Luận văn Nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

pdf 159 trang vuhoa 23/08/2022 10040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_danh_gia_va_de_xuat_bien_phap_giam_thieu.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN ĐINH VĂN PHÚ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VŨ LIỆU HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi kkxin kkcam kđoan kLuận kvăn kthạc ksĩ kđề ktài k“Nghiên kcứu kđánh kgiá kvà kđề kxuất kbiện kpháp kgiảm kthiểu krủi kro kvề kan ktoàn kvệ ksinh klao kđộng kkhi klàm kviệc ktrên kcao kcho kngười klao kđộng ktại kmột ksố kcông ktrường kxây kdựng ktrên kđịa kbàn kthành kphố kHà kNội” klà kcông ktrình knghiên kcứu kđộc klập kdo ktác kgiả kĐinh kVăn kPhú kthực khiện kdưới ksự khướng kdẫn kcủa KTS. kTrần kVũ kLiệu. kLuận kvăn kchưa kđược kcông kbố ktrong kbất kcứ kcông ktrình knghiên kcứu knào. kCác ksố kliệu, knội kdung kđược ktrình kbày kdưới kluận kvăn kđảm kbảo ktuân kthủ kcác kquy kđịnh kvề kbảo kvệ kquyền ksở khữu ktrí ktuệ. K Tôi kxin kchịu ktrách knhiệm kvề ktoàn kbộ knội kdung kcủa kluận kvăn kthạc ksĩ. Tác giả luận văn Đinh Văn Phú
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu ktiên, kem kxin kgửi klời kcảm kơn kchân kthành kđến kban kgiám khiệu kvà ktoàn kthể kcác kthầy, kcô kgiáo kTrường kĐại khọc kCông kđoàn kđã ktận ktình kgiảng kdạy, ktạo kmọi kđiều kkiên kthuận klợi, kgiúp kđỡ kem kvà ktất kcả khọc kviên kkhác ktrong ksuốt kthời kgian khọc ktập kvà krèn kluyện ktại ktrường. Em kxin kcảm kơn ktất kcả kcác kthầy kcô kgiáo kkhoa kSau kđại khọc kvà kkhoa kBảo khộ klao kđộng kđã kgiúp kđỡ, ktạo kđiều kkiên kthuận klợi kcho kem ktrong ksuốt kquá ktrình khọc ktập, kvà klàm kluận kvăn ktốt knghiệp knày. Em kxin ktỏ klòng kbiết kơn ksâu ksắc ktới: kThầy kTS. Trần kVũ kLiệu kđã kchỉ kdạy kvà khướng kdẫn, kcung kcấp kcho kem knhững ktài kliệu kbổ kích kvà kgiúp kđỡ kem ktrong ksuốt kquá ktrình khoàn kthành kluận kvăn. Một klần knữa kem kxin kchân kthành kcảm kơn kcác kthầy kcô. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp mới của đề tài 4 6. Kết cấu của luận văn 4 Chương 1. TỔNG QUAN 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài 6 1.1.1. Nghiên cứu của Singapore về 126 trường hợp ngã cao 7 1.1.2. Nghiên cứu của Brazil 10 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 11 1.2.1. Bộ công cụ đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát nguy cơ tai nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng 11 1.2.2. Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm 12 1.3. Tổng quan các phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro 13 1.3.1. Ý nghĩa của việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro 13 1.3.2. Một số phương pháp xác định nguyên nhân và nhận diện mối nguy 14 1.3.3. Các bước đánh giá rủi ro và tiêu chí đánh giá 17 Tiểu kết chương 1 25 Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG NGUY CƠ RỦI RO KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO TẠI DỰ ÁN HATECO LA ROMA 26
  5. 2.1. Giới thiệu về Công ty Hateco Thăng long – Chủ đầu tư 26 2.2. Thông tin chung về dự án thực hiện nghiên cứu 27 2.3. Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và những rủi ro tại côngtrường xây dựng dự án Hateco La Roma. 29 2.3.1. Tình hình sử dụng lao động 29 2.3.2. Mô hình tổ chức kiểm soát sức khoẻ an toàn và môi trường chung 32 2.3.3. Công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại dự án 35 2.3.4. Quy trình cấp phát thẻ ra vào công trường 40 2.3.5. Quy trình xử lý công nhân có hành vi vi phạm an toàn, vệ sinh lao động43 2.3.6. Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân 44 2.3.7. Một số điểm mạnh và điểm hạn chế trong công tác an toàn vệ sinh tại công trường dự án Hateco La Roma 44 Tiểu kết chương 2 49 Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ RỦI RO KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 50 3.1. Xác định và đánh giá các nguy cơ mất an toàn đối với công việc làm việc trên cao tại công trường xây dựng Hateco La Roma 51 3.1.1. Xác định mối nguy mất an toàn đối với công việc trên cao tồn tại nhiều rủi ro tại công trường xây dựng Hateco La Roma 51 3.1.2. Đánh giá các nguy cơ mất an toàn đối với công việc làm việc trên cao tại công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma 73 3.2. Biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn tại công trường Hateco La Roma 93 3.2.1. Biện pháp an toàn đối với một số hạng mục công việc trên cao tại công trường Hateco La Roma 93 3.2.2. Giải pháp về tổ chức, hành chính 126 3.2.3. Biện pháp kỹ thuật 127 3.2.4. Đề xuất sử dụng Drone nâng cao hiệu quả công tác giám sát an toàn nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động 130
  6. 3.2.5. Kế hoạch huấn luyện sử dụng Drone cho các bộ phận 141 Tiểu kết chương 3 146 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt ATLĐ: An toàn lao động ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động ATSKNN: An toàn sức khỏe nghề nghiệp BNN: Bệnh nghề nghiệp BHLĐ: Bảo hộ lao động BQLDA: Ban quản lý dự án BLĐTBXH: Bộ lao động thương binh xã hội CB-CNV: Cán bộ, công nhân viên CN: Công nhân CMND: Chứng mình nhân dân GĐDA: Giám đốc dự án PCCC: Phòng cháy chữa cháy PTBVCN: Phương tiện bảo vệ cá nhân PCCN: Phòng chống cháy nổ QLDA: Quản lý dự án QLATVSLĐ: Quản lý an toàn vệ sinh lao động TNLĐ: Tai nạn lao động Tiếng Anh: HSE: Health-safety-environment ILO: International labour organization (Tổ chức lao động quốc tế) ISO: International standazide organization (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) PPE: Personal Protective Equipment (Phương tiện bảo vệ cá nhân)
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng Bảng 1.1. Mức đánh giá khả năng nhận biết rủi ro 19 Bảng 1.2. Mức đánh giá tần suất xảy ra rủi ro 19 Bảng 1.3. Mức đánh giá hậu quả thương tật 20 Bảng 1.4. Mức đánh giá mức độ rủi ro 20 Bảng 1.5. Mức đánh giá mức độ rủi ro với những rủi ro tiềm ẩn 21 Bảng 1.6. Quy định mức độ rủi ro 22 Bảng 2.1: Số liệu về lực lượng lao động phân theo giới tính 29 Bảng 2.2: Lực lượng lao động phân theo độ tuổi 30 Bảng 3.1: Xác định nguy cơ mất an toàn đối với công việc trên cao 51 Bảng 3.2: Đánh giá các nguy cơ mất an toàn đối với công việc làm việc trên cao 73 Bảng 3.3: Các biện pháp đối với một số hạng mục công việc trên cao 93 Bảng 3.5: Chi phí mua các thiết bị 145 Biểu đồ Biểu đồ 1.1: Biểu đồ phân loại ngã cao trong 126 trường hợp điều tra 8 Biểu đồ 1.2: Phân loại ngã cao theo ngành nghề trong số 126 trường hợp điều tra 8 Biểu đồ 1.3: Số lượng và tỷ lệ phần trăm các trường hợp các yếu tố góp phần dẫn đến tai nạn ngã cao 9 Biểu đồ 2.1: Lực lượng lao động theo giới tính 30 Biểu đồ 2.2: Lực lượng lao động theo độ tuổi 31 Biểu đồ 2.3: Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn 31
  9. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình Hình 1.1: Thứ tự ưu tiên của các nhóm biện pháp quản lý rủi ro 23 Hình 2.1: Hình ảnh chung cư Hateco La Roma 28 Hình 2.2: Phối cảnh dự án chung cư Hateco Laroma Chùa Láng 29 Hình 2.3: Công nhân thể dục và hô khẩu hiệu an toàn mỗi buổi sáng 35 Hình 2.4: Lớp học an toàn tại công trường 37 Hình 2.5: Góc đào tạo và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 40 Hình 2.6: Lực lượng bảo vệ làm nhiệm vụ kiểm soát người lao động ra vào công trường 42 Hình 3.1: Dựng thang hợp lý- góc nghiêng 75 0 128 Hình 3.2: Cố định chân thang nối xuống nền và hệ thống phanh bánh xe ở chân thang 128 Hình 3.3: Hình ảnh minh họa drone thực hiện việc giám sát trên công trường 131 Hình 3.4: Sản phẩm Mavic 2 zoom drone 139 Hình 3.5: Điều khiển của Mavic 2 zoom drone 139 Hình 3.6: Hệ thống cảm biến phía dưới của Mavic 2 zoom 140 Hình 3.7: Bộ sản phẩm Mavic 2 zoom và phụ kiện 141 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ xương cá 14 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cây quyết định dùng trong đánh giá an toàn sức khỏe nghề nghiệp 16 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần tập đoàn Hateco 27 Sơ đồ 2.2: Tổ chức kiểm an toàn vệ sinh lao động chung tại công trường 32 Sơ đồ 2.3. Quy trình huấn luyện đầu vào 39 Sơ đồ 2.4: Quy trình cấp phát thẻ ra vào công trường 40 Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý người lao động vi phạm 43 Sơ đồ 3.1: Quy trình huấn luyện vận hành Drone/flycam 142
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngành xây dựng là một trong những ngành luôn nằm trong top đầu những ngành có số vụ tai nạn và số lượng người chết cao nhất theo thông kê, với đặc thù khối lượng công việc lớn, đa dạng và sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Trên công trường thi công luôn tồn tại những mối nguy về an toàn đe dọa tới tính mạng và sức khỏe người lao động, trong đó làm việc trên cao là một trong những nguyên nhân gây tử vong và trấn thương nghiêm trọng phổ biến nhất. Theo báo cáo về tình hình tai nạn lao động trên cả nước, phân tích tình hình tai nạn lao động từ biên bản điều tra tai nạn lao động chết người, do địa phương gửi về từ tất cả những khu vực có quan hệ lao động, nguyên nhân gây ra tai nạn và số vụ tai nạn chết người do ngã cao luôn ở mức trên 20%, cao nhất trong những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động. Ngã cao là tai nạn rất phổ biến và thường xảy ra ở trong tất cả các dạng công tác thi công ở trên cao như xây dựng, lắp đặt, tháo dỡ cốp pha, lắp đặt cốt thép, đổ dầm bê tông, lắp ghép các kết cấu xây dựng và thiết bị, vận chuyển vật liệu lên cao, làm mái và các công tác hoàn thiện. Ở Hà Nội hiện nay, mức độ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng nói chung và đặc biệt tai nạn lao động khi làm việc trên cao nói riêng là rất bức thiết và đặc biệt cần có sự quan tâm. Nhận thức được điều đó, nhiều công ty xây dựng đã tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động, xây dựng những quy trình, nội quy, nguyên tắc an toàn khi làm việc, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cũng như áp dụng những công nghệ, thiết bị mới nhất trong xây dựng nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra cho người lao động. Công tác thanh tra giám sát cũng đặc biệt được đẩy mạnh nhằm đảm bảo việc thực hiện các nội quy về an toàn của công nhân. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý an toàn vệ sinh lao động và việc thực hiện nội quy, quy trình an toàn đối với những công việc trên cao còn
  11. 2 nhiều hạn chế và thiếu sót, khiến cho những vụ tai nạn đáng tiếc vẫn xảy ra, gây thiệt hại về người và của. Chi phí y tế, bồi thường tai nạn lao động lớn, thời gian dành cho công tác điều tra tai nạn lao động kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, tiến độ thi công. Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc trên cao, giảm thiểu được những vụ tai nạn lao động liên quan đến ngã cao. Từ đó Em xin được thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội” 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Phần lớn các dự án xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội là các dự án xây dựng nhà cao tầng. Công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động còn có rất nhiều vấn đề và tiềm ẩn rất nhiều những mối nguy và rủi ro về an toàn mà người lao động phải đối mặt khi làm vệc trên cao. Đó cũng là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài này. Ban đầu khi chọn đề tài này, tác giả muốn đánh giá rủi ro về an vệ sinh lao động khi làm việc trên cao tại một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội để có một cái nhìn rộng và bao quát nhất về tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao, cũng như tìm hiểu được các khó khăn, mối nguy và những rủi ro mà người lao động đang phải đối mặt khi thi công làm việc trên cao tại các dự án cao tầng. Từ đó đề xuất biện pháp kiện toàn giúp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại các công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. Nhưng trong quá trình thực hiện đề tài tác giả nhận thấy mỗi công trường có điều kiện cơ sở vật chất, cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ, độ tuổi, ngoài ra uy tín của chủ thầu dự án, uy tín chủ đầu tư dự án và mức độ quan tâm tới công tác an toàn vệ sinh lao động là khác nhau ở mỗi dự án. Những công trình được thực hiện bởi nhà thầu và chủ đầu tư uy tín, vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu, người lao động được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, được huấn luyện an toàn thường
  12. 3 xuyên, các quy định liên quan đến công tác an toàn cũng được công ty thực hiện rất tốt. Có những công trường xây dựng lại ngược lại, ưu tiên tiến độ xây dựng mà bỏ qua những quy định về an toàn, người lao động phải đối mặt rất nhiều yếu tố nguy hiểm mà không có sự quan tâm đúng mực. Việc đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro một cách khả thi và mang lại hiệu quả cao phải căn cứ trên tình hình thực tế tại mỗi cơ sở, không thể dập khuôn máy móc và đưa ra những biện pháp chung chung cho tất cả các dự án xây dựng cùng thực hiện. Mặt khác, việc tiếp cận nắm bắt thực trạng và thu thập số liệu về công tác an toàn vệ sinh lao động tại các công trường trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn do tính bảo mật thông tin tại mỗi dự án là khác nhau, không phải công trường nào cũng sẵn sàng cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động của công trường công ty mình. Việc thu thập số liệu tại nhiều công trường cũng mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp. Để đảm bảo giá trị và hiệu quả của các giải pháp được đưa ra trong luận văn tác giả đã thu hẹp lại phạm vi nghiên cứu của mình từ một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội lại thành tập trung nghiên cứu tại một công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma nhằm đảm bảo việc đưa ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro bám sát với thực tế và mang lại hiệu quả cao tại phạm vi nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và những nguy cơ rủi ro khi làm việc trên cao và những nguy cơ rủi ro tại một số công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma. - Đề xuất được giải pháp giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động làm việc trên cao. 2.2. Nội dung nghiên cứu + Phân tích, đánh giá rõ thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao tại công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma và những nguy cơ rủi ro. Từ đó chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, những mặt còn hạn chế.
  13. 4 + Giải pháp nhằm giảm thiểu và hạn chế những nguy cơ, rủi ro đối với lao động làm việc trên cao trên công trường trong công trường dự án chung cư Hateco Laroma nói riêng và trong lĩnh vực xây dựng nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các phương pháp đánh giá rủi ro - Công tác an toàn vệ sinh lao động - Những nguy cơ rủi ro khi làm việc trên cao tại công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma - Các giải pháp giúp giảm thiểu rủi ro 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi: công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hồi cứu - Tác giả sử dụng phương pháp hồi cứu các nguồn tài liệu có liên quan làm cơ sở để hệ thống hóa lý thuyết về các rủi ro trong công trường xây dựng. Tác giả cũng tham khảo các tài liệu thực tế tại dự án để làm cơ sở đánh giá rủi ro nghề nghiệp tại dự án. Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu. 5. Đóng góp mới của đề tài - Chỉ ra thực trạng về công tác an toàn, vệ sinh lao động làm việc trên cao tại công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma, từ đó đề xuất được các giải pháp giúp giảm thiểu rủi ro khi làm việc trên cao. - Đề xuất sử dụng drone/flycam trong việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát an toàn đối với người lao động làm việc trên trong lĩnh vực xây dựng nói chung. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan
  14. 5 Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động và những nguy cơ rủi ro khi làm việc trên cao tại công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma. Chương 3: Đề xuất giải pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi làm việc trên cao nhằm đảm bảo an toàncho người lao động
  15. 6 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài Đánh giá rủi ro là quá trình đánh giá các rủi ro phát sinh từ một mối nguy, có tính đến tính đầy đủ của mọi biện pháp kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro có được chấp nhận hay không. Một số phương pháp để thực hiện đánh giá rủi ro có sẵn từ chuyên gia đến phương pháp có sự tham gia và từ các phương pháp đơn giản đến phức tạp. Để thực hiện một quy trình quản lý rủi ro hiệu quả , cần phải hiểu rõ bối cảnh pháp lý, các khái niệm, quy trình phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro và vai trò của tất cả những người tham gia vào quy trình. Cũng cần quản lý rủi ro dựa trên các phương pháp luận vững chắc và đã được thử nghiệm. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 phiên bản năm 2007 do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành đã quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ATSKNN) để tổ chức có thể kiểm soát được các rủi ro về ATSKNN. Tiêu chuẩn này có đưa ra các thuật ngữ, định nghĩa và các quy trình về nhận diện và đánh giá rủi ro. Đồng thời OHSAS 18001:2007 cũng đưa ra các biện pháp để kiểm soát và thay đổi, các biện pháp kiểm soát hoặc thay đổi, cải tiến biện pháp biện pháp kiểm soát để làm giảm rủi ro theo các cấp độ: Loại trừ, thay thế, kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát hành chính, các thiết bị bảo vệ con người. Đặc biệt OHSAS 18001:2007, còn hướng dẫn thực hiện biện pháp đánh giả rủi ro bằng cách cho điểm có trong số các mối nguy và phân loại các rủi ro có thể chấp nhận được và rủi ro không thể chấp nhận được sao cho phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp va đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật. Vào tháng 3 năm 2018 ISO 45001 được công bố. ISO 45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Mục tiêu của ISO 45001 là giảm thương tích và bệnh nghề nghiệp, bao gồm thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần. Theo ISO 45001:2018 thì có nhiều phương pháp để nhận dạng mối nguy: Phân tích cây sai hỏng FTA,
  16. 7 nhận dạng mối nguy HAZID, phân tích công việc chủ yếu CTA, tuần tra quan sát PO, phân tích cây sự cố ETA, dựa vào báo cáo, phân tích tai nạn, sự cố AI. Từ đó tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liên quan tới công việc chuẩn bị thực hiện, những rủi ro có thể gặp; xây dựng những biện pháp kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường. Đề tài luận văn liên quan đến việc nghiên cứu và đánh giá rủi ro khi làm việc trên cao đã quan tâm đến các nghiên cứu ở các nước về đánh giá rủi ro khi làm việc trên cao: 1.1.1. Nghiên cứu của Singapore về 126 trường hợp ngã cao Nghiên cứu và phân tích 126 trường hợp điều tra ngã cao của Bộ nhân lực Singapore (The Ministry of Manpower Singapore) về các trường hợp tai nạn lao động gây tổn thương nghiêm trọng hay tử vong do ngã cao từ năm 2003-2007 để hiểu rõ hơn các yếu tố góp phần gây ra những của những trường hợp tai nạn. Trong nghiên cứu thông qua phân tích số liệu và các yếu tố góp phần gây ra tai nạn, họ đã phân loại các yếu tố gây ra tai nạn của 126 trường hợp điều tra thành 7 nhóm chính: thiếu các thủ tục làm việc an toàn là 54 trường hợp chiếm 43%; thiếu hoặc sử dụng không đúng hoặc không chấp hành việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao là 49 vụ, chiếm 39%; môi trường làm việc kém là 40 vụ, chiếm 32%; hệ thống phòng ngừa chống ngã cao không đầy đủ là 33 trường hợp, chiếm 26%; vi phạm các quy định/hành vi làm việc không đúng chuẩn là 25 trường hợp, chiếm 20%; thiếu giám sát là 25 trường hợp, chiếm 20%, thiếu đào tạo kiến thức cho nhiệm vụ được giao là 18 trường hợp chiếm 14%. Trong đó có thể có nhiều hơn 1 yếu tố góp phần cho từng trường hợp ngã cao. 1.1.1.1. Phân loại ngã cao theo vị trí Các vụ tại nạn ngã cao trong số nằm trong số những 126 trường hợp điều tra.
  17. 8 Biểu đồ 1.1: Biểu đồ phân loại ngã cao trong 126 trường hợp điều tra (Nguồn: Bộ nhân lực Singapore) 1.1.1.2. Phân loại theo ngành Phân loại ngã cao theo ngành nghề, lĩnh vực trong số 126 trường hợp điều tra ta có: Biểu đồ 1.2: Phân loại ngã cao theo ngành nghề trong số 126 trường hợp điều tra (Nguồn: Bộ nhân lực Singapore)
  18. 9 1.1.1.3. Các yếu tố góp dẫn đến ngã cao tại nơi làm việc Các yếu tố góp phần được phân loại thành 7 loại chính và được thể hiện trong Hình bên dưới: Yếu tố góp phần dẫn đến tai nạn ngã cao (Đối với 126 trường hợp điều tra) Biểu đồ 1.3: Số lượng và tỷ lệ phần trăm các trường hợp các yếu tố góp phần dẫn đến tai nạn ngã cao (Nguồn: Bộ nhân lực Singapore) Thiếu, sử Vi phạm Thiếu Thiếu dụng không Môi Hệ thống các quy đào tạo / các thủ đúng hoặc trường phòng / định / kiến thức tục không sử làm chống hành vi Thiếu Phân loại cho làm dụng các việc ngã cao làm việc giám sát nhiệm vụ việc an phương tiện kém không không được toàn bảo vệ chống đầy đủ đúng giao ngã cao chuẩn Số trường 54 49 40 33 25 25 18 hợp % Các trường 43 39 32 26 20 20 14 hợp * Lưu ý rằng có thể có nhiều hơn 1 yếu tố góp phần cho từng trường hợp ngã (Nguồn: Bộ nhân lực Singapore)
  19. 10 1.1.2. Nghiên cứu của Brazil Nghiên cứu và phân tích 114 trường hợp điều tra ngã cao Nghiên cứu và phân tích 114 trường hợp điều tra ngã cao của đồng tác giả Tomi Zlatar, Eliane Maria Gorga Lago, Willames de Albuquerque Soares. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích hậu quả tùy thuộc vào chiều cao rơi và điều tra các biện pháp quản lý rủi ro thường bị thiếu hoặc không được áp dụng đầy đủ trong việc ngăn ngừa và kiểm soát tại thời điểm xảy ra khi ngã cao. Từ 368 trường hợp ngã cao nhóm ngiên cứu đã sàng lọc kỹ lưỡng để loại trừ những trường hơp không phù hợp với tiêu chí và cuối cùng 114 trường hợp đã được đưa vào phân tích. Các trường hợp được thu nhận có chiều cao rơi vào khoảng 1,2 đến 42 mét, trong đó các con số là: 19 trường hợp trong khoảng từ 0 đến 3 m; 52 trường hợp từ 3 đến 6,1 m; 21 trường hợp từ 6,1 đến 9,0 m; và 22 trường hợp hơn 9,1 m, người ta thấy rằng một tai nạn điển hình của việc ngã cao sẽ ở 45,6% từ độ cao từ 3 đến 6,1 mét. Những nơi phổ biến nhất xảy ra ngã cao là: trên giàn giáo/sàn làm việc (26-22,8%); mái nhà (30- 26,3%); sập, bao gồm sập sàn, tường và cầu thang (4-3,5%); thông qua lỗ mở, khoảng hở, bao gồm rơi qua cầu thang, bẫy, giếng nâng hoặc các tấm kính trong xây dựng (15-13,2%); thang và bệ bước (10 8,8%); nâng, bao gồm nâng bằng xe nâng (10-8,8%) và khác (19-16,7%)) và 49,1% xảy ra từ giàn giáo hoặc mái nhà. Hậu quả của vụ ngã cao này sẽ dẫn đến tử vong nếu người đó ngã xuống đầu và bị chấn thương đầu, trong khi nếu không, tỷ lệ phần trăm đại diện cho tỷ lệ sống sẽ là ≈55%, tùy thuộc vào khối lượng người và cả vật liệu người đó mang theo. Nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ có một tỷ lệ phần trăm ≈98% mà một số biện pháp đánh giá rủi ro không được áp dụng. Trong số các biện pháp không được áp dụng (thất bại), lý do sẽ là: 81,6% các thủ tục làm việc (biện pháp hành chính); 65,8% lan can, tay vịn, rào chắn và bảo vệ cạnh (biện pháp kỹ thuật); 60,5% đánh giá rủi ro; và 60,5% nền tảng làm việc/ giàn giáo (biện pháp kỹ thuật). Do đó, có thể kết luận rằng việc ngã cao gây rủi ro
  20. 11 lớn cho người lao động, điều này có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp quản lý áp dụng đầy đủ. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 1.2.1. Bộ công cụ đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát nguy cơ tai nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng Trong lĩnh vực xây dựng, trước thực trạng công tác thi công xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới, những công nghệ hiện đại cũng đang từng bước được áp dụng. Đặc thù của công nghệ xây dựng nhà cao tầng có những yêu cầu khác biệt, đòi hỏi phải giải quyết được các khó khăn trong thi công xây dựng nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho người lao động. Đề tài: “Bộ công cụ đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát nguy cơ tai nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng” của đồng tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn sỹ Khánh Linh (viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động và Nguyễn Phương hùng (viện Nghiên cứu cơ khí) đã được thực hiện. Nhận thấy công tác quản lý ATVSLĐ tại các cơ sở sản xuất nói chung và ở tại các công trường xây dựng nói riêng còn nhiều bất cập. Việc xây dựng được một phương pháp nhận dạng và đánh giá nguy cơ gây tai nạn lao động là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế để giảm bớt tính chất phức tạp, công sức trong công tác này đòi hỏi cần phải có những cách thức hiệu quả hơn nữa, chính vì thế nếu xây dựng được bộ công cụ đánh giá nguy cơ gây tai nạn sẽ giải quyết được những tồn tại đó. Đề tài đã tiến hành việc xây dựng phần mềm bộ công cụ đó sao cho đáp ứng phù hợp được những đòi hỏi của thực tế sản xuất, trình độ quản lý Bộ công cụ đánh giá rủi ro ATLĐ được tin học hóa và được xây dựng gọn nhẹ, đảm bảo tính tương thích của hệ thống dựa trên việc chạy trên nền của hệ điều hành Windows với cấu hình phần cứng tốt ưu nhất có thể. Phần mềm được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình Visual Studio và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server của hãng Microsoft. Phần mềm bộ công cụ đánh giá rủi ro được thiết kế bao gồm một số chức năng cơ bản như:
  21. 12 - Quản trị người sử dụng: Phân quyền người sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn, chính xác của hệ thống; - Cập nhật thông tin: Đảm bảo việc cập nhật đầy đủ các dữ liệu, thông tin một cách chính xác và nhanh chóng, thuận tiện cho việc lưu trữ và xử lý; + Dữ liệu về nguy cơ gây tai nạn lao động; + Dữ liệu về các giải pháp hạn chế nguy cơ gây tai nạn lao động; + Dữ liệu về hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn có liên quan - Phân tích đánh giá nguy cơ: Căn cứ vào số liệu các nguy cơ thu thập được từ việc nhận dạng, sẽ tiến hành phân tích đánh giá nguy cơ theo phương pháp đã chọn; - Mô phỏng nguy cơ: Cho phép mô phỏng nguy cơ gây tai nạn lao động bằng cách thay đổi các tình hướng giả định để cho người sử dụng có phương án dự phòng cho phù hợp; - Kết xuất và báo cáo kết quả: Việc kết xuất và báo cáo kết quả được thực hiện đảm bảo tính chính xác, có thể kết xuất ra dạng file mềm hoặc dạng bản in. Công cụ đánh giá nguy cơ gây tai nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng nhằm giải quyết được những tồn tại này. Những kết quả được nghiên cứu thông qua việc lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại các công trường xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam, đồng thời kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt đem lại những kết quả khả quan. 1.2.2. Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm Trong lĩnh vực sản xuất, với đặc thù sản xuất của mỗi doanh nghiệp lại có những mối nguy khác nhau đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch đánh giá rủi ro thường xuyên để từ đó đưa ra những biện pháp kiểm soát những yếu tố nguy hiểm yếu tố có hại và những rủi ro có thể xảy ra. Đề tài: “Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm” của Tiến sĩ: Triệu Quốc Lộc và cộng sự cũng là một trong những nghiên cứu về đánh giá
  22. 13 rủi ro về an toàn đáng chú ý. Trong đề tài tác giả đã đánh giá ưu nhược điểm của các phương pháp đánh giá an toàn sản xuất trước đưa ra được một phương pháp phù hợp hơn, đó là phương pháp “Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm”. Đánh gía tình hình an toàn sản xuất theo nguy cơ rủi ro và việc áp dụng phương pháp này khá đơn giản, phù hợp đối với bất kỳ loại hình sản xuất nào, đồng thời không những cho phép đánh giá chung, tổng hợp tình hình an toàn của toàn bộ cơ sở sản xuất, mà còn có thể đánh giá mức độ an toàn của cơ sở sản xuất theo từng lĩnh vực cụ thể như: an toàn cơ học; an toàn điện; an toàn hoá chất một cách định lượng (tỷ lệ phần trăm, chủng loại và số lượng máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ không đảm bảo an toàn) làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn sản xuất một cách chủ động và phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ sở sản xuất. Phương pháp này đã bước đầu áp dụng khá thành công trong quá trình khảo sát đánh giá tình hình an toàn sản xuất của 10 cơ sở sản xuất công nghiệp điển hình ở khu vực phía Bắc, cũng như vận dụng trong các luận văn tốt nghiệp của các khóa sinh viên Khoa Bảo hộ lao động, Trường Đại học Công đoàn. 1.3. Tổng quan các phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro 1.3.1. Ý nghĩa của việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro - Nhận diện các mối nguy (Hazards identification) và đánh giá rủi ro (Risk Assessment) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn ngừa tai nạn lao động hoặc giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra rủi ro. - Mặt khác nhận diện mối nguy giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề. - Trong thực tế sản xuất nếu không xác định đúng nguyên nhân có thể dẫn đến sự sai lệch trong kết quả điều tra hoặc đề xuất giải pháp xử lý không hiệu quả. - Ngoài ra nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro còn là yêu cầu bắt buộc trong nội dung của tiêu chuẩn OHSAS (Occupational Health and Safety Assessment)
  23. 14 1.3.2. Một số phương pháp xác định nguyên nhân và nhận diện mối nguy 1.3.2.1. Phương pháp sơ đồ xương cá Sơ đồ xương cá (Fish bone Diagram) hay còn gọi là sơ đồ Nguyên nhân - Kết quả, là một công cụ dùng để phân tích những khó khăn nảy sinh, giúp chúng ta tìmhiểu vấn đềmột cách toàn diện và tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn của một vấn đề. Môi trường Máy móc Nguyên vật liệu Hậu quả của vấn đề Đo lường Phương pháp Con người Sơ đồ 1.1: Sơ đồ xương cá Sơ đồ xương cá được thực hiện theo những bước sau: Xác định vấn đề: ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết (áp dụng phương pháp 5W – 1H: Who, What, When, Where, Why, How: Ai? Làm việc gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Và làm như thế nào?). Viết vấn đề vào ô bên trái ở giữa tờ giấy, sau đó kẻ một đường ngang chia tờ giấy ra làm hai phần. Đây chính là phần đầu và xương sống của sơ đồ xương cá. Xác định nhóm nguyên nhân chính: ứng với mỗi nhóm nguyên nhân chính vẽ một nhánh xương sườn vào sơ đồ. Thường nhóm nguyên nhân chính sẽ gồm các nhóm như sau: Con người, Máy móc thiết bị, Nguyên vật liệu, Môi trường, Hệ thống chính sách, Thông tin, Đo lường Ứng với mỗi nhóm nguyên nhân chính tìm ra những nguyên nhân cụ thể có thể có. Nếu nguyên nhân quá phức tạp có thể chia nhỏ thành nhiều cấp. Phân tích sơ đồ: sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên nhân có thể xảy ra, chúng ta có thể tiến hành khảo sát, kiểm tra, đo lường để xác định đâu là nguyên nhân chính rồi từ đó có kế hoạch cụ thể để sửa chữa