng dạng người đại diện doanh nghiệp. Sự giống và khác nhau của từng vị trí đại diện so với luật Việt Nam. 3 Người đại diện pháp luật ẩn danh trong doanh nghiệp là gì. Vai trò của người đại diện ẩn danh trong hoạt động của doanh nghiệp. Quy định của pháp luật Việt Nam về người đại diện ẩn danh. Tìm hiểu luật nước ngoài (Luật Anh) các quy định pháp luật của người đại diện ẩn danh trong doanh nghiệp. Các yếu tố pháp lý ràng buộc người đại diện ẩn danh. So sánh luật giữa 2 nước Anh và Việt Nam 4 Người đại diện cho doanh nghiệp trong một số trường hợp cụ thể khi thực hiện một số công việc nhất định (đại diện theo vụ việc). Vai trò của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện tự động phát sinh khi thực hiện một số công việc cụ thể. So sánh luật Việt Nam và luật nước ngoài (Luật Anh) để tìm hiểu những quy định giống nhau và khác nhau về trường hợp người đại diện này. 5. Quy định về người đại diện trong doanh nghiệp theo Luật Việt Nam đã hoàn chỉnh, đầy đủ chưa. Việt Nam cần phải bổ sung những quy định nào để phù hợp với thông lệ chung của quốc tế về người đại diện trong doanh nghiệp. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Người viết sẽ dùng phương pháp nghiên cứu luật thuần túy và phương pháp so sánh luật trong bài viết của mình. Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất về người đại diện pháp luật, vai trò của người đại diện pháp luật, người viết sẽ tìm hiểu định nghĩa của Luật Việt Nam và Luật Anh về người đại diện pháp luật. Điểm tương đồng và khác biệt về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp. Các quy định pháp luật về quyền hạn và trách nhiệm của người điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Theo luật Việt Nam, trường hợp nào người đại diện doanh nghiệp đồng thời là giám đốc doanh nghiệp, người điều hành doanh nghiệp; trường hợp nào người đại diện pháp luật khác với giám đốc, người trực tiếp điều hành doanh
  15. 7 nghiệp. Tìm hiểu xem luật Việt Nam quy định gì về các giao dịch tư lợi và các quy định hạn chế các giao dịch tư lợi. Luật được nghiên cứu, so sánh chính là Luật doanh nghiệp Việt Nam và Luật công ty Anh. Trả lời câu 2 về đại diện doanh nghiệp theo Luật công ty Anh, người viết sẽ tìm hiểu những quy định pháp luật về đại diện doanh nghiệp, những yêu cầu luật định về người đại diện doanh nghiệp theo Luật Anh. Người viết cũng sẽ tìm hiểu các dạng đại diện doanh nghiệp trong luật Anh, về vị trí, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí theo Luật công ty công ty Anh để từ đó so sánh những khác biệt so với luật Việt Nam. Phương pháp tìm hiểu luật và phương pháp so sánh cũng sẽ được áp dụng để trả lời câu hỏi thứ 2. Trả lời câu hỏi 3 về Người đại diện pháp luật ẩn danh trong doanh nghiệp. Vai trò của người đại diện ẩn danh trong hoạt động của doanh nghiệp. Đầu tiên, người viết sẽ tìm hiểu về người đại diện ẩn danh được định nghĩa trong Luật như thế nào, Luật ghi nhận thế nào về người đại diện ẩn danh, trách nhiệm của người đại diện ẩn danh trong hoạt động của doanh nghiệp. Tìm hiểu căn cứ pháp luật để xác định một người nào đó có phải là người đại diện ẩn danh của doanh nghiệp hay không. Tác động của người đại diện ẩn danh lên hoạt động của doanh nghiệp và họ sẽ chịu trách nhiệm cho những tác động đó như thế nào. Phương pháp tìm hiểu luật và phương pháp so sánh cũng sẽ được áp dụng để trả lời câu hỏi thứ 3. Trả lời cho câu hỏi thứ 4 về người đại diện cho doanh nghiệp trong một số trường hợp cụ thể khi thực hiện một số công việc nhất định (đại diện theo vụ việc). Người viết tìm hiểu xem trường hợp người thực hiện giao dịch đó được xem là người đại diện doanh nghiệp. Trường hợp nào người người thực hiện giao dịch được xem thực hiện công việc vượt quá thẩm quyền của mình, làm giao dịch trở nên vô hiệu. Hậu quả pháp lý của người đó phải chịu khi giao dịch phải hủy vì vô hiệu. Trả lời cho câu hỏi thứ 5 người viết sẽ dùng phương pháp chọn mẫu một số trường hợp cụ thể để phân tích những quy định về người đại diện của doanh nghiệp tác động đến doanh nghiệp như thế nào. Quy định của pháp luật tác động tích cực hay tiêu cực lên hoạt động của doanh nghiệp. Từ phương pháp tìm hiểu luật, so sánh Luật, người viết cũng sẽ tìm hiểu xem những quy định của Luật Việt Nam so với Luật công ty Anh và Luật doanh nghiệp Mỹ có gì giống nhau và khác nhau về người đại diện pháp luật. Có những điểm gì thật sự đặc biệt trong quy định về người đại diện doanh nghiệp theo Luật công ty
  16. 8 Anh, Luật công ty Mỹ để từ đó sẽ rút ra được cái nhìn chung về người đại diện doanh nghiệp, những vấn đề Việt Nam cần bổ sung để hoàn thiện luật nước mình. V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Là những quy định của pháp luật về người đại diện quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014, Luật công ty Anh, Luật công ty Mỹ và một số tài liệu liên quan khác. VI. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học nghiên cứu về người đại diện của doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan đến vai trò và vị trí của người đại diện trong doanh nghiệp. Trong nước, có Luận văn thạc sĩ Luật 2014 của Phạm Lâm Hải Nguyên, trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đề tài “Chế định của người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” phân tích những quy định pháp luật liên quan đến người đại diện pháp luật theo quy định của Luật Việt Nam13. Bài viết của Ngô Huy Cương đăng trên tạp chí Nhà Nước và Pháp Luật năm 2009 có bài viết nhan đề “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ Luật so sánh”14 nói về tầm quan trọng của người đại diện trong các giao dịch dân sự thông thường cả trong doanh nghiệp. Bài viết cũng phân tích về các chế định đại diện. Bài viết của Bùi Xuân Hải đăng trên tạp chí Nhà Nước và Pháp Luật Tạp chí Khoa học pháp lý số 4 năm 200715, “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam” nói về quan hệ giữa người đại diện công ty và cổ đông góp vốn cũng như trách nhiệm của người đại diện trong doanh nghiệp. Trong thực tế, nhiều 13 Phạm Lâm Hải Nguyên Luận văn thạc sĩ Luật 2014, trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh 14 Ngô Huy Cương (2009), “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ Luật so sánh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (4). 15 Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 4
  17. 9 trường hợp người đại diện doanh nghiệp Việt Nam đồng thời là chủ sỏ hữu công ty, chưa tách bạch giữa người đại diện quản lý công ty và người góp vốn. Về các nghiên cứu nước ngoài, có bài nghiên cứu của April Klein16, trường đại học NewYork xuất bản năm 1998. Bài viết phân tích về các loại hình giám đốc và tác động của các loại hình này lên hoạt động kinh doanh của công ty. Sự chi phối của các giảm đốc ẩn danh đối với các giám đốc bù nhìn của doanh nghiệp cùng với các quy định đối với các giám đốc này. Luận văn Tiến sĩ của Jeremy Seymour Pearce, Khoa Luật, Đại Học Bond về quyền và nghĩa vụ của giám đốc ở Việt Nam17. Luận án này phần tích các quyền, và nghĩa vụ của các giám đốc theo Luật Việt Nam. Đồng thời, làm rõ nhận định, Luật doanh nghiệp Việt Nam đã có các yếu tố cốt lõi, phù hợp để quản lý doanh nghiệp theo các nguyên tắc quản trị hiện đại. Nghiên cứu các tài liệu viết về người đại diện doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp cho tác giả thêm nhiều tư liệu, ý tưởng để có thể hoàn thành được bài nghiên ,cứu của mình VII. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Trên thực tế người đại diện doanh nghiệp, chi phối hoạt động của doanh nghiệp có rất nhiều dạng nhưng Luật pháp Việt Nam chỉ ghi nhận người đại diện doanh nghiệp theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền. Trong một số trường hợp đặt biệt, để bảo vệ quyền lợi cho bên ngay tình, Luật Việt Nam thừa nhận vai trò đại diện doanh nghiệp của người thực hiện giao dịch đó nếu giao dịch thỏa mãn một số điều kiện cụ thể. Như trường hợp vụ kiện của bà Trần Thị Thùy Trang kiện công ty Phú Mỹ Hưng mà người viết nêu ở trên. Người ký hợp đồng không phải là người đại diện pháp luật cũng không được ủy quyền, nhưng giao dịch này vẫn được tòa án chấp thuận vì nó thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Tòa án đã xử bà Thùy Trang thắng để bảo vệ quyền lợi của bên ngay tình. Nhưng trường hợp này chỉ là một trường hợp may mắn được công nhận giao dịch đã thực hiện nhưng phải tốn nhiều thời gian tranh 16 Affiliated Directors: Puppets of Management or Effective Director, April Klein, New York University, Center for Law and Bussines, January 1998 17 Directors’ Powers and Duties in Vietnam, Jeremy Seymour Pearce, Faculty of Law at Bond University, 2009
  18. 10 tụng tại tòa án. Còn thực tế, rất nhiều giao dịch ngay tình, nhưng không chứng minh được sự ngay tình của mình, phải chấp nhận hủy bỏ giao dịch, chấp nhận chịu thiệt hại cho giao dịch đó. Trên thực tế, còn có thêm trường hợp người đại diện ẩn danh. Người đại diện ẩn danh này chi phối hầu như toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhưng Luật Việt Nam hầu như không đề cập đến trường hợp này, không một quy định pháp luật nào của Việt Nam bắt người dại diện ẩn danh này chịu trách nhiệm pháp luật cho những hoạt động của mình. Trong khi đó, Luật pháp của nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ có quy định cụ thể về trường hợp này, phân định rõ trách nhiệm của từng đại diện pháp luật ẩn danh. Thông qua bài viết của mình, người viết muốn tìm hiểu thêm về những lỗ hổng của pháp luật Việt Nam để từ đó có những kiến nghị để hoàn chỉnh thêm về Luật.
  19. 11 CHƯƠNG 1: NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT Cụm từ “Người đại diện pháp luật” thường được nhắc đến trong các văn bản pháp Luật. BLDS 201518 không định nghĩa “người đại diện pháp luật” là gì nhưng có đề cập đến những trường hợp có thể trở thành “đại diện pháp luật” của doanh nghiệp, có thể do điều lệ hay do pháp luật quy định.19 Trong khi đó, Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 có định nghĩa “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”20. Theo định nghĩa này có thể được hiểu, đại diện pháp luật là người trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Định nghĩa về đại diện pháp luật của Luật Việt Nam gần giống về định nghĩa về Giám đốc theo Luật công ty Anh 2006. Luật công ty Anh thì không có khái niệm người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Luật công ty Anh chỉ có định nghĩa chung về giám đốc- “director- giám đốc: là người giữ vị trí điều hành công ty cho dù được gọi với tên gọi gì”21 Theo Luật doanh nghiệp 200522, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chỉ là một người duy nhất, người này có thể là Giám đốc, Tổng Giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng thành viên, đối với công ty TNHH23. Đối với công ty cổ phần, đại diện pháp luật có thể là Giám đốc, Tổng Giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng quản trị24. 18 Bộ Luật dân sự 2015, ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực ngày 1/1/2017 19 Điều 137, Luật doanh nghiệp 2015. 20 Khoản 1, điều 13, Luật doanh nghiệp 2014 21 Điều 250, Luật công ty Anh. “In the Companies Acts “director” includes any person occupying the position of director, by whatever name called.” 22 Hết hiệu lực vào ngày 1/7/2017 và thay thế bằng Luật doanh nghiệp 2014. 23 Điều 46, điều 67 Luật doanh nghiệp 2005 24 Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005