Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự

pdf 95 trang vuhoa 25/08/2022 7420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_luat_su_trong_to_tu.pdf

Nội dung text: Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  LÊ THU HOÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2009
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  LÊ THU HOÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 60.38.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đỗ Ngọc Quang : Hà Nội - 2009
  3. DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 1. BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự 2. WTO: Tổ chức thương mại quốc tế 3. TP: Thành phố 4. UBMTTQVN: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 3
  4. MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ 10 1.1. Nhận thức chung về luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về luật sư 10 1.1.1. Khái niệm luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự 10 1.1.2 Khái quát lĩnh vực hoạt động của luật sư trên thế giới và sự phát triển pháp luật về luật sư ở Việt Nam 18 1.2. Quy định của pháp luật về luật sư và về hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự 30 1.2.1. Quy định của pháp luật về luật sư 30 1.2.2. Quy định của pháp luật về hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự 39 Chương 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 56 2.1. Thực tiễn hoạt động của luật sư tham gia bào chữa trong tố tụng hình sự 56 2.1.1. Những kết quả đạt được và những hạn chế của đội ngũ luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự .56 2.1.2. Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, yếu kém của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự 65 2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của 4
  5. luật sư tham gia bào chữa trong tố tụng hình sự .82 2.2.1. Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan đến hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự 82 2.2.2 Các giải pháp về đổi mới tổ chức và hoạt động của luật sư và nâng cao nhận thức cho người dân về hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự 87 Kết luận 92 Danh mục tài liệu tham khảo . 94 5
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi Luật sư và hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Tầm quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ, trong tố tụng hình sự, cơ quan điều tra, viện kiểm sát là cơ quan buộc tội đối với bị can, bị cáo. Thực hiện nhiệm vụ gỡ tội cho bị can bị cáo có người bào chữa, theo quy định tại Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) về bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Trong khi đó, Điều 56 BLTTHS quy định “Người bào chữa có thể là: a) Luật sư; b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; c) Bào chữa viên nhân dân”. Thực tế đã chỉ ra, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân chưa từng đứng ra làm nhiệm vụ bào chữa cho bị can, bị cáo, mà duy nhất chỉ có luật sư của các đoàn luật sư các tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ này. Tình hình luật sư thực hiện nhiệm vụ bào chữa trong tố tụng hình sự đang có nhiều vấn đề. Trước tiên, số lượng luật sư so với số lượng vụ án hình sự xảy ra hàng năm chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé. Trong khi mỗi năm các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết khoảng 60.000 vụ án hình sự, thì ở nước ta hiện nay chỉ có khoảng 5.000 luật sư, tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại một số tỉnh như Kon Tum, Hà Giang mỗi tỉnh 3 luật sư; Cao Bằng, Bắc Cạn, mỗi tỉnh có 4 luật sư; Hoà Bình có 7 luật sư; các tỉnh Điện Biên, Lai Châu không có luật sư nào để thành lập Đoàn luật sư. Tại nhiều địa phương, số lượng luật sư không đủ đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý của nhân dân, ngay cả trong việc thực hiện bào chữa trong các vụ án hình sự bắt buộc phải 6
  7. có sự tham gia của luật sư, làm cho việc giải quyết vụ án hình sự phải tạm hoãn để mời luật sư ở tỉnh khác. Thứ hai, trong thực tế, một số luật sư còn quá coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tư pháp, đến 2005 có 30 luật sư bị cảnh cáo, khiển trách; 20 luật sư bị xoá tên khỏi danh sách luật sư; 6 luật sư bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có một số trường hợp luật sư đã thoả thuận với một số cán bộ thoái hoá, biến chất trong Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án để chạy án, nhận thêm tiền của khách hàng ngoài hợp đồng đã ký. Cuối cùng, có nhiều trở ngại cho hoạt động luật sư thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự xuất phát từ phía c¸c c¬ quan tiÕn hµnh tè tông, nhÊt lµ c¬ quan ®iÒu tra. Để có thể đáp ứng yêu cầu Nghị quyết 49 –NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp: „Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình”, việc tác giả nghiên cứu đề tài luận văn Cao học : „„Nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự’’ là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Việc giải thích quyền và nghĩa vụ của luật sư trong tố tụng hình sự đã được đề cập trong một số sách báo pháp lý, nhưng chủ yếu trong các giáo trình của Trường Đại học luật Hà Nội, Khoa Luật. Nghiên cứu một cách cụ thể về thực trạng tình hình hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự, nhất là khi Quốc hội ban hành Luật luật sư năm 2006, vẫn chưa được đề cập một cách hệ thống. Do vậy, tác giả cho rằng, đề tài nghiên cứu „„Nâng cao hiệu 7
  8. quả hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự ’’ không trùng với bất kỳ công trình nào đã công bố trước đây. 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Nhiệm vụ của việc nghiên cứu là làm rõ được quy định của pháp luật về luật sư, hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự và thực tiễn thực hiện pháp luật, những kết quả đạt được, cũng như những thiếu sót, tồn tại trong hoạt động tố tụng hình sự của luật sư hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề quy định cụ thể pháp luật Việt Nam trong lịch sử và hiện tại về luật sư và hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự; những vấn đề bất cập của pháp luật thực định, của các mối quan hệ giữa luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực tế. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, lý giải có cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra được những đề xuất có giá trị bảo đảm hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự đáp ứng được các yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào : - Pháp luật về luật sư; - Pháp luật tố tụng hình sự quy định về hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự; - Thực tiễn hoạt động của luật sư trong bào chữa cho bị can, bị cáo và bảo vệ quyền lợi của đương sự. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung về hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự từ năm 2003 đến 2007. 8
  9. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dụng là những phương pháp phân tích tổng hợp; đối chiếu so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp thống kê; các phương pháp nghiên cứu xã hội học khi phân tích tình hình thực tiễn hoạt động của luật sư hiện nay trong tố tụng hình sự. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có hai chương cơ bản : Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ Chương 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 9
  10. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ 1.1. Nhận thức chung về luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về luật sư 1.1.1. Khái niệm luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, khi xã hội được phân chia thành giai cấp thì xuất hiện đấu tranh giai cấp nhằm bảo vệ quyền cơ bản của con người. Cách đây hơn nửa thế kỷ, khi viết bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa kỳ (1776) và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp (1789) những giá trị bền vững: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Xuất phát từ nguyên lý, ở đâu có sự buộc tội thì ở đó có sự gỡ tội; khi có bên bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo thì cũng phải có bên bảo vệ cho người bị hại nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Mặt khác, trong thực tế hoạt động tố tụng hình sự, bên buộc tội (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và những người tiến hành tố tụng) là chuyên gia buộc tội dày dạn kinh nghiệm thực tiễn với khả năng hùng biện, am hiểu tường tận pháp luật, là người đại diện cho quyền lực của nhà nước có đủ khả năng pháp lý. Ngược lại, bị can, bị cáo, và những người tham gia tố tụng có quyền lợi pháp lý khác luôn ở địa vị bất lợi, là người có trình độ văn hoá thấp, vị trí xã hội thấp kém, không hiểu hoặc hiểu biết pháp luật hạn chế, kinh nghiệm tham gia tố tụng chưa có, tâm trạng bất ổn định, lo lắng, bị 10
  11. sức ép về mặt tâm lý, không quen nói trước đám đông v.v Chính vì thế, cần thiết phải có một tổ chức, mà pháp luật quy định là Tổ chức Luật sư bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Bằng hoạt động của mình, tổ chức luật sư góp phần tích cực bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức; góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật; góp phần thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; giáo dục công dân tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. Như vậy, luật sư và hoạt động của luật sư trong hoạt động tố tụng tư pháp nói chung và tố tụng hình sự nói riêng là rất cần thiết. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiêṇ nay , chưa có môṭ khái niêṃ hoàn chỉnh về luâṭ sư trong các tác phẩm khoa hoc̣ pháp lý và các văn bản pháp luâṭ hiêṇ hành. Pháp luật thực định nước ta hiêṇ đang tồn taị nhiều tên goị khác nhau cho những người hoaṭ đôṇ g trong liñ h vưc̣ dic̣ h vu ̣pháp lý và bào chữa trước Tòa án. Đó là "luâṭ gia", "luâṭ sư", "người bào ch ữa", "bào chữa viên nhân dân ", "người bảo vệ quyền lơị của đương sự. Ngay trong Từ điển tiếng Viêṭ , cách giải nghĩa các từ "luâṭ gia " và "luâṭ sư" cũng rất khác nhau . Các tác giả của Trung tâm ngôn ngữ và văn hoc̣ Viêṭ Nam thuôc̣ Bô ̣g iáo dục và đào tạo giả i nghĩa từ "luâṭ sư" là người có chức trách dùng pháp luật bào ch ữa cho bị can trước Tòa án, còn "luâṭ gia" là người chuyên nghiên cứu pháp luật . Trong khi đó môṭ nhóm tác giả khác laị giải nghiã từ "luâṭ sư" là trạng sư, người bênh vưc̣ cho môṭ can phaṃ trước Tòa án , còn từ "luâṭ gia " dùng để chỉ người nghiên cứ u giỏi luâṭ pháp . Theo Điều lê ̣của Hôị Luâṭ gia Viêṭ Nam , "luâṭ gia " đươc̣ hiểu là những người "đa ̃ hoăc̣ đang làm công tác pháp luâṭ trong các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân , các tổ chức kinh tế xã hội , trong lưc̣ lươṇ g vũ trang 11
  12. nhân dân tán thành điều lê ̣Hôị , tư ̣ nguyêṇ và tích cưc̣ tham gia hoaṭ đôṇ g cho hôị " [9, tr. 7]. Họ có một tiêu chuẩn chung là đa ̃ hoăc̣ đang hoaṭ đôṇ g có liên quan đến pháp luâṭ nhưng không nhất thiết phải là người đa ̃ có bằng cử nhân luâṭ hoăc̣ chuyên nghiên cứ u về pháp luâṭ . Theo Từ điển Luật học nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội năm 1999, khái niệm Luật sư được hiểu theo hai nghĩa là: 1) Thành viên của một đoàn luật sư, làm nghề giúp đỡ về mặt pháp lý cho cá nhân hoặc theo tổ chức theo hợp đồng hoặc theo chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số trường hợp. Luật sư tham gia tố tụng để bào chữa cho bị can, để bênh vực cho bị cáo, các đương sự, thay mặt cho người bị hại trước các tòa án, và có thể làm một số dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức và đủ các điều kiện về kiến thức pháp l ý theo quy định của pháp luật, được đoàn luật sư kết nạp có thể trở thành luật sư sau thời gian tập sự; 2) Danh hiệu chỉ người đã làm nghề luật sư nhưng đã nghỉ việc ‟. Với những cách hiểu và giải thích như trên chưa phản ánh chính xác luật sư và hoạt động của luật sư trong hoạt động tố tụng tư pháp nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng. Hiến pháp Viêṭ Nam năm 1980 đa ̃ bắt đầu dùng từ "luâṭ sư " để chỉ những người hoaṭ đôṇ g tư vấn pháp luâṭ và bào chữa trước Tòa án , nhưng hoạt động bào chữa trước Tòa án không chỉ có các luật sư . Trong Bộ luật Tố tụng hình sự khái niệm "người bào chữa " đươc̣ sử duṇ g để chỉ luâṭ sư , người đaị diêṇ hơp̣ phá p của người bi ̣taṃ giữ , bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân. Theo giải thích của các tác giả trong cuốn "Bình luận khoa học B ộ luật tố tụng hình sự", luâṭ sư là người hoaṭ đôṇ g bào chữa chuyên nghiêp̣ hoaṭ đôṇ g trong đoàn luâṭ sư ; người đaị diêṇ hơp̣ pháp của bi ̣can , bị cáo là cha, mẹ, anh chị em ruôṭ ; còn bào chữa viên nhân dân là người được tổ chức đoàn thể xã hôị cử ra để bào chữa cho bi ̣cáo. 12
  13. Không chỉ tồn taị sư ̣ thiếu thống nhất trong pháp luâṭ thưc̣ điṇ h , trong khoa hoc̣ pháp lý cũng có nhiều qu an điểm khác nhau về khái niêṃ "người bào chữa trong t ố tụng hình sự". Môṭ số tác giả quan niêṃ người bào chữa là người giúp đỡ tòa án trong viêc̣ xác điṇ h tất cả các tình tiết cần thiết về vu ̣án . Một số tác giả khác th ì quan niệm người bào chữa là "người tham gia tố tuṇ g không có quyền và lơị ích liên quan đến vu ̣án mà chỉ nhằm bảo vê ̣các quyền và lợi ích hợp pháp của người b ị buôc̣ tôị ". Theo quan niêṃ sau tính chất "tham gia tố tuṇ g" của người bào chữa chỉ là "người góp phần hoaṭ đôṇ g của mình vào một hoạt động chung nào đó do những chủ thể khác chủ động và chính thức tiế n hành". Khắc phục nhận thức chưa nhất quán này, Tại khoản 1 Điều 1, Pháp lệnh Luâṭ sư năm 2001 quy điṇ h : "Luâṭ sư là người có đủ điều kiêṇ hành nghề theo quy điṇ h của pháp lêṇ h này và tham gia hoaṭ đôṇ g tố tụng, thưc̣ hiêṇ tư vấn pháp luâṭ , các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của các cá nhân , tổ chứ c nhằm bảo vê ̣quyền lơị ích hơp̣ pháp của h ọ theo quy điṇ h pháp luâṭ " và Điều 2 Luâṭ luâṭ sư 2006 cũng quy định: "Luâṭ sư là người có đủ tiêu chuẩn , điều kiêṇ hành nghề theo quy điṇ h của luâṭ này , thưc̣ hiêṇ dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân , cơ quan, tổ chứ c". Dịch vụ pháp lý của luật sư gồm: tham gia tố tuṇ g , tư vấn pháp luâṭ , đaị diêṇ ngoài tố tuṇ g cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác (Điều 4 Luâṭ luâṭ sư 2006). Điṇ h nghĩa này tuy phản ánh đầy đủ phạm vi hành nghề chủ yếu của luâṭ sư nhưng chưa làm rõ đươc̣ về măṭ lý luâṇ điạ vi ̣pháp lý của luâṭ sư trong hê ̣thống cơ quan tư pháp . Điều này thể hiêṇ ở chỗ , xét về mặt chủ thể trong hoạt động do quan niệm luật sư chỉ là người tham gia tố tụng và phạm vi hoạt đôṇ g của luâṭ sư thuôc̣ liñ h vưc̣ "bổ trơ ̣ tư pháp " nên thưc̣ chất luâṭ sư chỉ đươc̣ coi là người trơ ̣ giúp pháp lý mang tính bi ̣đôṇ g , không có cơ sở pháp luâṭ cho viêc̣ hành nghề môṭ cách bình đẳng và đôc̣ lâp̣ . 13
  14. Quan niêṃ coi hoaṭ đôṇ g lu ật sư thuộc phạm vi ho ạt động bổ trơ ̣ tư pháp xuất phát từ thực tiễn là hành nghề luật sư thường gắn với hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoaṭ đôṇ g xét xử của Tòa án. Vì thế, tổ chứ c nghề nghiêp̣ luâṭ sư (Đoàn, Hôị luâṭ sư ) thường đươc̣ thành lâp̣ trong phaṃ vi thẩm quyền tài phán của một Tòa án địa phương theo công thức : Tòa án địa phương/ Đoàn luâṭ sư điạ phương . Trong khi đó xét về bản chất thì chứ c năng bào chữa tồn tại độc lập và đối trọng với chức năng công tố như một yếu tố khách quan tự thân của tố tụng hình sự. Viêc̣ coi hoaṭ đôṇ g luâṭ sư thuôc̣ khuôn khổ của h oạt đôṇ g bổ trơ ̣ tư pháp thưc̣ chất chỉ giới h ạn trong hoaṭ đôṇ g tranh tuṇ g , vô hình chung đa ̃ giảm nhe ̣ý nghiã mà hoaṭ đôṇ g này mang laị cho sư ̣ phát triển của hoạt động tư pháp . Cho nên, cần phải hiểu một cách chính xác rằng, Luâṭ sư là một chức danh tư pháp độc lập chỉ những người có đ ủ điều kiêṇ hành nghề chuyên nghiêp̣ theo quy điṇ h của pháp luâṭ nhằm thưc̣ hiêṇ viêc̣ tư vấn pháp luâṭ, đaị diêṇ theo ủy quyền , bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chứ c và Nhà nước trước Tòa án và thực hiêṇ các dic̣ h vu ̣pháp lý khác . Tố tụng hình sự là một trong những hình thức tố tụng nói chung nhằm giải quyết vụ án hình sự. Nếu như ở các hình thức tố tụng khác nhằm giải quyết tranh chấp giữa công dân với công dân, giữa công dân với cơ quan, tổ chức, thì tố tụng hình sự nhằm giải quyết tranh chấp giữa công dân với Nhà nước. Nhà nước bảo vệ quyền lợi của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bằng việc điều tra, xử lý về hình sự đối với bất kỳ hành vi phạm tội của cá nhân nào gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do vậy, tố tụng hình sự được phát sinh khi có sự gây thiệt hại đến mức phải xử lý về hình sự đối với người có hành vi xâm hại vào quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân. Toà án với tư cách là một bộ phận của cơ quan quyền lực nhà nước đưa ra kết luận cuối cùng về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, loại và 14
  15. mức hình phạt cần được áp dụng với người thực hiện hành vi nguy hiểm đó. Những quyết định trong bản án của Toà án đều nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có tính cưỡng chế nhà nước. Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Chính pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tố tụng hình sự. Hoạt động của các chủ thể tố tụng hình sự phải tuân theo những quy định của Hiến pháp, pháp luật. Đây là yêu cầu chung đặt ra ở tất cả các quốc gia, không chỉ trong tố tụng hình sự mà trong hoạt động tố tụng nói chung. Chỉ khi tuân theo pháp luật mới có thể giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Mọi hành vi can thiệp vào hoạt động tố tụng hình sự đều có thể dẫn đến sai lệch khi đưa ra các quyết định tố tụng hình sự, dẫn đến phá vỡ trật tự pháp luật, gây bất bình xã hội và có thể gây nên những hậu quả khôn lường, tác động đến sự tồn tại của chính chế độ xã hội đó. Do vậy, không phải ngẫu nhiên từ xa xưa, con người đã nghĩ đến biểu tượng của quan toà trong hoạt động tố tụng như là: nữ thần bịt mắt bằng băng vải đen, một tay cầm kiếm, một tay cầm cán cân công lý, thể hiện sự kết hợp giữa sức mạnh và quyền lực của pháp luật, có ý nghĩa thật sâu sắc. Trật tự pháp luật mà nữ thần bảo vệ là bắt buộc, bình đẳng với tất cả mọi người. Biểu tượng nữ thần xét xử, theo quan niệm của những người cổ đại không chỉ là biểu tượng về Toà án công bằng mà còn là biểu tượng về một chế độ nhà nước công bằng nói chung. Những ý tưởng về sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động tố tụng từ xa xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị để có thể vận dụng vào cuộc sống xã hội hiện tại. Hoạt động tố tụng hình sự phải tuân thủ những quy tắc, trình tự rất chặt chẽ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc và hoạt động tố tụng hình sự phải do các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được nhà nước giao thẩm quyền thực hiện. Do vậy, có thể hiểu, tố tụng hình sự là hoạt động của 15
  16. cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết vụ án hình sự theo đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng, đảm bảo lòng tin của nhân dân và xã hội vào pháp luật, góp phần duy trì trật tự pháp luật, đảm bảo sự an toàn pháp lý cho cá nhân, sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Trong tố tụng hình sự, Luâṭ sư bào ch ữa có vai trò quan troṇ g trong công cuô ̣c xây dưṇ g Nhà nước pháp quyền xã h ội chủ nghĩa bằng viêc̣ góp phần bảo vê ̣công lý , công bằng xa ̃ hôị và pháp chế xã h ội chủ nghĩa. Khẳng điṇ h vai trò của luâṭ sư bào ch ữa trong công cuôc̣ xây dưṇ g nhà nước pháp quyền là khẳng đ ịnh nguyên tắc "thươṇ g tôn pháp luâṭ " coi pháp luâṭ là thước đo giá tri ̣công bằng , chuẩn mưc̣ ứ ng xử của các chủ thể trong xa ̃ hôị . Là người có kiến thứ c pháp luâṭ , luâṭ sư bào chữa là cầu nối chuyển tải pháp luâṭ vào đờ i sống phuc̣ vu ̣hiêụ quả quản lý của Nhà nước . Đội ngũ luật sư bào chữa chuyên nghiêp̣ đươc̣ hình thành se ̃ là môṭ bô ̣phâṇ quan troṇ g góp phần tạo thế ổn định trong phát triển của xã hội , bô ̣máy nhà nước có đươc̣ sư ̣ trợ giúp pháp lý để vận hành và quyết sách đúng đắn , tố tuṇ g tư pháp có đươc̣ sư ̣ đối troṇ g cần thiết taọ ra bản chất dân chủ trong hoaṭ đôṇ g , người dân có đươc̣ chỗ dưạ về măṭ pháp lý bảo vê ̣quyền và lơị ích hơp̣ pháp c ủa mình trước các biểu hiêṇ xâm phaṃ . Vai trò quan troṇ g của luâṭ sư bào chữa đươc̣ thể hiêṇ trước hết trong quy điṇ h của B ộ luật tố tụng hình sự. Trong số những người tham gia tố tuṇ g đươc̣ quy điṇ h trong B ộ luật tố tụng hình sự, về thứ tự, sau người bi ̣taṃ giữ , bị can, bị cáo là luật sư bào chữa và đây cũng là người tham gia tố tuṇ g duy nhất đươc̣ B ộ luật Tố tụng hình sự quy điṇ h cu ̣thể về các vấn đề có liên quan trong ba điều luật (Điều 56, Điều 57, Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Trên thưc̣ tế , nhiều vu ̣án nhờ có luâṭ sư bào chữa nên đươc̣ xét xử nghiêm minh , đúng người , đúng tôị , hình phạt mà Hội đồng xét xử đa ̃ dành cho bi ̣cáo là phù hơp̣ với hành vi pha ̣ m tôị , nhân thân của bi ̣cáo tránh được những sai lầm đáng tiếc khi xét xử . Những vu ̣án không có luâṭ sư 16
  17. bào chữa đôi khi nhận định đánh giá còn thiếu khách quan , thiếu thâṇ troṇ g , bỏ lọt tội phạm , bỏ sót chứng cứ dẫn đ ến xử oan, sai, không khách quan . Tại khoản 1 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy điṇ h : "Luâṭ sư bào chữa tham gia tố tuṇ g từ khi khởi tố bi ̣can . Trong trường hơp̣ bắt người theo quy điṇ h taị Điều 81 (trường hơp̣ khẩn cấp ) và Điều 82 (trường hơp̣ phaṃ tôị quả tang ) thì người bào chữa tham gia từ khi có quyết định tạm giữ . Trong trường hơp̣ cần giữ bí mâṭ điều tra đối với tôị xâm phaṃ an ninh quốc gia thì Viêṇ trưởng Viêṇ kiểm sát nhân dân q uyết điṇ h để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra ". Trước đây , người bào chữa chỉ đươc̣ tham gia tố tuṇ g từ khi vu ̣án đươc̣ chuyển sang Tòa án . Đây là môṭ haṇ chế cho người bi ̣buôc̣ tôị dâñ đến vụ án thiếu khách quan , dân chủ . Nhưng theo quy điṇ h của pháp luâṭ hiêṇ hành đã giúp cho người b ị buôc̣ tôị bảo vê ̣đươc̣ quyền và lơị ích hơp̣ pháp của họ tránh được hiện tượng xâm phạm đến quyền con người , bắt giam giữ trái pháp luâṭ , dùng nhục hình bức cung Để bảo đảm cho hoạt động của luâṭ sư thưc̣ hiêṇ đươc̣ chứ c năng của mình , tại khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của họ . Luâṭ sư bào chữa có quyền có măṭ khi lấy lời khai của người bi ̣taṃ giữ , khi hỏi cung bi ̣can và nếu Điều tra viên đồng ý thì đươc̣ hỏi người bi ̣taṃ giữ , bị can và có thể có mặt trong những hoaṭ đôṇ g điều tra khác , xem các biên bản về hoaṭ đôṇ g tố tụ ng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa . Đây là môṭ quy điṇ h để haṇ chế sư ̣ vi phaṃ của Cơ quan điều tra và Điều tra viên dâñ đến tiêu cưc̣ cho người bi ̣taṃ giữ , bị can. Môṭ trong những quyền quan troṇ g của luâṭ sư bào chữa là có quyền tham gia xét hỏi và tranh luâṇ taị phiên tòa . Trong những trường hơp̣ mà theo quy điṇ h của pháp luâṭ bắt buôc̣ phải có luâṭ sư bào chữa (khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003) mà luật sư bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên 17
  18. tòa theo Điều 200 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Luâṭ sư bào chữa còn có quyền khiếu nại các quyết định của Tòa án nếu bị cáo là ngườ i chưa thành niên hoăc̣ người có nhươc̣ điểm về thể chất hoăc̣ tâm thần. Ngoài các quyền nêu trên, pháp luật còn quy định cho luật sư bào chữa những nghĩa vụ nhất định . Nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật qui định làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ , bị can, bị cáo vô tội ; những tình tiết giảm nhe ̣ trách nhiệm hình sự ; giúp người bị tạm giữ , bị can , bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vê ̣quyền và lơị ích của h ọ; không đươc̣ từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã nhận bào chữa nếu không có lý do chính đáng v.v . Từ sư ̣ phân tích ở trên có thể hiểu, luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự là người có đ ủ điều kiêṇ th ực hiện nhiệm vụ bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và những đương sự trong vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. 1.1.2 Khái quát lĩnh vực hoạt động của luật sư trên thế giới và sự phát triển pháp luật về luật sư ở Việt Nam Theo một số quan điểm của các nhà nghiên cứu lập pháp thì quyền bào chữa xuất hiện sớm nhất ở Châu Âu cùng với sự xuất hiện của Toà án và người biện hộ xuất hiện cùng Thẩm phán. Trong Nhà nước Hy Lạp cổ, khi mà tổ chức Toà án đã hình thành, nguyên cáo hoặc bị cáo có quyền được nhờ người thân thuộc của mình bào chữa trước Toà án. Cụ thể, tại các nhà nước Phương Tây cổ đại (Hy Lạp cổ đại khoảng thế kỷ thứ VIII-III tr.CN; La Mã cổ đại khoảng thế kỷ thứ X -III tr.CN, lần đầu tiên nhà nước La Mã cổ đại thành lập cơ quan xét ửx (toà án) và tách khỏi cơ quan hành chính. Việc xét xử tuỳ thuộc vào tính chất các vụ án hình sự mà quy định số lượng thẩm phán. Khi xét xử vụ án, để đưa ra quyết định các vấn đề trong vụ án, hội đồng 18
  19. thẩm phán thực hiện theo cách bỏ phiếu kín. Điểm đặc biệt đáng chú ý trong hình thức tố tụng của Luật La Mã thời kỳ này đã quy định có luật sư tham gia vào quá trình xét xử của Toà án. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI, các toà án của nhà vua thực hành quyền tư pháp nhà nước trên cơ sở áp dụng luật La Mã và các văn bản pháp luật tố tụng mới được xây dựng. Chế độ phong kiến Tây Âu coi tội phản quốc, tội không trung thành với vua là những tội nặng nhất và rất tuỳ tiện trong khi tiến hành xét xử. Tuy nhiên, tố tụng thời kỳ phong kiến Tây Âu có một số tiến bộ rất đáng lưu ý, trong đó có quy định, khi tiến hành tố tụng hình sự tại Toà án có các luật sư tham gia. Tổ chức luật sư đã hình thành, phát triển nhanh chóng, có thế lực và ảnh hưởng rất lớn trong đời sống chính trị xã hội tại nhiều nước Tây Âu. Tại Pháp, tổ chức luật sư được hình thành từ thời Vua Lui IX (đầu thế kỷ XIII). Tại Anh, tổ chức luật sư ra đời vào giữa thế kỷ thứ XIII. Trong thế kỷ XIX, luật tố tụng hình sự các nước tư sản hầu hết thống nhất quan điểm, luật sư làm nhiệm vụ bào chữa để bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội. Ví dụ, tại Pháp, bồi thẩm đoàn xét xử gồm 9 bồi thẩm, bốc thăm trong danh sách các bồi thẩm thực thụ để tham gia cùng với 3 thẩm phán chuyên môn xử tội đại hình. Mô hình này được áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam. Bị cáo có quyền được bảo vệ bằng cách tự mình hoặc nhờ luật sư (với điều kiện bị cáo có đủ khả năng trang trải phí tổn). Bị cáo có quyền kháng cáo, tham gia thẩm vấn với các nhân chứng, trình bày minh chứng v.v . Tuy nhiên, hoạt động của luật sư hiện nay tại các nước trên thế giới có khác nhau, nhưng nói một cách tổng quát, luật sư (lawyer) được gọi bằng thuật ngữ chung nhất là người hành nghề luật (legal practitioner). Xét theo tính chất nghề nghiệp, có thể phân loại luật sư thành luật sư tranh tụng và luật 19
  20. sư tư vấn. Xét theo lĩnh vực hành nghề thì luật sư được chuyên môn hoá cao theo từng lĩnh vực của pháp luật. Ví dụ, có luật sư hình sự, luật sư dân sự, luật sư thương mại, luật sư hôn nhân và gia đình, trẻ em v.v Ở Việt Nam sự phân định này là chưa rõ rệt, hầu như không có sự giới hạn loại hình cũng như lĩnh vực hoạt động chuyên môn của luật sư cũng như văn phòng luật sư (trừ các công ty luật hợp danh thì không được tham gia tranh tụng). Tuy nhiên ở các nước theo hệ thống Thông Luật (Common Law) và Dân Luật (Civil Law), nghề luật sư đã có cả một bề dày lịch sử và đội ngũ luật sư được phân hoá và phân cấp rất rõ ràng. Có thể thấy rõ sự phân hoá này qua hệ thuật ngữ chỉ người luật sư của các nước này. Ví dụ, tại Anh và Australia, Luật sư (Lawyer) được dùng các thuật ngữ chuyên biệt là Barrister và Solicitor. Hai thuật ngữ này xuất hiện ở Anh khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII và tồn tại cho đến ngày nay khi nhu cầu về khiếu kiện dân sự bùng nổ (Wilfrid Prest, tr. 20). Luật sư với từ Barrister (còn gọi là advocate ở Scotland và Ấn Độ) là những luật sư chuyên đảm nhiệm việc tranh tụng tại toà; còn Solicitor là những luật sư chuyên tư vấn pháp lý, lo chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục giấy tờ pháp lý (Wilfrid Prest, tr. 18). Đối chiếu sang tiếng Việt, Barrister chính là luật sư tranh tụng còn Solicitor chính là luật sư tư vấn. Tuy nhiên, trên thực tế, một luật sư có thể kiêm hai chức năng tranh tụng và tư vấn. Điều này cũng tương tự như ở Việt Nam. Ở Mỹ, người ta lại dùng các thuật ngữ Attorney để chỉ người luật sư. Thuật ngữ Attorney có nghĩa là thay mặt, nhân danh ai đó (Morris, Cook, Greyke, Holloway, tr. 22). Các Attorney ở Mỹ có hai loại là Agent và Pleader. Tương tự như các Solicitor của Anh, các Agent đại diện cho các đương sự tiến hành các thủ tục pháp lý thông thường, đặc biệt là các thủ tục hành chính cần thiết cho việc khởi kiện hoặc theo kiện tại toà dân sự hoặc hình sự. Còn các Pleader, còn gọi là Counsel at law hay Councellor hay Councel, tương tự như 20