Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_mot_so_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_ve_toi_pham_chua.pdf
Nội dung text: Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HỒ THANH VINH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỘI PHẠM CHƢA HOÀN THÀNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HỒ THANH VINH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỘI PHẠM CHƢA HOÀN THÀNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt HÀ NỘI - 2014 2
- Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch•a tõng ®•îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Hå Thanh Vinh 3
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM CHƢA HOÀN 8 THÀNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và cơ sở phân chia các giai đoạn thực hiện tội phạm 8 1.1.1. Khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm 8 1.1.2. Cơ sở phân chia các giai đoạn thực hiện tội phạm 12 1.2. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của các giai đoạn trong tội 16 phạm chưa hoàn thành 1.2.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tội phạm chưa hoàn thành 16 1.2.2. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản và ý nghĩa của chuẩn bị phạm tội 18 1.2.3. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản và ý nghĩa của phạm tội chưa đạt 23 1.3. Quy định trong Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới về 30 tội phạm chưa hoàn thành 1.3.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga 30 1.3.2. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 33 1.3.3. Bộ luật hình sự Nhật Bản 35 Chương 2: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM CHƢA 37 HOÀN THÀNH THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH 2.1. Một số vấn đề chung về trách nhiệm hình sự đối với tội phạm 37 chưa hoàn thành 4
- 2.1.1. Khái niệm, cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự 37 đối với tội phạm chưa hoàn thành 2.1.2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm 45 chưa hoàn thành 2.2. Quyết định hình phạt đối với tội phạm chưa hoàn thành 49 2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quyết định hình phạt đối với tội 49 phạm chưa hoàn thành 2.2.2. Các căn cứ quyết định hình phạt đối với tội phạm chưa hoàn thành 51 2.2.3. Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với tội phạm chưa 57 hoàn thành 2.3. So sánh trách nhiệm hình sự của tội phạm chưa hoàn thành 59 với các dạng tội phạm khác 2.3.1. So sánh trách nhiệm hình sự của tội phạm chưa hoàn thành 59 đối với trách nhiệm hình sự của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội 2.3.2. So sánh trách nhiệm hình sự của tội phạm chưa hoàn thành 61 với trách nhiệm hình sự của tội phạm hoàn thành Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT 64 HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI PHẠM CHƢA HOÀN THÀNH VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 64 về tội phạm chưa hoàn thành 3.1.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 64 về chuẩn bị phạm tội 3.1.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 69 về phạm tội chưa đạt 3.2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình 80 sự Việt Nam về tội phạm chưa hoàn thành 5
- 3.2.1. Dưới góc độ chính trị - xã hội 80 3.2.2. Dưới góc độ lý luận - thực tiễn 82 3.3. Những kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự 86 Việt Nam về tội phạm chưa hoàn thành 3.3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về 86 chuẩn bị phạm tội 3.3.2. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về 87 phạm tội chưa đạt KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 102 6
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 3.1 So sánh tỷ lệ chuẩn bị phạm tội và tội phạm hoàn thành 65 thông qua 100 bản án hình sự sơ thẩm và 100 quyết định giám đốc thẩm về hình sự 3.2 So sánh tỷ lệ phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành 70 thông qua 100 bản án hình sự sơ thẩm và 100 quyết định giám đốc thẩm về hình sự 7
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là một hiện tượng xã hội tiêu cực gắn liền với đời sống của con người. Hiện tượng tiêu cực này xâm hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cho nên chúng ta luôn phải đấu tranh để phát hiện, ngăn chặn nhanh chóng, kịp thời hiện tượng này nhằm giảm bớt tác hại cho xã hội do nó gây ra. Trong quá trình nghiên cứu tội phạm, thông thường hay chú tâm đến tội phạm hoàn thành, do đó tội phạm chưa hoàn thành ít được đề cập, chú trọng. Song, nghiên cứu về tội phạm chưa hoàn thành sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong công tác phòng ngừa tội phạm, ngăn chặn tội phạm nguy hiểm có thể xảy ra, là một trong những mục tiêu trong yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước và của công dân, đặc biệt là ngăn chặn từ "trứng nước" và ngăn ngừa những hậu quả (thiệt hại) đã gây ra cho Nhà nước, xã hội, cho cơ quan, tổ chức và cho công dân, qua đó còn góp phần phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt được công minh, chính xác và đúng pháp luật [8, tr. 440]. Ngoài ra, nếu nắm vững về tội phạm chưa hoàn thành sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tội phạm, giúp cho công tác phòng ngừa tội phạm của Nhà nước được tốt hơn. Vì tội phạm chưa hoàn thành xảy ra trước tội phạm hoàn thành, nó là điều kiện, tiền đề của hoạt động tội phạm hoàn thành. Hơn nữa, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, xung quanh vấn đề tội phạm chưa hoàn thành còn nhiều nội dung cần nhận thức thống nhất, cũng như cần làm sáng tỏ vấn đề trách nhiệm hình sự trong từng giai đoạn của tội phạm chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, cũng chưa có công trình khoa học nào tổng kết lý luận, đánh giá thực tiễn áp dụng về vấn đề tội phạm chưa hoàn thành, trong khi chính sách hình sự trước yêu cầu mới của đất nước đòi hỏi cần điều chỉnh 8
- theo phương châm "việc không để tội phạm xảy ra xét về hiệu quả kiểm soát tội phạm luôn được đánh giá cao hơn là việc kịp thời phát hiện, xử lý tội phạm" [53, tr. 24]. Đặc biệt, điểm 3.1. tiểu mục 3 phần IV - Định hướng cơ bản sửa đổi Bộ luật hình sự trong Đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự số 7724/ĐC-BSTBLHS (SĐ) ngày 24/9/2012 quy định: Sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến khái niệm và phân loại tội phạm, cơ sở của trách nhiệm hình sự, nguồn của luật hình sự, nguồn của luật hình, các giai đoạn phạm tội, các chế định đồng phạm, phạm tội có tổ chức, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, vấn đề quyết định hình phạt [1]. Hay gần đây, ngày 10/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg về việc "Phê duyệt kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999". Theo đó, việc tổng kết này nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thực tiễn hơn mười năm thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, từ đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, trong đó có tội phạm chưa hoàn thành, góp phần đáp ứng yêu cầu mới của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm ổn định lâu dài, thúc đẩy phát triển đất nước. Như vậy, vì các lý do trên mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hiện nay, việc nghiên cứu về tội phạm chưa hoàn thành đã có nhiều công trình khoa học đề cập ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên so với các chế định khác, thì tội phạm chưa hoàn thành ít được quan tâm nghiên cứu hơn, vì đa số tập trung vào tội phạm hoàn thành. Do những điều kiện nhất định, tội phạm chưa hoàn thành cũng không được thống kê số liệu một cách đầy đủ phục vụ cho công tác điều tra nghiên cứu của tác giả, các nhà nghiên cứu 9
- cũng như các học viên. Qua tìm hiểu, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, giáo trình, bài viết trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến vấn đề tội phạm chưa hoàn thành như sau: * Nhóm thứ nhất - sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, bao gồm: 1) GS. TSKH. Lê Văn Cảm: Mục V - Chế định về các giai đoạn thực hiện tội phạm, Chương thứ tư - Tội phạm, Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2) ThS. Lâm Minh Hạnh, Chương VIII - Các giai đoạn phạm tội, trong sách: Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong luật hình sự việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1986; 3) PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí: Chương Các giai đoạn phạm tội, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003, 2007; 4) PGS.TS. Lê Thị Sơn: Bài IV - Một số vấn đề về các giai đoạn thực hiện tội phạm, trong sách: Luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999; 5) PGS.TS. Lê Thị Sơn: Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức tội phạm với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013; cũng như một số công trình của các nhà khoa học Liên bang Nga trong phần tài liệu tham khảo của các sách chuyên khảo nói trên. * Nhóm thứ hai - các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, bao gồm: 1) GS. TSKH. Lê Văn Cảm: Chế định về các giai đoạn thực hiện tội phạm và mô hình lý luận của nó trong pháp luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2002; 2) PGS.TS. Trịnh Quốc Toản: Một số vấn đề về giai đoạn phạm tội chưa đạt, Tạp chí Khoa học, chuyên san Kinh tế - Luật, số 4/2002; 3) TS. Trịnh Tiến Việt: Một số vấn đề về giai đoạn phạm tội chưa đạt, Tạp chí Khoa học, chuyên san Kinh tế - Luật, số 4/2002; 4) PGS.TS. Lê Thị Sơn: Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm chưa đạt, Tạp chí Luật học, số 4/2007; 5) PGS.TS Trần Văn Độ: Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về giai đoạn thực hiện tội phạm, Tạp chí 10
- Tòa án nhân dân, số 5/1999; 6) PGS.TS. Dương Tuyết Miên: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, Tạp chí Luật học, số 4/2001; v.v * Nhóm thứ ba - các luận văn, luận án, bao gồm: 1) Hoàng Đức Ngọc: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010; Bùi Thị Chinh Phương: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011; v.v Tuy nhiên, các công trình trên đây mới chỉ đề cập giải quyết đến khái niệm, các đặc điểm cơ bản, việc quyết định hình phạt trong một giai đoạn của tội phạm chưa hoàn thành là chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt, mà chưa có công trình nào đi sâu và tổng quan về tội phạm chưa hoàn thành, lý giải cơ sở của việc phân chia tội phạm hoàn thành và tội phạm chưa hoàn thành, các nguyên tắc và nội dung trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn này, cũng như phân tích và giải quyết các vấn đề cùng một lúc xung quanh cả hai giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. 3. Mục đích, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất và các đặc điểm cơ bản của tội phạm chưa hoàn thành nói chung, giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt nói riêng, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội phạm chưa hoàn thành, qua đó, đề xuất hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm chưa hoàn thành. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề xung quanh tội phạm chưa hoàn thành trong luật hình sự Việt Nam - 11
- khái niệm, các dấu hiệu pháp lý và trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hoàn thành, kết hợp nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn đối với tội phạm chưa hoàn thành thông qua các báo cáo tổng kết, chuyên đề của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, cũng như thông qua một số bản án hình sự điển hình. 3.3. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, về công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới", và nhất là trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020", Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020", cũng như các công trình khoa học của các nhà khoa học, luật gia trong và ngoài nước. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu; v.v Từ đó, có 12
- sự tổng hợp kiến thức, rút ra những đánh giá, kết luận và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện liên quan đến tội phạm chưa hoàn thành để các nhà làm luật nước ta có thêm tư liệu tham khảo sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự Việt Nam. 5. Những điểm mới về mặt khoa học và đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu độc lập dựa trên kết quả tìm hiểu, tra cứu, phân tích, lập luận, làm rõ về mặt lý luận một số vấn đề về tội phạm chưa hoàn thành như: khái niệm, các dấu hiệu khách quan, chủ quan, làm rõ các nội dung về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, để từ đó có thể đưa ra những kiến giải lập pháp và mô hình khoa học về tội phạm chưa hoàn thành (chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt). Ngoài ra, về mặt thực tiễn, luận văn nghiên cứu, làm sáng tỏ bức tranh khái quát về tình hình tội phạm chưa hoàn thành trong đời sống xã hội thông qua các báo cáo tổng kết, chuyên đề của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, cũng như thông qua đánh giá các bản án hình sự. Ngoài ra, luận văn còn làm sáng tỏ một số tồn tại, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Vì vậy, luận văn còn có ý nghĩa chính trị, xã hội và pháp lý quan trọng trong việc đánh giá mức độ thực hiện tội phạm. Bởi vì xác định đúng sự kiện thực hiện tội phạm do cố ý sẽ có cơ sở cho việc xác định phạm vi mà mức độ trách nhiệm hình sự một cách có căn cứ và đúng pháp luật. Từ đó, giúp cho cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án xác định đúng trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt một cách có căn cứ đầy đủ, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, luận văn là tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đại học ở các cơ sở đào tạo về luật trong cả nước, cũng như phục vụ việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự Việt Nam sắp tới. 13
- 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hoàn thành theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm chưa hoàn thành và những kiến nghị hoàn thiện. 14
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM CHƢA HOÀN THÀNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ PHÂN CHIA CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM 1.1.1. Khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm Khoa học luật hình sự trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đa phần đều phân biệt các giai đoạn phạm tội, như là cách thức để nhận biết dấu hiệu của từng thời điểm mà tội phạm thực hiện. Trong khoa học luật hình sự Liên bang Nga thể hiện qua các quan điểm nổi bật đã được GS.TSKH. Lê Văn Cảm tổng kết trong Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 về khái niệm đang nghiên cứu như sau: 1) Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các giai đoạn chuẩn bị và trực tiếp thực hiện tội phạm cố ý, được phân biệt với nhau theo tính chất (nội dung) của hành vi đã được thực hiện và thời điểm chấm dứt xử sự có tính chất tội phạm (B.V.Zđravômưxlôv); 2) Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các giai đoạn nhất định của việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm cố ý, được phân biệt với nhau theo tính chất của những hành vi được thực hiện và thời điểm chấm dứt hành vi ấy (X.G.Kelina); 3) Các giai đoạn của việc chuẩn bị và trực tiếp thực hiện tội phạm được quy định trong luật và được phân biệt với nhau theo tính chất và nội dung của hành vi người phạm tội thực hiện, cũng như mức độ kết thúc hành vi phạm tội (Ê.F.Pobegailô) [8, tr. 440-441]. Còn trong khoa học luật hình sự Việt Nam, các nhà khoa học luật hình sự, về cơ bản, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu và đưa ra các quan điểm khác nhau về tội phạm chưa hoàn thành và nói chung đều thừa nhận chỉ những tội 15
- phạm do phạm tội cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, bằng ý chí chủ quan của mình quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng thì mới có các giai đoạn phạm tội. GS.TSKH. Lê Văn Cảm viết: Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước phát triển theo một trình tự nhất định mà tội phạm trải qua, được thể hiện bằng việc thực hiện các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm tương ứng và bằng mức độ khác nhau của việc thể hiện sự cố ý phạm tội của chủ thể [8, tr. 441]. Hay tác giả Trần Văn Đượm lại đưa ra quan điểm tương tự và liệt kê các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm là "các bước trong quá trình thực hiện tội phạm bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành" [Dẫn theo 44, tr. 176]. Hay gần đây, TS. Trịnh Tiến Việt quan niệm: "Các giai đoạn phạm tội được hiểu là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ở từng thời điểm, bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành" [56, tr. 156]; v.v Nói chung, từ những quan điểm nêu trên, chúng ta có thể rút ra những điểm chung cơ bản của các giai đoạn thực hiện tội phạm là chỉ ở các tội cố ý, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, người phạm tội bằng ý chí chủ quan của mình quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng thì mới có các giai đoạn phạm tội. Từ đó cũng có thể hiểu, các giai đoạn thực hiện tội phạm không có trong tội phạm vô ý, bởi trong tội phạm vô ý người phạm tội không nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội, không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và cũng không mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội bởi hành vi đó. 16
- Như vậy, trong phạm tội cố ý, có hai hình thức lỗi (hay còn gọi là hai dạng) cố ý là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Như vậy vấn đề đặt ra cho các giai đoạn thực hiện tội phạm là hình thức lỗi cố ý trực tiếp hay hình thức lỗi cố ý gián tiếp, hay chung cho cả hai hình thức lỗi cố ý. Hầu hết các nhà hình sự học, luật gia cho rằng các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra với tội phạm thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp [3, tr. 223]. Lý giải cho quan điểm này, các tác giả đều cho rằng, ở lỗi cố ý trực tiếp người phạm tội khi thực hiện một loạt hành vi như chuẩn bị công cụ, phương tiện, vạch kế hoạch, bàn bạc, rủ rê, lôi kéo người khác tham gia; v.v và tiến hành thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, người phạm tội không thể không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi thực hiện, không thể không mong muốn cho hậu quả xảy ra. Cũng có trường hợp đối với những tội có cấu thành hình thức bằng không hành động, mặc dù có lỗi cố ý trực tiếp cũng không có hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Ví dụ: Tội không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự); Tội cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 107 Bộ luật hình sự); v.v Cũng có một số quan điểm cho rằng người phạm tội với hình thức lỗi cố ý gián tiếp cũng trải qua các giai đoạn thực hiện tội phạm. Cũng trường hợp phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp cũng có ý thức lựa chọn một xử sự phạm tội. Những gì nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra ở trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp là những điều tuy chủ thể không nhằm tới nhưng họ chấp nhận việc nó xảy ra. Khi điều đó chưa xảy ra, chúng ta vẫn có thể và cần phải đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với họ, vì việc không xảy ra là do nguyên nhân khách quan, còn chủ quan người phạm tội vẫn sẵn sàng chấp nhận việc nó xảy ra. Ngoài ra, về mặt thực tiễn, hiện nay chúng ta đã gặp những vụ việc đòi hỏi cần 17
- xét xử về hình sự và việc xét xử này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở thừa nhận nguyên tắc: Các giai đoạn thực hiện tội phạm và trách nhiệm hình sự đối với các giai đoạn phạm tội được đặt ra cho cả trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp [19, tr. 68-69]. Do đó, việc đặt ra cho các giai đoạn thực hiện tội phạm với hình thức lỗi cố ý gián tiếp là chưa thật chính xác, bởi vì trong tội phạm do lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội không nhận thức trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội, không mong muốn hậu quả xảy ra, nên không thể có các giai đoạn chuẩn bị phạm tội cũng như phạm tội chưa đạt. Bộ luật hình sự Việt Nam quy định các giai đoạn thực hiện tội phạm bao gồm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự cũng chỉ nêu chuẩn bị phạm tội tại Điều 17, phạm tội chưa đại tại Điều 18, còn tội phạm hoàn thành không quy định thành một điều luật cụ thể mà được phản ánh thông qua nội dung của 276 tội danh trong Phần các tội phạm Bộ luật này. Trong đó, chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu tiên của các giai đoạn thực hiện tội phạm và là giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến kết quả phạm tội. Các giai đoạn kế tiếp là phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Có thể nói việc quy định cách phân chia các giai đoạn thực hiện tội phạm như vậy, thể hiện tính hợp lý cao về khoa học và thực tiễn. Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" [32]. Như vậy, việc quy định rõ chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt trong Bộ luật hình sự là cơ sở để xác định mức độ và tính chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội, từ đó làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự một cách chính xác, hợp tình, hợp lý, bảo đảm sự chặt chẽ trong quyết định hình phạt, thể hiện được các nguyên tắc pháp chế và công bằng, để Tòa án đưa ra được các quyết định hình phạt một cách công minh, chính xác, không để lọt tội phạm và người phạm tội, nhưng cũng không làm oan người vô tội. 18
- Ngoài ra, thực tiễn xét xử ở nước ta từ trước đến nay hầu hết chỉ thừa nhận các giai đoạn thực hiện tội phạm do lỗi cố ý mà không đặt ra vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm đối với lỗi cố ý trực tiếp, bởi vì trong tội phạm do lỗi cố ý gián tiếp người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, thờ ơ, bàng quan với hậu quả xảy ra. Hậu quả xảy ra không phải là mục đích của người phạm tội. Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm đang nghiên cứu như sau: Các giai đoạn phạm tội là các bước của quá trình thực hiện tội phạm do cố ý (trực tiếp) do luật hình sự quy định, phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở từng thời điểm khác nhau, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Từ khái niệm nêu trên, chúng ta có thể nêu lên những đặc điểm chính của các giai đoạn thực hiện tội phạm như sau: - Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước, các giai đoạn phát triển nhất định mà tội phạm trải qua gồm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. - Các giai đoạn thực hiện tội phạm được quy định trong luật hình sự. - Các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ được đặt ra đối với tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. - Các giai đoạn thực hiện tội phạm phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau của hành vi phạm tội ở từng thời điểm trong quá trình thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành). 1.1.2. Cơ sở phân chia các giai đoạn thực hiện tội phạm Trên thế giới, khoa học luật hình sự vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về sự phân chia các giai đoạn tội phạm. GS.TS. Nguyễn Niên trong cuốn sách chủ biên "Những vấn đề cơ bản về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986 đã tổng kết như sau: 19
- Trong khoa học luật hình sự Liên Xô cũ, A.A. Gertsendon chỉ ra rằng, có 5 giai đoạn phạm tội: 1) Giai đoạn hình thành ý định; 2) Giai đoạn biểu lộ ý định; 3) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội; 4) Giai đoạn phạm tội chưa đạt; 5) Giai đoạn hoàn thành tội phạm. Trong cuốn "Giáo trình luật hình sự Xô Viết", A.A Piontkovski không công nhận hình thành ý định là một giai đoạn của quá trình phạm tội, mà coi giai đoạn biểu lộ ý định là giai đoạn đầu tiên. Giáo sư N.D.Durmanjev lại cho rằng chỉ có ba giai đoạn phạm tội: 1) Chuẩn bị phạm tội; 2) Phạm tội chưa đạt; 3) Tội phạm hoàn thành. Hầu hết các giáo trình luật hình sự của Liên Xô cũ đều chia ba giai đoạn như vậy; v.v [28, tr. 119]. Còn ở Việt Nam, trước đây, vấn đề này đã được đặt ra từ thế kỷ XV trong Bộ luật Hồng Đức của triều Lê. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kỹ thuật lập pháp, vấn đề này không được đề cập một cách rõ ràng. Nó được thể hiện qua các điều luật cụ thể và có thể rút ra bốn giai đoạn là: Âm mưu phạm tội; chuẩn bị phạm tội; phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Ở Bộ luật Hồng Đức, chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt được gọi bằng tên khác, được quy định thành những tội phạm cụ thể, có cấu thành tội phạm cụ thể và những hình phạt riêng. Trong khi đó, hiện nay, ở nước ta có hai quan điểm chính về cách phân chia số lượng các giai đoạn thực hiện tội phạm. - Quan điểm thứ nhất cho rằng, các giai đoạn thực hiện tội phạm bao gồm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Trong đó, GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng "Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành" [19, tr. 66]. Có cùng quan điểm về cách phân chia số lượng các giai đoạn thực hiện tội phạm, TS. Trịnh Tiến Việt cũng đưa ra khái niệm như sau: "Các giai đoạn phạm tội là những bước trong 20
- quá trình thực hiện tội phạm do cố ý và bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành" [55, tr. 25]; v.v Quan điểm này cũng đã được ghi nhận trong cả Phần chung và Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Ở Phần chung Bộ luật hình sự quy định các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành: Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt (Điều 17 và Điều 18); trong Phần các tội phạm quy định trường hợp tội phạm hoàn thành. Người phạm tội nếu thực hiện hết các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm ở Phần các tội phạm thì khi đó tội phạm đã hoàn thành. Nếu khi người phạm tội chỉ thực hiện được một hay một số hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm ở Phần các tội phạm (hậu quả chưa xảy ra và việc không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan), thì khi đó tội phạm được coi là chưa hoàn thành. - Quan điểm thứ hai lại cho rằng, các giai đoạn thực hiện tội phạm gồm có hai giai đoạn là chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm. Còn phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành chỉ là trường hợp riêng biệt của giai đoạn thực hiện tội phạm, chứ không thể coi là những giai đoạn chính thức được. Trong trường hợp phạm tội chưa đạt, người phạm tội chưa thực hiện được tội phạm đến cùng hoặc có thể thực hiện tội phạm đến cùng nhưng kết quả mong muốn không đạt được. Còn trong trường hợp tội phạm hoàn thành, người phạm tội đã thực hiện được đầy đủ mọi hành vi phạm tội và đạt được kết quả mong muốn. Như vậy, quan điểm này cho rằng, rõ ràng là phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành chỉ là những trường hợp riêng biệt của quá trình thực hiện tội phạm [16, tr. 117]; v.v Theo chúng tôi, quan điểm thứ nhất được ghi nhận trong Bộ luật hình sự hiện hành, cụ thể hơn và sát thực tế hơn. Có thể nói đây là quan điểm phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình phạm tội; phù hợp với yêu cầu đấu tranh chống tội phạm của Nhà nước; quan điểm này đồng thời đảm bảo sự chính xác trong phân hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt, từ đó bảo vệ được 21
- quyền tự do của công dân, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Trong thực tiễn, không phải tất cả trường hợp người phạm tội đều tiến hành tất cả các giai đoạn từ chuẩn bị phạm tội, đến phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Nếu tội phạm được thực hiện tuần tự từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối thì có nghĩa tội phạm đã hoàn thành. Có những trường hợp sau khi có ý định phạm tội, người phạm tội lập tức thực hiện ngay ý định mà không có sự chuẩn bị gì hết (không trải qua giai đoạn chuẩn bị phạm tội). Hoặc có trường hợp người phạm tội mới bắt tay vào chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội hay tạo ra những điều kiện thuận lợi khác để thực hiện tội phạm thì bị bắt giữ. Hoặc người phạm tội sau khi đã tạo ra được nhiều điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm và đã bắt tay vào thực hiện tội phạm nhưng lại không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách quan (hậu quả không xảy ra); v.v Ở Việt Nam hiện nay, luật hình sự không quy định việc biểu lộ ý định phạm tội là một giai đoạn phạm tội. Tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự quy định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội " [32]. Như vậy, những gì không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không phải là tội phạm. Ý định phạm tội là những suy nghĩ, tính toán hình thành trong đầu óc con người. Ý định phạm tội chỉ thể hiện ra bên ngoài và có khả năng gây ra nguy hiểm cho xã hội khi người đó thực hiện hành vi. Khi ý định chưa thể hiện ra bằng hành vi thì nó vẫn nằm trong đầu óc con người, chưa tác động đến thế giới khách quan, vì vậy nó chưa có khả năng gây ra những nguy hiểm cho xã hội. Biểu lộ ý định phạm tội là việc thể hiện ý định ra ngoài bằng lời nói, chữ viết, cử chỉ, điệu bộ có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp (như đe dọa). Ý định có thể có hai chiều hướng: hoặc có thể được suy nghĩ, tính toán thêm để quyết định thể hiện ra bên ngoài bằng hành động, hoặc có thể bị thay đổi, từ bỏ vì nguyên nhân nào đó (khách quan hoặc chủ quan). Như vậy, ý định phạm tội chưa biết có được thực hiện trong thực tế hay không. Tóm lại, ý định chưa 22