Luận văn Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 79 trang vuhoa 24/08/2022 8660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_xay_dung_co_so_du_lieu_dia_chinh_phuc_vu.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường 10, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRUNG TIẾN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 10, QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRUNG TIẾN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG 10, QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN THƠ Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Người cam đoan Nguyễn Trung Tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Thầy, Cô; nhận được sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin gởi lòng biết ơn chân thành đến: Tập thể Thầy, Cô Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. PGS.TS. Lê Văn Thơ, Khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện rất tốt cho tôi trong suốt khóa học và thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin được cảm ơn Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quận 6, Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 6, và Ủy ban nhân dân Phường 10, Quận 6 đã tạo điều kiện cho tôi tham gia nghiên cứu thưc tế tại địa phương. Tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó ! Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả Nguyễn Trung Tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 3. Ý nghĩa của đề tài 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Tổng quan cơ sở lý luận của đề tài 5 1.1.1. Khái quát về hồ sơ địa chính 5 1.1.2. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính 11 1.2. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài 16 1.2.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu bản đồ số 16 1.2.2. Tổng quan một số kinh nghiệm quốc tế về hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai 18 1.2.3. Tổng quan thực trạng ở Việt Nam về một số nội dung liên quan tới lĩnh vực đề tài 23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 33 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 33 2.1.4. Địa điểm nghiên cứu 33 2.2. Nội dung nghiên cứu 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  6. iv 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Phường 10, Quận 6 33 2.2.2. Thực trạng tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai Phường 10, Quận 6 33 2.2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Phường 10, Quận 6 33 2.2.4. Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 34 2.3. Phạm vi nghiên cứu 34 2.4. Phương pháp nghiên cứu 34 2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan 34 2.4.2. Phương pháp điều tra thông qua sử dụng phiếu điều tra 35 2.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 35 2.4.4. Phương pháp ứng dụng các phần mền tin học chuyên ngành để thiết kế, mô hình hóa và chuẩn hóa dữ liệu 36 2.4.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế 37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Phường 10, Quận 6 38 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 38 3.1.2. Kinh tế - xã hội 39 3.1.3. Kết quả thực hiện một số nội dung công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Phường 10, Quận 6 40 3.2. Thực trạng tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính Phường 10 42 3.2.1. Tình hình hồ sơ địa chính 42 3.3.2. Đánh giá chung về tình hình hồ sơ địa chính phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 44 3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Phường 10, Quận 6 44 3.3.1. Nghiên cứu, lựa chọn phần mềm ứng dụng để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  7. v 3.3.2. Xây dựng quy trình tổng quát giải pháp thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu 44 3.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu 45 3.3.5. Kết quả xây dựng dữ liệu thuộc tính 52 3.3.6. Kết quả Quét (chụp) giấy tờ pháp lý để xây dựng bộ hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số và liên kết với cơ sở dữ liệu địa chính 53 3.3.7. Kết quả rà soát, hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính 54 3.3.8. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Phường 10 56 3.4. Kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện 56 3.4.1. Ứng dụng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ quản lý đất đai của Phường 10 56 3.4.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 1. Kết luận 66 2. Kiến nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số liệu thống kê diện tích đất đai Phường 10 ngày 31/12/2017 40 Bảng 3.2: Thực trạng tài liệu hồ sơ địa chính Phường 10 43 Bảng 3.3: Số liệu cơ sở dữ liệu địa chính đã thực hiện 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các nhóm dữ liệu cấu thành cơ sở dữ liệu địa chính 14 Hình 1.2: Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần 14 Hình 1.3: Mô hình quản lý WALIS ở Australia 20 Hình 1.4: Mô tả phân tích được nhu cầu của các đối tượng có liên quan đến việc sử dụng và xây dựng cơ sở dữ liệu 29 Hình 1.5: Định hướng mô hình kiến trúc tổng thể cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu ở Việt Nam 30 Hình 1.6: Định hướng khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu 30 Hình 3.1: Một số tính năng của phần mềm Kê khai nhà đất năm 1999 43 Hình 3.2: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 45 Hình 3.3: Rà soát, chuẩn hoá các đối tượng không gian địa chính 46 Hình 3.4: Quy trình tổng thể thực hiện chuyển nhập dữ liệu bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu địa chính 48 Hình 3.5: Chuyển nhập dữ liệu không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu 50 Hình 3.6: Tìm, thống kê các lỗi đồ họa của dữ liệu không gian 51 Hình 3.7: Quy trình tổng quát chuyển nhập dữ liệu thuộc tính vào cơ sở dữ liệu 52 Hình 3.8: Đăng nhập vào phần mềm chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Hồ Chí Minh 58 Hình 3.9: Tiếp nhận, xử lý, quản lý hồ sơ đất đai 58 Hình 3.10: Khai thác, chỉnh lý thông tin về chủ sử dụng, sở hữu 59 Hình 3.11: Khai thác, chỉnh lý thông tin về thửa đất 59 Hình 3.12: Khai thác, chỉnh lý thông tin về tài sản gắn liền với đất 60 Hình 3.13: Khai thác, chỉnh lý thông tin về pháp lý nhà đất 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  10. viii Hình 3.14: Kết nối dữ liệu không gian với các dữ liệu khác như: quy hoạch, hiện trạng cao độ , 61 Hình 3.15: Trích lục mảnh bản đồ địa chính 61 Hình 3.16: Xuất in Sổ Mục kê đất đai 62 Hình 3.17: Xuất in Sổ Địa chính 63 Hình 3.18: Xuất in Sổ Cấp giấy chứng nhận 63 Hình 3.19: Xuất in Sổ theo dõi biến động đất đai 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu không còn là khái niệm mới mẻ đối với các nước trong khu vực, trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đất đai là có hạn và việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất vì sự phát triển bền vững là một đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội; thực tế đó đặt ra cần có một cơ sở dữ liệu đa mục tiêu, phục vụ đa ngành, đa đối tượng sử dụng. Xuyên suốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã khẳng định được sự chỉ đạo quyết liệt, sự quan tâm đúng mức của toàn hệ thống chính trị từ trung ương, tới các cấp về việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường nói chung, cũng như công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nói riêng. Đặc biệt, ngày 29/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật đất đai năm 2013. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Luật có nhiều nội dung đổi mới quan trọng, trong đó có nội dung: Quy định khung pháp lý về thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai. Luật Đất đai năm 2013 đã khẳng định: Cơ sở dữ liệu đất đai là tài sản của Nhà nước. Cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng tập trung thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện; đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ bản để thành lập cơ sở dữ liệu đất đai. Cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần: Cơ sở dữ liệu địa chính, Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất, Cơ sở dữ liệu giá đất, Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; trong đó Cơ sở dữ liệu địa chính là thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu đất đai, làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian các cơ sở dữ liệu thành phần khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  12. 2 Ngày 25/04/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 05/2017/TT-BTNMT quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Thông tư này quy định chi tiết về quy trình xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia từ cấp trung ương đến địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh (vẫn phổ biến với tên gọi Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng hàng đầu của đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ;có tổng diện tích tự nhiên 2.095,06 km2; với24 đơn vị hành chính cấp huyện (19 quận và 5 huyện); 322 đơn vị hành chính cấp xã (259 phường, 58 xã và 5 thị trấn). Trong nhiều năm qua, thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm đầu tư thực hiện xây dựng hệ thống hồ sơ, dữ liệu địa chính tương đối đồng bộ và hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu công tác của ngành nói riêng, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của thành phố nói chung. Trong đó, công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đã được triển khai thực hiện đồng bộ trên 24 quận huyện từ năm 1997. Tính đến năm 2013, thành phố đã hoàn thành đo đạc 99,90% trên toàn diện tích thành phố (còn trên 203 ha chưa đo chi tiết do thuộc khu vực sân bay Tân Sơn Nhất - quận Tân Bình). Nhằm tăng cường và hiện đại hóa công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thuận lợi và hiệu quả trên một cơ sở dữ liệu được xây dựng thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 5946/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 về duyệt phương án và kinh phí công tác “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh”. Sau 03 năm triển khai đã có 20/24 quận huyện đã tham gia vận hành chương trình thường xuyên tại địa phương và đến nay toàn 24/24 quận huyện đều tham gia. Tổng khối lượng của công tác xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  13. 3 Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể một số kết quả các bước công việc thể hiện qua các nội dung: Chuẩn hoá bản đồ địa chính theo quy chuẩn của BộTài nguyên và Môi trường; Lập quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố; Cài đặt chương trình hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu; Thực hiện phân hệ kê khai đăng ký; Thực hiện phân hệ biến động; Kết nối phân hệ hồ sơ quét; Triển khai tra cứu thông tin qua mạng internet, Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được; công tác quản lý nhà nước về đất đai ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục kịp thời. Việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên theo quy định; việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thực hiện còn lúng túng,đôi khi chưa đáp ứng tốt yêu cầu công tác quản lý chung, . Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. Được sự hướng dẫn của TS. Lê Văn Thơ, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Phường 10, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính tại Phường 10, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. - Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Phường 10, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 3. Ý nghĩa của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  14. 4 - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học - pháp lý cho việc hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; vai trò của cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý nhà nước về đất đai. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào công tác quản lý nhà nước về đất đai.Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng góp phần phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính; hiện đại hoá và đồng bộ công tác quản lý và cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã; đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  15. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái quát về hồ sơ địa chính Được quy định chi tiết tại Thông tư quy định về hồ sơ địa chính số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 1.1.1.1. Hồ sơ địa chính: Là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. 1.1.1.2. Thành phần hồ sơ địa chính a) Địa phương đã xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có: - Bản đồ địa chính; - Sổ mục kê đất đai; - Sổ địa chính; - Sổ biến động đất đai; - Bản lưu Giấy chứng nhận. b) Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm: - Bản đồ địa chính, Sổ mục kê đất đai, bản lưu Giấy chứng nhận. Các tài liệu này lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có); - Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số; - Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy. 1.1.1.3. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính a) Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  16. 6 b) Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai. c) Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất. 1.1.1.4. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính a) Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai. b) Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau. c) Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính. d) Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau: - Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận; - Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau: + Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; + Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  17. 7 có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp. 1.1.5. Nội dung hồ sơ địa chính: Nội dung hồ sơ địa chính gồm có: a) Nhóm dữ liệu về thửa đất: - Dữ liệu số hiệu thửa đất gồm có: Số tờ bản đồ là số thứ tự của tờ bản đồ địa chính; Số thửa đất là số thứ tự của thửa đất trên mỗi tờ bản đồ. - Dữ liệu địa chỉ thửa đất; - Dữ liệu ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính; - Dữ liệu diện tích thửa đất: được xác định và thể hiện trên hồ sơ địa chính theo đơn vị mét vuông (m2), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Dữ liệu về tài liệu đo đạc gồm: tên tài liệu đo đạc đã sử dụng, ngày hoàn thành đo đạc. b) Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất: Bao gồm các loại dữ liệu: - Dữ liệu tên gọi đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; - Dữ liệu số hiệu đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất gồm: Số tờ bản đồ có đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; Số hiệu của đối tượng chiếm đất trên từng tờ bản đồ. - Dữ liệu ranh giới của đối tượng; - Dữ liệu diện tích được xác định và thể hiện cho từng đối tượng. c) Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất: Bao gồm các loại dữ liệu: - Dữ liệu mã đối tượng sử dụng đất, đối tượng sở hữu tài sản gắn liền với đất, đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất được thể hiện trên sổ mục kê đất đai theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Dữ liệu tên người sử dụng đất, tên chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tên người quản lý đất; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  18. 8 - Dữ liệu giấy tờ pháp nhân (đối với tổ chức) hoặc giấy tờ nhân thân (đối với cá nhân, người đại diện hộ gia đình); - Dữ liệu địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người quản lý đất; - Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thừa kế hoặc tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất nhưng không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở thì phải thể hiện hạn chế quyền sử dụng đất theo quy định. d) Nhóm dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất: Bao gồm các loại dữ liệu: - Dữ liệu hình thức sử dụng đất riêng, chung; - Dữ liệu loại đất bao gồm tên gọi loại đất và mã (ký hiệu) của loại; - Dữ liệu thời hạn sử dụng đất; - Dữ liệu nguồn gốc sử dụng đất; - Dữ liệu nghĩa vụ tài chính; - Dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất; - Dữ liệu quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề; e) Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: Bao gồm: - Loại tài sản; - Đặc điểm của tài sản; - Chủ sở hữu; - Hình thức sở hữu; - Thời hạn sở hữu; g) Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: Bao gồm: - Dữ liệu về tình hình đăng ký thể hiện các thông tin như sau: + Thời điểm nhận hồ sơ đăng ký; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  19. 9 + Thời điểm đăng ký vào sổ địa chính; + Số thứ tự của hồ sơ thủ tục đăng ký. - Dữ liệu giấy tờ pháp lý về nguồn gốc và sự thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; - Dữ liệu Giấy chứng nhận; h) Nhóm dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất: Bao gồm các loại dữ liệu: - Dữ liệu thời điểm đăng ký biến động; - Dữ liệu nội dung biến động thể hiện đối với từng trường hợp; - Dữ liệu mã hồ sơ thủ tục đăng ký. 1.1.1.6. Quy định cơ bản về lập hồ sơ địa chính a) Lập bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai: - Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính; thể hiện vị trí, ranh giới, diện tích các thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; được lập để đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và các nội dung khác của quản lý nhà nước về đất đai. - Sổ mục kê đất đai là sản phẩm của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm: Số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai. - Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính để sử dụng cho quản lý đất đai ở các cấp; được in ra giấy để sử dụng ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc chưa có điều kiện để khai thác sử dụng bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai dạng số. - Việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai được thực hiện theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  20. 10 - Trường hợp chưa đo đạc lập bản đồ địa chính thì được sử dụng các loại tài liệu đo đạc khác để thực hiện đăng ký đất đai theo quy định như sau: + Nơi có bản đồ giải thửa thì phải kiểm tra, đo đạc chỉnh lý biến động ranh giới thửa đất, loại đất cho phù hợp hiện trạng sử dụng và quy định về loại đất, loại đối tượng sử dụng đất để sử dụng; + Nơi có bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thì phải kiểm tra, chỉnh lý cho phù hợp hiện trạng sử dụng đất và biên tập lại nội dung theo quy định về bản đồ địa chính để sử dụng; + Trường hợp không có bản đồ giải thửa hoặc bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết thì thực hiện trích đo địa chính để sử dụng theo quy định về bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. b) Lập Sổ địa chính: - Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai. - Nội dung sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau: + Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; + Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất; + Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất; + Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất); + Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất; + Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  21. 11 - Sổ địa chính được lập ở dạng số, được Thủ trưởng cơ quan đăng ký đất đai ký duyệt bằng chữ ký điện tử theo quy định và được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu địa chính. - Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và chưa có điều kiện lập sổ địa chính dạng số thì tiếp tục cập nhật vào sổ địa chính dạng giấy đang sử dụng theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. c) Bản lưu Giấy chứng nhận: - Bản lưu Giấy chứng nhận dạng số được quét từ bản gốc Giấy chứng nhận trước khi trao cho người sử dụng đất để lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính. - Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì lập hệ thống bản lưu Giấy chứng nhận ở dạng giấy. Bản lưu Giấy chứng nhận được sao theo hình thức sao y bản chính, đóng dấu của cơ quan đăng ký đất đai tại trang 1 của bản sao Giấy chứng nhận để lưu. - Khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa quét bản gốc Giấy chứng nhận thì quét bản lưu Giấy chứng nhận; khi thực hiện đăng ký biến động thì quét bản gốc Giấy chứng nhận để thay thế. 1.1.2. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính Được quy định chi tiết tại Thông tư quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệt đất đai số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/04/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 1.1.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu địa chính Cơ sở dữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cấu trúc của dữ liệu địachính. a) Dữ liệu địa chính: là dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác có liên quan. - Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  22. 12 thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. - Dữ liệu thuộc tính địa chính: là dữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu thuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. b) Cấu trúc dữ liệu: Là cách tổ chức dữ liệu trong máy tính thể hiện sự phân cấp, liên kết của các nhóm dữ liệu. 1.1.2.2. Nội dung, cấu trúc của dữ liệu địa chính a) Nội dung dữ liệu địa chính: Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây: - Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất; - Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
  23. 13 trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi; - Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thông; - Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính các cấp; - Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối tượng địa danh sơn văn, thuỷ văn, dân cư, biển đảo và các ghi chú khác; - Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính; - Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình. b) Cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu địa chính: Mỗi nhóm thông tin trong nội dung dữ liệu địa chính được thể hiện cụ thể thông qua cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN