Luận văn Mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin EMICO - Đài tiếng nói Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin EMICO - Đài tiếng nói Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_mo_hinh_cong_ty_me_cong_ty_con_tai_tong_cong_ty_pha.pdf
Nội dung text: Luận văn Mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin EMICO - Đài tiếng nói Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀO THỊ PHƯƠNG ANH MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH THÔNG TIN EMICO - ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI, 2007
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀO THỊ PHƯƠNG ANH MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH THÔNG TIN EMICO - ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY ĐƯỜNG HÀ NỘI, 2007
- MỤC LỤC Trang Lêi më ®Çu 1 Ch•¬ng 1: M« h×nh C«ng ty mÑ – c«ng ty con: mét sè vÊn ®Ò lý luËn 6 vµ kinh nghiÖm quèc tÕ 1.1. Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn vÒ m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con 6 1.1.1. Kh¸i niÖm vÒ m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con 6 1.1.2. Vai trß vµ ®Æc ®iÓm cña m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con 13 1.2. C¬ cÊu tæ chøc cña m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con 16 1.3. Nghiªn cøu m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con ë mét sè n•íc vµ bµi häc kinh nghiÖm 19 1.3.1. M« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con ë mét sè n•íc 21 1.3.2. Bµi häc kinh nghiÖm cã thÓ vËn dông ë ViÖt Nam 34 Ch•¬ng 2: M« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con t¹i Tæng c«ng ty EMICO 36 2.1. Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con ë ViÖt Nam 36 2.1.1. Nh÷ng c¨n cø ph¸p lý cña viÖc ¸p dông m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con 36 2.1.2. C¸c nh©n tè ¶nh h•ëng ®Õn viÖc ¸p dông m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con 40 2.1.3. Kh¸i qu¸t sù ph¸t triÓn m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con ë n•íc ta 45 2.2. HiÖn tr¹ng m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con t¹i Tæng c«ng ty EMICO 47
- 2.2.1. Sù cÇn thiÕt ¸p dông m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con t¹i Tæng c«ng ty EMICO 47 2.2.2. Vµi nÐt kh¸i qu¸t vÒ Tæng c«ng ty EMICO 50 2.2.3. HiÖn tr¹ng m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con t¹i Tæng c«ng ty EMICO 51 Ch•¬ng 3: Mét sè gi¶i ph¸p nh»m hoµn thiÖn ph¸t triÓn m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con t¹i Tæng c«ng ty EMICO 73 3.1. Môc tiªu hoµn thiÖn ph¸t triÓn m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con t¹i Tæng c«ng ty EMICO 73 3.1.1. Tæng c«ng ty EMICO trong bèi c¶nh chung cña ®Êt n•íc 73 3.1.2. Môc tiªu hoµn thiÖn ph¸t triÓn m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con t¹i Tæng c«ng ty EMICO ®Õn n¨m 2010 75 3.2. Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn vµ ph¸t triÓn m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con t¹i Tæng c«ng ty EMICO 81 3.2.1. Gi¶i ph¸p hoµn thiÖn m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con t¹i Tæng c«ng ty EMICO 81 3.2.2. Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn trong thêi gian tíi cña EMICO theo m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con 83 3.3. C¸c ®iÒu kiÖn ®Ó thùc hiÖn c¸c gi¶i ph¸p 91 3.3.1. Ph¸t triÓn thÞ tr•êng tµi chÝnh, t¹o m«i tr•êng b×nh ®¼ng cho c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp 91 3.3.2. N©ng cao chÊt l•îng qu¶n lý Nhµ n•íc ®èi víi c¸c c«ng ty cæ phÇn theo m« h×nh c«ng ty mÑ – c«ng ty con 94 KÕt luËn 96 Tµi liÖu tham kh¶o 97
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CTM : Công ty mẹ CTC : Công ty con Cty CP : Công ty Cổ phần CTM-CTC : Công ty mẹ - công ty con CLCS : Chiến lược chính sách DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước ĐVT : Đơn vị tính GM : General Moto HĐQT : Hội đồng quản trị HĐBT : Hội đồng Bộ trưởng HĐGĐ : Hội đồng Giám đốc KD : Kinh doanh KHKT : Khoa học Kỹ thuật KHXH : Khoa học xã hội NXB : Nhà Xuất bản PT-TH : Phát thanh – Truyền hình TCT : Tổng công ty TQ : Trung Quốc TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TGĐ : Tổng Giám đốc TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
- UNDP : Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UBND : Uỷ ban nhân dân VNĐ : Đồng Việt Nam WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới XD : Xây dựng XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục Trang 1. Sơ đồ: Sơ đồ 1: Sơ đồ về mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng công ty EMICO. 57 2. Bảng biểu: Bảng 1: Vốn tài sản của Công ty mẹ. 58 Bảng 2: Số lượng và trình độ lao động tại Công ty mẹ. 59 Bảng 3: Tình hình vốn và tài sản năm 2 năm 2006, 2007 tại Công ty 59 Cổ phần Thiết bị Phát thanh – Truyền hình. Bảng 4: Thống kê lao động từ năm 2006 đến giữa quý IV năm 2007. 60 Bảng 5.1: Tình hình vốn và tài sản năm 2006 và năm 2007. 60 Bảng 5.2: Tình hình vốn và tài sản. 60 Bảng 6: Thống kê lao động năm 2006 đến hết Quý IV năm 2007. 61 Bảng 7: Thống kê lao động năm 2006 và đến giữa quý IV năm 2007. 61 Bảng 8: Kế hoạch phát triển kinh doanh đến năm 2010. 77 Bảng 9: Kế hoạch phát triển lao động đến năm 2010. 77 Bảng 10: Kế hoạch đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con đến 78 năm 2010. Bảng 11: Trình độ lao động tại công ty mẹ. 79 Bảng 12: Dự kiến phát triển lao động. 79
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức gay gắt đòi hỏi phải tăng cường năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, sau một thời gian cải cách và mở cửa, môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng được cải thiện và thuận lợi cho sự phát triển của các tập đoàn kinh tế. Cùng với thực tế phát triển của các tổng công ty, cải cách doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu hội nhập, môi trường pháp lý dần được hoàn thiện. Năm 2005, Luật Doanh nghiệp thống nhất được ban hành, Nghị định số 153/2004/NĐ-CP của Chính phủ về tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Đây là những cơ sở pháp lý mở đường cho việc thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Mô hình công ty mẹ – công ty con là một mô hình liên kết chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa công ty mẹ và các công ty con. Một công ty mẹ với nhiều công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau tạo ra một thế mạnh chung. Hiện nay đây là mô hình tiên tiến mà các tập đoàn lớn trên thế giới đều áp dụng. Mô hình này cũng có nhiều điểm tương đồng với mô hình Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng hiệu quả mô hình này cần được vận dụng sáng tạo cho phù hợp với những điều kiện thực tế ở Việt Nam. Các Tổng công ty nhà nước được thành lập từ hơn 10 năm qua ở Việt Nam trong các ngành công nghiệp, năng lượng, giao thông, viễn thông đều - 1 -
- nắm giữ những vai trò chủ chốt trong nền kinh tế, là lực lượng bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô, cung ứng sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong thực tế khách quan, cũng cần thấy rằng mô hình Tổng công ty chưa tạo ra sự liên kết kinh tế, gắn bó về lợi ích, thị trường nội bộ Tổng công ty, chưa thể hiện được sức mạnh tổng hợp. Do đó, việc đổi mới và tổ chức lại các Tổng công ty sẽ giúp sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của quốc gia, phát huy tốt vị trí, vai trò của các Tổng công ty trong phát triển để phù hợp với cơ chế thị trường. Tổng công ty Phát triển Phát thanh Truyền hình Thông tin EMICO là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam được thành lập từ năm 1969. Tiền thân là công ty Vật tư kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình là đơn vị đầu tiên sản xuất, cung cấp, lắp đặt thiết bị vật tư kỹ thuật cho ngành phát thanh - truyền hình trong cả nước. Sau nhiều năm hoạt động, Tổng công ty EMICO đã tạo ra được sự chuyển biến tốt về mặt công tác, đạt được những kết quả theo mục tiêu và nhiệm vụ của Tổng công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, Tổng công ty cũng gặp không ít áp lực và khó khăn của quá trình toàn cầu hoá, sự chi phối của các đối thủ cạnh tranh trên thương trường, nhu cầu vốn tập trung và những hạn chế trong mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của Tổng công ty đã thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Đây là mô hình đã được các nhà quản lý trên thế giới đánh giá là hiệu quả và được áp dụng ngày càng rộng rãi, là công cụ để mở rộng sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, vừa để chia sẻ, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, thu hút được nhiều vốn từ xã hội, vừa đảm bảo được sự kiểm soát, điều hành của Tổng công ty, đồng thời tăng cường được quyền tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm của các - 2 -
- doanh nghiệp thành viên theo quy định của pháp luật. Nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận và thực tiễn từ đó đề suất một số giải pháp xây dựng mô hình công ty mẹ – công ty con ở Tổng công ty EMICO, tôi chọn đề tài “Mô hình Công ty mẹ - công ty con tại Tổng công ty Phát triển Phát thanh Truyền hình Thông tin EMICO - Đài Tiếng nói Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của mình. 2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở Việt nam thời gian qua, đã có không ít những công trình, hội thảo, báo cáo, luận án nghiên cứu đề cập đến vai trò, vị trí của công ty mẹ công ty con, cũng như sự cần thiết và tác dụng của mô hình doanh nghiệp này. Một số tác phẩm tiêu biểu sau: - Đỗ Bình Trọng, Hoàn thiện tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình công ty mẹ – công ty con trong điều kiện Việt nam ( Vận dụng vào Tổng công ty xây dựng), luận án Phó TS kinh tế, Hà nội 1995. - Trần Anh Nam, Tìm hiểu những qui định được pháp luật thành lập, tổ chức, quản lý Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con, NXB Lao động xã hội, Hà nội 2004: đề cập đến các văn bản pháp luật về việc thành lập, tổ chức và quản lý tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con - Ban Đổi mới doanh nghiệp Trung ương: Báo cáo triển khai mô hình công ty mẹ – công ty con, ngày 22/9/2005. Trong các công trình nghiên cứu trên, mặc dù đề cập khá đa dạng đến việc phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con, nhưng chưa có công trình - 3 -
- nào tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng hoàn thiện, phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con. Để hiểu rõ hơn về mô hình công ty mẹ – công ty con, Tôi đi vào tìm hiểu cụ thể mô hình này tại Tổng công ty Phát triển Phát thanh Truyền hình Thông tin (EMICO). 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn và đề suất các giải pháp hoàn thiện, phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con tại Tổng công ty EMICO. * Nhiệm vụ: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng hoàn thiện và phát triển công ty mẹ – công ty con. - Phân tích thực trạng mô hình hoạt động công ty mẹ – công ty con tại Tổng công ty EMICO, đưa ra những đánh giá cần thiết là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp, tổ chức mô hình công ty mẹ – công ty con trong Tổng công ty. - Đề suất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phát triển mô hình công ty mẹ - công ty con tại Tổng công ty EMICO trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn chính là mô hình công ty mẹ – công ty con tại Tổng công ty Phát triển Phát thanh Truyền hình Thông tin (EMICO). * Phạm vi nghiên cứu - 4 -
- Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình công ty mẹ – công ty con tại Tổng công ty EMICO. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê toán học, phương pháp dự báo mô phỏng 6. Những đóng góp mới của đề tài - Khẳng định rõ căn cứ khoa học và thực tiễn của việc áp dụng mô hình công ty mẹ – cong ty con tại Việt Nam và EMICO. - Hệ thống hoá kinh nghiệm áp dụng mô hình công ty mẹ – công ty con của một số nước. - Đánh giá điểm mạnh yếu của việc hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con tại EMICO. - Đề xuất một số giả pháp chủ yếu hoàn thiện phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con tại EMICO. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng I: MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ. Chƣơng II: MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON TẠI VIÊT NAM VÀ Ở TỔNG CÔNG TY EMICO Chƣơng III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON TẠI TỔNG CÔNG TY EMICO - 5 -
- CHƢƠNG 1 MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình công ty mẹ - công ty con 1.1.1. Khái niệm về mô hình công ty mẹ - công ty con Mô hình công ty mẹ công ty con là một mô hình tổ chức sản xuất - kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết nhiều pháp nhân doanh nghiệp độc lập, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau để tạo thế mạnh chung. Cơ cấu của mô hình này theo cơ cấu “tập đoàn cứng” khá phổ biến như ở nhiều nước trên thế giới và được hình thành tự nhiên theo yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời hạn chế rủi ro của các doanh nghiệp. Công ty mẹ trở thành công ty chủ xét theo khía cạnh tổ chức mạng lưới hoạt động của tập đoàn. Ở các nước, thông thường công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, còn các công ty con được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ các công ty con có thể phát triển thành các công ty cháu. Công ty mẹ chi phối công ty con về tài chính, thị trường, chiến lược kinh doanh, công nghệ, nhân lực, thương hiệu, nhãn hiệu thông qua người đại diện của mình tại công ty con và bằng các công cụ khác. Công ty mẹ bỏ vốn vào các công ty con với tư cách là nhà đầu tư và hưởng lợi tức tương ứng với số vốn bỏ ra. Các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị thành viên với - 6 -
- công ty mẹ đều thông qua hợp đồng kinh tế để thực hiện dự án, công trình hoặc thương vụ cụ thể. Để thấy rõ bản chất của mô hình này, trước hết cần làm rõ quan niệm về “Công ty mẹ” và “Công ty con”, trong đó cần làm rõ tư cách pháp nhân, đặc điểm về sở hữu, về quan niệm chi phối, kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty. Mô hình công ty mẹ – công ty con là một loại hình tập đoàn kinh tế đã và đang được các tập đoàn đa quốc gia lớn áp dụng và mang lại nhiều hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh. Chính vì vậy, nghiên cứu mô hình công ty mẹ – công ty con trước hết xuất phát từ việc nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế. Quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội là quá trình thường xuyên đổi mới, phát triển về mặt tổ chức, quản lý của các tổ chức kinh tế theo hướng tập trung chuyên môn hoá trên cơ sở tích tụ và cạnh tranh. Từ các cơ sở, đơn vị sản xuất nhỏ, lẻ ban đầu qua các giai đoạn phát triển đã hình thành nên các xí nghiệp, công ty sản xuất theo từng lĩnh vực tập trung hàng dọc, các công ty sản xuất đa ngành nhiều lĩnh vực tập trung hàng ngang và cuối cùng hình thành các tập đoàn kinh tế với nhiều hình thức khác nhau có vai trò chi phối và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới như hiện nay. Sự hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế là sự phản ánh quy luật tất yếu khách quan của nền sản xuất xã hội. Khi nói về tập đoàn kinh tế thường có những nhận thức chưa thống nhất với nhau, xét cả về mặt bản chất cũng như về cách thể hiện. Có quan điểm cho rằng tập đoàn kinh tế không phải là một hình thức pháp lý cụ thể, không có tư cách pháp nhân, không đăng ký kinh doanh đối với tập đoàn - 7 -
- kinh tế mà chỉ đăng ký kinh doanh đối với từng doanh nghiệp tham gia tập đoàn. Vì vậy, không thể xác định được đâu là tập đoàn kinh tế và đâu không phải là tập đoàn kinh tế và cũng không có thống kê cụ thể nào về các tập đoàn kinh tế trên thế giới hay ở một quốc gia và vì vậy cũng không nên đưa ra khái niệm về tập đoàn kinh tế. Mặc dù vậy, trên thực tế dựa trên những cơ sở khác nhau mà ở các nước đã có những quan niệm khác nhau về tập đoàn kinh tế, thể hiện: Một số nước như Hà Lan, Anh, Đan Mạch cho rằng tập đoàn kinh tế được hiểu là sự liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một hoặc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế. Một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cho rằng: Tập đoàn kinh tế là một nhóm doanh nghiệp với các mối liên kết nội bộ với nhau theo hình thức quản lý cài vào nhau hoặc một mức cổ phần chéo nhau nhất định và các hoạt động hợp tác. Quan điểm của Trung Quốc cho rằng: Tập đoàn kinh tế là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, nó đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá XHCN và của nền sản xuất lớn xã hội hoá. Doanh nghiệp nòng cốt của tập đoàn là thực thể kinh tế có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh. Từ điển Business English của Longman cho rằng: “Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một hay nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ”. Có một số ý kiến cho rằng: Tập đoàn kinh doanh là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay nhiều ngành khác nhau, trong phạm vi một - 8 -
- nước hay nhiều nước, trong đó có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh doanh là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Một số nhà luật học cho rằng mặc dù các tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không đăng ký kinh doanh nhưng dựa vào khung pháp lý đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp thành viên và cả tập đoàn kinh tế có hiệu quả và một số dấu hiệu khác có thể đưa ra khái niệm chung về tập đoàn kinh tế: Tập đoàn kinh tế được hiểu là sự liên kết của nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, cùng tiến hành hoạt động kinh doanh trong một hoặc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế, xét về bản chất đó là một tổ chức kinh tế vừa mang tính chất của một doanh nghiệp (kinh doanh vì mục đích sinh lời) vừa mang đặc trưng của một hiệp hội kinh tế (phục vụ lợi ích chung của các thành viên). Một số nhà khoa học về kinh tế khi đưa ra khái niệm về tập đoàn kinh tế thường dựa vào sự liên kết giữa các thành viên tham gia tập đoàn kinh tế và chức năng của tập đoàn kinh tế: “khi nói đến tập đoàn kinh tế thường ám chỉ đó là một thực thể kinh tế, một cơ cấu hoặc một tổ hợp kinh doanh thực hiện kết ước kinh tế giữa các thành viên là các doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, tài chính .hoạt động trong cùng một ngành hay nhiều ngành khác nhau trên phạm vi một hay nhiều nước, có mối quan hệ với nhau về tài chính, công nghệ, thị trường và lợi ích. Tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế có hai chức năng cơ bản là vừa kinh doanh vừa liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ tập trung, tăng khả - 9 -
- năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Trong tập đoàn kinh tế thường có một “công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Với quan điểm trên, có thể nói tập đoàn kinh tế là một tổ hợp kinh doanh liên kết các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có mối quan hệ về tài chính, công nghệ, thị trường, lợi ích. Các doanh nghiệp này kinh doanh trong cùng một ngành, một lĩnh vực hoặc trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trên phạm vi một nước hay nhiều nước. Về mặt chức năng, tập đoàn kinh tế có thể thực hiện hai chức năng cơ bản là vừa sản xuất kinh doanh vừa đầu tư tài chính hoặc chỉ thực hiện các hoạt động tài chính, ngân hàng mà không có các cơ sở sản xuất để sản xuất ra các sản phẩm cụ thể. Việc liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp theo kiểu tập đoàn kinh tế nhằm mục đích tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. Xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII, bắt đầu từ việc liên kết để xây dựng các tuyến tầu hoả chạy bằng hơi nước đầu tiên, tập đoàn kinh tế đã nhanh chóng trở thành một mô hình được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng nước mà hình thành tập đoàn kinh tế khác nhau với các mô hình khác nhau. Ở các nước Châu Âu có thể phân ra bốn mô hình tập đoàn kinh tế gồm: Mô hình tập đoàn đóng (dạng Xí nghiệp Liên hợp); mô hình tập đoàn mở (mô hình công ty mẹ - công ty con); mô hình Conglomarate (doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau tập hợp thành một tổ chức để duy trì lợi ích chung); mô hình tập đoàn hỗn hợp. Ở Nhật Bản, tập đoàn kinh tế phân thành ba loại hình sau: Mô hình tập đoàn liên - 10 -
- kết theo hàng ngang, mô hình tập đoàn liên kết theo hàng dọc (theo kiểu sản xuất phân phối) và mô hình tập đoàn kinh tế nhỏ. Tập đoàn kinh tế ở các nước có nền kinh tế phát triển rất đa dạng, trong đó, việc hình thành tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con là hình thức phổ biến có nhiều ưu điểm và đã được các quốc gia khác nhau áp dụng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu công ty mẹ – công ty con trước hết phải hiểu được khái niệm công ty mẹ - công ty con, cần nhận thức rằng một công ty được xem là công ty mẹ hoặc là công ty con chỉ khi nó đặt trong mối quan hệ giữa hai công ty này để xác định vị trí là “công ty mẹ” hoặc là “công ty con”. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con chỉ là yếu tố đầu tư tài chính, công ty mẹ đầu tư tài chính cho công ty con, thông qua quan hệ đầu tư tài chính, công ty mẹ trở thành chủ sở hữu và có quyền chi phối đối với công ty con. Mức độ chi phối công ty con tuỳ thuộc vào tỷ lệ vốn mà công ty mẹ sở hữu. Chính vì vậy, khái niệm công ty mẹ – công ty con cũng được xây dựng dựa trên mối quan hệ này. Theo từ điển pháp luật xuất bản bằng Tiếng Anh của Nhà Xuất bản Black thì “Công ty được thành lập để điều khiển công ty khác, thường giới hạn vai trò của nó trong việc sở hữu cổ phần và giám sát việc quản lý. Công ty con là “công ty do một công ty mẹ sở hữu cổ phần điều khiển”. Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau về khái niệm công ty mẹ - công ty con, nhưng những khái niệm này có thể được hiểu như sau: Công ty mẹ của các công ty con khác là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng, có quyền kiểm soát các công ty khác, làm chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư, vốn cổ phần ở công ty khác đủ để chi phối hoạt động của các công ty khác về bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường và chiến lược - 11 -
- phát triển nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tiềm lực tài chính, lợi nhuận phục vụ cho lợi ích của công ty và các công ty con. Công ty con là công ty do một công ty khác đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối. Công ty con có tư cách pháp nhân độc lập đối với công ty mẹ, có tài sản riêng, được tổ chức và hoạt động theo loại hình pháp lý của doanh nghiệp mà nó đăng ký kinh doanh. Công ty mẹ Công ty mẹ của một công ty khác – hiểu theo nghĩa chung nhất – là công ty có quyền kiểm soát công ty khác, làm chủ toàn bộ vốn điều lệ hoặc có vốn đầu tư, vốn cổ phần ở công ty khác với tỷ lệ đủ để chi phối về vốn và từ đó là chi phối các quyết định quan trọng đối với công ty khác đó. Công ty mẹ là một thực thể độc lập có tư cách pháp nhân, là chủ đầu tư vào các công ty con. Công ty mẹ có thể trực tiếp sản xuất và kinh doanh, nhưng cũng có loại công ty mẹ không trực tiếp sản xuất, kinh doanh mà chỉ giữ chức năng quản lý chung, nghiên cứu, phát triển, định ra chiến lược kinh doanh, kiểm toán còn các chức năng trực tiếp như sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển được chuyển giao cho các công ty con. Tuy nhiên, xu hướng thế giới hiện nay đang chuyển các công ty mẹ không kinh doanh thành công ty mẹ kinh doanh, nắm giữ những ngành nghề, vật tư, thiết bị chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con. Xét về cơ cấu sở hữu của công ty mẹ thì có thể có loại công ty đơn sở hữu và có loại công ty đa sở hữu. Đối với các Tổng công ty Nhà nước, Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX chủ trương cần có sự điều chỉnh phù hợp theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế, nhưng về cơ bản các Tổng công ty thuộc những ngành, lĩnh vực then chốt như dầu khí, viễn thông, điện lực vẫn do Nhà nước nắm - 12 -
- giữ 100% vốn. Như vậy, khi tiến hành chuyển đổi các Tổng công ty này sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con thì Tổng công ty giữ vai trò công ty mẹ và Nhà nước vẫn giữ 100% vốn điều lệ. Công ty con Công ty con là công ty do một công ty khác đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, hoặc nắm giữ cổ phần chi phối. Cổ phần chi phối là cổ phần đa số hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty đó đủ để chi phối các quyết định quan trọng của công ty đó. Công ty con có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng, tên gọi, con dấu và là pháp nhân độc lập với công ty mẹ. Công ty con được tổ chức theo loại hình pháp lý mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng, đa dạng các loại hình tổ chức kinh doanh. Do đó, một công ty mẹ có thể đồng thời sở hữu và chi phối nhiều công ty con với nhiều loại hình đăng ký kinh doanh khác nhau. Các công ty con đồng thời có thể trở thành công ty mẹ để sở hữu hoặc chi phối các công ty con khác. Đối với các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Nhà nước, khi chuyển sang mô hình công ty mẹ – công ty con thì tuỳ từng trường hợp cụ thể và mục đích của công ty mẹ để lựa chọn loại hình đăng ký kinh doanh phù hợp. 1.1.2. Vai trò và đặc điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con Mô hình công ty mẹ – công ty con là sự kết hợp hài hoà các loại hình sở hữu trong phạm vi của một doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hình thức liên doanh liên kết hỗ trợ cho nhau phát triển. Dựa trên quan hệ tài chính với các mức độ khác nhau, việc huy động vốn giữa các thành phần kinh tế - 13 -
- được thuận lợi, quá trình tích tụ và tập trung vốn được đẩy mạnh. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên thông qua hợp đồng kinh tế, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi. Các quan hệ thường đi vào thực chất, chứ không mang tính hành chính, mệnh lệnh, thu nộp như mô hình Tổng công ty đang áp dụng hiện nay. Các doanh nghiệp thành viên trong mô hình này sẽ có mức độ tự chủ rất cao, tự thân hoạt động theo thị trường, tự mình nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, tự đề ra phương thức tiết kiệm chi phí hoạt động miễn sao đạt được lợi nhuận cao nhất. Công ty mẹ có thể dễ dàng chuyển vốn trong các công ty con. Ví dụ, công ty mẹ bán phần hùn của mình trong công ty con này để đầu tư vào công ty con khác có lợi hơn. Chính vì đầu tư vào nhiều công ty, nên công ty mẹ sử dụng các công ty con như công cụ để kinh doanh, phân chia rủi ro nhằm bảo toàn và phát triển nguồn tài chính của mình. Mô hình này cho phép Việt Nam đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước mà không làm yếu đi các doanh nghiệp đó như một số Tổng công ty hiện nay gặp phải. Mặt khác, mô hình này cho phép huy động thêm nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước vẫn được đảm bảo. Nhờ có cơ chế góp vốn linh hoạt thông qua việc hình thành mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con, có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển về quy mô, năng lực, vượt phạm vi một ngành, một lĩnh vực, một quốc gia; từ đó có thể hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhìn chung, mô hình Tổng công ty với mối quan hệ công ty mẹ – công ty con có ưu điểm là tạo ra tính độc lập cao cho các doanh nghiệp thành viên, chuyển từ quan hệ hành chính sang quan hệ lợi ích; vừa đảm - 14 -
- bảo được quyền sở hữu của Nhà nước đối với Tổng công ty (công ty mẹ), vừa có thể đa dạng hoá sở hữu, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế khác thông qua tổ chức hoạt động của các công ty con. Đây chính là cơ sở để hình thành các Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Qua nghiên cứu, có thể thấy mô hình công ty mẹ - công ty con có một số đặc điểm chủ yếu sau: * Về phạm vi và qui mô hoạt động Bất cứ Tổng công ty hay Tập đoàn nào hoạt động theo mô hình này đều có quy mô rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường. Nhiều tập đoàn kinh doanh hoạt động theo mô hình này có phạm vi hoạt động, có các chi nhánh không chỉ nằm trên lãnh thổ rộng lớn của một quốc gia mà còn ở nhiều quốc gia hoặc ở phạm vi toàn cầu. * Về hình thức sở hữu Mô hình công ty mẹ - công ty con là một tổ hợp các công ty, bao gồm “công ty mẹ” và “các công ty con cháu” phần lớn mang họ của công ty mẹ. Công ty mẹ sở hữu số lượng vốn cổ phần lớn trong các công ty con, cháu. Nó chi phối các công ty con, cháu về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Như vậy, sở hữu vốn trong mô hình công ty mẹ - công ty con là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ) nhưng có một chủ (công ty mẹ) đóng vai trò khống chế, chi phối về tài chính. * Về lĩnh vực hoạt động Các Tổng công ty, Tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con đều kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, đa lĩnh vực trong đó kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực là chủ yếu. Mỗi tập đoàn kinh doanh hoạt động theo mô hình này đều có định hướng ngành chủ đạo, lĩnh vực kinh doanh đặc trưng, mũi nhọn. Bên cạnh các đơn vị sản xuất, thường - 15 -
- có các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, đào tạo, Xu hướng chung là các tổ chức tài chính, ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng ngày càng được chú ý hơn vì nó là đòn bẩy cho sự phát triển của mô hình. Tập đoàn kinh doanh hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con tiến hành hoạt động và quản lý tập trung một số mặt như: huy động, điều hoà, quản lý vốn; nghiên cứu triển khai; đào tạo; xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư. Như vậy, Tập đoàn kinh doanh hoạt động theo mô hình này làm cả hai chức năng cơ bản là kinh doanh như một doanh nghiệp và liên kết kinh tế. 1.2. Cơ cấu tổ chức của mô hình công ty mẹ - công ty con Khi chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con, cơ cấu tổ chức quản lý công ty mẹ được áp dụng đối với Tổng công ty chuyển đổi thành công ty mẹ Nhà nước sẽ gồm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Bộ máy điều hành và các đơn vị thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cấp cao nhất đối với toàn bộ mô hình. Hội đồng quản trị bao gồm các chủ sở hữu về việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực thi các nhiệm vụ được giao. Hội đồng quản trị quyết định các vấn đề lớn và quan trọng như: chiến lược phát triển, phương án sản xuất kinh doanh, điều hoà quản lý vốn, lựa chọn và quyết định Tổng giám đốc, Giám đốc các đơn vị thành viên. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được cử làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần con hoặc cháu. Ban Kiểm soát có thể nằm trong hoặc ở ngoài Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn và quá trình điều hành - 16 -