Luận văn Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam

pdf 86 trang vuhoa 25/08/2022 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nghia_vu_cua_nguoi_quan_ly_cong_ty_theo_phap_luat_v.pdf

Nội dung text: Luận văn Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HOÀNG DUY NGHÜA Vô CñA NG¦êI QU¶N Lý C¤NG TY THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HOÀNG DUY NGHÜA Vô CñA NG¦êI QU¶N Lý C¤NG TY THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGÔ HUY CƢƠNG HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi, cũng như độ tin cậy và trung thực. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quản điểm của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Duy
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Ngô Huy Cương, các thầy cô giảng viên và cán bộ tại Bộ môn Luật Kinh doanh, Phòng quản lý Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học, Phòng Hành chính tổng hợp, bộ phận thư viện cũng như các phòng ban khác trong Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn và hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Tác giả luận văn Nguyễn Hoàng Duy
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY 5 1.1. Quan niệm về nghĩa vụ 5 1.2. Mô hình quản trị công ty và ngƣời quản lý công ty 8 1.2.1. Về mối quan hệ giữa công ty và người quản lý công ty 8 1.2.2. Mô hình quản trị công ty 10 1.2.3. Khái niệm người quản lý công ty 13 1.2.4. Khái niệm nghĩa vụ của người quản lý công ty 20 1.3. Kinh nghiệm pháp lý của một số nƣớc về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty và gợi mở cho Việt Nam 26 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 47 2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty 47 2.2. Một số đánh giá về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam 60 2.2.1. Một số đánh giá về quy định pháp luật 60 2.2.2. Vấn đề tồn tại trong ý thức pháp luật 62
  6. Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 67 3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty 67 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty 72 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật Dân sự CTCP: Công ty cổ phần ĐHĐCĐ: Đại hội đồng cổ đông HĐQT: Hội đồng quản trị HĐTV: Hội đồng thành viên LDN: Luật Doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghĩa vụ của người quản lý công ty là một chế định cơ bản của pháp luật về công ty hướng tới việc bảo đảm quản trị tốt công ty. Mặc dù nghĩa vụ của người quản lý công ty có vai trò rất quan trọng trong thực tiễn quản trị công ty và trong pháp luật điều tiết các hoạt động của công ty. Song ở nước ta cho đến nay, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về chế định này. Các vấn đề lý luận và thực tiễn về nghĩa vụ của người quản lý công ty mới chỉ được giới thiệu sơ lược trong các giáo trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật, cũng như trong một số ít ỏi các công trình nghiên cứu về công ty hay doanh nghiệp. Do đó các qui định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty trong các đạo luật về doanh nghiệp được ban hành trong nhiều năm qua kể từ khi “đổi mới” chưa hoàn toàn có tác dụng trong thực tiễn kinh doanh và thiếu ý nghĩa pháp lý. Xét từ thực tiễn, việc áp dụng các qui định về nghĩa vụ của người quản lý công ty ở nước ta trong thời gian vừa qua rất hiếm khi và còn nhiều hạn chế. Do đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh, sự thúc bách của việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh hướng tới hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trên cơ sở tiếp thu phần nào đấy của kinh nghiệm nước ngoài, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có bước cải cách nhất định so với Luật Doanh nghiệp năm 2005 liên quan tới nghĩa vụ của người quản lý công ty. Chế định này đã được quan tâm hơn, dành nhiều dung lượng trong khuôn khổ một đạo luật chung về doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn có thể thấy ở đó nhiều khiếm khuyết và khó có thể đi vào đời sống có lẽ bởi thiếu một nền tảng nghiên cứu chuyên sâu. Trong khi đó ở nước ta hiện nay, hiện tượng làm ăn chụp giật và vấn đề vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý công ty không thể không nói là đang diễn ra khá phức tạp và gây ảnh hưởng rất xấu tới môi trường kinh 1
  9. doanh. Vì vậy việc hoàn thiện các qui định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty hiện nay là một nhu cầu cấp thiết. Bởi những lý do kể trên, tôi lựa chọn đề tài “Nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chế định nghĩa vụ của người quản lý công ty là một chế định truyền thống của luật công ty và được sử dụng rất nhiều trong thực tiễn tranh chấp nội bộ công ty, nên thường được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về công ty nói chung và quản trị công ty nói riêng, cũng như trong quản trị từng loại hình công ty cụ thể. Vì vậy có thể nói nghĩa vụ của người quản lý công ty là đề tài nghiên cứu khá phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường. Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu như như: “Business Law” của các tác giả Keith Abbott, Norman Pendlebury và Kevin Wardman xuất bản tại USA; “The Legal Environment of Business” của các tác giả Jethro K. Lieberman & George J. Sieded xuất bản tại Harcourt Brace Jovanovich Publisher, San Diego. New York. Chicago. Austin. Washington D.C. London. Sydney. Tokyo. Toronto năm 1989; “Laws of Corporations and Other Business Enterprises” của các tác giả Harry G. Henn & John R. Alexander xuất bản tại St. Paul, Minn. West Publishing Co. năm 1983 Ở Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về nghĩa vụ của người quản lý công ty, điển hình là: “Giáo trình luật thương mại – Phần chung và thương nhân” của PGS. TS Ngô Huy Cương xuất bản tại Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013; Các bài viết, nghiên cứu của một số học giả, ví dụ như PGS. TS Bùi Xuân Hải “Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ Luật so sánh” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý tháng 4 năm 2005 và “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề trong pháp luật công ty Việt Nam” 2
  10. đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý năm 2007 hoặc “Trách nhiệm người quản lý theo luật công ty Việt Nam” của Lê Đức Nghĩa đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp; và Một số các luận văn cao học như “Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật doanh nghiệp 2005 – Thực trạng và hướng hoàn thiện” của Nguyễn Thị Thái Vân năm 2010, “Nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam” của Trần Thị Kiều Oanh năm 2013 hay “Nghĩa vụ của người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” của Phan Thị Thu Nhài năm 2014. Các công trình này đã có những đóng góp không nhỏ cho khoa học pháp lý và đã tạo dựng một nền tảng vững chắc cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài không đề cập đến pháp luật Việt Nam và sự phù hợp của các giải pháp được tạo dựng trong pháp luật nước ngoài với điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam chưa thực sự có hệ thống và đầy đủ về vấn đề này, một số thì có mục tiêu nghiên cứu quá chuyên sâu, riêng biệt (ví dụ như đi sâu vào nghĩa vụ của người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), hay các bài viết trên các tạp chí thì thường tập trung vào nêu ra các vấn đề thay vì kiến nghị và xây dựng giải pháp hoặc bộ giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Ngoài ra, một số công trình được viết cách đây khá lâu làm phát sinh nhu cầu đánh giá, đối chiếu và so sánh khi Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời. Chính vì vậy đề tài này đối với pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn làm mảnh đất cần được khai phá. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn chủ trương phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam nhằm tìm kiếm những bất cập để kiến nghị hoàn thiện chế định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau: 3
  11. - Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về nghĩa vụ của người quản lý công ty để lấy đó làm cơ sở tìm kiếm những bất cập của pháp luật liên quan; - Kiến nghị hoàn thiện chế định nghĩa vụ của người quản lý công ty ở Việt Nam hiện nay. Luận văn chủ yếu nghiên cứu nghĩa vụ của người quản lý công ty trong công ty cổ phần và phần nào đấy trong công ty trách nhiệm hữu hạn (nếu công ty TNHH đó có mô hình quản trị có phần tách biệt tương đối về điều hành gần gũi với công ty đối vốn điển hình là công ty cổ phần) theo pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam. Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu nhằm tiếp thu những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia có truyền thống pháp luật lâu đời. Luận văn cũng chú ý đến các quy định có liên quan, trong phạm vi tương tự của các hệ thống pháp luật phát triển như Anh Mỹ, Úc, Singapore 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở các luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển kinh tế, xã hội, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để nghiên cứu đề tài: (1) các phương pháp chung nghiên cứu khoa học xã hội bao gồm phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, xã hội học, phương pháp lịch sử; và (2) các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học pháp lý bao gồm phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp phân tích qui phạm, phương pháp phân tích tình huống 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu chủ yếu của Luận văn được chia thành 03 chương như sau: Chương 1. Khái quát chung về nghĩa vụ của người quản lý công ty. Chương 2. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của người quản lý công ty Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam 4
  12. Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƢỜI QUẢN LÝ CÔNG TY 1.1. Quan niệm về nghĩa vụ Theo Bộ luật dân sự 2005, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ hoặc thụ trái) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể (bên có quyền hoặc trái chủ). Định nghĩa này nhắc đến các chủ thể của nghĩa vụ và các đối tượng của nghĩa vụ như vậy là không mang tính khái quát cao và không nhấn mạnh được bản chất của nghĩa vụ là một mối quan hệ mà trong đó có hai loại chủ thể có lợi ích trái ngược nhau. Một bên có quyền yêu cầu, là trái chủ và bên còn lại có nghĩa vụ, là thụ trái. Nghĩa vụ, hay trái quyền, là mối quan hệ trong đó trái chủ có quyền yêu cầu thụ trái thực hiện một đối tượng vì lợi ích của mình. Đối tượng đó có thể là vật hoặc hành vi hành động hoặc hành vi không hành động, như đã miêu tả trong Điều 280 của Bộ luật dân sự 2005. Theo PGS. TS Ngô Huy Cương, nghĩa vụ dân sự có ba đặc điểm quan trọng [2]. Thứ nhất, nghĩa vụ là một quan hệ pháp lý, đặc trưng bởi khả năng cưỡng chế thi hành bằng quyền lực nhà nước. Hai thành tố được pháp luật công nhận và có giá trị cưỡng bức thi hành giúp phân biệt nghĩa vụ dân sự với nghĩa vụ tự nhiên, khi mà nghĩa vụ tự nhiên có thể được công nhận nhưng không thể cưỡng bức thi hành. Thứ hai, nghĩa vụ là quan hệ đối nhân. Yếu tố đối nhân có nghĩa là thay vì áp đặt một nghĩa vụ đối với mọi người nói chung như quan hệ đối vật, quan hệ đối nhân chỉ áp đặt nghĩa vụ đối với một người xác định. Quyền sở hữu là dạng quan hệ đối vật, có thể đối kháng chống lại khả năng sở hữu của của tất cả mọi người trên vật thuộc sở 5
  13. hữu của mình; trong khi đó, nghĩa vụ là quan hệ đối nhân, ví dụ như nghĩa vụ trả tiền, trong quan hệ đó, người trái chủ chỉ có thể đòi người thụ trái trả tiền cho mình chứ không thể đòi bất cứ ai khác. Thứ ba, nghĩa vụ là một quyền sản nghiệp, hay nói cách khác, quan hệ tài sản. Đặc điểm này có nghĩa là nghĩa vụ có thể trị giá được bằng tiền, trong đó, khi người thụ trái thực hiện nghĩa vụ thì người trái chủ sẽ được hưởng các lợi ích từ việc thực hiện đó. Các lợi ích, theo cách thông thường nhất là tài sản, có thể trị giá được bằng tiền. Tuy nhiên, cũng có những lợi ích khó hoặc không thể định lượng giá trị bằng tiền bạc và trên cơ sở nhận định của nhiều luật gia Nhật Bản cho rằng các hành vi không được trị giá thành tiền không nhất thiết thuộc phạm trù đạo đức, Điều 399 của Bộ Luật Dân Sự của Nhật Bản có quy định rằng đối tượng của nghĩa vụ có thể là những gì không xác định được bằng tiền. Quan niệm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi soi chiếu vào đối tượng nghiên cứu của luận văn này, nghĩa vụ của người quản lý công ty, sẽ được phân tích ở phần sau. Nguồn gốc của nghĩa vụ Nghĩa vụ có thể được xuất phát từ ba nguồn gốc chính, đó là hành vi pháp lý, sự kiện pháp lý và hiệu lực của luật. Hành vi pháp lý có thể bao gồm hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, có thể hiểu là làm phát sinh nghĩa vụ trên cơ sở ý chí của các chủ thể. Sự kiện pháp lý là những gì xảy ra ngoài ý chí của các đương sự và làm phát sinh nghĩa vụ cho các chủ thể. Cuối cùng, hiệu lực của luật là các trường hợp mà nhà làm luật, trên cơ sở nhu cầu quản lý trật tự xã hội, thừa nhận các giá trị đạo đức hoặc cách thức xử sự hoặc các nguyên nhân khác làm phát sinh nhu cầu lập pháp mà quy định nghĩa vụ cho các chủ thể. Phân loại nghĩa vụ Có nhiều cách thức phân loại nghĩa vụ khác nhau dựa trên các tiêu chí 6
  14. phân loại. Có những cách thức được phản ánh trong các đạo luật nhưng cũng có những cách thức chỉ được sử dụng trong học thuật. Cách thức phân loại nghĩa vụ được sử dụng trong đạo luật cũng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc các quy định liên quan. Các cách thức phân loại thường thấy nhất bao gồm (i) phân loại theo hiệu lực; (ii) phân loại theo nguồn gốc; (iii) phân loại theo đối tượng và (iv) phân loại theo mức độ. Phân loại nghĩa vụ theo hiệu lực cho ta các loại nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ tự nhiên và nghĩa vụ dân sự mà trong đó, chỉ duy nhất nghĩa vụ dân sự có hiệu lực ràng buộc về mặt pháp lý. Phân loại theo nguồn gốc chia nghĩa vụ ra nghĩa vụ từ hành vi pháp lý, nghĩa vụ từ sự kiện pháp lý và nghĩa vụ do hiệu lực của luật. Đây là cách thức phân loại căn bản nhất thường được phản ánh trong các bộ luật dân sự của các nước trên thế giới. Bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó khi thiết lập quy chế riêng cho từng loại nguồn gốc của nghĩa vụ như: hợp đồng, thực hiện công việc không có ủy quyền, được lợi không có căn cứ pháp luật và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Phân loại nghĩa vụ theo đối tượng là cách thức như được ghi nhận trong Điều 280 của Bộ Luật Dân Sự 2005. Theo đó, nghĩa vụ có ba loại đối tượng là (i) chuyển giao vật, (ii) hành động (thực hiện hành vi) và (iii) không hành động (không thực hiện hành vi). Phân loại nghĩa vụ theo mức độ. Đây là cách thức phân loại nghĩa vụ ra đời sau, tuy nhiên lại mang ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong nghiên cứu nghĩa vụ của người quản lý công ty. Tiêu chí này phân chia nghĩa vụ thành nghĩa vụ thành quả và nghĩa vụ mẫn cán, trung thực. Cách thức phân loại này không hề được đề cập trong Bộ Luật Dân Sự 2005 của Việt Nam, vốn được xem là văn bản đặt nền tảng lí luận cho toàn bộ hệ thống luật tư. Thay vào đó, một cách đáng ngạc nhiên, Luật Thương Mại 2005, tại Điều 79 và Điều 80 đã 7
  15. áp dụng cách phân loại này. Theo đó, nghĩa vụ của theo kết quả công việc được mô tả là yêu cầu bên thụ trái đạt được một kết quả nhất định theo hợp đồng hoặc kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường; Trong khi đó, cách thức ở Điều 80 yêu cầu người thụ trái thực hiện nghĩa vụ với nỗ lực và khả năng cao nhất. Cách thức phân loại này tạo ra sự khác biệt lớn khi phải chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ. Đối với nghĩa vụ thành quả, vì người thụ trái đã cam kết một kết quả nhất định, người trái chủ chỉ cần chứng minh rằng kết quả không đạt được thì có nghĩa rằng người thụ trái đã vi phạm nghĩa vụ. Đối với nghĩa vụ mẫn cán, trung thực, thay vì bắt người thụ trái phải chứng minh mình đã thực hiện nghĩa vụ với khả năng cao nhất, gánh nặng chứng minh thuộc về trái chủ khi phải chứng minh người thụ trái đã không thực hiện nghĩa vụ một cách cẩn trọng và siêng năng. Chế tài do vi phạm nghĩa vụ Sự vi phạm nghĩa vụ sẽ dẫn đến các chế tài. Thông thường, các chế tài này hướng đến việc bù đắp cho sự vi phạm theo một trong ba cách thức truyền thống là (i) bồi thường thiệt hại, (ii) buộc thực hiện nghĩa vụ hoặc (iii) buộc thực hiện nghĩa vụ thay thế. 1.2. Mô hình quản trị công ty và ngƣời quản lý công ty 1.2.1. Về mối quan hệ giữa công ty và người quản lý công ty Về mối quan hệ giữa công ty và người quản lý công ty, trên thế giới có hai lý thuyết nổi bật nhất, đó là lý thuyết đại diện (agency theory) và lý thuyết người quản gia (stewardship theory). Lý thuyết đại diện dường như chiếm ưu thế, được nghiên cứu bởi nhiều học giả trên thế giới bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 20 cho đến tận ngày nay. Lý thuyết đại diện cho rằng mối quan hệ giữa công ty và người quản lý công ty là mối quan hệ đại diện mà trong đó những người chủ sở hữu ủy quyền cho những người quản lý công ty thực hiện việc quản lý công ty thay họ, bao gồm 8
  16. cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty [5]. Lý thuyết đại diện cho rằng, người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của của những người chủ sở hữu công ty vì cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Cộng hưởng với sự phân hóa giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các công ty hiện đại, sự không đồng nhất về lợi ích giữa chủ sở hữu công ty và người quản lý công ty sẽ dẫn đến nhu cầu giám sát những người quản lý công ty. Lý thuyết này cũng phù hợp với những nhận định thường được đề cập như bản chất của con người khi mô tả nguồn gốc ra đời của hiến pháp và cơ chế tam quyền phân lập, đó là sự tha hóa bởi quyền lực hay “nhân chi sơ, tính bản ác”. Ngược lại, lý thuyết người quản gia cho rằng người quản lý công ty khi được tự do hành động thì sẽ hành động giống như người quản gia đối với các tài sản mà họ được trao quyền quản lý. Xuất phát từ nhận định công ty không chỉ thuần túy hướng tới mục đích lợi nhuận mà còn có những mục tiêu cao cả hơn, lý thuyết người quản gia cho rằng các mục tiêu này thúc đẩy người quản lý công ty hành động tốt hơn. Chính vì vậy, lý thuyết người quản gia tập trung vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho người quản lý công ty theo đuổi các mục đích cao cả đó. Lý thuyết này phải gánh chịu nhiều chỉ trích do xem xét mối quan hệ giữa công ty và người quản lý như một mối quan hệ tĩnh với nhiều yếu tố phải cố định. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu đã chỉ ra có những kết quả nhất định cho thấy hiệu quả quản lý được nâng cao khi người quản lý công ty được trao nhiều quyền hơn theo lý thuyết người quản gia thay vì bị đặt dưới con mắt quản lý, soi sét của lý thuyết đại diện [15, tr. 62]. Cá nhân tác giả luận văn thì cho rằng lý thuyết đại diện là hợp lý hơn về mặt cơ bản, tuy nhiên, lý thuyết người quản gia cũng có những giá trị cần xem xét và những nhân tố tích cực có thể áp dụng. Tóm tắt lại, có thể hiểu mối quan hệ giữa người quản lý công ty với công ty là quan hệ đại diện, trong 9
  17. đó những người quản lý công ty được ủy quyền quản trị công ty, thay mặt các chủ sở hữu xác lập quyền và nghĩa vụ, trong đó lợi ích của hai phía là không đồng nhất và những người quản lý công ty chỉ hành động vì lợi ích tốt nhất của công ty trong những điều kiện xác định. 1.2.2. Mô hình quản trị công ty Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn thường được xem là các hình thức công ty đối vốn theo ngôn ngữ của các nước theo truyền thống Civil Law. Tuy nhiên có thể nói công ty trách nhiệm hữu hạn là một hình thức lai tạp giữa công ty đối vốn điển hình là công ty cổ phần và công ty đối nhân điển hình là công ty hợp danh [3, tr. 162]. Song công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều mô hình quản trị linh động hơn so với công ty hợp danh. Có thể dạng công ty này có mô hình quản trị mà trong đó điều hành tương đối tách biệt và gần gũi với một số đặc điểm của mô hình quản trị công ty cổ phần. Vì thế phần nào đó có thể xếp nghĩa vụ của người quản lý trong hai hình thức công ty này vào một loại nhằm mục đích của Luận văn này. Đối với truyền thống Common Law ở Hoa Kỳ, khi nói tới công ty (corporation) là nói tới các hình thức công ty đối vốn trong sự phân biệt với hợp danh (partnership). Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là hai loại hình công ty phổ biến và cơ bản nhất, tồn tại ở hầu hết các nước trên thế giới, nếu không muốn nói là ở tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới. Nhìn vào nền kinh tế thị trường, người ta thường thấy các hoạt động nổi trội của hai loại hình công ty này. Nói cách khác chúng là các nhân tố không thể thiếu của kinh tế thị trường. Đạo luật về công ty đầu tiên của Việt Nam ở thời kỳ “đổi mới” là Luật Công ty năm 1990. Tại đó chỉ có hai loại hình công ty được qui định là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đó là bằng chứng không thể bác bỏ về vai trò của hai loại hình công ty này trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường. 10
  18. Đây là hai loại hình công ty phát triển cao, nhất là công ty cổ phần. Chúng rất hoàn bị. Và nhiều trong số chúng đã đạt đến quy mô rất lớn cả về tài sản, kinh doanh, cũng như nhân lực Vì vậy khả năng chủ sở hữu đồng thời giữ vai trò người quản lý như trong các mô hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh là không khả thi, dẫn đến đòi hỏi các hình thức công ty này phải có bộ máy quản trị chuyên nghiệp. Chính đòi hỏi này khiến cho mô hình quản trị công ty trở nên được chú trọng và mang lại nhiều khác biệt. Những người quản lý có thể được thuê và thực hiện công việc quản lý như một nghề nghiệp. Đây chính là đối tượng nghiên cứu của luận văn bởi lẽ lợi ích của những người này không giống với lợi ích của những người quản lý công ty xuất phát từ quyền sở hữu của chính họ đối với công ty, ví dụ như đối với công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Vấn đề xung đột lợi ích luôn tồn tại, ngay cả trong những công ty mà những người quản lý đều đồng thời là chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi những người quản lý công ty là những nhân lực được thuê từ bên ngoài, thì khả năng xung đột lúc này càng trở nên rõ rệt hơn. Thêm vào đó, những nhân lực thuê ngoài này lại là đối tượng chuyên nghiệp, nắm trong tay những kiến thức chuyên sâu và được đào tạo bài bản, có hệ thống liên quan đến quản trị công ty, và hoàn toàn có thể lạm dụng những kiến thức và kỹ năng đó để chống lại các đồng sở hữu chủ của công ty một cách rất tinh vi [7, tr. 27]. Chính vì thế, đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, kỹ lưỡng hơn về những người quản lý này so với những người quản lý trong các loại hình công ty khác. Vì những lẽ đó mô hình quản trị công ty là vấn đề pháp lý quan trọng có thể giúp cho công ty vận hành một cách an toàn hướng tới mục tiêu của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu. Mô hình quản trị công ty cổ phần thường thấy ở Việt Nam bao gồm những cơ quan chính sau: 11
  19. * Cơ quan quyền lực cao nhất – ĐHĐCĐ: Đây là cơ quan tập hợp tất cả các cổ đông của công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất và có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty. Tuy nhiên, do tính chất đông đảo và không chuyên nghiệp của cổ đông, ĐHĐCĐ không thể là cơ quan hoạt động thường xuyên, quản lý các hoạt động thường ngày của công ty mà chỉ có thể nhóm họp một số lần trong năm theo pháp luật hoặc theo điều lệ công ty. * Cơ quan chuyên quản lý chuyên trách - HĐQT: Cơ quan này gồm một nhóm người, thường là cổ đông hoặc không phải là cổ đông của công ty, được ĐHĐCĐ bỏ phiếu thành lập, chịu trách nhiệm quản lý công ty và thực hiện những nhiệm vụ được ĐHĐCĐ giao hoặc đã được ấn định trong Điều lệ của công ty. HĐQT cũng đồng thời đóng vai trò điều hành, điều phối các kỳ họp của ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, HĐQT cũng chỉ có thể hoạt động thường xuyên hơn ĐHĐCĐ chứ không thể hoạt động liên tục, chính vì thế, tầng nấc quản trị thứ ba được lập ra. * Cơ quan quản lý thường xuyên: Cơ quan này thường là tổng giám đốc, giám đốc hoặc ban giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành tất cả những hoạt động kinh doanh thường ngày của công ty do Điều lệ, ĐHĐCĐ và HĐQT giao cho. * Cơ quan kiểm soát: Đây là cơ quan theo dõi, kiểm tra, thẩm định các hoạt động quản lý và điều hành. Mô hình quản trị công ty TNHH bao gồm những cơ quan chính sau: - Hội đồng thành viên: Cơ quan này có thể bao gồm các thành viên của công ty hoặc đại diện của các thành viên công ty. Đây là cơ quan được xem như có sự lai ghép giữa ĐHĐCĐ và HĐQT của công ty cổ phần (thẩm quyền của hội đồng thành viên giống như ĐHĐCĐ nhưng cách thức hoạt động lại tương đồng nhiều hơn với HĐQT). Mô hình tổ chức quản lý công ty TNHH 12
  20. thông qua Hội đồng thành viên có thể được áp dụng cho cả công ty TNHH nhiều thành viên lẫn công ty TNHH một thành viên. - Chủ tịch công ty: Đây là vị trí trung tâm trong mô hình quản trị công ty TNHH một thành viên mà đại diện của chủ sở hữu chỉ là một người. - Cơ quan quản lý thường xuyên: Cơ quan này có thể tồn tại riêng biệt giống như trong mô hình quản trị của công ty cổ phần (thường là khi công ty TNHH theo mô hình hội đồng thành viên) hoặc kiêm nhiệm, tinh giản (khi công ty TNHH một thành viên áp dụng mô hình chủ tịch công ty). - Cơ quan kiểm soát: cơ quan theo dõi, kiểm tra, thẩm định các hoạt động quản lý và điều hành cũng tương tự như trong công ty cổ phần. Trong các mô hình quản trị hai loại hình công ty, người ta xác định những ai là người quản lý công ty để áp đặt cho họ những nghĩa vụ của người quản lý công ty. 1.2.3. Khái niệm người quản lý công ty Người quản lý công ty là một khái niệm đã được đề cập trong Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 4, khoản 13). Trong phạm vi những người quản lý chuyên nghiệp, những người quản lý công ty có thể bao gồm chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc và một số chức danh khác do điều lệ công ty quy định. Các chức danh khác có thể là kế toán trưởng, giám đốc tài chính của công ty. Họ là cánh tay mặt và có lợi ích sát sườn với ban giám đốc hay hội đồng quản trị của công ty. Tuy nhiên, với những chức danh như trưởng phó các bộ phận, phòng ban hay các kiểm soát viên vốn được quy định trực thuộc bộ máy quản lý của công ty thì lại tương đối khó xác định vì thiếu cơ sở pháp lý. Trên thực tế, các chức danh nhỏ như vậy cũng đã có những ảnh hưởng và thẩm quyền nhất định xác lập những quyền lợi và nghĩa vụ cho công ty, nhưng thường không được quy định trong điều lệ công ty, vì với tư cách là người lao động 13
  21. của công ty, những người này (hoàn toàn và dễ dàng) có thể bị thay đổi. Mặt khác, chính vì bó hẹp vào quy định trong điều lệ, nhiều người quản lý hoàn toàn có thể bị bỏ lọt và cũng chính là kẽ hở để họ chủ động trốn tránh trách nhiệm. Dựa trên phân tích về mặt ngữ nghĩa của khoản 2, Điều 73, Luật Doanh nghiệp 2005, đối với công ty TNHH, người quản lý chắc chắn bao gồm các thành viên của hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty (tùy theo mô hình quản lý được lựa chọn). Nhưng kiểm soát viên có thể không được xem là người quản lý công ty khi không trực tiếp quyết định các vấn đề về kinh doanh của công ty mà nhiệm vụ chủ yếu của họ là kiểm soát sự đúng đắn trong hành động của những người quản lý công ty, vì lợi ích của chủ sở hữu. Luật Doanh nghiệp 2014 (khoản 18, Điều 4) có đưa ra định nghĩa “người quản lý doanh nghiệp”. Trong định nghĩa này bao gồm cả người quản lý công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, và những chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Theo pháp luật của Anh, Úc và các nước khác thuộc họ pháp luật common law, những người quản lý công ty bao gồm 3 nhóm đối tượng sau đây: + Thứ nhất, người được bổ nhiệm làm người quản lý công ty (de jure director). Đây là cách thức phổ thông. Và một người được xác định là người quản lý theo cách này thì thường không vấp phải sự phản đối hay hoài nghi từ những người khác. + Thứ hai, người tuy không được bổ nhiệm làm người quản lý công ty nhưng hành động giống như người quản lý công ty. Đây chính là tấm lưới thứ nhất để thâu tóm những “người quản lý thực tế” của công ty (de facto director). Sự quy định nhóm đối tượng thứ hai này khiến cho việc bổ nhiệm chính thức không còn có thể sử dụng như một lý lẽ hợp lý có thể nại ra để trốn tránh nghĩa vụ của người quản lý [14, tr. 251]. Ở điểm này, cần bàn thêm về mặt khái niệm. Thuật ngữ “director” trong tiếng Anh thường được dịch 14
  22. sang tiếng Việt là “giám đốc” và “general director” được dịch là “tổng giám đốc”. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, vị trị này tương ứng với vị trí CEO (chief executive officer – thường được dịch là giám đốc điều hành) trong các công ty của các nước phương Tây. Vị trí CEO này, theo từ điển thuật ngữ pháp lý Black’s law dictionary, được hiểu là người quản lý có thứ hạng cao nhất của một công ty, điều hành những công việc hàng ngày của công ty và báo cáo với HĐQT. Vị trí này thực chất vừa giống với giám đốc vừa giống với người đại diện theo pháp luật trong luật Việt Nam. Tuy nhiên, thuật ngữ “director” còn bao gồm ý nghĩa thứ hai, chỉ “một người được chỉ định hoặc bổ nhiệm vào một hội đồng để quản lý các vấn đề của công ty” hay nói cách khác, chính là thành viên HĐQT. Chính vì thế, thuật ngữ “board of directors” của các nước common law phải dịch là HĐQT chứ không phải là ban giám đốc. Tóm lại, thuật ngữ “director” trong tiếng Anh phải được hiểu là “người quản lý doanh nghiệp/công ty” thay vì bó hẹp trong phạm vi là “giám đốc”. Trong luận văn này, khi phân tích các quy phạm pháp luật hoặc vụ việc pháp lý của các nước thuộc họ pháp luật common law, từ “giám đốc” có thể được sử dụng vì lí do thuận tiện và ngắn gọn khi sử dụng tiếng Việt nhưng phải được hiểu theo nghĩa chung là “người quản lý công ty”. + Thứ ba, những người mà chỉ thị hoặc mong muốn của họ sẽ được thực hiện bởi những người quản lý hoặc các bộ phận/phòng ban của công ty. Tấm lưới cuối cùng này có mục đích thâu tóm những “người quản lý trong bóng tối” (shadow director) [14, tr. 252]. Tấm lưới này là quan trọng nhất để ngăn chặn bất kỳ ai có mong muốn sử dụng một công ty hoặc lợi dụng quy định về trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị để hành động sai trái hoặc đẩy trách nhiệm sang người khác. Một ví dụ dễ thấy trong trường hợp này là các Hội đồng sáng lập (“HĐSL”) ở các ngân hàng thương mại mà đi đầu là Hội đồng sáng lập ACB do ông Nguyễn Đức Kiên (thường được biết 15