Luận văn Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - Thực trạng và hướng hoàn thiện
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - Thực trạng và hướng hoàn thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_mot_so_van_de_ve_hop_dong_dan_su_vo_hieu_thuc_trang.pdf
Nội dung text: Luận văn Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - Thực trạng và hướng hoàn thiện
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM BÁ ĐÔNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU - THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM BÁ ĐÔNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU - THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆn Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đăng Hiếu HÀ NỘI - 2013 2
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU 7 1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu 7 1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự và sự tác động của hợp đồng dân 7 sự trong quan hệ pháp luật dân sự 1.1.2. Hiệu lực của hợp đồng dân sự và việc vô hiệu của hợp đồng 10 dân sự 1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng dân sự vô hiệu 20 1.2. Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu 24 1.2.1. Căn cứ vào tính chất trái pháp luật của quan hệ pháp luật dân 24 sự trong hợp đồng 1.2.2. Căn cứ vào mức độ của sự vô hiệu 28 1.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu 31 1.3.1. Nguyên tắc khi xử lý hợp đồng dân sự vô hiệu 31 1.3.2. Nội dung hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu 32 3
- 1.4. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam 43 về hợp đồng dân sự vô hiệu 1.4.1. Giai đoạn 1945 đến năm 1991 43 1.4.2. Giai đoạn từ 1991 đến 2005 45 1.4.3. Giai đoạn từ 2005 đến nay 46 1.5. Pháp luật một số nước trên thế giới quy định về hợp đồng dân 46 sự vô hiệu 1.5.1. Năng lực hành vi 46 1.5.2. Giả tạo 47 1.5.3. Trái đạo đức và trái pháp luật 48 1.5.4. Hình thức 48 1.5.5. Nhầm lẫn 49 1.5.6. Lừa dối 50 1.5.7. Đe dọa 51 Chương 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP HỢP 53 ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU 2.1. Khái quát tình hình hợp đồng dân sự vô hiệu 53 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu trong 54 một số trường hợp 2.2.1. Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện năng lực của 54 chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng 2.2.2. Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm tính tự nguyện của chủ 62 thể khi tham gia quan hệ pháp luật hợp đồng 2.2.3. Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức luật định 79 2.3. Nhận xét pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu và thực tiễn 84 áp dụng 4
- 2.3.1. Những mặt tích cực 84 2.3.2. Những mặt hạn chế 89 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 100 VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU 3.1. Nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng dân sự 100 3.1.1. Ghi nhận thêm trường hợp dẫn tới nhầm lẫn 100 3.1.2. Bổ sung yếu tố nhầm lẫn về chủ thể cũng dẫn tới hợp đồng vô hiệu 101 3.1.3. Điều kiện "không chấp nhận" và mối tương quan để "Tòa án 103 tuyên bố giao dịch vô hiệu" 3.1.4. Khái niệm "nhầm lẫn" 104 3.2. Người thứ ba trong trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu do bị 104 lừa dối, bị đe dọa 3.3. Điều kiện dẫn tới hợp đồng dân sự vô hiệu do bị đe dọa 106 3.3.1. Điều kiện về hành vi cố ý buộc bên kia thực hiện giao dịch 106 3.3.2. Điều kiện ràng buộc để hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu do bị 107 đe dọa 3.4. Giả tạo dẫn tới hợp đồng dân sự vô hiệu 108 3.5. Vấn đề vi phạm hình thức hợp đồng và tương quan sự vô hiệu 109 hợp đồng 3.5.1. "Trường hợp pháp luật có quy định khác" tại đoạn 2 khoản 2 109 Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2005 3.5.2. Điều kiện không thực hiện khắc phục hình thức và vấn đề hợp 112 đồng vô hiệu do vi phạm hình thức 3.6. Cách tính thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu 113 theo quy định tại khoản 1 điều 136 bộ luật dân sự 3.7. Xây dựng nguyên tắc "tự do hợp đồng" để duy trì hiệu lực hợp 115 đồng dân sự khi vô hiệu 5
- 3.8. Sử dụng án lệ khi giải quyết hợp đồng dân sự vô hiệu 117 KẾT LUẬN 119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 6
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự HĐDS : Hợp đồng dân sự PACL : Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Á PLDS : Pháp luật dân sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc xác lập hợp đồng dân sự là một trong những phương thức hiệu quả đối với các chủ thể khi tham gia xác lập quan hệ pháp luật dân sự (PLDS) nhằm hướng tới quyền, lợi ích muốn đạt được. Hơn thế, đặt trong tương quan với pháp luật thế giới và sự phát sinh nhiều quan hệ dân sự mới thì hợp đồng dân sự (HĐDS) lại có ý nghĩa quan trọng, vì hợp đồng ghi nhận và ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Bởi thế PLDS Việt Nam quy định khá chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện xã hội, hoàn cảnh cũng như pháp luật thế giới về hợp đồng. Đây là cơ sở duy trì tính ổn định của các quan hệ dân sự trong giao lưu dân sự. Để được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp thì các bên trong hợp đồng phải tuân thủ một số điều kiện nhất định - đó là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Việc vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực sẽ dẫn tới hậu quả là hợp đồng bị vô hiệu. Tuy nhiên, khi vận dụng quy định của PLDS về tính vô hiệu của hợp đồng vào thực tế, người áp dụng pháp luật đã có những cách hiểu khác nhau, vận dụng khác nhau dẫn tới đường lối xử lý chưa thống nhất, chưa rõ ràng. Ngay trong nội tại chế định hợp đồng vô hiệu việc hiểu như thế nào là "nhầm lẫn" để được coi là một trong những yếu tố tuyên bố hợp đồng vô hiệu khi điều này xảy ra? Hay như việc xác lập HĐDS của người chưa thành niên đối với những giao dịch giá trị không lớn có bị coi là vô hiệu hay không? Giá trị hợp đồng như thế nào được coi là giá trị nhỏ và giá trị lớn; Hoặc là hai bên mua bán tài sản hình thành trong tương lai nhưng cuối cùng đối tượng của hợp đồng lại không thể thực hiện được thì giải quyết theo hướng nào? Ngoài ra, theo xu hướng phát triển của nền kinh tế với quá trình phát triển một cách nhanh chóng liên quan đến bất động sản và hàng loạt giao dịch bất động sản đang hiện diện thực tế trong đời sống xã hội. Điều này kéo theo sự lách luật - nhất 8
- là trong nghĩa vụ nộp thuế khi chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Do đó giá trị hợp đồng so với giá trị thực tế mà các bên giao dịch có sự không đồng nhất hoặc việc mua bán giữa các bên không lập hợp đồng bằng văn bản theo quy định Cho nên số lượng tranh chấp liên quan đến HĐDS đang có xu hướng gia tăng, mà chính sự vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Hơn thế việc xử lý hậu quả khi HĐDS vô hiệu còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận giữa các bên chủ thể trong hợp đồng được thực hiện trên thực tế như thế nào? Hay đối với những tài sản khi chuyển giao theo hợp đồng mua bán đất đai mà người mua đã xây dựng nhà kiên cố và đã được sử dụng trong một thời gian dài thì khi hợp đồng này vô hiệu các bên hoàn trả ra sao? Chính bởi vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống quy định này giúp làm rõ lý luận cơ bản và những nguyên tắc chung nhất cho việc áp dụng vào thực tế. Qua đó cũng khái quát vấn đề để đề xuất cơ quan, ban, ngành có liên quan hướng hoàn thiện nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia trong quan hệ dân sự, cao và xa hơn nữa là lợi ích kinh tế, sự bình ổn xã hội. Vì các lẽ trên, tác giả lựa chọn đề tài "Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - Thực trạng và hướng hoàn thiện" cho luận văn tốt nghiệp cao học luật. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hợp đồng dân sự vô hiệu đã được nhiều nhà khoa học pháp lý nghiên cứu dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như: "Chế định hợp đồng dân sự vô hiệu và yêu cầu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005", của Bùi Thị Thanh Hằng, Tạp chí Khoa học (Kinh tế - Luật), 2010; "Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối", của TS. Bùi Đăng Hiếu, Tạp chí Luật học, số 5, 2001; "Tính chất đền bù của hợp đồng dân sự vô hiệu", của TS. Bùi 9
- Đăng Hiếu, Tạp chí Luật học, số 11, 2006; "Hợp đồng dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó", Theo Lelawfirm, "Coi chừng vi phạm hình thức hợp đồng", của Lê Trọng Dũng - Văn phòng Luật sư Gia Phạm, đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn; "Để tránh lạm dụng tuyên hợp đồng vô hiệu", của TS. Nguyễn Quốc Vinh, đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn; "Hợp đồng dân sự vô hiệu và giá trị của hợp đồng dân sự với người thứ ba" của TS. Lê Kim Quế, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2, 2006 Điều này cho thấy vấn đề HĐDS đã, đang được quan tâm rất lớn từ những nhà nghiên cứu, giảng dạy pháp luật cho đến những người áp dụng, thực hiện pháp luật. Mỗi bài viết nêu trên của các tác giả đã tiếp cận về vấn đề HĐDS ở nhiều góc độ khác nhau và là tài liệu quý giá cho quá trình nghiên cứu của tác giả. Chẳng hạn, với bài viết của TS. Bùi Đăng Hiếu cho thấy cái nhìn tổng quan, khái quát nhất về phân biệt loại HĐDS vô hiệu, hay ảnh hưởng tới người thứ ba khi HĐDS vô hiệu với việc xác lập hợp đồng có tính chất đền bù hoặc không đền bù, qua đó giúp những nhà nghiên cứu, thực thi luật có cách tiếp cận, áp dụng phù hợp nhất; hay như bài viết của tác giả Bùi Thị Thanh Hằng nêu trên lại tiếp cận HĐDS vô hiệu trên cơ sở thực tiễn áp dụng; hoặc như bài viết của TS. Nguyễn Quốc Vinh thì lại chỉ ra xu hướng lạm dụng vấn đề vô hiệu của hợp đồng để chiếm đoạt lợi ích riêng cho bản thân chủ thể, chứ việc xác lập hợp đồng không dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, công bằng, trung thực. Đối với đề tài mà tác giả lựa chọn để làm luận văn cao học, tác giả chỉ xem xét trong một số phạm vi nhất định - đó là một số yếu tố trên thực tế còn có những điểm hạn chế cần phải giải quyết - để hy vọng đóng góp một phần rất nhỏ trong định hướng cải cách PLDS phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội và nền kinh tế của đất nước. Tác giả cũng mong muốn đề tài có tính bước đệm sau này trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện chế định HĐDS vô hiệu. 10
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ các khía cạnh liên quan đến chế định HĐDS vô hiệu được quy định trong PLDS Việt Nam, từ sự phát triển của chế định trên cho đến sự áp dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó luận giải khái niệm, đặc điểm pháp lý và ý nghĩa của HĐDS vô hiệu trong chế định chung về hợp đồng. Ngoài ra, luận văn sẽ phân tích thực tiễn giải quyết hậu quả pháp lý khi HĐDS vô hiệu. Từ những nội dung nêu trên và đặt cạnh các quy định của pháp luật thế giới để thấy tính ưu nhược của các quy định hiện hành, nhằm có cách nhìn nhận đánh giá hiệu quả mà PLDS hiện hành quy định. Luận văn còn có những đề xuất phương hướng hoàn thiện, góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự trong đời sống xã hội và nền kinh tế của đất nước. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích và luận giải các khái niệm cơ bản của HĐDS vô hiệu; phân loại chúng; đánh giá ý nghĩa của quy định này và hậu quả cũng như cách xử lý khi HĐDS vô hiệu xảy ra; - Khái quát được quá trình hình thành và phát triển của chế định HĐDS vô hiệu qua các giai đoạn quan hệ PLDS khác nhau của Việt Nam; - Tìm hiểu và chọn lọc các quy định của một số nước trên thế giới như: Pháp, Nhật, Đức, Mỹ để thấy được tính hiện đại và sự tương quan với sự ghi nhận của PLDS Việt Nam; - Nghiên cứu thực tiễn quá trình áp dụng quy định này; những mặt tích cực, hạn chế thông qua những vụ việc cụ thể; - Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về HĐDS vô hiệu và phần nào định hướng cho nhà làm luật trong tương lai coi là nguồn tham khảo đầy ý nghĩa. 11
- 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề HĐDS vô hiệu và thực tiễn giải quyết một số trường hợp HĐDS vô hiệu và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật trong việc xử lý HĐDS vô hiệu. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã vận dụng phương pháp phân tích để chỉ ra những khía cạnh khác nhau của các quy định pháp luật, qua đó nêu bật được tinh thần của điều luật và góp phần giải thích luật trong thực tế quá trình áp dụng thực tiễn. Chế định HĐDS vô hiệu tồn tại không chỉ ngay trong thời kỳ Nhà nước Việt Nam giành được độc lập và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà ngay từ thời kỳ phong kiến hay tư sản các quy định HĐDS vô hiệu đã hiện diện. Vì thế trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng sử dụng phương pháp hệ thống hóa nhằm mục đích tổng kết sơ bộ quá trình hình thành và phát triển của chế định làm tiền đề đánh giá tinh thần chung của các quy định liên quan. Một trong những phương pháp quan trọng không hề kém đó là phương pháp so sánh luật học. So sánh luật học không chỉ dừng lại ở việc so sánh các quy định pháp luật trong nước với nhau mà đề tài còn hướng tới so sánh với pháp luật về HĐDS vô hiệu ở một số nước trên thế giới, nhằm tìm thấy điểm tương đồng giữa các quy định về cùng một vấn đề; những mặt còn tồn tại hay những mặt tiên tiến cần phải điều chỉnh, tiếp thu để các quy định pháp luật hiện hành về HĐDS vô hiệu phù hợp với thực tế quan hệ dân sự đang tồn tại trong xã hội. Ngoài một số phương pháp nghiên cứu nêu trên đề tài cũng sử dụng cách thức tiếp cận truyền thống là đi từ nghiên cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 6. Những điểm mới của luận văn - Có sự tham khảo, so sánh, phân tích quá trình thay đổi của các quy định PLDS Việt Nam về HĐDS vô hiệu và PLDS một số nước trên thế giới. 12
- Qua đó cho thấy sự kế thừa và phát triển, đề ra những định hướng trong thời gian tới của quy định chế định trên trong mối quan hệ PLDS. - Tổng hợp một số quan điểm và đưa ra khái niệm khoa học mới trong PLDS Việt Nam về các vấn đề xung quanh HĐDS vô hiệu. - Chỉ ra tính tích cực, khả thi mà PLDS đã giải quyết được. Đồng thời nêu bật lên những hạn chế còn tồn tại trong thực hiện, áp dụng, xử lý trong trường hợp HĐDS vô hiệu. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện về mặt luật nội dung cũng như thực tiễn áp dụng. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về HĐDS vô hiệu trong bối cảnh vai trò hợp đồng chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các giao dịch dân sự hiện nay. - Luận văn chỉ ra những hạn chế và đề xuất hướng giải pháp qua đó đảm bảo tốt hơn quyền lợi ích của chủ thể tham gia quan hệ PLDS; quyền tự do hợp đồng của các bên. - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu bổ ích cho những người làm công tác áp dụng pháp luật. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên luật và những người không chuyên về luật và cho những đối tượng khác nhau. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về hợp đồng dân sự vô hiệu. Chương 2: Thực tiễn giải quyết một số trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu. 13
- Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU 1.1. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU 1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự và sự tác động của hợp đồng dân sự trong quan hệ pháp luật dân sự 1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự Việc điều chỉnh bằng quan hệ xã hội bằng hợp đồng đã được áp dụng từ lâu và được hoàn thiện hơn khi Việt Nam xây dựng đất nước nhất là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên chế định hợp đồng được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo Geoffrey Samuel: Khái niệm hợp đồng trong hệ thống Civil Law bị chi phối bởi ba nguyên tắc: (1) hợp đồng được xem là kết quả chung của sự gặp gỡ ý chí của các bên; (2) pháp luật do các bên lập ra để ràng buộc chính các bên trong hợp đồng. Vì sự ràng buộc của hợp đồng không chỉ là hiệu lực pháp lý được dự liệu bởi các bên, mà đó còn là hiệu lực được đảm bảo bởi pháp luật, bởi tập quán hoặc bởi yêu cầu của nguyên tắc thiện chí, nhằm xác lập trách nhiệm thực thi hợp đồng phù hợp với bản chất của hợp đồng; (3) tự do hợp đồng: các bên được tự do, trong phạm vi giới hạn của luật công và trật tự công cộng, để tạo ra loại hợp đồng mà họ muốn, thậm chí điều đó có thể là vô lý theo cách nhìn nhận của người khác [63]. Theo hệ thống pháp luật Common Law thì hợp đồng được coi là cam kết đơn giản, thể hiện bằng những hành vi pháp lý cụ thể của mỗi bên và sau này, các "thẩm phán theo chủ nghĩa thực dụng (pragmatic) ở Anh đã xem xét hợp đồng như là một nghĩa vụ được tạo ra bởi sự gặp gỡ ý chí giữa các bên" [63]. Tại Việt Nam, hợp đồng được xem xét dưới hai phương diện: khách quan và 14
- chủ quan. Theo phương diện khách quan, HĐDS là một bộ phận các quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự (BLDS), thể hiện thừa nhận, yêu cầu của Nhà nước đối với giao lưu dân sự, thể hiện ý chí của Nhà nước, "nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội (chủ yếu là quan hệ tài sản) trong quá trình dịch chuyển lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau" [36]. Theo phương diện chủ quan thì HĐDS là kết quả của sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên chủ thể nhằm mục đích " xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" [56] được thỏa thuận cụ thể của mỗi bên để có cơ sở cùng nhau thực hiện. Luật Hợp đồng Trung Quốc quy định: Hợp đồng theo quy định của Luật này là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên nhân, các tổ chức khác. Các thỏa thuận liên quan đến quan hệ hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ thích dụng với quy định của các luật khác [53]. Hay theo PLDS của nước Nga "Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" [57]. Hoặc như ghi nhận tại PLDS Canada thì "Hợp đồng dân sự là sự thống nhất ý chí, theo đó một hoặc nhiều chủ thể phải thực hiện những cam kết đã định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác" [55]. Như vậy về bản chất HĐDS được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trừ những quyền, nghĩa vụ mà pháp luật quy định không thể thay đổi hoặc chấm dứt bằng sự thỏa thuận của các bên. Và theo các nhà soạn thảo quy định của luật dân sự Việt Nam định nghĩa "Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" [28, Điều 388] là sự hợp lý tất yếu và thuyết phục, có tính khái quát cao, phản ánh đúng bản chất quan hệ dân sự. 15
- 1.1.1.2. Sự tác động của hợp đồng dân sự trong mối quan hệ pháp luật dân sự - Quan hệ PLDS Trong quan hệ PLDS có sự tham gia của các chủ thể mang quyền, nghĩa vụ nhất định. Chủ thể quan hệ PLDS bao gồm: cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (chủ thể đặc biệt). Tham gia trong quan hệ này ít nhất là có hai bên: một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ, các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể có tính chất tương xứng và đối lập nhau, nhằm hướng tới khách thể nhất định. Khách thể là một trong các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ PLDS nói riêng. Khách thể chính là "cái" mà các chủ thể hướng tới. Chẳng hạn trong quan hệ pháp luật về quyền sở hữu thì khách thể là tài sản, trong quan hệ nhân thân là các giá trị nhân thân Do vậy nội dung của quan hệ PLDS chính là tổng hợp các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong một quan hệ PLDS cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo và kết nối lợi ích, cũng như quyền của chủ thể trong quan hệ hay giá trị các bên chủ thể hướng tới thì cần phải có một biện pháp ghi nhận lại sự thể hiện, giao kết giữa các bên trong quan hệ. - Sự tác động của HĐDS trong mối quan hệ PLDS Thứ nhất, trong giao dịch dân sự mỗi bên đều hướng tới mục đích, lợi ích riêng, và hợp đồng là kết quả của sự dung hòa các lợi ích đối lập này. Tuy nhiên mục đích của hợp đồng luôn mang tính pháp lý - khách thể của quan hệ PLDS ("cái" mà các bên hướng tới trong quan hệ hợp đồng) chính là những hậu quả pháp lý: nhằm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nhất định. Nếu đơn thuần chỉ là sự thỏa thuận giữa các bên không nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt bất kỳ một quyền hoặc nghĩa vụ dân sự cụ thể nào thì sẽ không hình thành nên quan hệ hợp đồng. 16
- Thứ hai, HĐDS là căn cứ chủ yếu phát sinh nghĩa vụ dân sự, ràng buộc trách nhiệm với các bên trong quan hệ PLDS, cũng như khi giải quyết tranh chấp giữa các bên. BLDS 2005 định nghĩa: Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) [28, Điều 280]. HĐDS chính là nơi thể hiện và ghi nhận các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự; một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ gắn bó với nhau bởi các quy định trong từng điều khoản cụ thể của hợp đồng phát sinh theo quy phạm của pháp luật. Thứ ba, trong quan hệ PLDS, các bên chủ thể luôn hướng tới một mục đích nhất định để đạt được. Mục đích này được mỗi bên xây dựng và thỏa thuận thống nhất với nhau bằng văn bản, ràng buộc bởi quy định cụ thể. Quyền của chủ thể này tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia. Mỗi bên tham gia trong hợp đồng đều chịu sự điều chỉnh bởi quy định đã được đặt ra dựa trên ý chí chung xác lập. Bất kỳ chủ thể nào nếu thực hiện trái với sự ghi nhận đó đều phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình. Các bên chủ thể phải tuân thủ và thực hiện cho đến thời điểm chấm dứt nghĩa vụ tương ứng của mỗi bên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, mỗi bên đều có thể thay đổi nội dung trong hợp đồng trên cơ sở thỏa thuận 1.1.2. Hiệu lực của hợp đồng dân sự và việc vô hiệu của hợp đồng dân sự 1.1.2.1 Hiệu lực của hợp đồng dân sự - Khái niệm hiệu lực của hợp đồng dân sự Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học thì "hiệu lực của hợp đồng dân sự" là "giá trị bắt buộc thi hành đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp 17
- đồng" [37], và như vậy chủ thể giao kết hợp đồng hoặc chủ thể thực hiện hợp đồng chưa chắc là chủ thể của hợp đồng đó. Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936 cũng có đề cập đến hiệu lực của hợp đồng, theo đó "các hợp ước được kết lập cũng có hiệu lực như luật pháp đối với các bên kết ước" [2, Điều 673]. Hoặc tại Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972 quy định về hiệu lực của khế ước, theo đó có giá trị là luật với các bên, chỉ có thể hủy bỏ trên cơ sở thỏa thuận chung hoặc theo những căn cứ do pháp luật quy định [4, Điều 713]. Như vậy các bên không thể hủy bỏ hợp đồng nếu không dựa trên ý chí tự nguyện của tất cả các bên tham gia trong quan hệ hoặc có những căn cứ khác do pháp luật quy định dẫn chiếu đến. Điều này được kề thừa và ghi nhận tại Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991: "Hợp đồng dân sự chỉ được sửa đổi, chấm dứt theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật" [51, Điều 8]. Bên cạnh đó BLDS năm 1995 lại quy định về hiệu lực hợp đồng như sau: "1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên; 2. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định " [26, Điều 404]. Đến BLDS 2005 thì không quy định một cách cụ thể về hiệu lực hợp đồng mà chỉ quy định khái quát "hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" [28, Điều 405], đã thể hiện rõ bản chất của khái niệm hợp đồng; có sự kết thừa và phát huy từ những quy định trước đó về hiệu lực hợp đồng. Như vậy, qua một số nhận xét nêu trên có thể thấy hiệu lực của hợp đồng là một giá trị pháp lý mà các bên tham gia trong quan hệ khi đã xác lập phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ tương ứng của mình. - Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là một trong những quy định được PLDS nhiều nước trên thế giới thừa nhận. Theo quy định của PLDS Cộng hòa Pháp thì hợp đồng có hiệu lực khi thỏa mãn bốn điều kiện chủ yếu [25, Điều 1108]: (1) Các giao kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện; (2) Các bên giao kết 18
- phải là người có năng lực để giao kết hợp đồng; (3) Đối tượng và nội dung chủ yếu của hợp đồng phải được xác định; (4) Mục đích, căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp. BLDS năm 2005 quy định cũng khá tương đồng, trong đó xác định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gồm có: (1) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; (2) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; (3) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; (4) Hình thức giao dịch phải theo quy định trong trường hợp pháp luật có quy định. Mặt khác, tại BLDS năm 2005 đặt ra vấn đề: không có hiệu lực trong trường hợp hình thức hợp đồng không tuân theo quy định của pháp luật nếu pháp luật quy định hình thức giao dịch tương ứng với giao dịch. Theo hệ thống pháp luật Common Law, để hợp đồng có hiệu lực thì phải tuân thủ các yêu cầu: (1) Có sự đề nghị; (2) Có sự chấp nhận đề nghị; (3) Lợi ích đối ứng; (4) Các bên phải có ý định thực sự muốn giao kết hợp đồng; (5) Cam kết chắc chắn và sự thỏa thuận hoàn chỉnh [62, tr. 57-68]; (6) Hoặc phải tuân thủ các quy định khác về: (a) các bên phải có năng lực chủ thể giao kết hợp đồng; (b) không thiếu những yếu tố mà thiếu nó có thể làm cho hợp đồng vô hiệu, bị hủy bỏ, hoặc không có giá trị pháp lý [60, tr. 3-4]. Như vậy, có thể thấy điểm chung pháp luật một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đều thừa nhận những điều kiện sau là yếu tố bắt buộc có hiệu lực của hợp đồng. • Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự Chủ thể của HĐDS là người phải có một năng lực chủ thể nhất định. "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự" [28, Điều 17]. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác lập, thực hiện các HĐDS trừ trường hợp người đó mất năng lực hành vi dân sự thì giao dịch của họ phải do người giám hộ thực hiện hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch liên quan tới tài sản của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch phụ vụ nhu cầu hàng ngày; người chưa thành niên 19
- " từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì việc xác lập, thực hiện các hợp đồng của người này phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác" [28, khoản 1 Điều 20]; người "từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác" [28, khoản 2 Điều 20]; người "chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự" [28, Điều 21] và mọi giao dịch dân sự của người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. • Mục đích, nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng được thể chế bằng các điều khoản trong hợp đồng. Mục đích của hợp đồng là "lợi ích hợp pháp mà cá bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó" [28, Điều 123]. Bên cạnh "điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định ; đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng" [28, Điều 128]. Điều này có trái với quy định tại Điều 4 BLDS năm 2005 hay không. Hoàn toàn không trái, vì thỏa thuận của chủ thể tham gia trong quan hệ hợp đồng luôn có sự hạn chế nhất định nhằm đảm bảo thỏa thuận đó thực hiện được trong thực tế và nội dung đó không gây phương hại cho bên thứ ba nào khác. • Người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện Tự nguyện xác lập, thực hiện hợp đồng là việc chủ thể bằng chính hành vi của mình, không bị ép buộc hay tác động của bên nào khác, tự mình quyết định tham gia hay không tham gia vào quan hệ hợp đồng. Tính tự nguyện xuất phát từ ý chí chủ thể và thuộc về yếu tố chủ quan, nếu không được biểu hiện ra bên ngoài thì người khác không thể nào biết được. Bởi thế: 20
- Người tham gia giao dịch (hợp đồng) hoàn toàn tự nguyện được hiểu là: các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự nguyện thỏa thuận với nhau về các nội dung của giao dịch mà không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác; các bên tự nguyện thỏa thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình [44]. • Hình thức của giao dịch phải theo quy định của pháp luật Hình thức hợp đồng là sự biểu hiện ra bên ngoài của nội dung hợp đồng, gồm tổng hợp các cách thức, thủ tục, phương tiện để thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nội dung hợp đồng và là biểu hiện cho sự tồn tại của hợp đồng. Theo quy định của BLDS năm 2005 hợp đồng được thể hiện bằng một trong ba hình thức " bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định" [28, Điều 401]. Hình thức bằng lời nói hay còn gọi là hợp đồng miệng: là sự thể hiện giao kết của các chủ thể thông qua trao đổi trực tiếp bằng ngôn ngữ nói hoặc hành động trong việc xác lập, giao kết hợp đồng. Hợp đồng miệng tồn tại phổ biến và thường được áp dụng đối với những giao dịch giá trị không lớn, có sự tin tưởng giữa các chủ thể, có thể thực hiện và chấm dứt trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên cũng chính từ lòng tin giữa các chủ thể dẫn tới sự lợi dụng và tranh chấp khó giải quyết khi mà pháp luật luôn đặt chứng cứ chứng minh lên hàng đầu. Quyết định Giám đốc thẩm số 25/2005/DS-GĐT ngày 16/09/2005 của Hội đồng thẩm phán về vụ án tranh chấp "đòi tài sản", các bên đã thỏa thuận việc mua bán nhà bằng miệng, nên giá trị pháp lý của hợp đồng không được thừa nhận [46, tr. 259-263]. Rõ ràng việc giao kết bằng miệng luôn tiềm ẩn sự không an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ giao dịch. Hình thức hợp đồng bằng văn bản: là việc giao kết giữa các chủ thể được thể hiện bằng ngôn ngữ viết hoặc thư điện tử có giá trị ràng buộc pháp lý cao. Hình thức hợp đồng bằng văn bản được pháp 21