Luận văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì vườn cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

pdf 93 trang vuhoa 24/08/2022 7860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì vườn cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_duy.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì vườn cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN LÂM NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH DUY TRÌ VƢỜN CAO SU TIỂU ĐIỀN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Đồng Nai - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN LÂM NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH DUY TRÌ VƢỜN CAO SU TIỂU ĐIỀN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN THAO Đồng Nai - 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học Ngƣời cam đoan Lê Văn Lâm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm và giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân, tổ chức và tập thể. Cho phép tác giả đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: Quý thầy, cô giáo đã giảng dạy và Khoa sau đại học, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học và nghiên cứu hoàn thiện luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Thao, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của UBND huyện Thông Nhất và các hộ nông dân trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để luận văn đƣợc hoàn thành. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân đã giúp đỡ, khích lệ tác giả trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu khoa học. Tác giả Lê Văn Lâm
  5. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH 4 1.1. Cơ sở lý luận về quyết định và các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định 4 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc ra quyết định 4 1.1.2. Các loại quyết định [4 ] 4 1.1.3. Những điều kiện tiên quyết để ra quyết định[4]: 5 1.1.4. Yêu cầu đối với quyết định[4] 6 1.1.5. Quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định[4] 7 1.1.6. Các nhấn tố ảnh hƣởng đến quá trình ra quyết định[4] 11 1.2. Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài 11 1.2.1. Khái niệm kinh tế nông hộ 11 1.2.2. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá kết quả-hiệu quả kinh tế[3] 13 1.2.3. Khái niệm chi phí cơ hội 14 1.3. Cơ sở thực tiễn về tình hình sản xuất Cao su [7] 15 1.3.1. Tình hình sản xuất mủ Cao su thế giới 15 1.3.2. Tình hình sản xuất mủ Cao su trong nƣớc[7] 19 1.4. Tổng quan tài liệu 27
  6. iv Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Thống Nhất 29 2.1.1. Vị trí địa lý 29 2.1.2. Địa hình 30 2.1.3. Khí hậu 30 2.1.4. Dân số 31 2.1.5. Giao thông 31 2.1.6. Đất đai 31 2.1.7. Về kinh tế 31 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 34 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 34 2.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu 34 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích 34 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40 3.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh mủ Cao su tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 40 3.1.1 Tinh hình sản xuất Cao su và tiêu thu mủ Cao su 40 3.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm mủ Cao su tại huyện Thống Nhất 44 3.2. So sánh quả kết quả và hiệu quả sản xuất năm 2015 giữa 2 nhóm hộ 45 3.2.1. Các chỉ tiêu so sánh kết quả 45 3.2.2. Các chỉ tiêu so sánh tỷ suất hiệu quả kinh tế 48 3.2.3. Tác động của việc thay đổi giá đến lợi nhuận tính trên ha. 49 3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định sản xuất mủ Cao su của các hộ nông dân nghiên cứu 50 3.3.1. Mô tả đặc điểm các chỉ tiêu trong mô hình kinh tế 50 3.3.2. Mô hình ƣớc lƣợng của đề tài 56
  7. v 3.3.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus) 59 3.3.4. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình 59 3.3.5. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình 60 3.3.6. Phân tích tác động của các nhân tố đến quyết định chặt bỏ vƣờn Cao su của hộ 60 3.3.7. Một số kiến nghị 65 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CP Chi phí 2 CPVT Chi phí vật tƣ 3 CPNC Chi phí nhân công 4 DT Doanh thu 5 LN Lợi nhuận 6 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Thống kê về diện tích trồng Cao su 40 3.2 Thống kê bảng sản lƣợng mủ Cao su 40 3.3 Bảng thông kê đơn giá độ của mu Cao su 41 3.4 Doanh thu từ mủ Cao su 41 3.5 Chi phí trung bình kiến thiết vƣờn cây 42 3.6 Chi phí trung bình giai đoạn kinh doanh 43 3.7 Thống kê thông tin về việc số hộ bán sản phẩm cho ngƣời mua 44 3.8 Thông tin về việc số hộ bán sản phẩm có bị ép giá 44 3.9 So sánh sản lƣợng bình quân tính trên đơn vị diện tích hecta (ha) 45 3.10 So sánh doanh thu bình quân tính trên đơn vị diện tích hecta (ha) 45 So sánh chi phí kiến thiết cơ bản bình quân tính trên đơn vị diện 3.11 46 tích hecta (ha) 3.12 So sánh chi phí kiến thiết cơ bản tính trên đơn vị diện tích hecta 46 3.13 So sánh lợi nhuận bình quân tính trên đơn vị diện tích hecta 47 3.14 So sánh thu nhập bình quân tính trên đơn vị diện tích hecta (ha) 47 3.15 So sánh tỷ suất hiệu quả kinh tế 48 3.16 Ảnh hƣởng của giá cả đến lợi nhuận của 2 nhóm hộ 49 3.17 Giới tính của chủ hộ trồng Cao su 50 3.18 Trình độ của chủ hộ 51 3.19 Tỷ trọng thu nhập của hộ trồng Cao su 51 3.20 Tuổi vƣờn Cao su 52 3.21 Thống kê diện tích trồng Cao su 53 Điều kiện lao động của chủ hộ (0. Không đủ, 1. Đủ số lao động 3.22 53 tham gia sản xuất kinh doanh Cao su)
  10. viii 3.23 Kỳ vọng của hộ trồng Cao su 54 3.24 Đánh giá chất lƣợng đất trồng Cao su 54 3.25 Thông tin về vay tín dụng 55 3.26 Áp lực về việc trả nợ vốn vay 55 3.27 Kết xuất mô hình hồi quy 56 3.28 Kết xuất mô hình khi loại biến (X6), (X10) ra khỏi mô hình 58 3.29 Kết xuất kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 59 3.30 Kiểm định mức độ giải thích 59 3.31 Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình 60 3.32 Giá trị trung bình của các biến độc lập 61 3.33 Hệ số ƣớc lƣợng của các biến độc lập 63
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TT Tên hình Trang 1.1 Sản lƣợng Cao su toàn cầu hàng năm 15 1.2 Thị phần sản xuất Cao su tự nhiên 16 1.3 Sản lƣợng và tiêu thu Cao su tự nhiên toàn cầu 16 1.4 Giá Cao su thiên nhiên 18 1.5 Sản lƣợng và năng suất Cao su tự nhiên 20 1.6 Tỷ lệ diện tích trồng Cao su cả nƣớc 20 1.7 Diện tích trồng Cao su và thu hoạch 22 1.8 Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu từ 2005 -10/2014 24 2.1 Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 29
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Vào thời điểm 2010 – 2011, khi giá Cao su lên cao đã có nhiều gia đình bỏ vốn đầu tƣ vào cây công nghiệp dài ngày, thậm chí là chặt bỏ điều, cà phê để dốc toàn bộ lực với niềm hy vọng thu về tiền tỉ khi vƣờn cây Cao su cho mủ. Ngoài việc số vốn sẵn có, nhiều hộ gia đình còn vay vốn ngân hàng để trang trải chi phí cho những năm đầu, với hy vọng đà tăng giá của Cao su thì chỉ vài năm sau khi thu mủ sẽ có lời. Tuy nhiên, giá cả luôn biến động theo thị trƣờng. Đến thời điểm hiện tại, giá Cao su đang theo chiều hƣớng đi xuống khiến ngƣời trồng Cao su đang hoang mang, lo lắng, căn cứ vào tình hình thực tế đã có không ít hộ Cao su tạm thời dừng cạo mủ, chặt trong khi giá Cao su đang trên đà giảm mạnh. Tại Đồng Nai trong 2 năm trở lại đây, giá Cao su ở mức thấp đã gây không ít lo ngại cho các hộ sản xuất mủ Cao su tiểu điền bất an. Nhiều ngƣời duy trì vƣờn cây, hạn chế khai thác để không lỗ. Một số nóng lòng, bất an lại tái diễn điệp khúc “trồng chặt”. Từ giữa tháng 5/2014, mùa khai thác Cao su bƣớc vào vụ mới, tuy nhiên do giá liên tục tụt giảm từ đầu năm đến nay khiến dân trồng Cao su tiểu điền thật sự rơi vào khó khăn. Nhiều chủ vƣờn chỉ cạo cầm chừng, tiết giảm chi phí, hạn chế đầu tƣ, chuyển hƣớng lấy “ngắn nuôi dài” hay thậm chí chẳng màng đến việc khai thác. Trƣớc tình hình này, Sở NN&PTNT Đồng Nai khuyến cáo ngƣời dân tiếp tục chăm sóc, nếu không cần thiết thì không cạo mủ để bảo vệ cây và chờ giá tăng trở lại. Nông dân nên thực hiện các mô hình trồng xen nông lâm kết hợp với cây Cao su để tăng thu nhập. Đối với diện tích hết hạn khai thác, sau chặt bỏ, nông dân nên trồng loại cây khác có hiệu quả hơn, không nên chặt bỏ cây Cao su bằng mọi giá trong lúc này.
  13. 2 Để có những giải pháp mang tính khoa học, các nhà quản lý cần có những nghiên cứu thực nghiệm nhằm mục tiêu tìm kiếm những giải pháp, kiến nghị hỗ trợ hộ trồng Cao su tiểu điền đƣa ra những quyết định chính xác tránh điệp khúc “trồng chặt” Xuất phát từ lý do này tôi tiến hành thực hiện luận văn: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì vườn Cao su tiểu điền của các hộ Nông dân tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc quyết định chặt Cây Cao su, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mủ Cao su tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về quyết định và các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định - Đánh giá thực trạng sản xuất mủ Cao su của Nông hộ và so sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm hộ chặt và hộ tiếp tục sản xuất vƣờn Cao su trên địa bàn. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quyết định chặt Cây Cao su của Nông hộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mủ Cao su tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chặt Cây Cao su trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung:
  14. 3 Đánh giá thực trạng sản xuất mủ Cao su trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; phân tích, lƣợng hóa và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quyết định chặt Cây Cao su của các hộ trên địa bàn nghiên cứu để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mủ Cao su tại tỉnh Đồng Nai. - Phạm vi không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp của luận văn đƣợc thu thập từ năm 2013-2015, số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong năm 2016. 4. Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất mủ Cao su của các hộ trồng Cao su tiểu điền. - Đánh giá thực trạng sản xuất mủ Cao su của Nông hộ tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. - So sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm hộ chặt và hộ tiếp tục sản xuất vƣờn Cao su trên địa bàn. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quyết định chặt cây Cao su của Nông hộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ngƣời nông dân chặt cây Cao su và nâng cao hiệu quả sản xuất mủ Cao su tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
  15. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH 1.1. Cơ sở lý luận về quyết định và các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc ra quyết định Quyết định là quá trình xác định vấn đề, lựa chọn phương án hoạt động thích hợp để đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết các tình huống trong kinh doanh.[4 ] Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm đƣa ra chƣơng trình để giải quyết một vấn đề trên cơ sở hiểu rõ quy luật vận động khách quan của đối tƣợng quản trị và thông tin đầy đủ, chính xác Ý nghĩa của ra quyết định: - Thể hiện vai trò của nhà quản trị trong việc thúc đẩy tập thể hƣớng tới mục tiêu chung - Tập trung sự cố gắng nỗ lực của tập thể vào một hoat động đã đƣợc lựa chọn. - Tạo điều kiện tranh thủ thời cơ kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. 1.1.2. Các loại quyết định [4 ] - Theo thời gian: + Quyết định dài hạn: là những quyết định đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian dài + Quyết định trung hạn: là những quyết định thực hiện trong thời gian khá dài + Quyết định ngắn hạn: là những quyết định giải quyết tức thì, nhanh chóng - Theo tầm quan trọng: + Quyết định chiến lƣợc: là những quyết định xác định phƣơng hƣớng và đƣờng lối hoạt động của tổ chức.
  16. 5 + Quyết định chiến thuật: là những quyết định đƣợc thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lớn bao quát 1 lĩnh vực hoạt động. + Quyết định tác nghiệp: là những quyết định giải quyết những vấn đề mang tính chuyên môn nghiệp vụ của các bộ phận - Theo phạm vi điều chỉnh: + Quyết định toàn cục: là quyết định có tầm ảnh hƣởng đến tất cả các bộ phận trong tổ chức + Quyết định bộ phận: là những quyết định chỉ ảnh hƣởng đến 1 hoặc 1 vài bộ phận trong tổ chức. - Theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức: Quyết định nhân lực, quyết định tài chính, quyết định công nghệ, quyết định sản xuất, quyết định hoạt động marketing - Theo chức năng quyết định + Quyết định kế hoạch: quyết định xây dựng và lựa chọn kế hoạch hoạt động + Quyết định tổ chức: quyết định xây dựng cơ cấu tổ chức hay vấn đề nhân sự + Quyết định điều hành: quyết định liên quan đến mệnh lệnh, khen thƣởng, động viên. + Quyết định kiểm tra: quyết định liên quan đến đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân hay biện pháp điều chỉnh hoạt động. 1.1.3. Những điều kiện tiên quyết để ra quyết định[4]: cần 4 điều kiện + Cần phải có một khoảng cách (hoặc sự khác biệt) giữa tình trạng hiện tại và mục tiêu đặt ra của tổ chức. + Ngƣời ra quyết định phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của khoảng cách hiện hữu. Nhận thấy tầm quan trọng của khoảng cách thì mới có động lực để hành động.
  17. 6 + Ngƣời ra quyết định phải có động cơ hành động xuất phát từ khoảng cách đó. Động cơ thì mới thúc đẩy ngƣời ra quyết định hành động + Ngƣời ra quyết định phải có đủ các điều kiện để hành động, đó là: năng lực, quyền lực và các cơ sở nguồn lực cần thiết. 1.1.4. Yêu cầu đối với quyết định[4] - Yêu cầu về tính hợp pháp: + Quyết định đƣợc đƣa ra trong phạm vi thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân + Quyết định không trái với nội dung mà pháp luật quy định + Quyết định đƣợc ban hành đúng thủ tục và thể thức. Mọi QĐ không đảm bảo tính pháp lý đều bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ. Ngƣời hoặc tổ chức đƣa ra QĐ phái chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. - Yêu cầu về tính khoa học: Quyết định phải phù hợp với lý luận và thực tiễn khách quan. Nó không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết mà còn dựa trên cơ sở phân tích chính xác thực tiễn khách quan. Yêu cầu về tính khoa học được thể hiện trên 1 số khía cạnh sau: + Quyết định phù hợp với định hƣớng và mục tiêu của tổ chức + Quyết định phù hợp với quy luật, các xu thế khách quan, các nguyên tắc và nguyên lý khoa học. + Quyết định đƣa ra trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp khoa học. + Quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể, với tình huống cần đƣa ra quyết định. - Yêu cầu về tính hệ thống (thống nhất) + Quyết định đƣợc ban hành bởi các cấp và bộ phận chức năng phải thống nhất theo cùng 1 hƣớng (hƣớng đó do mục tiêu chung xác định) + Các Quyết định đƣợc ban hành tại thời điểm khác nhau không đƣợc mâu
  18. 7 thuẫn, trái ngƣợc và phủ định nhau. Quyết định nào đã hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp cần phải loại bỏ. - Yêu cầu về tính tối ƣu: Phƣơng án mà quyết định lựa chọn phải là phƣơng án tối ƣu. Phƣơng án tối ƣu là phƣơng án thoả mãn cao nhất các mục tiêu đồng thời phù hợp với những ràng buộc nhất định, đƣợc sự ủng hộ của các thành viên và các cấp trong tổ chức. - Yêu cầu về tính linh hoạt: Quyết định phải phản ánh đƣợc mọi nhân tố mới trong lựa chọn Quyết định, phải phản ánh đƣợc tính thời đại, thích nghi với môi trƣờng. Tính linh hoạt của Quyết định đòi hỏi việc xử lý tình huống phải linh hoạt, khéo léo tránh dập khuôn, máy móc. - Yêu cầu tính cụ thể về thời gian và ngƣời thực hiện Quyết định cần ban hành ngày nào, có hiệu lực từ khi nào cần rõ ràng. Đối tƣợng và phạm vi điều chỉnh cần đƣợc làm rõ. 1.1.5. Quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định[4] 1.1.5.1. Các cơ sở để ra quyết định quản trị - Hệ thống mục tiêu của tổ chức: Quyết định phải là phƣơng án đáp ứng cao nhất việc thực hiện các mục tiêu của TC. Việc xác định rõ mục tiêu có vai trò rất quan trọng đối với việc đề ra quyết định quản trị. Các mục tiêu xác định tiêu chuẩn lựa chọn phƣơng án quyết định. - Hệ thống pháp luật và thông lệ xã hội Các quyết định phải phù hợp với pháp luật hiện hành, phƣơng án nào trái với pháp luật cần loại bỏ. Hệ thống pháp luật đƣợc thể hiện thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc.
  19. 8 - Những yếu tố hạn chế (nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, thái độ của nhà nƣớc, của tập thể hay của dân chúng ) Đây là những yếu tố cản trở việc đạt mục tiêu của tổ chức. Hiểu đƣợc yếu tố hạn chế là biết mình biết ngƣời trong việc ra quyết định . Một phƣơng án có thể gặp rất nhiều yếu tố hạn chế. Nếu không khắc phục đƣợc các yếu tố hạn chế thì phƣơng án đó không thể trở thành phƣơng án quyết định. - Hiệu quả của quyết định Cơ sở quan trọng để ra quyết định là hiệu quả của quyết định đó. HIệu quả của các quyết định là khả năng đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong điều kiện các yếu tố hạn chế giải quyết đƣợc. Phƣơng án nào đóng góp nhiều nhất cho mục tiêu và trong phạm vi giải quyết đƣợc các yếu tố hạn chế là phƣơng án đƣợc lựa chọn. Nguyên tắc chung trong việc ra quyết định là chỉ chọn phƣơng án có hiệu quả. Trong số các phƣơng án có hiệu quả, phƣơng án có hiệu quả hơn trong phạm vi các yếu tố hạn chế giải quyết đƣợc sẽ là phƣơng án đƣợc chọn. Hiệu quả đƣợc xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội. - Năng lực và phẩm chất của người ra quyết định Quyết định chịu ảnh hƣởng rất lớn của năng lực và phẩm chất của ngƣời ra quyết định. Nhƣ năng lực, phẩm chất đạo đức, chính trị, tính khí, tính cách của ngƣời ra quyết định cũng ảnh hƣởng đến quyết định của họ 1.1.5.2. Quá trình ra quyết định[4] Bước thứ nhất: Xác định vấn đề cần giải quyết: - Vấn đề trong quản trị là những khoảng cách hiện hữu trong từng lĩnh vực, trong quá trình kinh doanh của tổ chức: Khi tổ chức có hoặc sẽ có những vấn đề phát sinh trong công việc, thì việc nhận biết đƣợc những vấn đề đó nhƣ thế nào là một bƣớc rất quan trọng. Bởi
  20. 9 vì nó đảm bảo chắc chắn rằng nhà quản trị đã hiểu bản thực chất thực sự của vấn đề chứ không phải chỉ nhận biết đƣợc những dấu hiệu của vấn đề đó. Trên cơ sở đó, nhà quản trị phải cụ thể hóa, phân tích và phát triển những mục tiêu mà tổ chức muốn đạt tới. Khi vấn đề đã đƣợc phân tích tỷ mỷ, xác định đƣợc những điều kiện tiên quyết, những thuận lợi và khó khăn; nhận dạng cho đƣợc các ràng buộc * Các loại vấn đề cần ra quyết định Ngƣời ta có thể chia các vấn đề trong quản trị thành 3 nhóm: + Những vấn đề hàng ngày: Là những vấn đề mà mọi ngƣời biết rất rõ và có thể xác định đƣợc những đặc điểm, tính chất của chúng và trong thực tế đã từng giải quyết. + Những vấn đề thích nghi: Là những vấn đề trong thực tế ít xuất hiện nhƣng đã có những mầm mống đòi hỏi phải giải quyết. + Những vấn đề đổi mới: Là những vấn đề chƣa từng phát sinh trong thực tiễn nhƣng đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị giải quyết. Bước thứ hai: Xây dựng phƣơng án. Trên cơ sở những dữ liệu có đƣợc, nhà quản trị tiến hành xây dựng các phƣơng án có thể xảy ra. Có thể mô tả chúng và trao đổi, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp để xây dựng các phƣơng án có tính khả thi cao. Đây là bƣớc đòi hỏi có sự sáng tạo của tập thể cũng nhƣ của nhà quản trị. Bước thứ ba: Đánh giá các phương án: Tiến hành so sánh những thông tin, biện pháp xử lý, hiệu quả mong đợi, tính nhạy cảm để xem xét kết quả của các phƣơng án thể hiện nhƣ thế nào. Dự tính các xác suất, rủi ro có thể xảy ra , tiến hành lập danh sách để so sánh những thuận lợi, khó khăn của từng phƣơng án.
  21. 10 Ở bƣớc này cần phải xác định một số phƣơng án cần thiết có thể áp dụng đƣợc một cách hiệu quả, phù hợp với những đặc điểm của công việc, con ngƣời và tập thể đó. Nếu thấy rằng, các phƣơng án đặt ra còn chƣa đủ hay nhà quản trị thấy cần phải có thêm một số phƣơng án khác nữa thì tùy theo sự cần thiết của công việc, khả năng của nhà quản trị có thể có để bắt đầu từ bƣớc một hoặc hai. Bước thứ tư: Chọn phương án tối ưu. Đây là bƣớc cốt yếu và quan trọng nhất,bởi vì tại đây nhà quản trị phải từ bỏ "quyền tự do lựa chọn" của mình. Nhà quản trị chỉ đƣợc phép chọn một phƣơng án và phải bảo vệ quyết định đó. Đồng thời đảm bảo sự cam kết của tất cả mọi ngƣời tham gia và có đƣợc sự hỗ trợ cần thiết. Phần lớn công việc này cần đƣợc làm thông qua sự tham gia của các bên hữu quan trong giai đoạn trƣớc. Bước thứ năm: Thực hiện phương án. Đó là hành động chấp hành hay thực hiện phƣơng án đã chọn. Để hoạt động này có hiệu quả thì phải căn cứ theo kế hoạch hành động đã đƣợc lập kèm theo các phƣơng án. Kế hoạch càng chi tiết, cụ thể thì khả năng hoạt động có hiệu quả càng tăng. Bước thứ sáu: Đánh giá kết quả. Để có thể thực hiện tốt bƣớc này, nhà quản trị cần phải thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phƣơng án đã lựa chọn. Nắm bắt những thông tin đƣợc sử dụng có chính xác không? Kế hoạch đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Kết quả đạt đƣợc của kế hoạch đã đặt ra? Trong quá trình thực hiện quyết định sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mà bản thân nhà quản trị và các cộng sự chƣa thể lƣờng trƣớc đƣợc. Do đó, việc theo dõi, kiểm tra sẽ giúp nhà quản trị nắm đƣợc những vƣớng mắc phát sinh cần giải quyết trong khi thực hiện quyết định. Trên cơ sở đó, tiến hành chỉnh lý, bổ sung, sửa đổi để quyết định quản trị đƣa ra phù hợp với thực tế của công việc đòi hỏi và nhƣ vậy kết quả thu đƣợc sẽ tốt hơn.
  22. 11 1.1.6. Các nhấn tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định[4] - Các điều kiện khách quan: Các điều kiện của môi trƣờng kinh doanh: môi trƣờng kinh tế, văn hoá, giáo dục Các điều kiện khách quan bên trong tổ chức: cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, vốn - Tính chắc chắn của các thông tin: Tính chắc chắn là điều kiện mà ngƣời ra quyết định có đầy đủ các thông tin về vấn đề cần giải quyết. Sự đầy đủ, chính xác và tính tin cậy của các thông tin có ảnh hƣởng rất quan trọng đến chất lƣợng của quyết định . Khi thông tin chắc chắn sẽ giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát đƣợc mức độ hợp lý những biến cố và kết quả của quyết định. - Mức độ rủi ro của quá trình kinh doanh: Rủi ro chính là xác suất để xảy ra các sự kiện có lợi hoặc có hại cho quá trình kinh doanh. - Tính không chắc chắn của các dự đoán và dự báo: Tính không chắc chắn là điều kiện mà ngƣời ra quyết định không có đủ thông tin cần thiết để ấn định xác suất đối với kết quả của từng giải pháp. Những quyết định sử dụng nhiều thông tin không chắc chắn hoặc mơ hồ thƣờng không thành công hoặc dẫn đến rủi ro cao. 1.2. Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài 1.2.1. Khái niệm kinh tế nông hộ Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồng dân cƣ, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trƣờng, trình độ sản xuất hàng hoá còn thấp so với thành thị. Thu nhập và đời sống của ngƣời dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với thành thị. Vai trò của vùng nông thôn: - Là nơi cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho đời sống của ngƣời dân. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. - Cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu.
  23. 12 - Cung cấp lao động cho công nghiệp. - Là thị trƣờng rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp: là một khoa học ứng dụng để nhằm nhận định, mô tả và phân loại các vấn đề kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó tìm ra phƣơng thức giải quyết vấn đề. Ngoài ra kinh tế nông nghiệp còn là một môn khoa học xã hội, nó liên quan đến con ngƣời, tổ chức và các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Kinh tế nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng : cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho một dân số đang tăng lên không ngừng; là nguồn cung cấp vốn cho việc phát triển các ngành sản xuất khác (các khoản tiết kiệm từ nông nghiệp, ngoại tệ do xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ); là nguồn cung ứng lao động chủ yếu cho các ngành sản xuất, dịch vụ khác; là nguồn cung cấp phúc lợi trục tiếp cho vùng nông thôn thông qua việc nâng cao năng suất lao động, gia tăng việc làm và cải thiện thu nhập. Kinh tế nông hộ: là các hộ gia đình sống bằng nghề nông, kinh tế hộ gia dình với tƣ cách là một đơn vị sản xuất kinh doanh, một sự tổ hợp của đất, lao động và các phƣơng tiện sản xuất đƣợc ngƣời dân khai thác, sử dụng tác động vào hệ thống sinh thái tại nơi mà ngƣời ta sinh sống nhằm bảo đảm sự tồn tại của mình. * Vai trò của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp Kinh tế hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nƣớc, cũng nhƣ trong việc giải quyết nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm cho cả nƣớc đảm bảo lƣơng thực quốc gia, cho dự trữ và xuất khẩu. Kinh tế hộ là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống nông nghiệp, là tế bào của nền nông nghiệp.
  24. 13 1.2.2. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá kết quả-hiệu quả kinh tế[3] a) Các chỉ tiêu đánh giá kết quả Kết quả sản xuất phản ánh khái quát đƣợc về quá trình đầu tƣ đầu vào nhƣ là chi phí và đầu ra là doanh thu cũng nhƣ phản ánh đƣợc thu nhập sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất: Là chỉ tiêu quan trọng phản ánh toàn bộ các khoản chi đầu tƣ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí sản xuất là tổng số tiền và công bỏ ra để đầu tƣ từ khâu đầu là làm đất cho đến khâu thu hoạch, bao gồm: chi phí vật tu, chi phí làm đất, nhân công, chi phí khác. Tổng chi phí sản xuất = CPVT + CPNC + Chi phí khác + Chi phí vật tƣ gồm: chi phí phân, giống, thuốc, thuế, lãi suất ngân hàng, + Chi phí nhân công gồm: công làm đất, công trồng, chăm sóc, thu hoạch, + Chi phí khác bao gồm chi phí phân bổ là chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao máy móc, trang thiết bị đƣợc phân bổ qua từng năm, chi phí vận chuyển cây giống, vật tƣ Doanh thu (DT): là tổng giá trị hàng hóa thu đƣợc sau khi bán hàng hóa trên thị trƣờng, phụ thuộc vào khối lƣợng hàng hóa và giá cả hàng hóa. Doanh thu = Sản lƣợng * Giá bán Lợi nhuận: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tất cả chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này đo lƣờng hiệu quả trực tiếp, do đó càng lớn càng tốt. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
  25. 14 b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế[3] Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu đƣợc với phần chi phí bỏ ra của quá trình sản xuất. Tính phức tạp của việc đánh giá hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố và nhiều mặt, vừa phải dựa vào thực tế sản xuất hiện tại, lại vừa phải dự báo cho tƣơng lai. Ngoài ra còn phải tính đến lợi ích nhiều mặt của xã hội. Hiệu quả kinh tế là một mục tiêu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ khi đạt đƣợc hiệu quả kinh tế thì chúng ta mới tiến hành sản xuất và mở rộng sản xuất trong thực tế. Tỉ suất doanh thu trên chi phí DT/CP = Doanh thu/tổng chi phí Cho biết một đồng chi phí bỏ ra đầu tƣ sản xuất kinh doanh sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí LN/CP = Lợi nhuận/tổng chi phí Phản ánh một đồng chi phí bỏ ra đầu tƣ sản xuất kinh doanh sẽ thu đƣợc bao nhiêu lợi nhuận. LN/DT = Lợi nhuận/doanh thu Cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất đồng vốn = Tổng chi phí/lợi nhuận Cho biết một đồng lợi nhuận thu đƣợc cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. 1.2.3. Khái niệm chi phí cơ hội Chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế đƣợc định nghĩa nhƣ chi phí do đã không lựa chọn cái thay thế "tốt nhất kế tiếp". Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận đƣợc một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Nhƣ
  26. 15 vậy, chi phí cơ hội của một phƣơng án đƣợc lựa chọn là giá trị của phƣơng án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phƣơng án này mà không chọn phƣơng án khác; Phƣơng án đƣợc chọn khác có thể tốt hơn phƣơng án đã chọn). 1.3. Cơ sở thực tiễn về tình hình sản xuất Cao su [7] 1.3.1. Tình hình sản xuất mủ Cao su thế giới Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành Cao su Việt nam giai đoạn 2000 - 2014 Hình 1.1. Sản lƣợng Cao su toàn cầu hàng năm Sản lƣợng Cao su toàn cầu năm nay khoảng 27.5 triệu tấn bao gồm Cao su thiên nhiên và Cao su tổng hợp. Nguồn cung Cao su thiên nhiên tùy theo nhu cầu có thể chiếm từ 40-44% tổng sản lƣợng Cao su. Có thể thấy nhu cầu Cao su tăng cao của thế giới đã đƣa nguồn cung Cao su thiên nhiên từ mức 6.8 triệu tấn năm 2000 lên gần gấp đôi 12.2 triệu tấn năm 2014. Nguồn cung Cao su tổng hợp thế giới vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 56% và tăng lên khoảng 60% trong 6 tháng đầu năm nay.
  27. 16 Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành Cao su Việt nam giai đoạn 2000 – 2014 Hình 1.2. Thị phần sản xuất Cao su tự nhiên Nguồn cung Cao su tự nhiên hầu hết đến từ các nƣớc Đông Nam Á với tỷ lệ hơn 92%, còn lại là các nƣớc Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Các nƣớc Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam là những nƣớc sản xuất Cao su tự nhiên hàng đầu chiếm hơn 80% nguồn cung và Việt Nam trong năm 2014 đã vƣợt lên trở thành quốc gia sản xuất Cao su tự nhiên thứ 3 thế giới với sản lƣợng năm nay dự tính khoảng 1 triệu tấn. Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành Cao su Việt nam giai đoạn 2000 - 2014 Hình 1.3. Sản lƣợng và tiêu thu Cao su tự nhiên toàn cầu
  28. 17 Sản lƣợng Cao su tự nhiên từ 2001 tăng trƣởng bình quân 4.8%/năm tuy nhiên mức tăng trƣởng này không đều. Từ năm 2003 sản lƣợng tăng rất nhanh trung bình đến 9% trong 3 năm, sau đó chững lại 3 năm tiếp theo đến cuối năm 2009 do ảnh hƣởng khủng hoản tài chính tài chính toàn cầu 2008. Sau đó nguồn cung bắt đầu tăng mạnh trở lại từ 2010 cho đến nay với mức tăng trung bình 3%/năm. Sản lƣợng Cao su tăng mạnh nhờ diện tích vùng trồng Cao su liên tục mở rộng và năng suất khai thác tăng cao từ 0.95 tấn/ha lên 1.1 tấn/ha nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống mới đã đƣa nguồn cung Cao su tự nhiên vƣợt qua sức tiêu thụ toàn cầu. Thời gian từ 2000 – 2008 nguồn cung và tiêu thụ song hành với nhau nhƣng từ năm 2011 trở đi hoạt động sản xuất Cao su có hiệu tƣợng dƣ cung và khoảng cách chênh lệch giữa sản xuất và tiêu thụ có biểu hiện lớn dần. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2012, 4 nƣớc trồng Cao su nhiều nhất thế giới gồm Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam đã không ngừng gia tăng diện tích trồng lên trung bình 4.7%/năm (chỉ có Malaysia là giảm diện tích trồng). Riêng Việt Nam tăng diện tích trồng thuộc loại đứng đầu thế giới đến 7%, từ 413 ha lên 910 ha trong giai đoạn 2000-2012. Trong khi đó lƣợng tiêu thụ của thế giới thu hẹp đáng để trong giai đoạn 2011-2012 do suy thoái kinh tế chung trong khi nguồn cung không ngừng tăng đã tạo sản lƣợng dƣ thừa trong năm 2012 đến 600 ngàn tấn và sang năm 2013 hơn 687 ngàn tấn. Điểm đáng lƣu là lƣợng Cao su thiên nhiên phần lớn dùng để sản xuất lốp xe vì vậy khi ngành công nghiệp ô tô – xe máy gặp khó khăn thì các nhà sản xuất lốp sẽ giảm lƣợng nhập Cao su. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ Cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới cũng đang giảm mạnh nhập khẩu trong những năm gần đây do sản suất bị thu hẹp và nguồn cung trong nƣớc đang tăng dần. Việc tiêu thụ Cao su chậm lại và nguồn cung ngày càng lớn là một trong những nguyên nhân khiến giá Cao su rớt thê thảm từ đầu 2011 đến nay.