Luận văn Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long

pdf 135 trang vuhoa 23/08/2022 10400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_ap_dung_tieu_chuan_iso_450012018_vao_he.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN VĂN LỰC NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN THÚ HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Thú. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền ở hũu trí tuệ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Lực
  3. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Công đoàn và làm việc tại Công ty TNHH Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long đến nay luận văn thạc sĩcủa em về “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long” đã hoàn thành. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Công Đoàn đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa Sau Đại học và khoa Bảo hộ lao động đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, thực tập và làm luận văn tốt nghiệp. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Vũ Văn Thú đã cho em ý tưởng làm luận văn và thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: Ban Lãnh đạo Công ty TNHH Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long, anh/chị đồng nghiệp Phòng ATLĐ&GSCT – Trung tâm Hệ thống Kỹ thuật Công trình cùng toàn thể các anh/chị cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn tại Công ty. Trân trọng!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Những đóng góp mới của Đề tài nghiên cứu 5 7. Kết cấu luận văn 6 Chương 1. TỔNG QUAN 7 1.1. Tổng quan các Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới 7 1.1.1. Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động theo ILO-OHS 2001 8 1.1.2. Tại Anh 9 1.1.3. Tại Mỹ 10 1.1.4. Tại Singapore 12 1.1.5. Tại Nhật 13 1.1.6. Tại Hàn Quốc 13 1.1.7. Tại Trung Quốc 14 1.1.8. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 15 1.2. Tổng quan Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam 16 1.3. Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 17 1.4. Tình hình nghiên cứu tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam 20 1.5. Những lợi ích và khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 22 1.5.1. Lợi ích 22 1.5.2. Khó khăn 24
  5. Tiểu kết chương 1 26 Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG 27 2.1. Khái quát Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long 27 2.1.1 Thông tin chung về Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long 27 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh 29 2.1.3. Bộ máy tổ chức Công ty 29 2.1.4. Quy trình sản xuất 30 2.1.5. Định hướng phát triển 32 2.2. Hiện trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long 33 2.2.1. Bộ máy An toàn vệ sinh lao động 34 2.2.2. Chính sách quản lý an toàn vệ sinh lao động của Công ty (Phụ lục 01) 37 2.2.3. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro 38 2.2.4. Xây dựng mục tiêu và chương trình hành động 44 2.2.5. Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động 44 2.2.6. Tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 45 2.2.7. Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và tuyên truyền truyền thông 46 2.2.8. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 49 2.2.9. Chăm sóc sức khỏe người lao động 50 2.2.10. Công tác quản lý máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động 55 2.2.11. Công tác lập phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp 55 2.2.12. Tình hình sự cố, tai nạn lao động tại công ty 57 2.2.13. Theo dõi, đo lường và đánh giá sự tuân thủ 59 2.2.14. Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý và xem xét của lãnh đạo Công ty 59 2.3. Đánh giá kết quả và hạn chế trong công tác Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long 60 2.3.1. Kết quả 60 2.3.2. Hạn chế 61 Tiểu kết chương 2 63
  6. Chương 3. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 CHO TẬP ĐOÀN THANG MÁY THIẾT BỊ THĂNG LONG 64 3.1. Cơ sở đề xuất áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 cho Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long 64 3.2. Qui trình xây dựng và áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 65 3.3. Xây dựng một số quy trình Hệ thống Quản lý an toànvệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 71 3.3.1. Phạm vi 72 3.3.2. Tài liệu viện dẫn 72 3.3.3. Thuật ngữ và Định nghĩa 73 3.3.4. Bối cảnh của tổ chức 73 3.3.5. Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động 79 3.3.6. Hoạch định 88 3.3.7. Hỗ trợ 99 3.3.8. Vận hành 102 3.3.9. Đánh giá 106 3.3.10. Cải tiến 108 Tiểu kết chương 3 110 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động ATVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao đông ATLĐ&GSCT : An toàn lao động và Giám sát công trình BHLĐ : Bảo hộ lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp CHCT : Chỉ huy Công trình HTQL ATVSLĐ : Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động : Tổ chức quản lý hệ thống chất lượng quốc tế International ISO Organization for Standardization ILO : International Labour Organization - Tổ chức Lao động Quốc tế LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội MELCO : Mitsubishi Electric NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân PCCC : Phòng cháy chữa cháy QTV : Quản trị viên TNLĐ : Tai nạn lao động
  8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 2.1: Bảng theo dõi nhân sự huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hàng năm 47 Bảng 2.2: Số lượng cán bộ nhân viên tham gia đợt khám sức khỏe năm 2017 50 Bảng 2.3: Số lượng cán bộ nhân viên tham gia đợt khám sức khỏe năm 2018 51 Bảng 2.4: Số lượng cán bộ nhân viên tham gia đợt khám sức khỏe năm 2019 52 Bảng 2.5: Phân loại sức khỏe của cán bộ nhân viên năm 2019 52 Bảng 2.6: Số liệu quan trắc Môi trường lao động tại văn phòng làm việc Hào Nam 53 Bảng 2.7: Số liệu quan trắc Môi trường lao động tại văn phòng làm việc Trần Thái Tông 54 Bảng 2.8: Số liệu quan trắc Môi trường lao động tại văn phòng Vật tư &Kho An Khánh 54 Bảng 2.9. Tổng hợp tình hình tai nạn lao động 57 Biểu đồ Biểu đồ: 2.1: Kết quả đánh giá về hiệu quả của các đợt huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của Công ty 48 Biểu đồ 2.2: Kết quả thống kê về thực hiện các buổi họp an toàn vệ sinh lao động hàng ngày trên các công trường dự án 49 Biểu đồ 2.3: Phân loại sức khỏe cán bộ nhân viên năm 2017 51 Biểu đồ 2.4: Phân loại sức khỏe cán bộ nhân viên năm 2018 51 Biểu đồ 2.5: Phân loại sức khỏe cán bộ nhân viên năm 2019 52 Biểu đồ 3.1: Hệ thống cấp bậc của tài liệu của hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động 101
  9. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình Hình 1.1 Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ILO-OSH 2001 9 Hình 1.2: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn của Anh BS 8800:2004 10 Hình 1.3: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn Mỹ ANSI Z10 12 Hình 1.4: Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHASAS 18001:2007 16 Hình 1.5. Hệ thống tổ chức quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam 17 Hình 1.6: Sơ đồ cấu trúc hệ thống ISO 45001:2018 19 Hình 2.1: Hình ảnh Văn phòng làm việc 27/75 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội 27 Hình 2.2. Tập huấn công tác PCCC tại Công ty 57 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Công ty 29 Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất 32 Sơ đồ 2.3. Tổ chức an toàn vệ sinh lao động của công ty 35 Sơ đồ 2.4. Phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp 56 Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy Công ty 80 Sơ đồ 3.2: Quy trình thi công lắp đặt 93 Sơ đồ 3.3: Quy trình kiểm soát thi công 96
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hàng năm, có khoảng 2,78 triệu ca tử vong liên quan đến an toàn lao động trên toàn thế giới (19). Ngoài ra, có khoảng 374 triệu ca chấn thương và bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm.Theo các số liệu thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), tính đến đầu năm 2018, mỗi năm có tới 340 triệu vụ tai nạn lao động; 160 triệu nạn nhân mắc các bệnh nghề nghiệp và hơn 650 nghìn ca tử vong vì các chất độc hại. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố tại Báo cáo về tình hình an toàn lao động năm 2019, trên cả nước đã xảy ra 8.150 vụ TNLĐ, làm 8.327 người gặp nạn, số người tử vong lên tới gần 1.000 người. Điều này rõ ràng có tác động lớn hơn không chỉ đối với các tổ chức mà cả nền kinh tế nói chung, mà còn phải gánh chịu chi phí nghỉ hưu sớm, chăm sóc sức khoẻ và tăng phí bảo hiểm. ILO cũng tuyên bố rằng gánh nặng kinh tế đối với các hoạt động an toàn và vệ sinh lao động kém ước tính khoảng 3,94% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 2,99 nghìn tỷ USD toàn cầu mỗi năm. Nhìn vào các con số cho biết tại sao sức khoẻ và an toàn là rất quan trọng, đây là những sự mất mát, thiệt hại cần được ngăn chặn, phòng ngừa và phải được thực hiện trong tương lai. Xét trên góc độ kinh tế, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là nguyên nhân trực tiếp hoặc cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp làm suy giảm năng suất lao động và cũng chính là các lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện trên các khía cạnh như con người, chi phí, khách hàng,vv. Như vậy, cho dù bạn là nhân viên, cấp quản lý hay là chủ doanh nghiệp, cũng đều sẽ có chung một mục tiêu – đó là không muốn bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi các tai nạn, sự cố xảy ra trong công việc. Vì vậy, mục tiêu tiên quyết của việc cải tiến tăng năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì song hành với việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và xây dựng lòng tin đối với người lao động trong chuỗi hoạt động và cung ứng sản phẩm và dịch vụ của mình. Ngoài ra, việc thực hiện có trách nhiệm ngày càng trở nên quan trọng đối với thương hiệu và danh tiếng của các tổ chức. Theo một báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016, tương lai của Sức khoẻ - làm thế nào để nhận ra lợi ích của Sức khoẻ, các công ty như Google đã nhận
  11. 2 ra rằng việc thúc đẩy môi trường làm việc lành mạnh cũng thúc đẩy năng suất, không kể đến việc thu hút và giữ - tài năng. Theo báo cáo: "Sức khoẻ của nhân viên tốt hơn cũng làm giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ, và tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương, chi phí hưu trí và tránh các khoản nợ tiềm ẩn". Cũng trong Financial Times, Christa Sedlatschek, Giám đốc của EU-OSHA, Cơ quan an toàn và sức khoẻ tại nơi làm việc Châu Âu, viết: "Chi phí kinh tế liên quan đến sức khoẻ và thương tật liên quan đến công việc được ước tính bằng 3% -5% GDP của EU. Sức khoẻ và thương tật cũng chịu trách nhiệm về khoảng 4000 ca tử vong do tai nạn và khoảng 160.000 ca tử vong do bệnh liên quan đến công việc mỗi năm". Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các Công ty và Tổ chức đang nỗ lực tăng năng suất, nâng cao khả năng sinh lợi và nâng cao phúc lợi cho nhân viên nên xem xét kỹ hơn về các hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp của họ. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 dẫn đến sự cải tiến trong cam kết và sự tham gia của các nhà quản lý cấp cao, đào tạo và truyền thông tốt hơn. Điều này dẫn tới việc giảm tỷ lệ tai nạn và sự cố. Tuy nhiên, khi thế giới ngày càng trở nên phức tạp và kết nối với nhau, sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp cũng đã được chuyển đổi theo thời gian theo hình dáng của một tiêu chuẩn ISO mới, tiêu chuẩn mới ISO 45001 cuối cùng sẽ thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001. Tiêu chuẩn mới sẽ mang lại hiệu quả và các kết quả mong đợi trong công tác quản lý an toàn, sức khỏe trong các tổ chức. Hiện nay, Tập đoàn thang máy thiết bị Thăng Long đang vận hành áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 phiên bản năm 2007, vì vậy với mong muốn góp phần giải quyết những mặt hạn chế và để nâng cao, cải thiện một cách có hệ thống Quản lý ATVSLĐ trong Công ty, cũng như việc đáp ứng một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của kinh doanh cũng như đáp ứng sự phát triển và chuyển đổi của hệ thống QL ATVSLĐ trên thế giới đang áp dụng. Vì lý do đó, đề tài “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động cho Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long” được thực hiện. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong thời gian vừa qua, công tác kiểm soát vấn đề ATVSLĐ ở nước ta đã có những những chuyển biến tích cực và thay đổi mạnh mẽ trên nhiều mặt, nhiều khía
  12. 3 cạnh khác nhau. Đối với công tác quản lý nhà nước, bộ luật, luật và các văn bản dưới luật đã và đang dần được hoàn thiện, với bộ máy quản lý ATVSLĐ được kiện toàn từ cấp Trung ương tới các Doanh nghiệp, đơn vị sản xuất. Các đơn vị doanh nghiệp đã co những góc nhìn toàn diện hơn về công tác quản lý ATVSLĐ, chính từ lý do đó có sự quan tâm lớn tới việc xây dựng một môi trường làm việc an toàn cho NLĐ. Về phía người lao động, trải qua các quá trình tiếp nhận, đào tạo, tham gia,vv nên đã có ý thức tốt trong việc tự bảo đảm an toàn cho chính bản thân cũng như tích cực tham gia vào các hoạt động xây dưnng môi trường làm việc an toàn, góp phần giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Trên thế giới và tại Việt Nam, các hệ thống quản lý ATVSLĐ được áp dụng tuy có một số nét riêng, nét khác nhau chút cấu trúc, các thứ tự sắp xếp, yêu cầu cụ thể nhưng các thành phần chính đều có các đặc điểm chung, cụ thể: - Tất cả các hệ thống Quản lý ATVSLĐ đều được xây dựng dựa trên nền tảng cơ sở của chu trình quản lý Deming(hay còn gọi là chu trình PDCA), bao gồm 4 bước chính như sau: Hoạch định –Thực hiện – Kiểm tra – Hành Động. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 phiên bản năm 2007 – tiêu chuẩn về quản lý ATVSLĐ đã tạo 1 bước thành công lớn cho các Doanh nghiệp khi định hướng cho mình phát triển nền tảng quản lý an toàn tại Doanh nghiệp, sự thành công này được thể hiện rất rõ việc áp dụng và thực hiện tại các nước. Các quốc gia đang áp dụng và triển khai tiêu chuẩn OHSAS 18001 được phân chia thành hai nhóm: Nhóm 1, áp dụng và triển khai theo nguyên bản tiêu chuẩn như: Úc, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia Nhóm 2 là nhóm soạn thảo xây dựng dựa trên nền tảng cơ sở tiêu chuẩn thành tiêu chuẩn của quốc gia mình như: Hàn Quốc (KOSHA 18001), Ấn Độ (IS 18001), Thái Lan (TIS 18001 OHS-MS). Tuy nhiên bên cạnh các hiệu quả đạt được còn tồn tại 1 số điểm còn hạn chế và khó khăn khi triển khai áp dụng hệ thống. Áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 các Doanh nghiệp phải đầu tư các chi phí cho nguồn nhân lực thực hiện, các trang thiết bị, đào tạo - huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, thực hiện quan trắc, đo kiểm môi trường lao động, Đây cũng là một trong những trở ngại lớn cho các Doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang khó khăn hiện nay, khi các đơn vị Doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức, việc phải tìm cách cắt giảm các khoản chi phí để duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  13. 4 - Để áp dụng được hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải xây dựng được một Ban chuyên trách OHS. Trong đó, nhân sự thuộc Ban OHS sẽ được đào tạo để vận hành hệ thống cũng như đánh giá hệ thống. Tuy nhiên, do các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 là tiêu chuẩn kỹ thuật, cho nên không phải ai cũng đủ năng lực, kiến thức và kỹ năng để tham gia vào Ban OHS. Vì để có thể thực hiện nhận diện các mối nguy và ĐGRR, từ kết quả đó xây dựng các biện pháp kiểm soát rủi ro cho từng công việc, đòi hỏi nhân sự của Ban phải có sự am hiểu, có các kiến thức cơ bản về lĩnh vực ATVSLĐ, hiểu được các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh tại nơi làm việc cũng như các tác hại của nó gây ra, để từ đó có thể nhận diện và đánh giá các mức độ nghiêm trọng để xây dựng các biện pháp phòng ngừa. Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được công bố vào 12 tháng 3 năm 2018, tiêu chuẩn này mang hình hài một hệ thống với kết cấu xuyên suốt và chặt và mang tính phù hợp cao với tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001:2007 nên việc chuyển đổi, tích hợp thuận lợi cho các Doanh nghiệp khi đang áp dụng triển khai các hệ thống quản lý trước. Doanh nghiệp có thời gian chuyển tiếp ba năm kể từ ngày đó. Tại thời điểm sau 12/03/2021, chứng chỉ OHSAS 18001 và mọi chứng nhận liên quan đến nó sẽ trở nên lỗi thời. Điều này có nghĩa là các Doanh nghiệp đang quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 phải nâng cấp hệ thống lên tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Thông qua quá trình hồi cứu số liệu tác giả nhận thấy hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001 cho các Đơn vị cung cấp dịch vụ thi công lắp đặt thang máy, thang cuốn tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu một cách thực tế, các đánh giá các yêu cầu cần thiết và các bước thực hiện cho Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long khi triển khai áp dụng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 để đảm bảo sự hiệu quả và cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu phát triển tiến bộ của xã hội cũng như "bối cảnh" luôn thay đổi của Tập đoàn. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long.
  14. 5 - Áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào Hệ thống Quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống Quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long. Phạm vi nghiên cứu: Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long. Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp hồi cứu số liệu Để làm rõ và phân tích các điều kiện bối cảnh, thực trạng cũng như xem xét đánh giá các nội dung, tôi đã tập trung hồi cứu số liệu, tham khảo các tài liệu cơ sở có liên quan đến các hệ thống quản lý ATVSLĐ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các tài liệu hướng dẫn liên quan đến Hệ thống quản lý về ATVSLĐ tại cơ sở. Các tài liệu, hồ sơ về ATVSLĐ của Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long từ những năm 2015 đến nay. 5.2. Phương pháp thống kê, phân tích số liệu Trên cơ sở các quy định hiện hành của Pháp luật về ATVSLĐ nói chung và các tiêu chuẩn ATVSLĐ nói riêng, thực hiện thống kê và phân tích những điểm mạnh, những vấn đề còn bất cập những thiếu sót, hạn chế trong công tác QL ATVSLĐ từ đó đề xuất việc áp dụng tiêu chuẩn mới để nâng cao được hiệu quả, phát huy các thế mạnh, các mặt tích cực trong công tác quản lý. Để đánh giá cụ thể, đưa ra được góc nhìn tổng quát nhất về công tác QL ATVSLĐ, tôi đã thực hiện xem xét, thống kê, phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm hạn chế của công tác quản lý ATVSLĐ tại Tập đoàn thang máy Thiết bị Thăng Long khi áp dụng hệ thống theo chuẩn quốc tế OHSAS 18001, trên các cơ sở đánh giá đó, đề xuất các giải pháp, biện pháp khắc phục, cải thiện các mặt còn chưa phù hợp và còn hạn chế cho Công ty. 6. Những đóng góp mới của Đề tài nghiên cứu Luận văn đã phân tích, làm sáng rõ hơn thực trạng, bối cảnh của tổ chức và các bước triển khai Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018. Trên cơ sở nghiên cứu các bài học kinh nghiệm của 1 số quốc gia trên thế giới về công tác quản lý an toàn, sức khỏe, luận văn đã đưa ra qua điểm và khẳng định rõ
  15. 6 trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề có rủi ro cao về TNLĐ, BNN cần có 1 hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe là điều tất yếu. Vì vậy, cần phải xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn Quản lý ATVSLĐ vào trong doanh nghiệp. Luận văn làm rõ và sáng tỏ các bước xây dựng, triển khai và vận hành hệ thống quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 và đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long. Việc áp dụng thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với tiêu chuẩn này cho phép Công ty quản lý các rủi ro về ATVSLĐ và cải tiến hoạt động ATVSLĐ của mình. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động có thể trợ giúp Công ty đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, nâng cao hình ảnh, uy tín của Công ty trên thị trường cung cấp sản phẩm dịch vụ thang máy, thang cuốn của Công ty. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của luận văn góp phần cung cấp cho Tập đoàn Thang máy thiết bị Thăng Long một bức tranh khái quát và tổng thể nhất về hệ thống Quản lý ATVSLĐ, các vấn đề về an toàn, sức khỏe được kiểm soát một cách có hệ thống, khoa học tránh sự thiếu sót cũng như sự trùng lặp từ công việc đến các thủ tục hành chính trong công tác quản lý. Hệ thống cung cấp cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý các rủi ro ATVSLĐ, ngăn ngừa tổn thương, sức khỏe của NLĐ và để cung cấp một môi trường làm việc đảm bảo an toàn, sức khỏe cho NLĐ và những người khác dưới sự kiểm soát của Công ty. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được trình bày gồm có 3 chương chính; kết luận và khuyến nghị. Chương 1: Tổng quan Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long. Chương 3: Đề xuất áp dụng hệ thống quản lý ISO 45001:2018 để cải thiện điều kiện lao động tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thang máy Thiết bị Thăng Long.
  16. 7 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan các Hệ thống Quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới Hệ thống quản lý ATVSLĐ là một phần của hệ thống quản lý của của các doanh nghiệp được xây dựng, sử dụng làm sáng rõ sự cam kết trong chính sách về ATVSLĐ và quản lý các rủi ro liên quan đến an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp đó. Các hệ thống được xây dựng dựa trên nguyên tắc của 1 chu trình thực hiện khép kín “Lập kế hoạch – Thực hiện – Giám sát – Hành động cải tiến”. Chu trình này mang tính logic, linh hoạt và có thể xây dựng riêng và tương thích phù hợp theo đặc thù theo tính chất, quy mô hoạt động của từng Đơn vị, doanh nghiệp. Đây là một công cụ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp cải thiện các điều kiện lao động, thiết lập một môi trường làm việc đảm bảo an toàn, đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu của pháp luật về ATVSLĐ, làm giảm bớt các chi phí liên quan đến TNLĐ, sự cố, góp phần nâng cao uy tín của Doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao được hiệu quả của sản xuất, kinh doanh. Thiết lập hệ thống quản lý ATVSLĐ hợp lý và phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích trên nhiều khía cạnh bên trong và bên ngoài: - Nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, cũng như NLĐ về công tác ATVSLĐ, từ đó làm giảm thiểu được các TNLĐ, BNN, góp phần nâng cao được các hiệu quả trong quá trình lao động cũng như làm hạn chế được các chi phí phải giải quyết cho những công việc khắc phục các hậu quả do TNLĐ và BNN gây ra. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các điều khoản yêu cầu của hệ thống quản lý ATVSLĐ sẽ tránh được những vi phạm, những sự không phù hợp về công tác quản lý ATVSLĐ của doanh nghiệp, tạo tiền dề cũng như sự thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực ATVSLĐ. - Vận hành hệ thống quản lý làm gia tăng sự tín nhiệm của các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp với nhà đầu tư, các đối tác, và bên liên quan khác. Trên thế giới hiện nay có rất nhiều mô hình hệ thống là các công cụ quản lý ATVSLĐ, có thể thấy điển hình một số mô hình, hệ thống quản lý ATVSLĐ tiêu biểu hiện nay:
  17. 8 1.1.1. Hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động theo ILO-OHS 2001 Sau hai năm xây dựng và đánh giá trên phạm vi quốc tế, hướng dẫn về hệ thống quản lý ATVSLĐ của ILO (ILO-OSH 2001) cuối cùng đã được thông qua tại cuộc họp chuyên gia ba bên vào tháng 4/2001 và được xuất bản tháng 12/2001 sau khi đã được cơ quan quản lý của ILO thông qua. Năm 2007, cơ quan quản lý ILO tái khẳng định vai trò của ILO trong các vấn đề có liên quan đến ATVSLĐ, yêu cầu ISO tiếp tục xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý ATVSLĐ. Hướng dẫn của ILO về ATVSLĐ năm 2001 cung cấp một mô hình mang tính quốc tế, tương thích với tiêu chuẩn và hướng dẫn của các hệ thống quản lý an toàn khác dang được triển khai thực hiện trên thế giới. Những tài liệu này phản ánh được hướng tiếp cận ba bên và các nguyên tắc của ILO được định nghĩa trong các công cụ hỗ trợ công tác ATVSLĐ quốc tế, đặc biệt là trong Công ước về ATVSLĐ Số 155 năm 1981. Ngoài công ước 155, tổ chức ILO còn khuyến nghị 12 công ước tiêu biểu như: công ước về An toàn trong xây dựng, Cơ chế tăng cường An toàn và vệ sinh lao động, Bảo vệ sức khỏe người lao động ở nơi làm việc để hướng dẫn việc thiết lập công tác quản lý ATVSLĐ. Hệ thống quản lý này dựa trên cơ sở các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trên tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những công cụ quốc tế rất quan trọng tạo nên sự hình thành và phát triển hệ thống quản lý ATVSLĐ tại các quốc gia, tổ chức lao động quốc tế đưa ra nhằm mục tiêu nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ tai nạn và các rủi ro khác trong quá trình lao động đã được Chính phủ, đại diện của NLĐ và người sử dụng lao động trên thế giới công nhận. Hệ thống quản lý ATVSLĐ được xây dựng trên 1 chu trình khép kín PDCA bao gồm: Chính sách – Tổ chức –Hoạch định và thực hiện – Đánh giá – Hành động để cải tiến và được thể hiện theo hình 1.1.
  18. 9 Hình 1.1 Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ILO-OSH 2001 Nguồn [3] Hình 1.1 thể hiện cách tổ chức, xây dựng và phát triển của hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ILO-OSH 2001, hướng dẫn đã chỉ rõ khung quốc gia về hệ thống quản lý ATVSLĐ, doanh nghiệp hay một cơ sở nào muốn để đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình hoạt động sản xuất đều cần tuân thủ thực hiện các bước sau: Để xây dựng được hệ thống quản lý ATVSLĐ trong Doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tuân thủ 5 yếu tố của hệ thống một cách liên tục. Sau các quá trình vận hành, khi thực hiện đánh giá và cải tiến hệ thống cần chú ý tới các mục tiêu đã lập ra, các kết quả đánh giá sơ bộ ban đầu, kết quả kiểm tra, các nội dung đánh giá rủi ro, các kiến nghị, đề xuất cải thiện điều kiện của người sử dụng lao động và các nguồn thông tin của các bên liên quan khác nhằm mục đích tăng cường bảo vệ an toàn, sức khỏe cho người lao động. 1.1.2. Tại Anh Hệ thống quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc của Anh ra đời năm 1974 và đã có những sửa đổi lớn vào năm 2008. Hệ thống pháp luật của Anh cung cấp một cấu trúc, một hành lang pháp lý thống nhất và một khuôn khổ cho việc thực hiện cho các quy định về an toàn và sức khỏe.
  19. 10 Năm 1991, Ủy ban an toàn và sức khỏe ở Anh đã giới thiệu hướng dẫn về quản lý an toàn và sức khỏe (viết tắt là HSG 65) với chủ trương phòng ngừa tích cực tuy nhiên chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký chứng nhận. Từ năm 1989, nhiều văn bản pháp luật khác trong hệ thống ATVSLĐ được ban hành tiếp tục, nhưng đến 2004 hệ thống quản lý ATVSLĐ hoàn chỉnh là BS 8800 do Cơ quan tiêu chuẩn Anh biên soạn và phát hành, đây thực chất là tiêu chuẩn của Anh về hệ thống quản lý ATVSLĐ ở doanh nghiệp theo mô hình dưới đây: Hình 1.2: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn của Anh BS 8800:2004 Nguồn: BSI Hệ thống quản lý An toàn, vệ sinh lao động BS 8800:2004 cũng có thể áp dụng cho nhiều loại mô hình doanh nghiệp. 1.1.3. Tại Mỹ Vào ngày 29 tháng 12 năm 1970, Tổng thống Nixon đã ký Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (Occupational Safety and Health Act), được sửa đổi vào năm 2004. Được thành lập theo Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp năm
  20. 11 1970, Cơ quan Bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động Hoa Kỳ (OSHA) chính thức hoạt động vào ngày 28 tháng 4 năm 1971. Vai trò của OSHA là đảm bảo những điều kiện này cho công nhân của Mỹ bằng cách đưa ra và thực thi các tiêu chuẩn, và cung cấp huấn luyện, giáo dục và hỗ trợ. Tổ chức OSHA có các thẩm quyền về xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn mới hoặc các tiêu chuẩn đã được sửa đổi về ATVSLĐ. Quá trình thiết lập tiêu chuẩn của OSHA bao gồm nhiều bước và cung cấp nhiều cơ hội cho sự góp ý của các bên liên quan. OSHA có thể tự đưa ra các thiết lập, thủ tục tiêu chuẩn an toàn theo các sáng kiến riêng của mình hoặc để đáp ứng các kiến nghị, đề xuất phù hợp của các bên khác, ví dụ như: • Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe lao động (NIOSH), là cơ quan nghiên cứu về an toàn và sức khỏe lao động. • Các chính phủ tiểu bang và địa phương; • Các tổ chức thiết lập tiêu chuẩn được công nhận ở cấp quốc gia; • Đại diện giới chủ hoặc người lao động; • Bất kỳ các bên quan tâm nào khác. Nếu tổ chức OSHA quyết định đưa ra một quy định mới hoặc một quy định đã được sửa đổi, trước tiên cơ quan này phải công bố một Thông báo về Luật lệ được đề xuất (NPRM) trong Công báo Liên bang và kêu gọi công chúng đóng tham gia đóng góp ý kiến. NPRM trình bày một tiêu chuẩn được đề xuất đi kèm với lời giải thích của OSHA về sự cần thiết của các yêu cầu trong tiêu chuẩn được đề xuất đó. Các tiêu chuẩn quốc gia về ATVSLĐ được hình thành và xây dựng do các cơ quan, hiệp hội, tiêu biểu: Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ - ANSI Z10 về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động được xây dựng trên sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội vệ sinh Công Nghiệp Hoa Kỳ(AIHA, American Industrial Hygiene Association) với Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ (ANSI, American National Standards Insstitute). Tiêu chuẩn này được ban hành vào năm 2005, theo chu trình sau: