Luận văn Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_mot_so_van_de_phap_ly_ve_hop_dong_mua_ban_hang_hoa.pdf
Nội dung text: Luận văn Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI NGUYỆT MINH MéT Sè VÊN §Ò PH¸P Lý VÒ HîP §åNG MUA B¸N HµNG HãA QUA Së GIAO DÞCH HµNG HãA ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI NGUYỆT MINH MéT Sè VÊN §Ò PH¸P Lý VÒ HîP §åNG MUA B¸N HµNG HãA QUA Së GIAO DÞCH HµNG HãA ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ YẾN HÀ NỘI - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Mai Nguyệt Minh
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 8 1.1. Khái quát về mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá 8 1.1.1. Khái niệm 8 1.1.2. Đặc điểm 11 1.2. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá 14 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của các hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá 14 1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá 28 1.3. Khái quát pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá 31 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM 35 2.1. Quy định về chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 35 2.1.1. Chủ thể của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn 35
- 2.1.2. Chủ thể của hợp đồng ủy thác, hợp đồng môi giới 38 2.2. Quy định về đối tượng hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 40 2.2.1. Đối tượng của hợp đồng kỳ hạn 40 2.2.2. Đối tượng của hợp đồng quyền chọn 43 2.2.3. Đối tượng của hợp đồng ủy thác, hợp đồng môi giới 45 2.3. Quy định về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 47 2.3.1. Nội dung của hợp đồng kỳ hạn 47 2.3.2. Nội dung của hợp đồng quyền chọn 58 2.3.3. Nội dung của hợp đồng ủy thác, hợp đồng môi giới 64 2.4. Quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 68 2.4.1. Hình thức của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn 68 2.4.2. Hình thức của hợp đồng ủy thác, hợp đồng môi giới 69 2.5. Quy định về giao kết hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, thực hiện hợp đồng của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 69 2.5.1. Giao kết hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 69
- 2.5.2. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 73 2.6. Quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 79 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ 86 3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 86 3.1.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 86 3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 90 3.1.3. Mở rộng quy định pháp luật về hàng hóa với tư cách là đối tượng hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 92 3.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 94 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa Hợp đồng môi giới Hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Hợp đồng ủy thác Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Nghị định Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 158/2006/NĐ-CP 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa SGDHH Sở giao dịch hàng hóa
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa 54 Bảng 2.2. Tiêu chuẩn cà phê Robusta loại 1 (ký hiệu VRC) 55 Bảng 2.3. Tiêu chuẩn thép cuộn cán nóng (ký hiệu NVHRC) 56 Bảng 2.4. Điều khoản hợp đồng quyền chọn bán Cà phê Robusta - theo tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa LIFFE (London, Anh) 77
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ xa xưa, con người đã phát sinh các nhu cầu trao đổi hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu hàng ngày cũng như cho các mục đích thương mại. Cùng với thời gian, thị trường trao đổi hàng hóa vật chất (physical – cash market) ngày càng phát triển nhưng đây vẫn là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, để hạn chế những rủi ro biến động giá bất thường trên thị trường hàng hóa, những thương nhân đã bắt đầu ký kết với nhau các hợp đồng không phải là các hàng hóa, sản phẩm trực tiếp giao ngay mà chỉ thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao hàng và nhận tiền được thực hiện trong tương lai. Từ đó dần hình thành nên thị trường mua bán hàng hóa tương lai (futures market). Thị trường mua bán hàng hóa tương lai có lịch sử phát triển lâu dài hàng thế kỷ, từ việc trao đổi, mua bán các hợp đồng một cách tự phát ngoài Sở giao dịch hàng hóa, đến nay việc mua bán trao đổi hầu hết được tiến hành tại một nơi quy định có tổ chức là các Sở giao dịch hàng hóa. Trải qua thời gian, hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH ngày càng nhộn nhịp với nhiều Sở giao dịch lớn trên thế giới như CBOT (Chicago Board of Trade) ở Chicago, NYBOT (New York Board of Trade) ở New York, LIFFE (London International Financial Futures and options Exchange) của London, TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) của Nhật Bản, SICOM (Singapore Commodity Exchange) của Singapore, Đại Liên và Thượng Hải của Trung Quốc Theo đó, một khối lượng không nhỏ các hợp đồng được mua bán qua các SGDHH này đã tạo nên một thị trường mua bán hàng hóa tương lai hết sức sôi động, tồn tại song song với thị trường mua bán hàng hóa giao ngay nhằm hạn chế tối đa những rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trường. Ở Việt Nam, chúng ta đã hình thành được một số SGDHH như Trung 1
- tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ (Cangio ATC), Sàn giao dịch hạt điều, Sàn giao dịch Sacom – STE, Sở giao dịch Hàng hóa và Cà phê Buôn Mê Thuột (BCCE), Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX), Sở giao dịch hàng hóa INFO (INFO COMEX) Tuy nhiên, số lượng các hợp đồng mua bán qua các Sở giao dịch khá ít ỏi và vì nhiều lý do khác nhau mà các sàn giao dịch này, có sàn đã đóng cửa, có sàn đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng. Hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH cho đến nay vẫn là một khái niệm khá xa lạ với người dân, những nhà sản xuất, thậm chí cả các nhà đầu tư. Mặc dù chúng ta đã có những quy định pháp luật điều chỉnh trong Luật Thương mại 2005, Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và một số văn bản hướng dẫn khác, nhưng những quy định này mới chỉ dừng lại ở quy định các khái niệm cơ bản, thành lập và chức năng của sở giao dịch, chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán thông qua sở giao dịch. Theo đó, việc điều chỉnh các nội dung liên quan đến các hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được đề cập rất hạn chế. Với mong muốn nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Trên cơ sở phân tích một cách đầy đủ và có hệ thống, luận văn đã làm rõ được các vấn đề lý luận liên quan đến các hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH; đồng thời, trình bày được thực trạng pháp luật điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam trên cơ sở liên hệ với pháp luật của một số nước trên thế giới. Từ đó luận văn đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH. 2
- 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH và tham khảo pháp luật một số quốc gia trên thế giới về loại hợp đồng này. - Phạm vi nghiên cứu: hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH nói riêng và thị trường mua bán hàng hóa tương lại nói chung là một vấn đề khá phức tạp, không chỉ đơn thuần ở các quy định của pháp luật mà còn liên quan đến các yếu tố kinh tế, tài chính khác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, tác giả chỉ xem xét các vấn đề lý luận liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH dưới góc độ luật học; từ đó đi sâu làm rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH là một trong những hình thức hợp đồng thương mại ưu việt, tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH được đề cập rất hạn chế. Trong tương lai, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, theo đó hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH cần được phát triển mạnh mẽ hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH là điều vô cùng quan trọng. Mục tiêu tổng quát của đề tài là cung cấp cho độc giả một nghiên cứu sâu sắc các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH theo quy định của pháp luật Việt Nam; qua đó chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế còn tồn tại và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 3
- 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu tổng quát đã nêu trên, Luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH; - Khái quát những vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH một cách có hệ thống; - Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH trên cơ sở liên hệ với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới; - Chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế còn tồn tại và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 4. Tình hình nghiên cứu Tuy chúng ta đã ban hành các quy định điều chỉnh về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH nói chung và các hợp đồng của loại hình mua bán này nói riêng nhưng các quy định này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Thực tế đã có các công trình nghiên cứu về loại hình này, có thể kể đến một số công trình sau: - Bộ Thương mại – Viện nghiên cứu thương mại (2000), “Thị trường hàng hóa giao sau”, NXB Lao động, Hà Nội; - Bùi Thanh Lam (2006), Giao dịch hợp đồng tương lai trong pháp luật của một số nước trên thế giới và những ứng dụng cần thiết vào Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; - Nguyễn Thị Dung (2007), “Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trên thị trường hàng hóa giao sau”, Tạp chí Luật học, số 10/2007, tr.09 – 13; - Nguyễn Thị Yến (2011), “Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; 4
- - Nguyễn Viết Tý (2010), “Quan niệm về thị trường hàng hóa giao sau và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa”, Tạp chí Luật học, số 1/2010, tr.64; - Trường Đại học Kinh tế TP HCM (2011), “Xây dựng thị trường giao sau hàng hóa phòng ngừa rủi ro biến động giá”, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, TP Hồ Chí Minh; Các công trình trên đã đi sâu phân tích, làm sáng tỏ bản chất và cơ chế hoạt động của thị trường hàng hóa tương lai nói chung, hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH nói riêng. Đồng thời, các công trình này cũng nêu lên các quan điểm cá nhân nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH trong thực tiễn áp dụng. 5. Tính mới và những đóng góp của đề tài Tuy chúng ta đã có những công trình nghiên cứu về loại hình mua bán hàng hóa qua SGDHH với giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc nhưng các công trình nghiên cứu trên nghiên cứu chủ yếu về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH nói chung, mà chưa có những nghiên cứu riêng chuyên biệt về các loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH. Mặt khác, số lượng các công trình nghiên cứu về hình thức mua bán hàng hóa này tại Việt Nam vẫn còn quá ít so với bản chất phức tạp vốn có của loại hình mua bán hàng hóa tương lai. Trải qua quá trình áp dụng các quy định pháp luật trong việc xây dựng và hình thành thị trường mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam, đặc biệt các quy chế pháp lý điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa trong loại hình giao dịch này đã bộc lộ nhiều thiếu sót, vướng mắc mới cần phải sửa đổi và bổ sung. Vì thế cần có sự nghiên cứu kịp thời và cập nhật hơn. Luận văn đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH; đồng thời khái 5
- quát pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHHH. Luận văn phân tích và đánh giá một cách chi tiết các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam qua các văn bản hiện hành. Từ đó chỉ ra những ưu điểm, một số tồn tại trên cơ sở đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, khả thi, phù hợp của các quy định này với thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam. 6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Như đã nói ở trên, hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH là một vấn đề khá phức tạp và có thể nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học, luận văn chỉ tập trung vào tìm hiểu 3 vấn đề lớn: - Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH. - Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam. - Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu các quy định về vấn đề này trong pháp luật một số nước khác trên thế giới để so sánh, làm sáng tỏ hơn vấn đề cần nghiên cứu; từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam hiện nay. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH ở Việt Nam, trong khi thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng cơ 6
- sở phương pháp nghiên cứu khoa học như: khái quát hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH; phân tích các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật và phân tích những ưu điểm cũng như tồn tại, vướng mắc; so sánh các quy định của pháp luật cũng như so sánh với chế định về hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; từ đó tổng hợp những tài liệu đã thu thập được để giải quyết nội dung khoa học của đề tài. Đồng thời tác giả cũng sử dụng phương pháp sưu tầm, thống kê, hệ thống hoá các số liệu cũng như văn bản có liên quan để Luận văn có sức thuyết phục, mang lại ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 6.3. Địa điểm nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được giao dịch trên toàn quốc. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa Chương 2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. 7
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 1.1. Khái quát về mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá 1.1.1. Khái niệm Dưới giác độ kinh tế: Mua bán hàng hóa qua SGDHH là phương thức mua bán hàng hóa trung gian, diễn ra trên một thị trường hiện đại – thị trường mà ở đó, “trong cùng một không gian, thời gian và địa điểm, không có sự xuất hiện đồng thời của người bán, người mua và không có sự hiện diện của hàng hóa” [18, tr. 20]. Hình thức mua bán này xuất hiện chủ thể trung gian là SGDHH với những quy tắc giao dịch bắt buộc các bên tham gia phải tuân theo. Chính sự tồn tại của SGDHH – một cơ chế trung gian đã góp phần tạo nên sự khác biệt của loại hình mua bán hàng hóa này với mua bán hàng hóa thông thường và mua bán hàng hóa tương lai ngoài SGDHH (thị trường OTC). SGDHH – chủ thể được thành lập theo đúng quy định của pháp luật – là nơi cung cấp các điều kiện mua bán cần thiết và đảm bảo cho hoạt động mua bán hàng hóa tương lai được tiến hành nghiêm chỉnh và có tính thực thi cao. Các bên sẽ không phải quan tâm về việc đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của bên kia. Tại SGDHH, hàng hóa không được đem ra trao đổi trực tiếp mà các chủ thể đến đây để cam kết mua bán với nhau về loại hàng hóa, số lượng, thời gian, địa điểm giao hàng vào một ngày ấn định trong tương lai. Chính sự chuẩn hóa về các nội dung của hợp đồng đã tạo cho hình thức mua bán này trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Đồng thời, hình thức mua bán này cũng đem đến nhiều ưu việt cho khách hàng khi bên có nhu cầu mua và bên có nhu cầu bán không phải trực tiếp đến SGDHH để thực hiện hoạt động mua bán mà thực hiện thông qua thành viên môi giới và thành viên kinh doanh của SGDHH. Các bên có nhu 8
- cầu, chỉ cần một cuộc điện thoại hay một cú click chuột đã có ngay cơ hội sở hữu một hợp đồng như ý muốn. Dưới giác độ pháp lý: pháp luật của các quốc gia rất chú trọng đến việc xây dựng khái niệm về hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH nhằm phân biệt với các hình thức mua bán hàng hóa khác. Tại khoản 1 điều 3 Luật giao dịch hàng hóa và chứng khoán tương lai Hàn Quốc (ban hành năm 1995, sửa đổi lần cuối 2004) (Korea Securities and Futures Exchange Act) có quy định: Kinh doanh hàng hóa tương lai nghĩa là giao dịch thuộc một trong các loại giao dịch dưới đây hoặc các giao dịch tương tự khác, được thực hiện trên thị trường hàng hóa tương lai theo các tiêu chuẩn và thủ tục quy định tại Luật này và theo quy định của Sở giao dịch hàng hóa tương lai: (a) Giao dịch trong đó các bên đồng ý giao và nhận một lượng hàng tiêu dùng hoặc khoản thu tài chính cụ thể với một mức giá xác định tại thời điểm xác định trong tương lai, để trả hoặc nhận một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa thuận trước và giá bán lại hoặc giá mua lại. (b) Giao dịch trong đó các bên đồng ý trả hoặc nhận một khoản tiền được tính trên cơ sở mức chênh lệch giữa giá trị thỏa thuận ước tính (agreed – upon value) của một chỉ số cụ thể (dưới đây gọi tắt là “giá trị thỏa thuận”) được thiết lập trước đó và giá trị của chỉ số đó tại một thời điểm xác định trong tương lai; hoặc (c) Giao dịch trong đó một bên đồng ý dành cho bên kia quyền thực hiện giao dịch thuộc một trong các loại giao dịch dưới đây và bên được nhượng quyền cam kết trả một khoản tiền cho quyền đó: (i) Giao dịch quy định tại điểm (a), (b) khoản này 9
- (ii) Mua bán hàng tiêu dùng hoặc các khoản thu tài chính (iii) Giao dịch với đối tượng là chỉ số thị trường [3]. Với quy định trên, khái niệm về hoạt động mua bán hàng hóa tương lai qua SGDHH được nêu khá rõ ràng trong luật pháp Hàn Quốc. Theo đó, các bên thỏa thuận mua bán hàng hóa (hàng tiêu dùng, khoản thu tài chính và chỉ số thị trường) với mức giá trong thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện được tiến hành trong tương lai. Lợi nhuận thu được chính là khoản chênh lệch giữa giá thỏa thuận trước và giá xác định tại thời điểm trong tương lai. Đồng thời, loại hình giao dịch này còn bao gồm các giao dịch quyền chọn hàng hóa trong tương lai. Quyền chọn này cung cấp cho người mua quyền một quyền được chọn mua hợp đồng tương lai hoặc chính những hàng hóa tương lai đó. Như vậy, theo pháp luật Hàn Quốc mua bán hàng hóa tương lai ở đây bao gồm cả hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Luật về Giao dịch Hàng nông sản Thái Lan năm 2001 có quy định: Giao dịch kỳ hạn là việc mua và bán một loại hàng hóa nông sản dưới hình thức bán đấu giá tại Sở giao dịch hàng hóa, trong đó hàng hóa sẽ được giao và nhận tại một thời điểm trong tương lai với số lượng và giá cả đã được thỏa thuận trước, tuân theo các nguyên tắc, thủ tục và điều kiện do Ban giám đốc Sở giao dịch quy định [6, Điều 3]. Như vậy, luật pháp Thái Lan cũng thừa nhận hình thức mua bán hàng hóa tương lai qua SGDHH thông qua một đạo luật riêng biệt mà ở đó, tính chất của hoạt động này cũng chính là việc mua và bán hàng hóa với số lượng và giá cả đã được thỏa thuận từ trước nhưng việc giao và nhận hàng được thực hiện tại một thời điểm trong tương lai. Điều này có những nét tương đồng với Luật giao dịch hàng hóa và chứng khoán tương lai Hàn Quốc, tuy nhiên khái niệm này thiên về quy định đối với vấn đề giao hàng thực hơn hoạt 10
- động thanh lý trước thời hạn của hoạt động mua bán hàng hóa tương lai qua SGDHH. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán này đều được thực hiện dưới hình thức bán đấu giá tại SGDHH và phải tuân thủ các nguyên tắc, thủ tục và điều kiện do Ban giám đốc SGD quy định. Ở Việt Nam, Luật Thương mại 2005 quy định: Mua bán hàng hóa qua SGDHH là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua SGDHH theo những tiêu chuẩn nhất định của SGDHH với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai [15, Điều 63, Khoản 1]. Với quy định này, pháp luật Việt Nam có nhiều nét tương đồng với pháp luật của Thái Lan khi đưa ra khái niệm về loại hình giao dịch đặc biệt này. Theo đó, chúng ta khẳng định hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH trước tiên là một hoạt động thương mại, mang đầy đủ tính chất của một hoạt động thương mại nói chung. Đồng thời, hoạt động mua bán hàng hóa này được thực hiện qua SGDHH với giá cả được thỏa thuận trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai. Có thể nói, các bên tìm đến nhau không vì mục đích ký kết hợp đồng giao hàng ngay thời điểm hiện tại, mà thực chất là để ký kết cam kết mua bán hàng hóa tại thời điểm hiện tại và thực hiện chúng trong tương lai phù hợp với thỏa thuận của các bên. Chính thời điểm tương lai và có sự xuất hiện của SGDHH là điều tạo nên sự khác biệt của hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH. 1.1.2. Đặc điểm Thứ nhất, mua bán hàng hóa qua SGDHH là loại hình mua bán hàng hóa qua trung gian, hay nói cách khác người mua và người bán thông qua chủ thể thực hiện dịch vụ trung gian để hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở. Đây 11
- là điểm khác biệt cơ bản của hoạt động mua bán hàng hoá thông qua SGDHH với hoạt động mua bán hàng hoá thông thường và hoạt động mua bán hàng hoá tương lai trên thị trường OTC. Trong hoạt động mua bán hàng hoá thông thường, các bên trực tiếp thoả thuận với nhau về giá cả, số lượng, phẩm cấp hàng hoá, thời hạn giao nhận mà không cần phải thông qua trung gian nếu không có nhu cầu. Hoạt động mua bán hàng hoá tương lai trên thị trường OTC, các bên có thể chủ động thoả thuận với nhau việc mua, bán một lượng hàng hoá nhất định với các điều khoản về chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng trong tương lai. Nhưng đối với hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH, thoả thuận mua bán hàng hoá của các bên nhất thiết phải thực hiện thông qua SGDHH. SGDHH đóng vai trò trung gian, kết nối quan hệ mua bán hàng hoá của các bên mua bán hàng hoá, người mua và người bán không cần biết nhau, chỉ cần đặt lệnh thông qua các thành viên của SGDHH. Đồng thời, với quy chế ký quỹ giao dịch cho mỗi hợp đồng được ký kết, SGDHH đã đứng ra đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ của các bên tham gia mua bán tại Sở, vì nếu không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguy cơ gánh chịu trách nhiệm còn nặng nề hơn đối với bên vi phạm. Việc ký quỹ giao dịch nhằm đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ chứ không phải bảo đảm khả năng thanh toán cho hợp đồng. Thứ hai, đây là loại hình mua bán hàng hóa trong tương lai, theo đó giá của hàng hoá do các bên mua bán thoả thuận là giá của hàng hoá đó tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại thời điểm trong tương lai. Đây cũng là điểm đặc trưng của mua bán hàng hoá qua SGDHH, là điểm khác biệt cơ bản đối với các hoạt động mua bán hàng hoá thông thường. Trong quan hệ mua bán hàng hoá thông thường, sau khi các bên mua, bán đã thoả thuận xong về việc mua bán, bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán và nhận hàng hoá, bên bán nhận tiền và có nghĩa vụ giao 12
- hàng cho bên mua thì quan hệ mua bán sẽ chấm dứt. Nhưng trong quan hệ mua bán hàng hoá qua SGDHH, tại thời điểm thoả thuận, các bên đồng ý mua, bán một lượng hàng hoá với giá của hàng hoá đó tại thời điểm giao kết nhưng việc giao hàng lại diễn ra tại thời điểm trong tương lai. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ phát sinh tại thời điểm giao kết hợp đồng và chấm dứt khi các bên hoàn thành nghĩa vụ giao nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai do hai bên ấn định. Điều này xuất phát từ đặc trưng của hàng hoá trong quan hệ mua bán hàng hoá thông qua sở giao dịch là những hàng hoá có thể đã có, có thể được hình thành trong tương lai. Thứ ba, mua bán hàng hóa qua SGDHH hướng tới những đối tượng hàng hóa đặc thù. Đó là những hàng hóa thực thỏa mãn các điều kiện giao dịch qua SGDHH và các hợp đồng (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn) đã được giao kết tại SGDHH. Những hàng hóa được phép giao dịch tại SGDHH thường là những hàng hoá tồn tại sự biến động lớn về giá trong thị trường giao ngay như các mặt hàng năng lượng, kim loại, nông sản Sự tiềm ẩn nguy cơ biến động lớn về giá của các loại hàng hoá này đã buộc các nhà sản xuất và nhà chế biến phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ nếu giá biến động theo hướng nào đó. Vì vậy, họ đưa các loại hàng hoá này tham gia vào thị trường kỳ hạn và thị trường quyền chọn để tự bảo hiểm, tức là chuyển rủi ro về giá sang các nhà nắm rủi ro chuyên nghiệp và cho phép có cơ chế giá phục hồi. Hàng hoá đưa vào mua bán qua sở giao dịch là loại hàng hoá thu hút được khối lượng lớn các bên tham gia và không có bên nào chi phối được thị trường. Điều này được hiểu là nếu giá cả của loại hàng hoá đó chỉ do một người ấn định thì không còn sự biến động tự phát về giá, do đó cũng không còn nhu cầu về thị trường các hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn. Thứ tư, mua bán hàng hóa qua SGDHH tồn tại song song hai nhóm quan hệ. Đó là quan hệ mua bán được thiết lập giữa người mua và người bán 13
- thông qua SGDHH và quan hệ dịch vụ giữa người có nhu cầu sử dụng dịch vụ với chủ thể trung gian. Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán hàng hóa là quan hệ giữa người mua và người bán, tuy nhiên đây là hình thức mua bán qua trung gian, vì thế xuất hiện quan hệ dịch vụ giữa người mua và người bán với thành viên của SGDHH và với chính SGDHH, bởi lẽ chỉ những thành viên của SGDHH mới được phép thực hiện mua bán hoặc nhận ủy thác mua bán hàng hóa tại SGDHH. Thứ năm, mua bán hàng hóa qua SGDHH bị chi phối bởi các quy định của pháp luật và bởi chính các quy tắc giao dịch của SGDHH. Các chủ thể tiến hành mua bán hàng hóa qua SGDHH trước tiên chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật, sau đó là các quy tắc giao dịch của SGDHH và các nguyên tắc giao dịch đối với thành viên của các SGDHH đó. Chính sự ràng buộc pháp lý này đảm bảo cho tính chặt chẽ và hạn chế được rủi ro khi giao dịch. 1.2. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của các hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá 1.2.1.1. Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa Mua bán hàng hóa qua SGDHH là hoạt động thương mại, tuy nhiên đây là loại hình mua bán hàng hóa đặc biệt, thể hiện tính ưu việt và đặc thù so với các loại hình mua bán hàng hóa thông thường khác. Các quan hệ mua bán hàng hóa qua SGDHH được thể hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa này mang những đặc điểm đặc biệt sau: Thứ nhất, hợp đồng được giao kết trên một SGDHH có tổ chức. Khác với hợp đồng thông thường hay hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai trên thị trường OTC đa số được ký kết trực tiếp giữa người có nhu 14
- cầu mua và người có nhu cầu bán, hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH được thực hiện thông qua chủ thể trung gian với những quy chế đặc biệt của SGDHH. Việc mua bán qua SGDHH trong thị trường mua bán hàng hóa tương lai làm cho các nhà đầu tư không cần quan tâm đến đối tác của mình. Chỉ cần các bên tuân thủ quy định pháp luật và các quy tắc của SGDHH khi ký kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên sẽ được đảm bảo. SGDHH chính là chủ thể đứng ra bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên. Việc giám sát đảm bảo thực hiện hợp đồng của tất cả các thành viên tham gia trong thị trường hàng hóa tương lai đã có Trung tâm thanh toán (Clearing house) đảm nhiệm. Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ (offsetting) thì Trung tâm thanh toán sẽ cân đối, bù trừ vào tài khoản của các nhà đầu tư, trong trường hợp các bên muốn được thực hiện hợp đồng thì Trung tâm thanh toán sẽ là cầu nối, yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận hàng tại kho hoặc nơi do Trung tâm thanh toán chỉ định. Ngoài ra, mỗi một hợp đồng được ký kết tại SGDHH đều phải có khoản ký quỹ giao dịch đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Vì thế, vấn đề phá vỡ hợp đồng rất khó xảy ra do trách nhiệm vi phạm hợp đồng sẽ nặng nề hơn. Thứ hai, chủ thể hợp đồng phải là thành viên của SGDHH. Với quy chế đặc thù của mình, hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH bắt buộc chủ thể của hợp đồng phải là thành viên của SGDHH. Xét về thực tế, chủ thể của hợp đồng mua bán này là những người có nhu cầu mua và bán các loại hàng hóa qua Sở. Tuy nhiên, để ký kết được hợp đồng mua bán hàng hóa trên Sở, buộc những người mua và người bán này phải thông qua thành viên của SGDHH. Đây là cơ chế trung gian mà ở đó, SGDHH chỉ cần quan tâm đến những thành viên của mình và kiểm soát giao dịch hợp đồng qua thành viên đó. Vấn đề còn lại sẽ do thành viên kinh doanh trực tiếp làm việc với khách hàng của mình. Với cơ chế chặt chẽ như vậy nhằm đảm 15