Luận văn Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt

pdf 113 trang vuhoa 25/08/2022 7020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_moi_quan_he_giua_mien_trach_nhiem_hinh_su_va_mien_h.pdf

Nội dung text: Luận văn Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HỒNG TRINH MỐI QUAN HỆ GIỮA MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN HÌNH PHẠT Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 60 38 40 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Mạnh Hùng HÀ NỘI – 2012
  2. Công trình được hoàn thành tại Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Mạnh Hùng Phản biện 1: . Phản biện 2: Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ họp tại Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Vào hồi: giờ ngày tháng năm
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Thị Hồng Trinh
  4. MỤC LỤC Trang Danh mục các bảng 1 Danh mục các biểu đồ 2 MỞ ĐẦU 3 Chương 1. Một số vấn đề chung về miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt 9 1.1. Khái niệm, đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt 9 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự và phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với một số khái niệm khác 9 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của miễn hình phạt và phân biệt miễn hình phạt với một số khái niệm khác 16 1.2. Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt 20 1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945 20 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 26 1.2.3. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 31 1.3. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về miễn trách 32
  5. nhiệm hình sự và miễn hình phạt 1.3.1. Pháp luật hình sự Nhật Bản . 33 1.3.2. Pháp luật hình sự Liên Bang Nga 34 1.3.3. Pháp luật hình sự Thụy Điển 38 Chương 2. Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 và thực trạng giải quyết mối quan hệ này ở nước ta trong những năm gần đây 41 2.1. Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo Bộ luật hình sự năm 1999 41 2.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt 53 2.2.1. Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 53 2.2.2. Các trường hợp miễn hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 65 2.3. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 68 2.3.1. Tình hình áp dụng miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt 68 2.3.2. Những tồn tại của việc giải quyết mối quan hệ giữa miễn 76 trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong thực tiễn áp dụng
  6. pháp luật của nước ta . 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc giải quyết mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong thực tiễn áp dụng pháp luật của nước ta . 80 Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong thực tiễn . 85 3.1. Hoàn thiện pháp luật 85 3.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự 85 3.1.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự 91 3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt nói riêng 93 3.3. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bản lĩnh nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của cán bộ các cơ quan tư pháp 95 3.4. Tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt . 97 3.5. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp 98
  7. KẾT LUẬN . 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Sự khác nhau giữa miễn trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (không phải chịu trách nhiệm hình sự). Bảng 2. Sự khác nhau giữa miễn hình phạt và miễn chấp hành hình phạt. Bảng 3. Sự khác nhau giữa miễn hình phạt và hình phạt cảnh cáo. Bảng 4: Số bị can được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra từ năm 2005 đến năm 2010 Bảng 5. Tổng số bị can được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn truy tố từ năm 2005 đến năm 2010 Bảng 6. Tổng số bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong giai đoạn xét xử sơ thẩm từ năm 2005 đến năm 2010 1
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Tỷ lệ bị can được miễn trách nhiệm hình sự theo các nhóm tội ở giai đoạn điều tra từ năm 2005 đến năm 2010. Biều đồ 2. Đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự từ năm 2005 cho đên 30/06/2009. Biểu đồ 3. Tổng số bị can được miễn trách nhiệm hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố. Biểu đồ 4. Tỷ lệ bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo các nhóm tội ở giai đoạn xét xử sơ thẩm từ năm 2005 đến năm 2010. 2
  10. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bất kỳ một nhà nước pháp quyền đích thực nào, các quy định của pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung và các quy định của pháp luật hình sự nói riêng bên cạnh việc nhằm mục đích đấu tranh phòng và chống tội phạm còn phải thực hiện tốt nguyên tắc nhân đạo. Là những chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam, miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt không chỉ thể hiện chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự mà còn phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội – động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng để trở thành người có ích cho xã hội. Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết về chế định miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt; tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự khi đề cập đến hai chế định này vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau cũng như còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Đặc biệt các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu từng chế định riêng lẻ mà việc khái quát mối quan hệ giữa chúng chưa được quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ thống và toàn diện. Vì vậy, giải quyết tốt mối quan hệ này là tạo điều kiện để áp dụng đúng đắn và chính xác các quy định của hai chế định này; đồng thời tạo ra những cơ sở pháp lý thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mặt khác, thực tiễn áp dụng hai chế định này cũng đặt ra nhiều vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ như: khái niệm pháp lý của “miễn trách nhiệm hình sự”, “miễn hình phạt”, hậu quả 3
  11. pháp lý cụ thể của việc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, và trong thực tiễn hiện nay đang tồn tại nhiều trường hợp có thể được áp dụng việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với những người đã thực hiện hành vi tương ứng nhưng chưa được nhà làm luật quy định trong pháp luật hiện hành. Như vậy, việc tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, có hệ thống mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt; đồng thời đánh giá việc áp dụng hai chế định này trong thực tiễn để đưa ra những kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chúng trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay không chỉ có ý nghĩa lý luận – thực tiễn quan trọng mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt” để làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Miễn trách nhiệm hình sự cũng như miễn hình phạt đều là những vấn đề cơ bản, phong phú và phức tạp của luật hình sự nên từ trước đến nay luôn được các nhà luật hình sự trên thế giới và trong nước quan tâm. Ở nước ta, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến hai chế định trên, đặc biệt là chế định miễn trách nhiệm hình sự. Trong đó đáng chú ý là những công trình sau: - Bản chất pháp lý của các khái niệm: miễn trách nhiệm hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chịu trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (Tạp chí kiểm sát, số 01/2002); Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI (NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2002, tr221-239); Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự - Sách chuyên khảo sau đại học (NXB Đại học Quốc 4
  12. gia Hà Nội, 2005); Phân biệt miễn trách nhiệm hình và miễn hình phạt (Tạp chí khoa học pháp lý, số 02/2004) của GS.TSKH Lê Cảm. - Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí khoa học, số 4/1997) của TS Nguyễn Ngọc Chí. - Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2001) của GS. TS Phạm Hồng Hải. - Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí Luật học, số 5/1997)(Tạp chí Luật học, số 4/2002) của TS. Lê Thị Sơn. - Hoàn thiện các quy định về miễn trách nhiệm hình sự (Tạp chí kiểm sát số 5/2004); Một số vấn đề về những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Kiểm sát, số 8/2004); Về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 (Tạp chí Khoa học, số 1/2004); Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam (Luận án tiến sỹ luật học, khoa Luật ĐH Quốc gia năm 2008); Về trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đưa hối lộ (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2008) của TS. Trịnh Tiến Việt. - Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Luật học, số 1/2006); Về chế định miễn hình phạt trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2006) của TS. Trịnh Tiến Việt, và ThS. Trần Thị Quỳnh. - Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt của TS. Trương Quang Vinh (trong sách Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000). 5
  13. - Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt (trong sách Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003) do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ Biên - Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt (trong sách Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần chung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001) của GS.TS Trần Văn Độ. - Các chế định trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt và miễn hình phạt trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học Quốc gia, 2008) . - Trần Thị Quỳnh. Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Luật học, H. 2007. Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã giải quyết nhiều vấn đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra. Tuy nhiên, đây vẫn là là những chế định mà nhiều nội dung vẫn chưa đạt đến sự đồng thuận và gây tranh luận sôi nổi trong giới khoa học luật hình sự từ trước đến nay. 3.Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; thực trạng giải quyết mối quan hệ miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong những năm gần đây (từ năm 2005 đến năm 2009) để từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với hai chế định quan trọng này trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. 6
  14. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt mà cụ thể là một số vấn đề chung về miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt; mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới; thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong những năm gần đây (từ năm 2005 đến năm 2009); một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng miễn trách nhiệm áp dụng miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt. Bên cạnh đó, để giải quyết một cách có hệ thống mối quan hệ giữa hai chế định này thì cần phải đề cập đến một loạt các vấn đề khác của luật hình sự và luật tố tụng hình sự như trách nhiệm hình sự, hình phạt, các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung vào giải quyết những vấn đề sau: Về mặt lý luận: trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề về chế định miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành. Về thực tiễn: nghiên cứu và đánh giá tình hình áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; những kết quả cũng như các tồn tại trong việc giải quyết mối quan hệ miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong thực tiễn áp dụng pháp luật nước ta; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Qua đó có thể nhận thức một cách sâu sắc, toàn diện về mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt, cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động vận dụng lý luận vào thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự. 7
  15. 3.5. Phạm vi nghiên cứu: * Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt dưới góc độ của luật hình sự. Đồng thời, cũng đề cập đến một số quy phạm của luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. * Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu về thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn đặc biệt chú trọng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, so sánh, tổng hợp để chọn lọc kinh nghiệm thực tiễn, tri thức khoa học trong và ngoài nước. 5. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và điểm mới về khoa học của luận văn Về mặt lý luận: đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo, đồng bộ đầu tiên đề cập một cách sâu sắc về mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học. Về mặt thực tiễn: luận văn góp phần vào việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ của hai chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam: miễn trách nhiệm hình sự - miễn hình phạt; từ đó đưa ra những kiến giải nhằm hoàn thiện hai chế định này ở khía cạnh lập pháp cũng như áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu khoa học, học viên cao học, nghiên cứu sinh Điểm mới khoa học của luận văn: trong một chừng mực nhất định có thể khẳng định đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo, đồng bộ đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sỹ đề cập tới mối quan hệ giữa miễn trách nhiệm hình sự 8
  16. và miễn hình phạt. Bên cạnh đó, tác giả luận văn còn chỉ ra những vướng mắc, tồn tại trong về mặt kỹ thuật lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng để từ đó có thể đưa ra những kiến giải nhằm hoàn thiện những thiếu sót. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bố cục gồm ba chương. 9
  17. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN HÌNH PHẠT 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ MIỄN HÌNH PHẠT 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của miễn trách nhiệm hình sự và phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với một số khái niệm khác Là một trong những chế định quan trọng của pháp luật hình sự Việt Nam, miễn trách nhiệm hình sự đã được ghi ngay trong lần pháp điển hóa đầu tiên bằng việc thông qua Bộ luật hình sự năm 1985; cho đến Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định về miễn trách nhiệm hình sự ngày càng được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp hơn với thực tiễn áp dụng pháp luật của nước ta. Tuy nhiên, xét trên phương diện lập pháp cho thấy chế định này vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện, điều này được thể hiện trước hết ở chỗ mặc dù đã trải qua hai lần pháp điển hóa pháp luật hình sự nhưng khái niệm pháp lý của miễn trách nhiệm hình sự chưa bao giờ được ghi nhận trong pháp luật thực định. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam xung quanh vấn đề khái niệm của miễn trách nhiệm hình sự còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau: - Quan điểm thứ nhất cho rằng miễn trách nhiệm hình sự là miễn kết tội đối với người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm: “Miễn trách nhiệm hình sự là không buộc tội một người chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện” [25, tr.321]; hoặc “miễn trách nhiệm hình sự là miễn kết tội cũng như áp dụng hình phạt đối với người thực hiện tội phạm và do vậy họ không bị coi là có tội”[11, tr.14]. 10
  18. Nếu theo lôgic pháp lý thì việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự phải xuất phát từ việc áp dụng trách nhiệm hình sự, hay nói cách khác không thể áp dụng miễn trách nhiệm hình sự khi chưa đủ căn cứ để khẳng định một người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã phạm hoặc đối với người không phải chịu trách nhiệm hình sự (các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi). Trách nhiệm hình sự chỉ chính thức được thực hiện khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật nên miễn trách nhiệm hình sự cũng phải do Tòa án quyết định: khi nhận thấy có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho một người thì trước hết Tòa án phải tuyên người đó phạm tội cụ thể sau đó mới xét đến việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự cho người đó. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định không chỉ Tòa án mà cả Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng có quyền áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự; đây cũng là vấn đề mà các nhà lập pháp cần xem xét thêm trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong thời gian tới đây. - Quan điểm thứ hai cho rằng miễn trách nhiệm hình sự là không truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự: “miễn trách nhiệm hình sự là không truy cứu trách nhiệm hình sự một người về việc đã thực hiện tội phạm được quy định trong Luật hình sự, thể hiện trong một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền” [20, tr.238], [16, tr.53.]; “miễn trách nhiệm hình sự là miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và đương nhiên kéo theo cả miễn phải chịu hậu quả tiếp theo do việc thực hiện trách nhiệm hình sự từ phía Nhà nước đem lại như: miễn bị kết tội, miễn phải chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và miễn bị mang án tích. Trên thực tế có thể có trường hợp người phạm tội được Tòa án miễn trách nhiệm trong giai đoạn xét xử. Trong trường hợp này, miễn trách nhiệm hình sự chỉ bao gồm 11
  19. miễn chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và miễn mang án tích”[19, tr.19]. Truy cứu trách nhiệm hình sự là tổng thể hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án nhằm xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Đây là một quá trình với nhiều giai đoạn kế tiếp nhau và được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố bị can. Ở giai đoạn điều tra hoặc truy tố nếu có căn cứ để miễn trách nhiệm cho bị can thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án. Trong trường hợp này, mặc dù hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không tiếp tục được thực hiện nhưng người phạm tội thực tế đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự; do đó không thể đồng nhất giữa miễn trách nhiệm hình sự với miễn truy cứu trách nhiệm hình sự . - Quan điểm thứ ba cho rằng miễn trách nhiệm hình sự việc xóa bỏ (miễn) hậu quả pháp lý của tội phạm: “Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam và được thể hiện bằng việc xóa bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự cấm đối với người bị coi là lỗi trong việc thực hiện hành vi đó” [8, tr.753]; “miễn trách nhiệm hình sự là miễn hậu quả pháp lý đối với một tội phạm do pháp luật quy định” [28, tr.269]; “miễn trách nhiệm hình sự là không buộc một người gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do việc người đó đã thực hiện hành vi phạm tội, mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội” [35, tr.71] Hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm là người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự - dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý nào khác. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì hệ thống các dạng trách nhiệm hình sự bao gồm: các biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất (các hình phạt chính và 12
  20. hình phạt bổ sung và nếu chủ thể bị kết án và phải chịu hình phạt thì người đó còn bị coi là có án tích); các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác – các biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn hình phạt (các biện pháp tư pháp chung và các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội – các biện pháp thay thế hình phạt). Do đó, nếu một người được miễn trách nhiệm hình sự thì họ sẽ được loại trừ toàn bộ các hậu quả pháp lý nêu trên, đồng thời họ không có án tích. Cần lưu ý rằng miễn trách nhiệm hình sự là miễn hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm chứ không phải là hậu quả của tội phạm - “sự gây thiệt hại cụ thể nhất định đáng kể do hành vi phạm tội gây ra cho các lợi ích (khách thể) được bảo vệ bằng pháp luật hình sự” [8, tr 367]. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, chúng tôi đưa ra khái niệm về miễn trách nhiệm hình sự như sau: “miễn trách nhiệm hình sự là một chế định nhân đạo của Luật hình sự do cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng áp dụng và nhằm hủy bỏ hậu quả pháp lý hình sự của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho bị Luật hình sự cấm đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó”. Xuất phát từ khái niệm đã nêu, đồng thời trên cơ sở phân tích các quy phạm pháp luật hình sự hiện hành có liên quan đến việc giải quyết vấn đề miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 cho phép chỉ ra năm đặc điểm cơ bản như sau: - Đặc điểm thứ nhất, miễn trách nhiệm hình sự là chế định phản ánh rõ nét nhất nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và của pháp luật hình sự nói riêng; cùng với các chế định khác như các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, đại xá, đặc xá thể hiện nguyên tắc “nghiêm trị kết hợp 13
  21. với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục thuyết phục” xuyên suốt trong chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước ta. Miễn trách nhiệm hình sự là sự khoan hồng của Nhà nước ta đối với người phạm tội cũng như hành vi phạm tội của họ. - Đặc điểm thứ hai, miễn trách nhiệm hình sự chỉ có thể được đặt ra đối với người mà hành vi của họ thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong phần tội phạm Bộ luật hình sự, đồng thời họ lại có những căn cứ và những điều kiện do luật định để không phải gánh chịu hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm đó. - Đặc điểm thứ ba, người được miễn trách nhiệm hình sự mặc dù không phải gánh chịu các hậu quả pháp lý hình sự của hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện như không phải chịu hình phạt – biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước hay các biện pháp tư pháp, đồng thời cũng không bị coi là có án tích nhưng họ vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp tác động khác về mặt pháp lý thuộc các ngành luật tương ứng khác vào thời điểm trước hoặc sau khi miễn trách nhiệm hình sự. - Đặc điểm thứ tư, đối tượng được áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hình sự chỉ có thể là cá nhân người phạm tội thỏa mãn điều kiện luật định: là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm bị luật hình sự cấm; mặt khác, họ lại đáp ứng được những điều kiện cụ thể được quy định tại phần chung cũng như phần tội phạm của Bộ luật hình sự. - Đặc điểm thứ năm, miễn trách nhiệm hình sự chỉ do một cơ quan tư pháp có thẩm quyền nhất định (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án) áp dụng phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng tương ứng cụ thể khi có đầy đủ 14
  22. các căn cứ có tính chất bắt buộc (hoặc tùy nghi) do pháp luật hình sự quy định. * Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự với loại trừ trách nhiệm hình sự (không phải chịu trách nhiệm hình sự): Trong Bộ luật hình sự năm 1999, bên cạnh thuật ngữ “miễn trách nhiệm hình sự” thì các nhà lập pháp còn sử dụng thuật ngữ “không phải chịu trách nhiệm hình sự” (Điều 11; khoản 1 Điều 13) và “loại trừ trách nhiệm hình sự” (đoạn 2 Điều 53). Do đó, việc phân biệt hai chế định này dựa trên các tiêu chí dưới đây có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức cũng như áp dụng chúng trong thực tiễn: Tiêu chí Miễn trách nhiệm hình sự Loại trừ trách nhiệm hình sự Là việc hủy bỏ hậu quả pháp Là việc thực hiện hành vi nguy lý hình sự của việc thực hiện hiểm cho xã hội của người nào Nội hành vi nguy hiểm cho xã đó không đưa đến hậu quả pháp dung hội bị luật hình sự cấm đối lý hình sự tùy theo từng trường pháp lý với người bị coi là có lỗi hợp tương ứng cụ thể. trong việc thực hiện hành vi đó - Hành vi đã thỏa mãn đầy - Hành vi tuy về mặt hình thức đủ năm dấu hiệu của tội có dấu hiệu của hành vi vi phạm phạm; pháp luật hình sự nhưng lại thiếu Hành vi một trong năm dấu hiệu của tội đã thực phạm nên tính chất tội phạm của hiện hành vi đó được loại trừ. - Hành vi đã thực hiện là - Hành vi đã thực hiện không bị hành vi vi phạm pháp luật coi là tội phạm mà chỉ là hành vi hình sự - tội phạm. trái đạo đức hoặc vi phạm kỷ 15
  23. luật. Không phải chịu hậu quả Không phải chịu trách nhiệm Hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội hình sự trên các cơ sở chung. pháp lý phạm. Đối tượng áp Người phạm tội Người không phạm tội dụng Có 9 trường hợp: Điều 19, Có 6 trường hợp: khoản 4 Điều Điều 25, khoản 2 Điều 69, 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Các khoản 3 Điều 80, đoạn 2 Điều 15, Điều 16 – Bộ luật hình trường khoản 6 Điều 289, khoản 6 sự năm 1999. hợp Điều 290, và khoản 3 Điều 314) – Bộ luật hình sự năm 1999. Bảng 1. Sự khác nhau giữa miễn trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (không phải chịu trách nhiệm hình sự). 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của miễn hình phạt và phân biệt miễn hình phạt với một số khái niệm khác. Cùng với miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cũng là một trong những chế định nhân đạo của chính sách hình sự nói chung và của pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng. Ngay trong lần pháp điển hóa luật hình sự đầu tiên, miễn hình phạt đã được ghi nhận về mặt pháp lý song cho đến nay chế định này còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về mặt lập pháp cũng như thực tiễn áp dụng bởi đến lần pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ hai các nhà làm luật vẫn chưa đưa ra được một khái niệm pháp lý chính thống về miễn hình phạt. 16
  24. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm miễn hình phạt, khái quát lại có thể chia thành hai nhóm như sau: - Nhóm thứ nhất (ghi nhận nội dung và hậu quả pháp lý, nhưng không đề cập tới thẩm quyền áp dụng): “Miễn hình phạt là không buộc người phạm tội phải biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện” [26, tr.425] hoặc “Miễn hình phạt là không buộc một người phải chịu hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện”.[ 25, tr.323] - Nhóm thứ hai (ghi nhận tương đối đầy đủ về nội dung, hậu quả pháp lý cũng như thẩm quyền áp dụng và giai đoạn áp dụng): “Miễn hình phạt là hủy bỏ biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất cho người bị kết án mà lẽ ra Tòa án phải tuyên trong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người này” [8, tr.779], hoặc “Miễn hình phạt được áp dụng trong trường hợp Tòa án kết tội nhưng không áp dụng hình phạt đối với người phạm tội do có những điều kiện mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định”[12, tr.196]. Nhìn chung, các quan điểm trên về khái niệm miễn hình phạt đều khẳng định rõ nội dung pháp lý cũng như hậu quả pháp lý, song có thể thấy rằng chưa có một quan điểm nào phản ánh được bản chất pháp lý của chế định này – miễn hình phạt là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam – đặc điểm này có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với người phạm tội. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về miễn hình phạt như sau: “Miễn hình phạt là một chế định nhân đạo của Luật hình sự Việt Nam do Tòa án áp dụng được thể hiện bằng việc miễn áp dụng biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất là hình phạt cho người bị kết án đối với tội phạm mà họ đã thực hiện”. 17
  25. Từ khái niệm trên cho phép chỉ ra năm đặc điểm cơ bản như sau: - Đặc điểm thứ nhất: miễn hình phạt là một trong những chế định nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam bởi người kết án khi được miễn hình phạt sẽ không phải chấp hành các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt. Tính nghiêm khắc của hình phạt được thể hiện ở chỗ người bị kết án bị hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do hay thậm chí bị tước bỏ cả tính mạng (trong trường hợp bị áp dụng hình phạt tử hình). - Đặc điểm thứ hai, miễn hình phạt chỉ đặt ra đối với người bị kết án nào mà nếu không đáp ứng đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do luật định để được miễn hình phạt thì người đó phải bị Tòa án áp dụng một hình phạt nào đó trên thực tế theo quy định của pháp luật hình sự. - Đặc điểm thứ ba, mặc dù người được miễn hình phạt được miễn áp dụng biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất là hình phạt đối với hành vi phạm tội đã thực hiện và người đó đương nhiên được xóa án tích nhưng thực tiễn xét xử cho thấy tùy các tình tiết cụ thể của vụ án người được miễn hình phạt vẫn có thể bị (hoặc không bị) Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp tư pháp do pháp luật hình sự quy định. - Đặc điểm thứ tư: đối tượng được áp dụng chế định miễn hình phạt theo quy định pháp luật hình sự chỉ là cá nhân người phạm tội nào đó khi có đủ căn cứ và điều kiện luật định mà không áp dụng đối với pháp nhân. - Đặc điểm thứ năm: miễn hình phạt chỉ do Tòa án áp dụng ở giai đoạn xét xử khi người bị kết án có đầy đủ căn cứ và điều kiện do pháp luật hình sự quy định. * So sánh miễn hình phạt và miễn chấp hành hình phạt Mặc dù, đây đều là những chế định phản ánh chính sách nhân đạo của luật hình sự Việt Nam do Tòa án áp dụng đối với người bị kết án khi đáp ứng đầy đủ những căn cứ và điều kiện luật định song hai chế định này không thể 18