Luận văn Người có uy tín trên báo dân tộc và phát triển (Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và Phát triển online)

pdf 105 trang vuhoa 23/08/2022 11060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Người có uy tín trên báo dân tộc và phát triển (Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và Phát triển online)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nguoi_co_uy_tin_tren_bao_dan_toc_va_phat_trien_nghi.pdf

Nội dung text: Luận văn Người có uy tín trên báo dân tộc và phát triển (Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và Phát triển online)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN PHƯƠNG NGHĨA HIỆP NGƯỜI CÓ UY TÍN TRÊN BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN (Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và Phát triển online) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Mã số: 831 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ THANH XUÂN HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Người có uy tín trên Báo Dân tộc và Phát triển” (Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và Phát triển online) là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Thị Thanh Xuân. Đồng thời, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, rõ ràng và có nguồn gốc cụ thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả Phương Nghĩa Hiệp
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, động viên vô cùng quý báu thầy cô trong Khoa Xã hội học và Khoa Sau Đại học trường Đại học Công đoàn, bạn bè đồng nghiệp và tổ chức, cá nhân để tôi hoàn thành luận văn này. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo – Tiến sĩ Dương Thị Thanh Xuân. người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và những đồng nghiệp tại Báo Dân tộc và phát triển online đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu thu thập thông tin và số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình tôi, bạn bè tôi đã động viên và giúp đỡ tôi để tôi có thêm nhiều động lực để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ bản thân còn hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ cũng như những đóng góp quý báu của mọi người để cho luận văn của tôi được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, hộp MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa tiễn 5 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 6. Phương pháp nghiên cứu 6 7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 7 8. Khung lý thuyết 8 9. Kết cấu luận văn 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CÓ UY TÍN 10 1.1. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến người có uy tín 10 1.1.1. Khái niệm người có uy tín 10 1.1.2. Tiêu chí lựa chọn, đối tượng lựa chọn và điều kiện bình chọn người có uy tín 12 1.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có uy tín 13 1.1.4. Căn cứ pháp lý liên quan đến người có uy tín 17 1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài 18 1.2.1. Lý thuyết vai trò 18 1.2.2. Lý thuyết truyền thông 20 1.3. Khái quát về báo Dân tộc và phát triển 24 1.3.1. Vị trí, chức năng 24 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 24
  5. 1.3.3. Cơ cấu tổ chức 25 Tiểu kết chương 1 27 Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ NGƯỜI CÓ UY TÍN TRÊN BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN ONLINE 28 2.1. Khái quát chung về vùng dân tộc thiểu số 28 2.2. Đặc điểm các bài viết về người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển online 31 2.2.1. Số lượng, nội dung bài viết 31 2.2.2. Cơ cấu nhân khẩu học của người có uy tín trong các bài viết 37 2.3. Vai trò của người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển online 47 2.3.1. Vai trò dân vận – dân nguyện 47 2.3.2. Vai trò phát triển kinh tế 56 2.3.3. Vai trò bảo tồn, phát huy văn hóa – giáo dục 62 2.3.4. Vai trò xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương 66 2.3.5. Vai trò đảm bảo trật tự xã hội – an ninh quốc phòng 68 2.3.6. Hiệu quả vai trò của người có uy tín đối với cộng đồng 72 2.3.7. Hạn chế và những nguyên nhân 74 Tiểu kết chương 2 77 Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG CỘNG ĐÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 78 3.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của người có uy tín thông qua công tác tuyên truyền vận động 78 3.2. Phân cấp quản lý và phối hợp giữa chính quyền và Người có uy tín 81 3.3. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cho người có uy tín 86 3.4. Thực hiện chế độ chính sách đối với người có uy tín 89 Tiểu kết chương 3 91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số KT – XH Kinh tế xã hội KHCN Khoa học công nghệ MTTQ Mặt trận tổ quốc NCUT Người có uy tín
  7. DANH MỤC BẢNG, HỘP Bảng 2.1. Số lượng các bài viết trên báo Dân tộc và phát triển online 31 Bảng 2.2. Nội dung bài viết về người có uy tín trên báo dân tộc trong 6 tháng qua phân theo chủ thể 35 Bảng 2.3. Khu vực của người có uy tín trong bài viết 38 Bảng 2.4. Giới tính của các nhân vật trong bài viết 39 Bảng 2.5. Độ tuổi của người có uy tín trong các bài viết 43 Bảng 2.6. Đặc điểm cá nhân của người có uy tín 45 Bảng 2.7. Vai trò nêu gương, tuyên truyền, lắng nghe ý kiến người dân của người có uy tín 47 Bảng 2.8. Vai trò phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn của người có uy tín 50 Bảng 2.9. Vai trò phát triển kinh tế tại địa phương của người có uy tín 57 Bảng 2.10. Vai trò trong phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường 63 Bảng 2.11. Vai trò trong đảm bảo an ninh – quốc phòng 68
  8. DANH MỤC BẢNG, HỘP Hộp 2.1. Các bài viết có nội dung về tập thể người có uy tín 36 Hộp 2.2. Các bài viết có nội dung về cá nhân người có uy tín 36 Hộp 2.3. Dẫn chứng về khu vực của người có uy tín trong bài viết 39 Hộp 2.4. Dẫn chứng về giới tính của các nhân vật trong bài viết 40 Hộp 2.5. Dẫn chứng về độ tuổi của các nhân vật trong bài viết 44 Hộp 2.6. Dẫn chứng về chức sắc của người có uy tín trích từ các bài báo 46 Hộp 2.7. Vai trò nêu gương của người có uy tín trong bài viết 48 Hộp 2.8. Vai trò tuyên truyền chủ trương, chính sách Dân vận của người có uy tín được trích từ các bài viết 49 Hộp 2.9. Vai trò vận động hiến đất của người có uy tín được trích từ các bài viết 51 Hộp 2.10. Vai trò vận động nhân dân đóng góp nguyên vật liệu của người có uy tín được trích từ các bài viết 52 Hộp 2.12. Vai trò hiến đất của người có uy tín được trích từ các bài viết 54 Hộp 2.11. Vai trò vận động góp ngày công của người có uy tín được trích từ các bài viết 53 Hộp 2.13. Vai trò dân nguyện của người có uy tín được trích từ các bài viết 55 Hộp 2.14. Vai trò phổ biến kiến thức phát triển kinh tế của người có uy tín 57 Hộp 2.15. Vai trò phát triển kinh tế trong thử nghiệm của người có uy tín được trích từ các bài viết 59 Hộp 2.16. Vai trò phát triển kinh tế trong trợ giúp nguồn lực của người có uy tín được trích từ các bài viết 60 Hộp 2.17. Vai trò phát triển kinh tế trong chuyên giao khoa học kỹ thuật của người có uy tín được trích từ các bài viết 61 Hộp 2.18. Vai trò của người có uy tín trong bảo tồn giá trị truyền thống trích từ các bài viết 63 Hộp 2.19. Vai trò của người có uy tín trong việc xóa bỏ phong tục lạc hậu được trích từ các bài viết 65
  9. Hộp 2.20. Vai trò của người có uy tín trong vấn đề vệ sinh môi trường được trích từ các bài viết 66 Hộp 2.21. Vai trò xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương của người có uy tín được trích từ các bài viết 67 Hộp 2.22. Vai trò hòa giải của người có uy tín trích từ các bài viết 69 Hộp 2.23. Vai trò chống phá các thế lực thù địch của người có uy tín trích từ các bài viết 70 Hộp 2.24. Vai trò phòng chống ma túy của người có uy tín trích từ các bài viết 71 Hộp 2.25. Vai trò chống di cư trái phép của người có uy tín trích từ các bài viết 72
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - văn hóa - xã hội, hệ thống báo chí trong cả nước cũng không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo và phát triển hơn trong tác nghiệp. Báo chí ngày càng bám sát hiện thực xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới quần chúng nhân dân, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí là chủ thể phản ánh đời sống xã hội, khơi nguồn, tạo ra dư luận xã hội. Báo chí có vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội, đó là sự tập trung nỗ lực nhận thức xã hội vào việc nhận thức một vấn đề hoặc thực hiện một hoạt động xã hội nào đó. Không chỉ là những hoạt động của Đảng và Nhà nước, của những người nổi tiếng, báo chí đi sâu vào đời sống của từng bộ phận dân cư, trong đó có cả đồng bào dân tộc thiểu số. Theo thống kê, người dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm 53/54 dân tộc, với dân số trên 13 triệu người, sống ở 51 tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước [8]. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách phát triển toàn diện, tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số có ý thức vươn lên, không cam chịu đói nghèo, phát huy nội lực, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp. Nhiều chương trình đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số đã thực hiện có hiệu quả; cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35% năm 2011 xuống còn 16,8% [17]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền địa phương, MTTQ và các tổ chức thành viên từ Trung ương đến cấp cơ sở đã có nhiều chủ trương, chính sách mới, nhiều văn bản hướng dẫn đã được thực hiện và phát huy vai trò của người có uy tín, những cố gắng, nỗ lực của
  11. 2 34.031 “người có uy tín” [6] từ các khu dân có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn cả nước đã được ghi nhận. Nhằm nâng cao vai trò Người có uy tín trong cộng đồng Dân tộc thiểu số cũng như biểu dương những tấm gương tiêu biểu, kết quả thực hiện chính sách và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Báo Dân tộc và Phát triển đã thành lập chuyên trang về “Người có uy tín”. Chuyên trang viết về các chính sách hỗ trợ, ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, với người có uy tín trong đồng bào dân tộc, đồng thời khẳng định “Người uy tín ở cộng đồng dân cư và trong đồng bào các dân tộc thiểu số là những cánh tay đắc lực đối với hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền các chủ trương, đư ờng lối. chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào”[2]. Nhằm làm rõ, chân dung, vai trò của “người có uy tín” thông qua Báo Dân tộc và Phát triển online, tôi lựa chọn đề tài “Người có uy tín trên Báo Dân tộc và Phát triển” (Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và phát triển online) làm đề tài luận văn thạc sĩ xã hội học của mình. 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu Bùi Văn Đạo (2015), “Vai trò của một số nhóm xã hội của các dân tộc tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Đề tài đã làm sáng tỏ một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho nghiên cứu vai trò của các nhóm xã hội đặc thù ở các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung, làm rõ thực trạng vai trò tích cực và tiêu cực của ba nhóm xã hội đặc thù: Già làng, trí thức và phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Từ đó đúc rút một số bài học kinh nghiệm, đề xuất một số quan điểm, kiến nghị và giải pháp nhằm kế thừa, phát huy vai trò của ba nhóm xã hội già làng, trí thức và phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Phan Hữu Dật, (2000), “Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
  12. 3 nước”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Đề tài có một số điểm nổi bật như: Một số vấn đề lý luận liên quan đến già làng, trưởng bản. Già làng, trưởng bản nước ta qua các thời kỳ cách mạng. Nêu hệ thống các giải pháp để phát huy vai trò của họ trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Trần Quang Phương (2017), “Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bài viết chỉ ra xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên là khâu chuẩn bị trước mọi mặt về vật chất và tinh thần, nhằm mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định, ngăn ngừa mọi âm mưu, hành động bạo loạn, gây chiến của các thế lực thù địch; sẵn sàng đập tan và đánh thắng trong mọi tình huống, bảo vệ địa bàn chiến lược, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Vì thế, cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Đào Sơn Hải, Doãn Văn Trí (2016), “Phát huy vai trò của người có uy tín vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc. Bài viết chỉ ra người có uy tín là người ở trong cộng đồng hoặc có mối liên hệ với đồng bào dân tộc, có uy tín, ảnh hưởng nhất định với một bộ phận người dân tộc thiểu số trong một khu vực nhất định. Những người có uy tín thường được đồng bào dân tộc tìm đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tham khảo ý kiến đối với những vấn đề người dân đang vướng mắc, chưa tìm được hướng giải quyết. Trong những năm qua, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò trong cộng đồng, trực tiếp góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương đạt được những thành tựu nhất định. Đỗ Thị Thanh Thủy (2018), “Một số kinh nghiệm về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang”, Tạp chí mặt trận. Bài viết chỉ ra tỉnh Hà Giang có 1.966 người có uy tín, thuộc 18 dân tộc. Thông qua các hoạt động thực tế, những người có uy tín luôn là chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân trên mọi lĩnh vực, là nhân tố tích cực,
  13. 4 chủ đạo trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của người có uy tín như: (1) Công tác vận động phát huy vai trò người có uy tín phải được tiến hành thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đơn vị; (2) Cần phát huy năng lực sở trường của người có uy tín trong công tác vận động quần chúng; cần phát huy được vai trò, vị trí ảnh hưởng của người uy tín trong từng vùng, từng dân tộc, từng dòng họ để có phương pháp tranh thủ, sử dụng phù hợp; (3) Công tác vận động người có uy tín phải được kết hợp giữa vận động cá biệt và vận động rộng rãi. Đối với những người có uy tín mà hoạt động kém hiệu quả, cần phải kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, những khúc mắc trong cuộc sống và không được xa lánh họ, mà phải thường xuyên gặp gỡ, tác động để chuyển hóa tư tưởng; (4) Cần tiếp tục tổ chức quán triệt các nội dung, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác vận động quần chúng, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, ảnh hưởng của người có uy tín trong cộng đồng; (5) Quan tâm thực hiện các chế độ chính sách, khen thưởng những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực, nhằm kịp thời động viên người có uy tín đóng góp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng quê hương giàu đẹp. Luận văn kế thừa những kết quả về vai trò của người có uy tín của các nghiên cứu đã phân tích như các vai trò vận động tuyên truyền, vai trò nêu gương, vai trò về an ninh quốc phòng tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu trên một khu vực, là những nghiên cứu trực tiếp một số người có uy tín. Trong luận văn mô tả thêm chân dung những người có uy tín trên cả nước thông qua các bài báo phản ánh về người thực việc thực của những người có uy tín trên báo điện tử Dân tộc & Phát triển và phân tích thêm các vai trò khác như vai trò kinh tế, vai trò bảo tồn và phát triển văn hóa giáo dục
  14. 5 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu về người có uy tín, luận văn xem xét những khía cạnh, chỉ tiêu đánh giá, công nhận Người có uy tín, tính hiệu quả của những bài báo trong phát huy vai trò của Người có uy tín trong cộng đồng Dân tộc thiểu số. Đồng thời một lần nữa luận văn cũng làm rõ khái niệm như người có uy tín và chứng minh sự kiểm nghiệm của các lý thuyết xã hội học trong thực tiễn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, với người có uy tín trong đồng bào dân tộc, đồng thời nêu ra chân dung những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên báo Dân tộc và phát triển online, những quan điểm, những thái độ, những phản ứng của công chúng, của độc giả về những người có uy tín. Đồng thời phân tích xem xét vai trò của tờ báo đối với cộng đồng. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Người có uy tín. 4.2.Khách thể nghiên cứu Tác giả, nhân vật, độc giả của các bài báo trên báo Dân tộc và phát triển online. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Báo Dân tộc và phát triển online. - Phạm vi thời gian: Thời gian được nghiên cứu: là các bài báo từ tháng 6 - tháng 9 năm 2019. - Phạm vi nội dung: Người có uy tín là người nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi cư trú và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân; bản thân và gia đình gương mẫu, có đóng góp tích cực đối với cộng đồng; am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, tiếng nói của dân tộc ở nơi cư
  15. 6 trú; có cách ứng xử, giải quyết tốt mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng; là người tiêu biểu, có mối liên hệ chặt chẽ, có ảnh hưởng lớn và khả năng tập hợp đồng bào dân tộc ở những phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là mô tả chân dung, vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên báo Dân tộc và phát triển online, từ đó thấy được những vai trò của người có uy tín đối với cộng đồng dân tộc thiểu số. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ hệ thống khái niệm của đề tài; hệ thống lý thuyết từ đó xây dựng bộ công cụ khảo sát thu thập thông tin, đề cương phỏng vấn sâu, kế hoạch thu thập thông tin - Khảo sát thu thập số liệu: Thu thập thông tin thông qua các bài báo, tạp chí đặc biệt các bài viết về người có uy tín, phỏng vấn sâu các các đối tượng có liên quan. - Xử lý thông tin: Tập hợp các bài viết, phân theo các chủ đề, các tiêu chí, xử lý các thông tin mô tả - Đánh giá thực trạng người có uy tín trên báo Dân tộc và phát triển online và đưa ra giải pháp nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài, sách và báo cáo nghiên cứu đã được xuất bản, công bố, đặc biệt là các bài báo về người có uy tín trên báo Dân tộc và phát triển là nguồn tài liệu quan trọng để xác định những nội dung và vấn đề đã được khai thác, trên cơ sở đó tìm ra những nét mới cần được tập trung phân tích.
  16. 7 Nguồn tài liệu được sử dụng cơ bản là các bài viết trên báo Dân tộc và phát triển trong 6 tháng cuối năm 2019, là những bài viết, video liên quan đến người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, được báo Dân tộc và phát triển đưa tin. Những thông tin liên quan từ các bài viết là tư liệu quan trọng để phân tích về những chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về người có uy tín, chân dung của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và một số kinh nghiệm về phát huy vai trò của người có uy tín trên báo Dân tộc và phát triển. 6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê Tiến hành phỏng vấn sâu 03 tác giả có bài viết về Người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển. Nội dung phỏng vấn: Xoay quanh vấn đề về ý kiến của nhà báo về các bài viết, định hướng dư luận, trách nhiệm của người làm báo. Phương pháp thống kê: Thống kê trên số lượng bài viết từ tháng 6/2019 – 12/2019 về những người có uy tín xuất hiện trên Báo Dân tộc và Phát triển, bao gồm giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, lĩnh vực, địa phương cư trú 7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 7.1. Câu hỏi nghiên cứu - Chân dung người có uy tín được thể hiện trên Báo Dân tộc và Phát triển online như thế nào? - Những vai trò nào của người có uy tín được thể hiện trong cộng đồng DTTS? 7.2. Giả thuyết nghiên cứu - Chân dung người có uy tín được thể hiện toàn diện và đầy đủ trên Báo Dân tộc và Phát triển online, Nam giới nhiều hơn nữ giới, tập trung chủ yếu là những người có độ tuổi trung niên, đa dạng về địa bàn cư trú và thành phần dân tộc. - Các hoạt động và vai trò chủ yếu của người có uy tín tập trung về các lĩnh vực: Dân vận- dân nguyện; phát triển kinh tế; bảo tồn, phát huy văn hóa - giáo dục; xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương; trật tự xã hội - an ninh quốc phòng.
  17. 8 8. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế xã hội Chính sách của Đảng và Nhà nước về người có uy tín Người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển Bài viết về người Chân dung người có Hoạt động và vai trò của có uy tín trên báo uy tín người có uy tín DT&PT - Giới tính - Dân vận - dân nguyện - Độ tuổi - Số lượng - Phát triển kinh tế - Địa bàn - Tần suất - Bảo tồn, phát huy - Vị trí, vị thế - Mức độ văn hóa - giáo dục trong cộng đồng - Xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương - Trật tự xã hội - an ninh quốc phòng Giải pháp phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số
  18. 9 9. Kết cấu luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về người có uy tín Chương 2: Thực trạng người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển Chương 3: Giải pháp phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số
  19. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CÓ UY TÍN 1.1. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến người có uy tín 1.1.1. Khái niệm người có uy tín Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (hay còn gọi là người có uy tín) là một bộ phận quần chúng đặc biệt, họ có vai trò, vị trí quan trọng đối với cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân. Theo Quyết định số 2561/QĐ - TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số” và Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”, đưa ra một số tiêu chí xác định người có uy tín. Theo đó, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là người “được lựa chọn từ thôn, bản, xóm, buôn, làng, phum, sóc, tổ dân phố và tương đương (gọi chung là thôn)”[13], “Người có uy tín là người nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi cư trú và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân; bản thân và gia đình gương mẫu, có đóng góp tích cực đối với cộng đồng; am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, tiếng nói của dân tộc ở nơi cư trú; có cách ứng xử, giải quyết tốt mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng; là người tiêu biểu, có mối liên hệ chặt chẽ, có ảnh hưởng lớn và khả năng tập hợp đồng bào dân tộc ở những phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo”[14]. Ngoài ra, “Bản thân và gia đình người có uy tín phải nắm vững, gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện các chủ trương, đường lối của
  20. 11 Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; chủ động nắm tình hình dư luận xã hội, đời sống, sản xuất, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, phản ánh kịp thời về các cơ quan chức năng có liên quan; tham gia ngăn ngừa, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương; tích cực hưởng ứng, ủng hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới và các cuộc vận động, phong trào thi đua tại địa phương [14]. Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả tập trung phân tích và làm rõ hình ảnh người có uy tín dựa dựa trên 06 đặc điểm: (1) già làng, (2) trưởng bản, (3) người từng công tác lãnh đạo từ cấp xã trở lên, (4) người am hiểu cộng đồng; (5) tri thức trẻ; (6) người có chức sắc tôn giáo. Đó là những người thực hiện tốt một hay nhiều (05) năm các vai trò sau: (1) nắm vững, gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương (vai trò dân vận – dân nguyện); (2) chủ động nắm tình hình dư luận xã hội, đời sống, sản xuất, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, phản ánh kịp thời về các cơ quan chức năng có liên quan (vai trò bảo tồn, phát huy văn hóa – giáo dục); (3) tham gia ngăn ngừa, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương (vai trò đảm bảo trật tự xã hội – an ninh quốc phòng); (4) tích cực hưởng ứng, ủng hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới và các cuộc vận động, phong trào thi đua tại địa phương (vai trò xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương) và (5) tích cực phát tiển kinh tế địa phương. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung thể hiện người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên Báo Dân tộc và phát triển online là người có vai trò quan trọng, là cầu nối trong việc vận động, tuyên truyền, giải thích cho người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật, đồng thời cũng là người giải quyết mâu thuẫn của cộng
  21. 12 đồng người đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 1.1.2. Tiêu chí lựa chọn, đối tượng lựa chọn và điều kiện bình chọn người có uy tín Như đã trình bày ở trên, người có uy tín là người có vai trò quan trọng, là cầu nối giữa chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước, quy định của địa phương đến cộng đồng dân cư. Do đó, người có uy tín cũng có những tiêu chí nhất định khi lựa chọn. Theo Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số” quy định về tiêu chí lựa chọn người có uy tín, cụ thể: “a) Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam; b) Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; c) Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc; d) Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; đ) Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo” [13]. Theo Khoản 2, Điều 4, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và
  22. 13 chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số” quy định về đối tượng lựa chọn người có uy tín, cụ thể: “Người có uy tín được lựa chọn từ các đối tượng sau: a) Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật hiện hành có quá trình công tác lâu năm, có cống hiến cho dân tộc, đất nước đã nghỉ công tác; b) Già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ hoặc những người thường được đồng bào dân tộc thiểu số mời thực hiện các nghi lễ cầu cúng cho gia đình, dòng họ, bản làng; c) Chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số (Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành, Công giáo, ); d) Nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, nhà giáo, người hành nghề chữa bệnh giỏi hoặc người có Điều kiện kinh tế thường giúp đỡ và được đồng bào tín nhiệm” [13]. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung tìm hiểu (62 bài viết từ tháng 06 – 09/2019 trên Báo Dân tộc và phát triển online) về người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số là tập thể (chiếm 64.5%) và cá nhân (chiếm 35.5%) trên ba (03) miền của Tổ quốc và cả ở nước ngoài chiếm tỷ lệ lần lượt là miền Bắc (37%), miền Trung (43.5%), miền Nam (16.1%) và nước ngoài (3.2%) với độ tuổi khác nhau, được tác giả chia làm ba (03) mức, từ 30-40 tuổi (10.61%), từ 40-60 tuổi (86.3%) và trên 60 tuổi (43.94%). Như vậy, khi lựa chọn viết về người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Báo Dân tộc và phát triển online đều căn cứ lựa chọn dựa trên 05 tiêu chí và thuộc 04 đối tượng nhằm đa dạng hóa hình ảnh về người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. 1.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có uy tín Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa bản sắc, có vị trí chiến lược quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Việt Nam là một nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa, quản lư xă hội bằng
  23. 14 pháp luật và luôn đề cao vai trò của pháp luật. Nhưng để quản lý xã hội được hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta lại có sự kết hợp tương đối hiệu quả giữa pháp luật với hệ thống các thiết chế xã hội, phong tục, tập quán. Mặc dù những quy phạm xã hội ấy không mang tính chất răn đ e, cưỡng chế cao như các quy phạm pháp luật, song lại trực tiếp điều tiết mọi hành vi của con người bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cưỡng chế với tự nguyện, xử phạt với giáo dục, răn đe với thuyết phục Các quy phạm xã hội hình thành từ lâu đời, là sợi dây “ràng buộc hành vi của con người”, thường có hiệu lực cao và được các thành viên trong cộng đồng tin tưởng. Thực tiễn đã chứng minh, ngay từ thời kỳ phong kiến, các bộ luật lớn như Hình thư triều Lý, Hình thư triều Trần, Quốc triều Hình luật triều Lê và Hoàng triều luật lệ nhà Nguyễn mặc dù giá trị pháp lý khác nhau nhưng đều được xây dựng trên một cơ sở nền tảng pháp lý có tính cơ bản của cộng đồng người Việt là phong tục, tập quán, được phát triển thành hương ước hoặc luật tục của làng, xã. Chẳng hạn như: Trong Điều 40, Quốc triều Hình luật ghi rõ: “Những người miền thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục của xứ ấy mà định tội. Những người miền thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội”. Theo quy định này, việc áp dụng các phong tục, tập quán làm cho các điều khoản của bộ luật phù hợp, sáng tạo và sát với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện hơn, có tính khả thi cao hơn việc áp dụng những điều luật “cứng nhắc” vào cuộc sống. Việt Nam ta trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, pháp luật ngày càng được hoàn thiện, nhưng Đảng và Nhà nước ta trong Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nhấn mạnh quan điểm, tư tưởng: “quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc”(Văn kiện đại hội VIII). Thực tế đã chứng minh, pháp luật chỉ thực sự có hiệu lực khi được