Luận văn Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

pdf 86 trang vuhoa 25/08/2022 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_de_xuat_dinh_huong_quy_hoach_khong_gian.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN  VŨ KHẮC HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ KHU VỰC QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN  VŨ KHẮC HÙNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ KHU VỰC QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8850103.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Tuấn XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS. Trần Văn Tuấn PGS.TS. Phạm Quang Tuấn Hà Nội – 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” là công trình do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện. Những nội dung, ý tưởng của các tác giả khác trong các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của Luận văn. Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2020 Tác giả Vũ Khắc Hùng i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Quý Thầy, cô Khoa Địa Lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và cuộc sống. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn là PGS.TS. Trần Văn Tuấn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành tốt nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Quản lý đô thị quận Hà Đông đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Vũ Khắc Hùng ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu 5 1.1.1. Trên thế giới 5 1.1.2. Tại Việt Nam 13 1.2. Cơ sở lý luận quy hoạch không gian mở đô thị 18 1.2.1. Khái niệm không gian mở đô thị 18 1.2.2. Phân loại không gian mở đô thị 21 1.2.3. Quy định thiết kế các đối tượng không gian mở đô thị 30 1.2.4. Ý nghĩa của các đối tượng KGM đô thị 32 1.3. Các quan điểm nghiên cứu 37 1.3.1. Quan điểm hệ thống 37 1.3.2. Quan điểm tổng hợp 37 1.3.3. Quan điểm lịch sử 37 1.3.4. Quan điểm phát triển bền vững 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ 40 TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG 40 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 40 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 40 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội, môi trường 44 2.2. Tình hình sử dụng đất và quy hoạch đô thị tại quận Hà Đông 48 2.2.1. Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai quận Hà Đông giai đoạn 2014- 2018 48 iii
  6. 2.2.2. Quy hoạch đô thị quận Hà Đông 51 2.3. Thực trạng không gian mở đô thị tại quận Hà Đông 52 2.3.1. Cây xanh đô thị 52 2.3.2. Công trình thể dục thể thao 53 2.3.3. Giáo dục 56 2.3.4. Một số đối tượng KGM khác 58 2.4. Dự báo nhu cầu sử dụng đất KGM đô thị tại quận Hà Đông 59 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG 61 3.1. Đánh giá hiệu quả xã hội của các công trình không gian mở tại quận Hà Đông 61 3.1.1. Phân nhóm đối tượng sử dụng các đối tượng KGM khác nhau 61 3.1.2. Đánh giá số lượng và chất lượng KGM tại quận Hà Đông 63 3.1.3. Đánh giá mức độ hài lòng và kiến nghị của người dân về hệ thống quy hoạch KGM tại quận Hà Đông 64 3.2. Một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch KGM đô thị Hà Đông 65 3.2.1. Về chính sách pháp luật 65 3.2.2. Gia tăng vốn đầu tư, nguồn lực tài chính 67 3.2.3. Phân vùng định hướng quy hoạch KGM đô thị tại quận Hà Đông 68 KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 77 iv
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Phân loại không gian mở theo các đối tượng cụ thể 22 Bảng 1. 2. Phân loại Công viên và Không gian mở, Quản lý tài trợ Bộ Tài nguyên thiên nhiên Michigan, 2009 24 Bảng 1. 3. Phân loại không gian mở theo các nhóm chức năng Singapore 26 Bảng 1. 4. Phân loại không gian mở ở Luân Đôn 27 Bảng 1. 5. Đề xuất hệ thống phân loại KGM đô thị tại Việt Nam 29 Bảng 1. 6. Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng ngoài đơn vị ở trong các đô thị 30 Bảng 1. 7. Diện tích tối thiểu sử dụng trồng cây xanh trong các công trình 31 Bảng 1. 8. Chỉ tiêu sử dụng đất cho các công trình thể dục thể thao đô thị 31 Bảng 2. 1. Tổng giá trị gia tăng và cơ cấu kinh tế quận Hà Đông giai đoạn 2014 – 2018 44 Bảng 2. 2. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng bình quân các lĩnh vực kinh tế quận Hà Đông năm 2014 – 2018 47 Bảng 2. 3. Biến động sử dụng đất quận Hà Đông giai đoạn 2014 – 2018 49 Bảng 2. 4. Thống kê diện tích cây xanh đô thị trên địa bàn quận Hà Đông 53 Bảng 2. 5. Thống kê các công trình TDTT cấp đô thị trên địa bàn quận Hà Đông 54 Bảng 2. 6. Thống kê diện tích các nhóm công trình giáo dục 56 Bảng 2. 7. Quy định chỉ tiêu quy hoạch không gian mở trường học 57 Bảng 2. 8. Thống kê một số đối tượng KGM đô thị khác 58 Bảng 3. 1. Phân nhóm đối tượng sử dụng theo nhóm tuổi 62 Bảng 3. 2. Tổng hợp kết quả điều tra người dân về đánh giá số lượng, chất lượng KGM quận Hà Đông 63 Bảng 3. 3. Định hướng và giải pháp quy hoạch các vùng không gian mở 70 v
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1. Thành phố vườn của Ebenezer Howard [2] 7 Hình 1. 2. Sơ đồ thành phố Letch worth 8 Hình 1. 3. Sơ đồ quy hoạch thành phố vườn Welwuyn 8 Hình 1. 4. Khu đô thị vườn Chemin-Vert nhìn từ trên cao [24] 9 Hình 1. 5. Công viên Trung tâm, New York 36 Hình 1. 6. Mô hình phát triển 38 Hình 2. 1. Bản đồ hành chính quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 41 Hình 2. 2. Một số hình ảnh sai phạm sử dụng đất tại khu vực công viên cây xanh quận Hà Đông 55 Hình 3. 1. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của người dân về hệ thống KGM tại quận Hà Đông 65 Hình 3. 2. Bản đồ phân vùng quy hoạch Không gian mở cho quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 69 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT KGM Không gian mở KGCC Không gian công cộng vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Không gian mở đô thị hay không gian công cộng là khu vực thuộc sở hữu cộng đồng hoặc do cộng đồng sử dụng, tất cả mọi người đều có thể tiếp cận, thụ hưởng [5]. Đó là nơi con người tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí, mua sắm, rèn luyện sức khỏe Tại bất cứ đô thị nào trên thế giới, nếu quy hoạch phần diện tích không gian mở thiếu hoặc không đầy đủ, thiết kế không tốt hoặc bị tư nhân hóa, thành phố sẽ rơi vào tình trạng bị chia cắt, xung đột xã hội gia tăng, cơ hội kinh tế bị cản trở. Hiện nay tại một số quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam, có một sự mất cân đối nghiêm trọng trong việc phát triển KGM, công viên mới được xây dựng, hàng trăm ngàn héc ta mặt nước sông hồ, diện tích bán ngập bị san lấp, thu hẹp và ô nhiễm, hàng vạn cây xanh bị chặt bỏ tùy tiện. Hà Nội là một trong 2 thành phố ở Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước. Trong 20 năm qua, mỗi năm Hà Nội có thêm hàng triệu mét vuông sàn đã được xây dựng mới trong hàng ngàn dự án đầu tư xây dựng mới, hàng trăm km đường giao thông mới mở, hàng chục cây cầu mới bắc (chỉ tính riêng năm 2017 Hà Nội có thêm 11 triệu m2 nhà ở, cao hơn 100 lần kỷ lục xây dựng 0,11 triệu m2 nhà ở Hà Nội năm 1978) [8]. Hàng vạn khu sinh hoạt công cộng trong các khu dân cư đã bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh, bãi đỗ xe, xây nhà ở. Nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tràn lan và chưa có giải pháp quản lý hữu hiệu. Những KGCC hiếm hoi còn lại không được bảo dưỡng duy tu vận hành tốt, kém hấp dẫn do thiết kế, bố trí thiết bị chất lượng kém. Hoạt động của nhiều nhà văn hóa, sân chơi ở các khu dân cư khá nghèo nàn, đơn điệu, lãng phí. Trong số các quận của thủ đô Hà Nội, Hà Đông được coi là một trong số các quận có tốc độ xây dựng, phát triển đô thị lớn nhất trong những năm gần đây. Đây được coi là điểm thu hút hấp dẫn đối với quá trình di cư của người dân từ các tỉnh khác nhau về làm việc và sinh sống tại thủ đô. Với nhu cầu phát triển về dân số rất lớn, Quận Hà Đông đang gặp nhiều áp lực trong việc giải quyết các vấn đề về quy hoạch đô thị, vừa phải đáp ứng nơi sinh sống cho người dân, song song đó phải thiết 1
  10. kế các khu vực KGM hợp lý, giải quyết các nhu cầu văn hóa, giải trí của người dân. Từ thực tế này, việc làm rõ thực trạng KGM, nghiên cứu tính toán nhu cầu của cư dân sinh sống tại Hà Đông về KGM trong tương lai và định hướng nâng cao chất lượng KGM, quy hoạch các KGM phù hợp với Quy hoạch tổng thể Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 là nhu cầu cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ thực trạng KGM quận Hà Đông thông qua đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất, quy hoạch đô thị khu vực quận Hà Đông. Từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng KGM tại khu vực nghiên cứu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lý luận về quy hoạch không gian mở đô thị phục vụ phát triển đô thị. - Phân tích thực trạng không gian mở đô thị và sử dụng đất các không gian mở khu vực quận Hà Đông; quy hoạch không gian mở khu vực nghiên cứu trong quy hoạch chung thành phố Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050. - Khảo sát ý kiến người dân trong việc quy hoạch các đối tượng KGM tại quận Hà Đông. - Xác định nhu cầu sử dụng đất không gian mở của quận Hà Đông đến năm 2030. - Phân vùng các vùng không gian mở tại Quận Hà Đông. - Đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở và các giải pháp nâng cao chất lượng không gian mở quận Hà Đông. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, các số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch, bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Hà Đông. Các số liệu được thu thập chủ yếu tại phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị quận Hà Đông. 2
  11. 4.2. Phương pháp thống kê, so sánh Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành thống kê, so sánh tài liệu về KGM ở các nước trên thế giới và các quy định liên quan đến các đối tượng KGM ở Việt Nam nhằm đưa ra khái niệm và hệ thống phân loại một cách đầy đủ cho hệ thống đô thị Việt Nam. 4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa - Tìm hiểu các vấn đề về thực trạng sử dụng đất và quy hoạch quận Hà Đông. - Khảo sát thực trạng các không gian mở: khảo sát các kiểu không gian xanh, mặt nước, đánh giá trực quan môi trường tại các không gian mở. 4.4. Phương pháp điều tra xã hội học Tham khảo ý kiến của người dân về các đối tượng KGM trong quận Hà Đông thông qua việc phát phiếu khảo sát trực tiếp tại các khu vực KGM. Người dân sẽ đưa ra đánh giá khách quan về chất lượng, mức độ hài lòng, đề xuất giúp hoàn thiện việc quy hoạch KGM tại quận. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 60 người dân đang tham gia vào các hoạt động tại các khu vực không gian mở vườn hoa và công viên tại quận Hà Đông. Qua đó, người dân đánh giá khách quan về các đối tượng không gian mở tại quận. 4.5. Phương pháp phân tích, đánh giá Dựa trên những số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, thông qua quá trình tổng hợp, nghiên cứu tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng nhằm thể hiện một cách rõ nhất hệ thống KGM tại quận Hà Đông, những mặt tích cực và hạn chế. Qua đó, làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp phù hợp với quy hoạch đô thị tại thủ đô và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Quận Hà Đông. - Phạm vi nội dung khoa học: Đề tài luận văn tập trung làm rõ thực trạng KGM tại quận Hà Đông và đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch KGM trên địa bàn nghiên cứu. 3
  12. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng KGM khu vực quận Hà Đông giai đoạn bắt đầu từ 2010 đến 2018. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng không gian mở đô thị tại quận Hà Đông Chương 3: Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch không gian mở đô thị tại quận Hà Đông 4
  13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tài liệu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Các nghiên cứu về không gian mở đô thị xuất hiện khá sớm, chủ yếu là các nghiên cứu nước ngoài. Không gian mở là một thuật ngữ được sử dụng bởi các nhà quy hoạch cảnh quan và kiến trúc sư cảnh quan cho khu vực đất được cố tình để lại chưa xây dựng như các khu đất trống và các khu rừng trong khi đất xung quanh chúng được phát triển vào các tòa nhà và công trình xây dựng. Không gian mở công cộng, như công viên, không gian xanh, khu thể thao, khu bảo tồn và khu di sản, quảng trường, không gian lưu thông từ lâu đã được coi là nơi tập trung thỏa mãn về mặt tinh thần của những hoạt động khác nhau và thúc đẩy những hoạt động xã hội, ràng buộc xã hội, tạo ra không gian cộng đồng và địa điểm kết nối trong đô thị. Cuộc các mạng công nghiệp xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới Cuộc các mạng công nghiệp xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới vào giai đoạn cuối thế kỉ 18 đến nửa đầu thế kỉ 19 đã khiến quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại các nước Châu Âu đã khiến quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại các nước Châu Âu. Với sự bùng nổ của sản xuất hàng hóa dựa trên máy móc công nghiệp, các đô thị mới Châu Âu dần được hình thành, thay đổi và được coi như những đô thị công nghiệp với các chức năng chính là nơi trao đổi và sản xuất hàng hóa. Đến cuối thế kỉ XIX, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng và sức ép từ tăng trưởng nóng đem lại diện mạo mất kiểm soát về không gian tại các thành phố ở châu Âu [23]. Trước bối cảnh đó, các nhà quản lý và nghiên cứu đô thị đề xuất sử dụng công cụ quy hoạch và thiết kế đô thị tích hợp với những thành tựu công nghệ tích luỹ được từ ngành xây dựng, môi trường, và kinh tế học nhằm hệ thống hoá không gian công cộng trong thành phố. Lấy mỹ học đô thị làm trọng tâm, các nhà quản lý và học thuật hy vọng giải quyết sự lộn xộn của không gian gây ra bởi quá trình đô thị hoá, nâng cao hình ảnh thành phố, cải thiện hệ thống giao thông, cung cấp không gian xanh, dịch vụ giải trí, thúc đẩy thương mại nội đô phát triển, đồng thời cải thiện chất lượng sống tại những khu đô thị cũ dành cho công nhân. Bắt đầu từ giai đoạn này, các nghiên cứu về hệ thống không gian mở trong 5
  14. các đô thị được hình thành với mục đích đáp ứng nhu cầu của chính quyền và người dân về tái tạo cảnh quan đô thị sau thời cách mạng công nghiệp. Thuật ngữ không gian mở được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1833, bởi Ủy ban chọn lọc đường công cộng ở Luân Đôn (Maruani and Amit-Cohen, 2007). Cho đến những năm 1920, chủ nghĩa hiện đại chiếm vị thế chủ đạo trong lĩnh vực kiến trúc và thiết kế đô thị, đề cao nguyên tắc phân khu công năng trong không gian thành phố. Hiến chương Athens đề ra bốn công năng cơ bản của thành phố, bao gồm: cư ngụ, nơi làm việc, giao thông và nghỉ dưỡng. Trong đó, không gian công cộng – vốn là nơi sinh hoạt và giao lưu cộng đồng chỉ được coi là một công năng phụ trợ. Sau Thế chiến thứ nhất, cùng với quá trình tái đô thị hoá (re-urbanisation) và phát triển ồ ạt của phương tiện cơ giới, đô thị trở nên hỗn loạn, cơ sở hạ tầng quá tải, lý thuyết phân vùng công năng ngặt nghèo của chủ nghĩa hiện đại đã đem lại những mặt tiêu cực trong phát triển đô thị. Song song với quá trình suy thoái tại khu trung tâm của những thành phố lớn, xu hướng chuyển dịch ra ngoại ô sinh sống của tầng lớp trung lưu thúc đẩy quá trình ngoại ô hoá, khoét sâu tình trạng suy thoái ở khu vực nội đô. Trước bối cảnh đó, các nhà quy hoạch và thiết kế đô thị tại châu Âu đã có những điều chỉnh về nhận thức và lý luận, phản đối việc phân vùng công năng khô cứng của chủ nghĩa hiện đại. Từ năm 1975, phong trào bảo tồn đô thị phát triển, thu hút sự tham gia của hầu hết các thành phố lớn tại châu Âu với khẩu hiệu “Phát triển tương lai vì quá khứ” (A Future for Our Past). Trên nền tảng đó, mọi tầng lớp trong xã hội đều đạt được nhận thức chung, cho rằng không gian đô thị cần được tái phát triển nhằm phục vụ nhu cầu lợi ích của con người. Các nhà quản lý bắt đầu tái thiết khu vực nội đô, cải thiện không gian công cộng, nâng cấp hệ thống giao thông bộ hành, bảo tồn, phục chế di tích lịch sử, xây dựng những khu thương mại kết hợp văn hoá giải trí quần chúng [23]. Một trong những lý luận kinh điển trong quy hoạch đô thị tại các nước Châu Âu bấy giờ và cũng là một cống hiến lớn cho lí luận quy hoạch đô thị hiện đại chính là lí luận thành phố vườn – thành phố vệ tinh của Ebenezer Howard, một kiến trúc sư nổi tiếng người Anh [2]. Kiến trúc sư đã phê phán những hiện tượng xã hội, văn hóa, kinh tế của các thành phố công nghiệp ở Anh và rút ra kết luận rằng nguyên 6
  15. nhân cơ bản của các hiện tượng xấu là do tập trung quá cao dân cư vào các đô thị mà lại thiếu đi những khu vực công cộng, nơi con người kết nối thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao Thành phố vườn của Ebenezer Howard được đề xướng năm 1986. Trong số các giải pháp được đề xuất nhằm đề xuất giải quyết các vấn đề về không gian thành phố, tác giả đã đề cập đến việc xây dựng các khu vực cây xanh và đất đai sản xuất nông nghiệp bao quanh các khu ở, tạo không gian xanh nhiều hơn trong thành phố. Ngoài ra, thành phố được phân bố lại, các thành phố vệ tinh tập hợp xung quanh thành phố trung tâm hay gọi là thành phố mẹ, quy mô lớn nhất là 58.000 người. Qua đó, thành phố vườn là những đơn vị thành phố vệ tinh, có quy mô dân số khoảng 32.000 người, quy mô đất đai khoảng 400ha với nhà ở gia đình thấp tầng và có vườn. Kết quả lí luận đã góp phần quan trọng trong việc việc xây dựng các thành phố vườn tại London [2]. Năm 1940, theo Ebenezer Howard, R. Unwin và Parker thiết kế xây dựng thành phố vườn đầu tiên cách London 50km. Năm 1920, Louis de Soissions thiết kế xây dựng thành phố vườn thứ hai cách London 25km. a. b. Hình 1. 1. Thành phố vườn của Ebenezer Howard [2] a. Chi tiết một số bộ phận của Thành phố vườn b. Sơ đồ cơ cấu quy hoạch thành phố vệ tinh 7
  16. Hình 1. 2. Sơ đồ thành phố Letch worth a. Sơ đồ thành phố Letch worth – Thành phố vườn đầu tiên xây dựng năm 1902 cách London 55km b. Chi tiết nhóm nhà ở a. b. Hình 1. 3. Sơ đồ quy hoạch thành phố vườn Welwuyn a. Sơ đồ quy hoạch thành phố vườn Welwuyn 1920 cách London 25km b. Chi tiết nhóm nhà ở Được kiến trúc sư Jean-Marcel Auburtin thiết kế trong giai đoạn từ năm 1912 đến năm 1919, sau đó được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1933, khu đô thị Chemin-Vert gồm có 617 căn hộ có diện tích từ 60 đến 100 m2 8
  17. dưới dạng nhà liền kề được bố trí thành từng cụm từ 2 đến 10 căn hộ và tất cả cùng chung một khu vườn riêng [24]. Sự đa dạng về chủng loại và tầm vóc của cây xanh, vị trí của các khối nhà, những điểm khác biệt của các đầu hồi nhà và các khung mái gỗ đã góp phần xoá đi sự lặp lại nhàm chán, đó là chưa kể đến trí tưởng tượng phong phú của chủ nhân mỗi ngôi nhà. Hình 1. 4. Khu đô thị vườn Chemin-Vert nhìn từ trên cao [24] Hơn nữa, do được xây dựng trên một địa thế hình elíp và theo phong cách của các khu đô thị vườn kiểu Anh, toàn bộ khu đô thị này được cấu trúc để đảm bảo mỗi ngôi nhà có được khoảng lưu không tối thiểu 25 mét, điều đó đảm bảo cho 4.000 cư dân sinh sống tại đây (số liệu của giai đoạn 1935-1940, hiện nay con số này thấp hơn nhiều do phần lớn các căn hộ chỉ có trung bình từ 2 đến 3 nhân khẩu) có đủ ánh nắng, tạo cảm giác ấm cúng và luôn tràn đầy ánh sáng. Xuất phát từ nhu cầu phát triển bền vững, thiết kế đô thị đương đại cần kết hợp yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường cùng tạo dựng không gian thành phố và vùng đô thị trong xã hội hậu công nghiệp. Năm 1994, Hiến chương Aalborg (Đan Mạch) được các nước châu Âu cùng thông qua. Những năm 1987 và 1992, lần lượt Báo cáo Brundtland, “Tuyên bố về môi trường sống và phát triển” và “Chương trình nghị sự cho thế kỷ 21” được thông qua tại hội nghị của Liên hiệp quốc họp tại Rio de Janeiro. Năm 2003, Hội quy hoạch Liên minh châu Âu ban hành “Tân hiến chương Athens”, đề xuất phương hướng thiết kế đô thị chủ nghĩa hiện đại theo xu thế phát triển bền vững. Năm 2007, nước Đức trong lần chủ trì phiên họp của Liên 9
  18. minh châu Âu đề xuất chính thức đưa ý tưởng phát triển bền vững tại các thành phố châu Âu vào Hiến chương Leipzig [23]. Trong những năm gần đây, các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam) (khoảng ~35%) [29]. Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển. Đô thị hóa diễn ra ở mức cao tại các nước phát triển kết hợp với nền tảng kiến trúc hạ tầng đô thị cải tiến qua nhiều năm đã tạo nên các đô thị hiện đại, cân bằng giữa các khu ở, sản xuất, kinh doanh với các khu vực công cộng, giải trí. Cho đến giai đoạn hiện nay, các nghiên cứu về không gian mở nói chung tại các nước có hạ tầng đô thị phát triển hầu hết hướng tới đáp ứng nhu cầu sức khỏe, giải trí tối đa cho người dân và định hướng quy hoạch đô thị thông minh (smart city). Việc bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thúc đẩy quá trình xây dựng đô thị theo hướng thông minh và bền vững, hạ tầng đô thị được cải thiện. Hàng loạt máy móc và công nghệ mới ra đời phục vụ cho các ngành xây dựng và kiến trúc đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh mục đích đưa đô thị phát triển bền vững về mặt hạ tầng kiến trúc, kinh tế, đảm bảo môi trường, yếu tố xã hội cũng được cho là xu hướng nghiên cứu mới trong những năm gần đây tại hầu hết các quốc gia, điển hình là các nước có đô thị phát triển. Nhiệm vụ không thể thiếu trong phát triển đô thị đó là sự gắn kết con người, không gian công cộng là một thành tố không thể tách rời trong phát triển đô thị, là điểm kết nối cộng đồng, thúc đẩy gắn kết cuộc sống của các tầng lớp nhân dân đô thị, góp phần hình thành, phát triển giá trị văn hóa, xã hội, tạo dựng bản sắc riêng cho từng đô thị. Rất nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây xoay quanh vấn đề thay đổi mối quan hệ giữa con người trong một xã hội thông qua các khu vực không gian công cộng. Nghiên cứu của Jingwen Cao và Jian Kanga tại Anh đã chỉ ra mối quan hệ xã hội trong mô hình sử dụng không gian công cộng đô thị tại hai quốc gia Trung Quốc và vương quốc Anh. Nghiên cứu này cung cấp một sự hiểu biết mới về các mô hình sử dụng trong các không gian công cộng dựa trên các loại mối quan hệ, góp phần 10
  19. vào khả năng của các nhà quy hoạch thành phố để thiết kế xã hội vào không gian công cộng. Ba loại mối quan hệ (thân mật, cá nhân và xã hội) dựa trên lý thuyết dựa trên lý thuyết khoảng cách của Hall (1992), sau đó liên quan đến hoạt động của người dùng. Vì vậy, các nhà quy hoạch nên thiết kế các không gian công cộng với những khác biệt trong sự nhận thức và cảm nhận của người dân [14]. Một nghiên cứu khác của Dasimah Binti Omar và cộng sự về tương tác của con người trong không gian mở được đăng tại Procedia - Social and Behavioral Sciences [19]. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng không gian mở rất quan trọng đối với sự bền vững của thành phố. Tương tác của con người rất quan trọng trong mối quan hệ với các không gian mở vì cả hai yếu tố đáp ứng tốt với nhau. Các tương tác không chỉ mang lại lợi ích cho con người mà đồng thời tác động tích cực đến hệ sinh thái tự nhiên khi cả hai yếu tố tương quan với nhau. Ngoài ra, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các tương tác tự nhiên và con người cần các yếu tố của không gian mở như không gian xanh, yếu tố nước, thuộc tính vật lý để tăng cường sự tương tác giữa con người và con người-thiên nhiên. Do đó, các khuyến nghị trong nghiên cứu này được khuyến nghị để đảm bảo tính bền vững của đô thị, đặc biệt là về mặt tương tác giữa con người và con người. Đối với các tương tác giữa con người và thiên nhiên, trong số các khía cạnh như đa dạng sinh thái và sinh học nên được xem xét vì rừng đã mất bản sắc do sự phát triển của các thành phố mới. Đối với sự tương tác giữa người với người, rất nhiều khía cạnh để khuyến nghị thêm về nghiên cứu có thể được tăng cường về mặt lợi ích tâm lý và sức khỏe của con người. Đối với hầu hết đô thị tại các quốc gia đang phát triển, hướng nghiên cứu về không gian công cộng được tập trung xoay quanh việc giải quyết các vấn đề của quá trình đô thị hóa như ô nhiễm môi trường, tìm kiếm không gian, mâu thuẫn xã hội trong quá trình phát triển đô thị và các giải pháp giúp đô thị phát triển bền vững. Sự mở rộng chóng mặt khu vực đô thị ở các nước đang phát triển có đặc điểm khác với sự bùng nổ ở các nước công nghiệp. Mặc dù tất cả đều phải đối mặt với các vấn đề môi trường nhưng những thành phố ở các nước phát triển đứng trước hàng loạt rủi ro đặc biệt. Ô nhiễm, thiếu nhà ở, vệ sinh kém và thiếu cung cấp nước sạch là những vấn đề thường xuyên xảy ra ở các thành phố này. 11
  20. Nhà ở là một trong các vấn đề được quan tâm nhất ở nhiều đô thị. Ở những thành phố như Calcutta (Ấn Độ) và Sao Paulo (Brazil) là một trở ngại lớn; tỷ lệ những người nhập cư thì luôn quá cao so với việc cung cấp nhà ở cố định. Đám đông nhập cư ùa vào chiếm đất ở những khu vực nhất định, mọc lên như nấm ở khu vực ven đô. Ở các đô thị phương Tây, người nhập cư thường thích ở gần các khu vực trung tâm thành phố, trong khi tình hình lại diễn ra ngược lại ở các nước đang phát triển, nơi đám đông nhập cư còn được gọi là “bể phốt ngoài rìa” (septic fringe) đô thị [12]. Chỗ ở là cái chòi dựng bằng bìa các tông cướp giựt được, bao bọc xung quanh rìa đô thị, nơi còn quá ít không gian chỗ trống. Bởi vậy, nhu cầu cao nhất của người dân tại các thành phố đang phát triển là nhà ở. Tuy nhiên, trong tương lai khi mà các đô thị trở nên phát triển, ổn định, giải quyết được các vấn đề về xã hội và môi trường, con người sẽ hướng tới các khu vực công cộng nhiều hơn, và khi đó, nếu không có sự kiểm soát quy hoạch xây dựng một cách hợp lý, các khu vực ở sẽ trở nên thiếu thốn và chật chội bởi các tòa nhà, khu vực ở. Nghiên cứu gần đây của Riham Nady Faragallah đã chỉ ra rằng có sự phát triển nhanh chóng của thị trấn và thành phố dẫn đến sự xuống cấp rõ ràng trong không gian đô thị (Riham Nady Faragallah, 2018). Về vấn đề này, không gian mở đô thị ở Ai Cập nói chung và ở Alexandria đặc biệt suy giảm nhanh chóng. Do đó, nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển và tạo ra các không gian mở đô thị mới có năng suất cao. Thành phố Tây Ban Nha phải đối mặt với nhiều vấn đề như sự gia tăng dân số đô thị nhanh chóng dẫn đến việc mở rộng đô thị nhanh chóng của thành phố. Ngoài ra, thiên nhiên đã bị thui chột và các mối quan hệ của con người đã bị hủy hoại. Sự phá hủy này đã làm giảm số lượng và chất lượng không gian bên ngoài và dẫn đến mất cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Nhìn chung, quy hoạch không gian công cộng trên thế giới được chia thành hai nhóm, các quốc gia có đô thị phát triển và các quốc gia có đô thị đang hoặc kém phát triển. Đối với những đô thị khác nhau, hướng nghiên cứu về không gian công cộng cũng khác nhau. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của không gian công cộng tới chất lượng cuộc sống, cảnh quan đô thị, nhu cầu giải trí, văn hóa, xã hội và thậm chí 12
  21. kinh tế, chính trị là rất lớn. Việc quy hoạch đô thị đồng bộ, có kiểm soát và cân bằng các đơn vị ở, kinh doanh với các khu vực mở là bài học lớn đối với các đô thị đang phát triển như tại Việt Nam hiện nay. 1.1.2. Tại Việt Nam Không gian mở xuất hiện từ thời đại phong kiến nước ta dưới hình thái các sân chơi, bến nước, cây đa đầu làng, sân đình, cổng làng, chợ làng, đường làng, các đình đền đài, hội quán, nhà thờ tổ Qua nhiều giai đoạn khác nhau, các khu vực không gian mở chịu ảnh hưởng bởi nhiều tư tưởng quy hoạch đã tạo nên những nét đặc sắc riêng cho đô thị Việt Nam. Vào thời kỳ phong kiến, chính quyền phong kiến quyết định các vấn đề chung và có không gian quyền lực của nó. Cộng đồng như làng xã, phường hội, dòng tộc lại quyết định về những việc nội bộ của một nhóm người nên họ cũng có những không gian có chức năng hỗ trợ thể chế cộng đồng tương ứng. Làng là một mô hình quần cư truyền thống vô cùng đặc sắc của Việt Nam. Làng có thiết chế riêng, có hiệu lực mạnh mẽ vì nó đảm bảo tồn tại và vững mạnh của cả cộng đồng làng; vì vậy, dân ta có câu “phép vua thua lệ làng”. Trong làng, trong phường hội, họ được quan tâm, giúp đỡ, bảo vệ và có trách nhiệm đối với người khác. Vì thế nhu cầu tỏ ra mình là người cùng hội cùng thuyền, có quan tâm, đóng góp cho cộng đồng là cấp thiết. Vì vậy, những không gian cộng đồng truyền thống như bến nước, cây đa đầu làng, sân đình, cổng làng, chợ làng, đường làng, các đình đền đài, hội quán, nhà thờ tổ đều được sử dụng rất hiệu quả và thường xuyên. Trong không gian cộng đồng này, mỗi cá thể xuất hiện ít khi dưới danh nghĩa cá nhân, mà dưới danh nghĩa là một bộ phận trong một cỗ máy chung. Họ lấy việc chứng tỏ phục tùng luật lệ chung làm lý do để xuất hiện trong không gian này. Những người ngoài có thể được chấp nhận vào các lễ hội, sự kiện cộng đồng, nhưng họ rõ ràng là khách và phải chấp nhận mọi luật lệ do chủ nhà đề ra. Tiêu chí của những không gian này không phải là việc phát huy tối đa sự tự do thoải mái của từng cá nhân, mà là làm rõ cấu trúc của cái chúng ta, để mọi người phải theo đó mà làm. Bên cạnh đó, cung đình cũng là một phần đặc sắc của không giancộng đồng trong thời kỳ phong kiến Việt Nam. Đây là khu vực được coi là nơi vua chúa và những người xung quanh họ như các quan, người hầu, cung 13
  22. tần, sử dụng. Các triều đại lịch sử Việt Nam từ thời kỳ Quốc hiệu Văn Lang cho đến thời kỳ Nhà Nguyễn (1802 – 1945) luôn có những khu vực được thiết kế riêng nhằm thỏa mãn các nhu cầu vui chơi, giải trí và thư giãn của những người trong cung đình. Vì vậy, trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, không gian công cộng tồn tại dưới hình thái không gian cộng đồng, các khu vực đó đều phục vụ nhu cầu của một nhóm đối tượng như cùng đình, làng, thôn và được giới hạn sử dụng bởi chính nhóm đối tượng đó. Những người khác muốn tham gia và sử dụng đều phải yêu cầu có sự chấp thuận của cộng đồng sử dụng các không gian đó. Đến thời Pháp thuộc (1984 – 1945), người Pháp lần đầu tiên đã đưa vào Việt Nam nhưng nguyên lý quy hoạch đô thị phương Tây với mạng lưới đường ô cờ vuông vắn, các trục không gian hoành tráng, những quảng trường trước các công trình lớn như phủ toàn quyền, ngân hàng, nhà hát nhằm phô trương quyền lực và sức mạnh vật chất – văn hóa của mình. Ngoài ra, một số công viên, vườn hoa được xây dựng, nhằm biểu dương cuộc sống vương giả của khu phố Pháp hơn là những không gian công cộng thực sự. Cho nên những KGCC này chính là những “cơ sở hạ tầng” phục vụ người Pháp và chính quyền thuộc địa của Pháp. Thời kỳ này, người Pháp đã tạo ra các khu vực KGCC đúng nghĩa. Công trình nổi bật như Cầu Long Biên, Nhà thờ lớn Hà Nội, công viên Bách Thảo, là một trong những di sản kiến trúc Pháp thuộc mang lại cho đô thị Việt Nam. Người dân được miễn phí hoàn toàn khi sử dụng, tham gia các công trình KGCC kể trên và hơn nữa, những công trình đó trở thành trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, thư giãn của người dân toàn thành phố. Thời kỳ xây dựng nhà nước XHCN hiện nay (từ năm 1945 đến nay), bên cạnh những KGCC do người Pháp xây dựng, loại hình KGCC phổ biến nhất ở nước ta thời kỳ này là các quảng trường chính trị ở tất cả các thành phố, thường bố trí trước mặt tòa nhà UBND – HĐND, xung quanh là các công trình phục bộ máy hành chính địa phương như trụ sở các sở, ban, ngành, tòa án, bưu điện, ngân hàng công. Ở Hà Nội, có thể nói Quảng trường Ba Đình là KGCC biểu tượng quyền lực của Nhà nước XHCN với sự hiện diện của Lăng Hồ Chủ tịch, Tòa nhà Quốc hội, và các tòa công thự khác. Ở đây Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, và cũng là nơi chỉ dành cho các sự kiện trọng đại, mitting, diễu hành tầm cỡ quốc gia. Trước đây người 14