Luận văn Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

pdf 115 trang vuhoa 25/08/2022 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_mot_so_van_de_phap_ly_ve_chong_tro_cap_doi_voi_hang.pdf

Nội dung text: Luận văn Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  NGUYỄN THỊ THU HUYỀN MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Ngọc Cƣờng Hà Nội - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thu Huyền
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ CHỐNG TRỢ CẤP HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 5 1.1. Tự do hóa thƣơng mại và tác động của tự do hóa thƣơng mại đến nền kinh tế Việt Nam 5 1.1.1. Khái niệm và bản chất của tự do hóa thƣơng mại. 5 1.1.2. Tính chất hai mặt của tự do hóa thƣơng mại 6 1.1.2.1. Lợi ích của tự do hóa thương mại 6 1.1.2.2. Mặt trái của tự do hóa thương mại 9 1.2. Khái niệm và phân loại trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 12 1.2.1. Khái niệm trợ cấp 12 1.2.2. Phân loại trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 16 1.3. Khái niệm và các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 22 1.3.1. Khái niệm chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 22 1.3.2. Các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 23 1.3.2.1. Biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu trong mối tương quan với các biện pháp phòng vệ thương mại khác 23 1.3.2.2. Các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu. 28 1.4. Cơ sở xác định sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam 32 1.4.1. Dƣới góc độ kinh tế 32 1.4.2. Dƣới góc độ chính trị 36 1.5. Cơ sở pháp luật quốc tế về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 38 1.5.1. Quy định của WTO 38
  4. 1.5.2. Quy định của một số nƣớc về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 44 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 49 CHƢƠNG 2 – NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT CHỐNG TRỢ CẤP HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM 50 2.1. Những quy định về việc xác định hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 50 2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý của trợ cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam 50 2.1.1.1. Định nghĩa trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 50 2.1.1.2. Các hình thức trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 51 2.1.2. Xác định trợ cấp 53 2.2. Các quy định về việc điều tra hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 57 2.2.1. Chủ thể có thẩm quyền điều tra hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 57 2.2.2. Thủ tục điều tra hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 58 2.2.2.1. Khởi xướng điều tra 58 2.2.2.2. Ra quyết định điều tra và thông báo điều tra 64 2.2.2.3. Tiến hành điều tra 65 2.2.2.4. Đưa ra các kết luận điều tra 67 2.2.2.5. Rà soát giải quyết khiếu nại và tranh chấp về việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp. 74 2.2.2.6. Khiếu nại và khởi kiện đối với quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp 75 2.3. Nhóm quy định về việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp. 76 2.3.1. Điều kiện áp dụng các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 76 2.3.2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 77
  5. 2.3.3. Các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 79 2.3.3.1. Áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời 80 2.3.3.2. Áp dụng thuế chống trợ cấp 81 2.3.3.3. Áp dụng biện pháp cam kết 85 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2. 88 CHƢƠNG 3 – TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG TRỢ CẤP HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM 89 3.1. Tình hình áp dụng pháp luật chống trợ cấp Việt Nam 89 3.2. Tình hình áp dụng pháp luật chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam 95 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 98 3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 103 3.4.1. Đối với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền 103 3.4.2. Đối với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng sản xuất trong nƣớc 105 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN AOA : Hiệp định Nông nghiệp WTO ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á EU : Liên minh châu Âu GATT : Hiệp định chung về Thƣơng mại và Thuế quan IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế ITC : Uỷ ban Thƣơng mại Quốc tế NAFTA : Hiệp định Thƣơng mại Tự do Bắc Mỹ OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế SCM : Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO WB : Ngân hàng Thế giới WTO : Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi cạnh tranh trong thƣơng mại trở thành vấn đề toàn cầu thì pháp luật điều tiết cạnh tranh cũng không còn là vấn đề nội bộ của các quốc gia. Vì thế, các chế định về phòng vệ thƣơng mại đã trở thành nội dung quan trọng trong khuôn khổ pháp luật về thƣơng mại quốc tế của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Trong đó, chế định pháp luật về chống trợ cấp luôn có vị trí quan trọng và đƣợc các nƣớc áp dụng khá phổ biến. Tại Việt Nam, pháp luật về chống trợ cấp đã có những bƣớc phát triển nhất định với việc ban hành Pháp lệnh chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam chƣa có vụ điều tra chống trợ cấp nào đối với hàng hóa nhập khẩu. Nhƣng trong tƣơng lai khi nền kinh tế chúng ta phát triển thì chúng ta sẽ phải đối mặt nhiều vụ kiện chống trợ cấp hơn, hiện tại chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề chống bán phá giá và phần thua thiệt đang ở phía Việt Nam. Nếu ngay từ bây giờ chúng ta không nhanh chóng nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và ban hành các quy định pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập thì sẽ có một ngày chúng ta sẽ bị động và lại thua thiệt trên bàn cờ thế giới về vấn đề chống trợ cấp. Mặc dù Việt Nam đã ban hành pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 và một số nghị định thông tƣ khác kèm theo, nhƣng với tình hình phức tạp của nền kinh tế thế giới và sự hội nhập ngày càng sâu sắc của nền kinh tế Việt Nam trên thị trƣờng thế giới, thiết nghĩ việc nghiên cứu pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động ở Việt Nam để làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và hƣớng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này trong quá trình hội nhập là vấn đề vô cùng cần thiết. Việt Nam tiếp cận lĩnh vực pháp luật về trợ cấp và chống trợ cấp trong bối cảnh đặc biệt. Các quy định trong Pháp lệnh chống trợ cấp đối với hàng 1
  8. hóa nhập khẩu vào Việt Nam đƣợc xây dựng từ kết quả tiếp thu một cách đơn giản và chƣa đầy đủ pháp luật WTO và pháp luật các nƣớc nên các vấn đề lý luận về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ trong khoa học pháp lý. Từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn về pháp luật chống trợ cấp không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận và còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, vấn đề pháp luật về chống trợ cấp đƣợc đề cập từ rất sớm. Từ những năm 1980, WTO và một số các nƣớc thành viên đã ban hành bộ tiêu chuẩn, thuế về chống trợ cấp và pháp luật về chống trợ cấp. Nhƣng ở Việt Nam, mãi đến năm 2004 mới ban hành Pháp lệnh về chống trợ cấp chống nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và một số nghị định, thông tƣ kèm theo nhƣng hầu nhƣ chỉ dừng lại ở quy định khung. Vì vậy, có thể nói đề tài về chống trợ cấp ở Việt Nam còn khá mới mẻ trong khoa học pháp lý và trong thực tế. Ở các phạm vi và mức độ khác nhau, có một số công trình đã đƣợc công bố, đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến nội dung của đề tài. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu đề cập đến pháp luật về chống trợ cập của WTO và Việt Nam nhƣ: Trợ cấp và biện pháp đối kháng theo quy định của WTO của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến đăng trên Website của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Phân tích thuế quan, ngành và trợ cấp của nhóm tác giả Montague Lord, Malcolm Bosworth, Đỗ Trọng Khanh và Nguyễn Trƣờng Sơn NXB Tài chính 2005, điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp sau khi gia nhập WTO của tác giả Lê Xuân Sáng và Nguyễn Xuân Trình chủ biên NXB Tài chính 2007 Tuy nhiên, trong những công trình này các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những quy định của 2
  9. pháp luật WTO hoặc đánh giá chính sách trợ cấp của Việt Nam và đƣa ra những giải pháp hiệu chỉnh Qua nghiên cứu cho thấy rằng ở Việt Nam tính đến nay chƣa có công tình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu về pháp luật chống trợ cấp trong hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam nói chúng, không đề cập và giải quyết các khía cạnh pháp lý liên quan đến pháp luật trong lĩnh vực cụ thể. Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam. Nhận diện, phân tích, đánh giá tác động của chống trợ cấp đối với nguyên tắc tự do hóa thƣơng mại, các quy định về chống trợ cấp của WTO, một số nƣớc thành viên của WTO, đi sau phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp. Đồng thời, đƣa ra một số kiến nghị nhằm đáp ứng tình hình thực tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong nƣớc, đồng thời phù hợp với luật pháp quốc tế (WTO) 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Luận văn đƣợc trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về Nhà nƣớc và Pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung của luận văn đƣợc nêu và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc, các văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật và các tài liệu pháp lý. Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 3
  10. Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu lịch sử . 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Tìm hiểu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản pháp luật về chống trợ cấp. Phân tích đánh giá những nội dung cơ bản của pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu quan điểm và cách tiếp cận của WTO, một số nƣớc thành viên WTO về vấn đề trợ cấp, so sánh với pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế và thực trạng pháp luật Việt Nam về chống trợ cấp trong hoạt động thƣơng mại, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam trong xu hƣớng toàn cầu hóa và nhất là khi Việt Nam tham gia sâu hơn vào thƣơng mại quốc tế. 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài tìm hiểu một cách toàn diện và đầy đủ nhất pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam. Thông qua việc phân tích, đánh giá làm sáng tỏ vấn đề pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động thƣơng mại ở Việt Nam đồng thời so sánh với các quy định của WTO và một số nƣớc thành viên. Ngoài ra tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, một số biện pháp nhằm nâng cao tính khả thi trên thực tế và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành trong lĩnh vực này để bảo vệ các doanh nghiệp, các ngành sản xuất trong nƣớc, đồng thời phù hợp với luật pháp quốc tế. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng chính chi tiết nhƣ sau: 4
  11. CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA VẤN ĐỀ CHỐNG TRỢ CẤP HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 1.1. Tự do hóa thƣơng mại và tác động của tự do hóa thƣơng mại đến nền kinh tế Việt Nam 1.1.1. Khái niệm và bản chất của tự do hóa thương mại. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ không chỉ đem đến những bƣớc tăng trƣởng kinh tế vƣợt bậc so với thời kỳ các quốc gia thực hiện chính sách “ đóng cửa” trƣớc đây mà còn mang lại luồng sóng cạnh tranh khốc liệt. Để đứng vững trong cuộc cạnh tranh này, các quốc gia thƣờng sử dụng nhiều biện pháp để bảo hộ sản xuất trong nƣớc và hạn chế dòng luân chuyển thƣơng mại. Tuy nhiên, đứng trƣớc nhu cầu hợp tác sâu rộng nhằm thúc đẩy thƣơng mại phát triển toàn diện trên cơ sở nguyên tắc “ lợi thế so sánh”, bảo hộ tự do hay tự do hóa thƣơng mại dần trở thành một trong các xu thế chủ đạo hiện nay trên thế giới. Có thể hiểu tự do hoá thƣơng mại là quá trình dỡ bỏ dần dần phân biệt đối xử, các rào cản đối với thƣơng mại chủ yếu là thuế quan và phi thuế quan và thực hiện các hoạt động thuận lợi hóa thƣơng mại trƣớc hết nhằm đạt đƣợc sự đối xử công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nƣớc và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nƣớc ngoài, giữa các nhà sản xuất trong nƣớc và những nhà sản xuất nƣớc ngoài, và sau cùng là đạt đƣợc chế độ thƣơng mại tự do. Nhƣ vậy, bản chất của tự do hóa thƣơng mại là thông qua các biện pháp nhất định làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nƣớc này sang nƣớc khác đƣợc thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Từ thập kỷ 1990 đến nay tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế đã có bƣớc phát triển đột biến mạnh mẽ thể hiện trên các mặt: sự ra đời của 5
  12. Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) bao gồm gần nhƣ tất cả các nền kinh tế thế giới (hiện đã có 159 nƣớc tham gia và hầu hết các nƣớc còn tại đều muốn tham gia); các khu thƣơng mại tự do phát triển mạnh mẽ từ EU, NAFTA, AFTA đến các khối kinh tế khác ở hầu khắp các châu lục; các Hiệp nghị thƣơng mại tự do song phƣơng phát triển chƣa từng có giữa các quốc gia với nhau nhƣ Mỹ - Singapore, Mỹ - Thái Lan đến các Hiệp nghị thƣơng mại tự do giữa các khối thƣơng mại tự do với các quốc gia nhƣ: ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản Hàng rào thuế quan giữa các nƣớc phát triển với nhau đã giảm xuống còn 3%, mức thuế quan quân bình của các nƣớc đang phát triển cũng đã đƣợc hạ thấp xuống còn khoảng 14%. Những cam kết giảm bỏ hàng rào bảo hộ đang là nội dung chủ yếu của các cuộc đàm phán đa phƣơng và song phƣơng hiện nay. Đặc biệt, ngày 07/12/2013, WTO vừa đạt đƣợc thỏa thuận toàn cầu đầu tiên trong gần hai thập kỷ, nhằm đẩy mạnh giao thƣơng trên thế giới. Thỏa thuận vừa đƣợc ký tại Bali bao gồm những cam kết tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại bằng việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan và dỡ bỏ các rào cản thƣơng mại. Thỏa thuận này sẽ giúp giảm bớt rào cản xuất khẩu đối với các nƣớc nghèo, đồng thời cho phép các nƣớc đang phát triển đƣợc mở rộng quy mô chƣơng trình trợ giá để đảm bảo nguồn cung cấp lƣơng thực. Một số nhà kinh tế nhận định thỏa thuận này có thể mang lại 1.000 tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế thế giới. 1.1.2. Tính chất hai mặt của tự do hóa thƣơng mại 1.1.2.1. Lợi ích của tự do hóa thương mại Có một thực tế không thể phủ nhận đƣợc là những nền kinh tế thị trƣờng tham gia vào quá trình tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung đã có những tiến bộ và phát triển nổi bật. Ở châu Á, những nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhất là những nền kinh tế thị trƣờng tham gia sâu rộng nhất vào quá trình tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế, nổi trội 6
  13. nhất nhƣ Hồng Kông và Singapore; Các nền kinh tế Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc cũng là những nền kinh tế có mức tự do hoá thƣợng mại và hội nhập quốc tế cao hơn. Ở châu Mỹ La tinh, Chi Lê là một ví dụ nổi bật. Các nƣớc OECD là những nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhất, thì đồng thời cũng là những nền kinh tế có mức độ tự do hoá thƣơng mại cao nhất. Thực tế phát triển của thế giới cũng cho thấy không có một nền kinh tế thị trƣờng nào không tham gia tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế mà lại đạt đƣợc những tiến bộ, tăng trƣởng và phát triển nổi bật cả. Châu Phi phát triển rất trì trệ trong một thời gian dài, có thể do xung đột và mất ổn định, nhƣng có một lý do rất cơ bản cho sự trì trệ và kém phát triển là các quan hệ thị trƣờng ở đây kém phát triển và những nền kinh tế châu Phi hội nhập kinh tế quốc tế thấp. Tự do thƣơng mại mang lại những lợi ích chung, tạo ra sự tiến bộ và phát triển của toàn nhân loại. Dƣới tác động của tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là dƣới tác động của WTO, tình hình kinh tế thế giới đã có những thay đổi to lớn. (i) Thuế quan đã liên tục giảm từ mức thuế trung bình của toàn thế giới hơn 40% (thời kỳ đầu sau chiến tranh) xuống còn khoảng 3% ở các nƣớc phát triển và 14% ở các nƣớc đang phát triển hiện nay. Thực tế cho thấy việc giảm thuế quan, bỏ hàng rào phi thuế quan liên tục đã thúc đẩy việc giảm giá hàng hoá phổ biến, giữ lạm phát ở mức thấp kể từ thập kỷ 1980 đến nay, tăng cƣờng sức cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. (ii) Mức tăng trƣởng hàng năm của thƣơng mại thế giới liên tục cao hơn mức tăng trƣởng hàng năm của giá trị sản xuất thế giới từ 1,5 đến 2 lần kể từ sau những năm 1950 đến nay. Năm 1950, giá trị thƣơng mại thế giới chiếm 7% tổng giá trị sản xuất toàn thế giới, đến năm 1997 đã tăng lên là 23% và nay vào khoảng 27%. 7
  14. (iii) Mở rộng nội dung của thƣơng mại quốc tế từ thƣơng mại hàng hoá đến thƣơng mại dịch vụ, kỹ thuật, đặc biệt là thƣơng mại dịch vụ, đã xuất hiện và phát triển hình thức thƣơng mại mới, thƣơng mại điện tử, hiện đã chiếm khoảng 1/4 thƣơng mại toàn thế giới. (iv) Các quốc gia từ các cƣờng quốc đến các nƣớc nhỏ đều đã có những thay đổi mạnh mẽ chuyển sang thực hiện tự do hoá thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Tự do thƣơng mại giúp các nƣớc nghèo nhận đƣợc các nguồn đầu tƣ, công nghệ hiện đại và phƣơng thức quản lý tiên tiến là những nhân tố cơ bản và thiết yếu để xây dựng, vận hành và hiện đại hóa nền kinh tế. Thành công của các nƣớc NIC là một bằng chứng rất thuyết phục cho thấy hiệu quả của việc khai thác các nguồn lực này đã giúp một số nƣớc thế giới thứ ba phát triển. Tự do thƣơng mại thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cải cách chính trị - xã hội. Việc hàng hoá, dịch vụ, tiền vốn và thậm chí cả con ngƣời lƣu chuyển dễ dàng, nhanh chóng và với quy mô lớn trên thị trƣờng toàn cầu không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn lao mà còn thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phát triển chính trị - xã hội của mọi cộng đồng, đặc biệt là các nƣớc thế giới thứ ba. Thông qua lợi ích kinh tế, tự do thƣơng mại ảnh hƣởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống nhƣ truyền thống, gia đình và dân chủ xã hội. Cùng với tự do thƣơng mại, dân chủ lan truyền tới các miền đất mới, thúc đẩy cải cách chính trị, văn hoá, làm tăng vai trò của các tổ chức phi chính phủ. Tự do thƣơng mại tạo nguồn động lực kinh tế thúc đẩy khuynh hƣớng cải cách triệt để hệ thống nhà nƣớc, hệ thống chính trị và thậm chí là cả hệ thống nhận thức. Tự do thƣơng mại tạo ra sức ép xã hội để ngƣời dân đƣợc hƣởng những quyền tự do khác, làm đổi mới bầu không khí chính trị, văn hóa - xã hội mà kết quả là các quốc gia đang phát triển ngày càng có tiếng nói quan trọng hơn trên trƣờng quốc tế. 8
  15. Cuối cùng, tự do thƣơng mại khuyến khích phát triển một nền văn hóa mới. Tự do thƣơng mại thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa về văn hoá, góp phần khắc phục những yếu tố lạc hậu trong văn hóa của thế giới thứ ba. Đặc trƣng lớn nhất của quá trình toàn cầu hóa về văn hóa là sự hình thành đặc tính văn hóa mới của thời đại, văn hóa công dân thế giới. Đó là nền văn hóa mở, thu nhận mọi giá trị phù hợp với tự nhiên và phát triển. Con ngƣời không chỉ ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ bó hẹp trong cộng đồng mình mà còn trƣớc toàn thể nhân loại. Trong môi trƣờng văn hóa mở, ngƣời dân của thế giới thứ ba dễ dàng tham gia vào các hoạt động kinh doanh, giao lƣu và đối thoại quốc tế. Trong xã hội văn minh, họ trở nên bình đẳng với các đối tác khác trong việc tìm kiếm sự hợp tác, đồng thuận cho tiến trình phát triển toàn cầu. 1.1.2.2. Mặt trái của tự do hóa thương mại Tự do thƣơng mại đem lại những cơ hội và lợi ích nhƣng rủi ro không phải là không có. Tự do hóa thƣơng mại có thể làm đảo lộn nhiều lĩnh vực, thậm chí dẫn đến những nhiễu loạn xã hội tại nhiều nƣớc nghèo. Do hoàn cảnh kinh tế xã hội của mình, các nƣớc đang phát triển thƣờng có nhƣợc điểm chung là kém phát triển về kinh tế và khoa học công nghệ, lạc hậu về thể chế chính trị và văn hoá. Chính do những nhƣợc điểm này, các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những khó khăn, thách thức về kinh tế Trong môi trƣờng thƣơng mại quốc tế đang đi theo xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại ngày càng mạnh mẽ, các quốc gia thành viên của WTO buộc phải cam kết cắt giảm và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn rào cản thuế quan đánh lên hàng hóa nhập khẩu. Các nƣớc đang phát triển thiếu tiền vốn đầu tƣ, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới, sản phẩm công nghiệp càng khó có thể cạnh tranh về chất lƣợng và số lƣợng với sản phẩm từ các nƣớc phát triển có nhiều ƣu thế hơn về mọi mặt. 9
  16. Trƣớc xu hƣớng nhƣ vậy, sự cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nƣớc sẽ càng khốc liệt. Các nhà sản xuất trong nƣớc sẽ phải cạnh tranh với các nhà sản xuất đến từ hàng chục thậm chí là hàng trăm quốc gia khác. Trong tình huống xấu nhất, tác động mạnh mẽ của tự do hóa thƣơng mại có thể hủy diệt những ngành sản xuất của quốc gia nhập khẩu ngay từ giai đoạn mới manh nha hình thành vì các nhà sản xuất của ngành đó chƣa đủ năng lực cạnh tranh với các nhà sản xuất nƣớc ngoài. Nền kinh tế toàn cầu hiện đang hình thành với các quan hệ thƣơng mại chiếm tới khoảng 27% GDP toàn cầu, các dòng tiền tệ, vốn lƣu thông mạnh mẽ, các công ty xuyên và đa quốc gia đã hoạt động rộng khắp Nhƣng cho đến nay chƣa có một tổ chức kinh tế toàn cầu có đủ quyền lực điều tiết các quan hệ kinh tế toàn cầu. WTO, IMF, WB mới chỉ là những định chế quốc tế có trách nhiệm điều tiết từng mảng quan hệ kinh tế quốc tế theo các thoả thuận tự nguyện. Ngay cả sự ra đời của các tổ chức quốc tế này và các nguyên tắc của chúng cũng đã đƣợc hình thành một cách thiếu dân chủ. Thế giới đang thiếu một hệ thống thể chế kinh tế, một bộ máy điều hành có đủ quyền lực, hình thành một cách dân chủ. Do vậy, các quan hệ kinh tế, thƣơng mại đang phát triển tự do thiếu sự điều tiết cần thiết. Khó khăn về chính trị - xã hội Cơ chế tự do thƣơng mại không chỉ tác động tới cộng đồng kinh doanh mà còn ảnh hƣởng mạnh mẽ đến toàn bộ xã hội. Quá trình phát triển tự do thƣơng mại đã hình thành cơ chế tự do thƣơng mại bao gồm các luật lệ quy định ràng buộc các bên phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động thƣơng mại. Do nhiều nguyên nhân kinh tế - xã hội, các nƣớc đang phát triển dù muốn cũng rất khó đáp ứng quy chế tự do thƣơng mại hiện hành. Quy tắc tự do thƣơng mại không cho phép các Chính phủ hỗ trợ tài chính cho các tổ chức và cá nhân 10
  17. kinh doanh trong nƣớc dƣới bất kỳ một hình thức trợ cấp, ƣu đãi nào. Quy tắc này đặt các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh của thế giới thứ ba vào tình thế nghiêm trọng hơn, do phải đối mặt với cạnh tranh thực sự. Ngoài ra, các quy định nhƣ không đƣợc sử dụng lao động trẻ em, quy định bảo vệ môi trƣờng là các tiêu chuẩn mà các nƣớc đang phát triển không dễ gì đáp ứng. Bên cạnh đó, các chủ thể có thái độ khác nhau khi tham gia vào quá trình tự do thƣơng mại. Đối với chủ thể nhà nƣớc mà đại diện là Chính phủ, tự do thƣơng mại không phải bao giờ cũng mang lại lợi ích. Hoạt động tự do thƣơng mại đe doạ phá vỡ những đặc quyền và độc quyền nhà nƣớc dƣới danh nghĩa chủ quyền quốc gia hoặc độc lập chính trị. Chính vì nguyên nhân này, các Chính phủ thƣờng có thái độ bảo thủ hơn trong quá trình tự do thƣơng mại. Thay vì đƣa ra chính sách mở cửa để hợp tác với các lực lƣợng bên ngoài, các chính phủ có thể đƣa ra những quyết định cản trở quá trình tự do thƣơng mại, tạo ra những rào cản khác nhau để hạn chế những thất thiệt mà chính phủ cho rằng nhà nƣớc, các doanh nhân và dân chúng trong nƣớc có thể gặp phải trong quá trình tự do thƣơng mại. Cách tiếp cận này đi ngƣợc với xu thế của tự do thƣơng mại. Ngoài ra,tự do hoá thƣơng mại gia tăng dẫn tới tăng trƣởng cao hơn; sử dụng tài nguyên nhiều hơn với các công nghệ truyền thống sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nặng nề hơn; giao lƣu kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện để các tổ chức tội phạm quốc tế liên kết với nhau gia tăng hoạt động; và giao lƣu quốc tế phát triển cũng là một điều kiện dẫn đến sự lây lan ngày càng tăng các căn bệnh nguy hiểm. Nói tóm lại, vấn đề đặt ra cho các quốc gia là phải tìm kiếm những giải pháp gì để thúc đẩy tự do hoá thƣơng mại và hội nhập quốc tế phát triển theo hƣớng có lợi cho sự tiến bộ và phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu, mang lại 11
  18. những lợi ích cho mọi quốc gia, dân tộc và các tầng lớp xã hội, hạn chế tới mức thấp nhất những cái giá phải trả, những tác động tiêu cực, những ảnh hƣởng xấu tới an ninh và ổn định. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến biện pháp chống trợ cấp nhƣ là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa của nƣớc nhập khẩu hàng hóa trong môi trƣờng thƣơng mại quốc tế đang đi theo xu hƣớng tự do hóa thƣơng mại ngày càng mạnh mẽ. 1.2. Khái niệm và phân loại trợ cấp hàng hóa nhập khẩu 1.2.1. Khái niệm trợ cấp Trong thƣơng mại quốc tế, tranh chấp là một hiện tƣợng song hành với sự gia tăng các luồng giao thƣơng trên phạm vi toàn cầu. Tranh chấp diễn ra khi một nƣớc cho rằng một nƣớc khác vi phạm thỏa thuận đã cam kết gây thiệt hại cho nƣớc mình. Các tranh chấp thƣơng mại đƣa ra giải quyết tại WTO thông thƣờng xoay quanh ba nội dung chính là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Trong đời sống thƣờng ngày, trợ cấp đƣợc hiểu đơn giản là hành vi mà một chủ thể có năng lực tài chính hỗ trợ cho chủ thể khác một khoản giá trị vật chất nhất định nhằm giúp bên đƣợc trợ cấp khắc phục những khó khăn về tài chính. Thực tế đời sống xã hội hiện nay đã tồn tại nhiều trƣờng hợp trợ cấp với những mục đích khác nhau, chẳng hạn nhƣ trợ cấp y tế, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp giáo dục Trong các trợ cấp nói trên, có thể thấy rằng ngƣời đƣợc trợ cấp thƣờng là ngƣời cần có tiền để trang trải các chi phí y tế, giáo dục, ổn định đời sống và ngƣời trợ cấp thƣờng là Nhà nƣớc hoặc các tổ chức, cá nhân có năng lực tài chính. Không chỉ xuất hiện trong đời sống thƣờng ngày mà hiện tƣợng trợ cấp cũng xuất hiện trong trong thực tiễn thƣơng mại quốc tế, đó là hành vi trợ cấp 12
  19. mà các Chính phủ thực hiện nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nƣớc. Trợ cấp là một công cụ chính sách đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến ở hầu hết các nƣớc nhằm đạt các mục tiêu của Chính phủ về kinh tế-xã hội-chính trị, v.v Hiện có rất nhiều khái niệm về “trợ cấp” và việc đi đến một khái niệm tƣơng đối chính xác và thống nhất về “trợ cấp” là một chủ đề gây tranh cãi không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các học giả. Theo Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (SCM), một biện pháp được coi là trợ cấp nếu thỏa mãn đủ hai điều kiện: là một khoản đóng góp về tài chính do chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước/công cung cấp; hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập hoặc hỗ trợ giá; và mang lại lợi ích cho đối tượng nhận trợ cấp. Trong khái niệm này, có một số nội dung cần làm rõ nhƣ sau: (i) Chủ thể cung cấp trợ cấp có thể là cơ quan Nhà nƣớc (ví dụ các Bộ ngành, chính quyền địa phƣơng) hoặc tổ chức công (ví dụ các Trung tâm nghiên cứu, các Trƣờng Viện, các Quỹ ) của Nhà nƣớc nhƣng cũng có thể là các chủ thể tƣ nhƣng hành động nhƣ tổ chức công trong trƣờng hợp cấp trợ cấp dƣới sự chỉ đạo của Nhà nƣớc (ví dụ các ngân hàng tƣ nhân đƣợc Nhà nƣớc cấp vốn để cho doanh nghiệp vay với lãi suất ƣu đãi hoặc thực hiện chỉ đạo của nhà nƣớc trong việc cho vay ƣu đãi nhƣ vậy). Cách gọi “Nhà nƣớc” là cách gọi chung cho các trƣờng hợp này nhƣng không có nghĩa là chỉ bao gồm các cơ quan Nhà nƣớc thuần túy; (ii) Lợi ích: Các khoản hỗ trợ này đƣợc hiểu là mang lại lợi ích cho đối tƣợng đƣợc hƣởng hỗ trợ nếu nó đƣợc thực hiện theo cách mà một nhà đầu tƣ tƣ nhân, một ngân hàng thƣơng mại bình thƣờng sẽ không khi nào làm nhƣ vậy (vì đi ngƣợc lại những tính toán thƣơng mại thông thƣờng). Ví dụ một Quỹ tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất mặt hàng A vay vốn sản xuất với mức lãi suất 10% trong khi trên thị trƣờng mức lãi suất trung bình cho một 13
  20. khoản vay tƣơng tự là 12% thì doanh nghiệp đƣợc xem là đã nhận đƣợc một khoản “lợi ích”. Tất cả những biện pháp thỏa mãn các tiêu chí trong khái niệm trợ cấp của WTO và thuộc phạm vi của khái niệm này sẽ đƣợc coi là trợ cấp. Theo Điều 1 SCM, trợ cấp đƣợc cấu thành bởi ba yếu tố, gồm chủ thể, hành vi và kết quả: Về yếu tố chủ thể Các bên của quan hệ trợ cấp gồm chủ thể trợ cấp và chủ thể đƣợc trợ cấp. Chủ thể trợ cấp là chính phủ hoặc một cơ quan công quyền (Trung ƣơng hoặc địa phƣơng). Chủ thể đƣợc trợ cấp là doanh nghiệp hoặc một, một số ngành sản xuất trong nƣớc. Về yếu tố hành vi Các hành vi trợ cấp gồm hai loại: Thứ nhất, hành vi hỗ trợ về tài chính của chính phủ hoặc của một cơ quan công quyền (Trung ƣơng hoặc địa phƣơng) đối với doanh nghiệp hoặc ngành sản xuất dƣới một trong những hình thức nhất định nhƣ: (i) Chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ nhƣ cấp phát, cho vay hoặc góp cổ phần); (iii) Bỏ qua hoặc không thu các khoản phải nộp cho Chính phủ (ví dụ các ƣu đãi tài chính nhƣ miễn thuế); (iii) Cung cấp hàng hóa hay dịch vụ khác ngoài các hàng hóa, dịch vụ thuộc cơ sở hạ tầng chung (đƣờng xá, điện, nƣớc, xử lý rác thải ) hoặc mua hàng hóa; (iv) Góp tiền vao một cơ chế tài trợ hoặc ra lệnh cho một tổ chức tƣ nhân thực thi một hay nhiều chức năng nếu ở mục (i) và (ii). 14
  21. Thứ hai, theo Khoản 1 Điểm A Điều XVI Hiệp định GATT 1994 quy định bất kỳ hành vi hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá khác ngoài các hành vi nêu trên, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, do Chính phủ thục hiện nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài hoặc làm giảm nhập khẩu vào thị trƣờng nội địa. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng các hành vi trợ cấp nói trên chỉ có thể gây ra hậu quả bóp méo thƣơng mại và chịu chế tài (bị áp dụng các biện pháp chống trợ cấp) khi các hành vi này mang tính riêng biệt. Theo Điều 2, SCM thì tính riêng biệt của hành vi trợ cấp đƣợc xác định khác nhau trong hai trƣờng hợp sau đây: Một là, đối với trợ cấp là trợ cấp bị cấm (bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp ƣu tiên dùng hàng nội địa) thì mọi trƣờng hợp trợ cấp đều có tính riêng biệt. Hai là, đối với trợ cấp không phải trợ cấp bị cấm, tính riêng biệt có thể là một hoặc toàn bộ ba loại sau: riêng biệt đối với doanh nghiệp (Chính phủ nhắm đến một công ty hoặc một số công ty nhất định để trợ cấp); riêng biệt đối với ngành (Chính phủ nhắm đến một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực nhất định để trợ cấp); riêng biệt đối với vùng (Chính phủ nhắm đến một khu vực địa lý hoặc một số khu vực địa lý nhất định để trợ cấp). Về yếu tố kết quả Kết quả của các hành vi trợ cấp đƣợc nêu trên là việc doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất trong nƣớc nhận đƣợc một lợi ích về tài chính. Dƣới góc độ tiếp cận của luận văn nghiên cứu về trợ cấp đối với hành hoác nhập khẩu thì loại trợ cấp mà quốc gia nhập khẩu hàng hóa quan tâm là loaị trợ cấp áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào nƣớc mình. Do đối tƣợng của trợ cấp nhập khẩu hàng hóa là hàng hóa do nƣớc khác xuất khẩu nên trợ 15