Luận văn Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam

pdf 119 trang vuhoa 25/08/2022 9120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_mo_hinh_co_quan_bao_hiem_tien_gui_theo_phap_luat_vi.pdf

Nội dung text: Luận văn Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀM NGUYÊN KHÁNH MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀM NGUYÊN KHÁNH MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ THU THỦY HÀ NỘI - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đàm Nguyên Khánh
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 2 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI 7 1.1. Bảo hiểm tiền gửi 7 1.1.1. Khái niệm 7 1.1.2. Đặc điểm 13 1.1.3. Vai trò 19 1.2. Mô hình BHTG 27 1.2.1. Về phƣơng diện cơ chế bảo hiểm tiền gửi 27 1.2.2. Về phƣơng diện chức năng hoạt động 28 1.2.3. Về phƣơng thức quản lý hệ thống bảo hiểm tiền gửi 30 1.3. Pháp luật về mô hình cơ quan BHTG 33 1.3.1.Về vị trí pháp lý của cơ quan BHTG 33 1.3.2. Về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của cơ quan BHTG 34 1.3.3. Về hoạt động của cơ quan BHTG 35 1.3.4. Về mối quan hệ và cơ chế phối hợp giữa cơ quan BHTG và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác 37 1.4. Mô hình BHTG ở một số quốc gia trên thế giới 38 1.4.1. BHTG Đài Loan 38 1.4.2. BHTG Nhật Bản 42 1.4.3. BHTG ở Mỹ 44 1.4.4. Một số bài học rút ra từ BHTG của Đài Loan, Nhật Bản và Mỹ 49 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 50
  5. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 52 2.1. Sự hình thành và phát triển mô hình cơ quan BHTGVN 52 2.2. Vị trí pháp lý của cơ quan BHTGVN 54 2.3. Tổ chức của cơ quan BHTG ở Việt Nam 55 2.4. Hoạt động của cơ quan BHTGVN 59 2.4.1. Cấp và thu hồi Chứng nhận bảo hiểm tiền gửi 61 2.4.2. Hoạt động kiểm tra, giám sát các tổ chức tham gia BHTG 62 2.4.3. Hoạt động thu phí BHTG 70 2.4.4. Hoạt động hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả 73 2.4.5. Hoạt động chi trả BHTG 78 2.5. Mối quan hệ giữa cơ quan BHTGVN và các cơ quan có thẩm quyền khác trong hoạt động BHTG 83 2.5.1. Quan hệ giữa Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNNVN) 83 2.5.2. Mối quan hê ̣giƣ̃a Bảo hiểm tiền gửi Viêṭ Nam vớ i Bô ̣Tài ch i ́nh 85 2.6. Đánh giá thực trạng của mô hình cơ quan BHTG Việt Nam 86 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 92 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH CƠ QUAN BHTG Ở VIỆT NAM 94 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về mô hình BHTGVN 94 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về mô hình cơ quan BHTG Việt Nam 97 3.2.1. Hoàn thiện các quy định về mô hình tổ chức BHTG Việt Nam 97 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về mô hình BHTG Việt Nam 101 KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ TRANG Sơ đồ 2.1 : Tổ chức của cơ quan BHTG ở Việt Nam 60 1
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm 30 của thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế, gây ra những tổn thất nghiêm trọng đến kinh tế - chính trị - xã hội. Ở Mỹ, khủng hoảng tài chính với việc thị trƣờng chứng khoán sụp đổ, khoảng 9.000 ngân hàng phải dừng hoạt động gây thiệt hại hàng tỷ USD cho ngƣời gửi tiền. Cuộc khủng hoảng và sức ép công luận thúc đẩy Quốc hội Mỹ ban hành Luật Bảo hiểm tiền gửi vào ngày 16 tháng 6 năm 1933, đánh dấu sự kiện Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới hình thành hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Sau đó ở các quốc gia khác hệ thống bảo hiểm tiền gửi đã đƣợc thành lập nhƣ Nauy (1961), Ấn Độ (1963), Philippines (1966), Canada (1967) Số lƣợng các quốc gia thành lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi tăng mạnh trong thời gian qua. Hiện có 111 quốc gia đã thành lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai và 19 quốc gia khác đang nghiên cứu xây dựng chứng tỏ vị trí quan trọng của bảo hiểm tiền gửi đối với hệ thống tài chính trong giai đoạn phát triển mới của kinh tế thị trƣờng. Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế giới kể từ khi gia nhập WTO, cơ chế bao cấp dần dần đƣợc xoá bỏ, do đó nguy cơ vấn đề phá sản tổ chức tín dụng là hoàn toàn có thể xảy ra. Hệ thống tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng luôn phải đối đầu với nhiều rủi ro, chỉ cần một ngân hàng có vấn đề là có thể gây ra phản ứng dây truyền rất nhanh, ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống, kinh tế - chính trị - xã hội của đất nƣớc.Ngân hàng có vấn đề thì đối tƣợng chịu tác động trực tiếp đó là ngƣời gửi tiền.Vậy ai sẽ là ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, cơ chế nào để bảo vệ ngƣời gửi tiền? Làm thế nào để nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng, để hệ thống tài chính – ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả là yêu cầu khách quan.Trƣớc yêu cầu này đòi hỏi mỗi quốc gia phải 2
  8. có một hệ thống bảo hiểm tiền gửi phù hợp, đúng đắn và hiệu quả. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một trong số các định chế tài chính thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro cho ngƣời gửi tiền, bảo vệ quyền lợi ngƣời gửi tiền, góp phần hạn chế tổn thất và ngăn ngừa sự đỗ vỡ hàng loạt của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển ổn định, an toàn, góp phần vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Ngày 01/9/1999, Chính phủ Việt Nam đƣa ra cơ sở pháp lý đầu tiên về bảo vệ quyền lợi ngƣời gửi tiền thông qua việc ban hành Nghị định số 89/1999/NĐ- CP về bảo hiểm tiền gửi. Ngày 09/11/1999 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Deposit Insurance of Vietnam – DIV) theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam đi vào hoạt động từ tháng 07/2000, đã đạt đƣợc thành tựu quan trọng.Tuy nhiên hoạt động của tổ chức này cũng còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình nhƣ một định chế tài chính quan trọng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi còn thiếu, tổ chức bảo hiểm tiền gửi chƣa hoạt động độc lập, cơ chế phối hợp giữa các thành viên tham gia Mạng an toàn tài chính quốc gia chƣa chặt chẽ. Luật Bảo hiểm tiền gửi đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 đã khẳng định đƣợc vị thế và vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong hệ thống các cơ quan của Mạng an toàn tài chính quốc gia, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của ngƣời gửi tiền, góp phần an toàn lành mạnh hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn mới. Để tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ Nhà nƣớc giao phó, cần phải có những cải cách từ những yếu tố bên trong và bên ngoài. Do đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về 3
  9. bảo hiểm tiền gửi và tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là cần thiết vì thị trƣờng tài chính của nƣớc ta đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển theo quy luật thị trƣờng với nhiều biến động và thách thức trong đó nhu cầu về bảo vệ ngƣời gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ. Đặc biệt trong bối cảnh Nhà nƣớc đang có chủ trƣơng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính, ngân hàng và Bảo hiểm tiền gửi phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế sau khi gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Với mong muốn đƣợc nghiên cứu và đóng góp thiết thực vào việc hoạch định chính sách, pháp luật nhằm hoàn thiện hơn mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tôi chọn vấn đề “Mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học Luật. 2. Mục đích nghiên cứu - Thứ nhất: Hệ thống hóa có bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lí luận về BHTG, mô hình cơ quan BHTG. - Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về mô hình cơ quan BHTG Việt Nam qua đó chỉ ra một số tồn tại và nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của mô hình cơ quan BHTG; - Thứ ba: Trên cơ sở những bất cập, vƣớng mắc của pháp luật về cơ quan BHTG Việt Nam, quan điểm đƣờng lối đổi mới của Đảng và nhà nƣớc về chính sách tài chính quốc gia, luận văn đề xuất định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHTG nói chung cũng nhƣ một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình cơ quan BHTG hiện nay. 3. Tình hình nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam nhƣ: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam – thực trạng và 4
  10. hướng hoàn thiện, Đề tài cấp ĐHQGHN, nghiệm thu tháng 3/2008 của tác giả Lê Thị Thu Thuỷ; “ Bảo hiểm tiền gửi, nguyên lý và định hướng”, TS Nguyễn Thị Kim Oanh, Nhà xuất bản Lao động xã hội năm 2004; Quy chế pháp lý về bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, ThS Lê Thị Thuý Sen, Viện Nhà nƣớc Pháp luật năm 2008; Tài liệu đào tạo ngắn hạn về bảo hiểm tiền gửi; Bảo hiểm tiền gửi - Nguyên lý, thực tiễn và định hƣớng; Chính sách bảo hiểm tiền gửi của Mỹ và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Các công trình nêu trên đã nghiên cứu một cách khái quát về các vấn đề liên quan đến BHTG. Việc nghiên cứu chuyên sâu về mô hình cơ quan BHTG, về tổ chức và hoạt động của cơ quan này dƣới góc độ pháp luật còn chƣa đƣợc thực hiện sau khi ban hành Luật BHTG năm 2012. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan BHTG Việt Nam nhằm định hƣớng và đƣa các giải pháp cho việc hoàn thiện hơn nữa pháp luật về vấn đề này và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan BHTG Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các quy định pháp luật về mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Đề tài luận văn nghiên cứu trong phạm vi cả nƣớc với số liệu thực tiễn từ 2000 - 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng ở đây là phƣơng pháp định lƣợng, cụ thể là phƣơng pháp phân tích so sánh kết hợp với các phƣơng pháp thống kê và phân tích luật. Đồng thời khảo sát thực tế, thu thập, nghiên cứu và phân tích tài liệu, số liệu trên các báo cáo và xử lý tài liệu bằng phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá để làm rõ vấn đề đặt ra. Luận văn có sử dụng các tài liệu, số liệu trong và ngoài nƣớc đã công 5
  11. bố có liên quan đến đề tài. 6. Đóng góp mới của luận văn - Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ mô hình cơ quan BHTG trong nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế ở Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về mô hình cơ quan BHTG chỉ ra những vấn đề bất cập cần giải quyết và đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật BHTG cũng nhƣ mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phù hợp với điều kiện đổi mới của đất nƣớc hiện nay. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm tiền gửi và mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mô hình cơ quan bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 6
  12. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ MÔ HÌNH CƠ QUAN BẢO HIỂM TIỀN GỬI 1.1. Bảo hiểm tiền gửi 1.1.1. Khái niệm * Khái niệm tiền gửi: Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển về hoạt động của các tổ chức tín dụng có thể thấy rằng, một trong những hoạt động cơ bản của các tổ chức tín dụng là hoạt động huy động vốn từ công chúng bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ nhận tiền gửi dƣới dạng tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; phát hành kỳ phiếu; phát hành chứng chỉ tiền gửi Nguồn vốn huy động này sẽ đƣợc các tổ chức tín dụng cho các chủ thể khác trong nền kinh tế vay nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và đời sống. Nhƣ vậy, các tổ chức tín dụng đã trở thành trung gian tài chính giữa ngƣời gửi tiền - ngƣời cho vay và ngƣời đi vay. Tuy nhiên, dƣới góc độ pháp lý thì ngƣời cho vay và ngƣời đi vay không có mối liên hệ pháp lý nào, họ chỉ biết đến hợp đồng đƣợc ký kết giữa mình với tổ chức tín dụng và tổ chức tín dụng là chủ thể trung chuyển nguồn vốn giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời thiếu vốn. Điều này có nghĩa là tổ chức tín dụng có toàn quyền sử dụng đồng vốn mà họ huy động đƣợc, chủ động quyết định việc cho chủ thể nào vay và phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền gửi cho ngƣời gửi tiền khi đáo hạn hoặc khi ngƣời gửi tiền có nhu cầu. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng thuật ngữ "tiền gửi" đã đƣợc sử dụng từ rất lâu và gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của hoạt động ngân hàng. Ở giai đoạn bắt đầu xuất hiện hoạt động ngân hàng thì thuật ngữ tiền gửi chỉ đƣợc hiểu một cách đơn giản là các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng nhƣng 7
  13. họ không muốn hoặc không biết đầu tƣ vào đâu nên đem gửi vào ngân hàng với mục đích tiết kiệm và bảo đảm an toàn cho tài sản của mình. Sau này, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, hoạt động ngân hàng cũng ngày càng phát triển và kéo theo đó là sự hình thành hàng loạt hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác nhƣ cho vay, thanh toán thì các khoản tiền gửi của dân chúng tại ngân hàng không đơn thuần chỉ nhằm mục đích bảo quản tài sản nữa mà đã đƣợc hƣởng lãi. Ngày nay, khi nhu cầu về vốn trong nền kinh tế là rất lớn thì yêu cầu huy động vốn nhàn rỗi từ dân chúng của các ngân hàng cũng ngày càng tăng và để khuyến khích việc gửi tiền vào ngân hàng thì các ngân hàng ngày càng phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đƣa ra các mức lãi suất huy động phù hợp Do đó, thuật ngữ tiền gửi cũng đƣợc hiểu rộng hơn và đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về tài chính ngân hàng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia cũng lại có quan niệm và sự phân loại tiền gửi khác nhau. Chẳng hạn, tại Điều 2 Đạo luật 372 - Luật về các tổ chức tài chính và ngân hàng năm 1989 của Malaysia quy định: Tiền gửi có nghĩa là một khoản tiền đã nhận hay được hoàn trả theo các điều kiện: a) mà theo đó khoản tiền sẽ được hoàn trả, có hoặc không có lãi hoặc có cộng thêm phí hoặc chiết khấu đi; hoặc b) mà theo đó khoản tiền phải hoàn trả, toàn bộ hoặc một phần, với bất kỳ tính toán nào về tiền tệ hoặc trị giá tiền tệ, và khoản được hoàn trả như vậy không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn hoặc trong những hoàn cảnh được thỏa thuận bởi hoặc thay mặt cho người thực hiện thanh toán và người nhận thanh toán, bất kỳ là giao dịch được coi như là một khoản cho vay, một khoản ứng trước, một khoản đầu tư, khoản tiết kiệm, mua hoặc mua và bán, nhưng không tính yếu tố xác thực của khoản tiền được trả. 8
  14. Nhƣ vậy, theo định nghĩa này thì tiền gửi là khái niệm đƣợc hiểu rất rộng, nó không đơn thuần chỉ là các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng gửi tại ngân hàng để tiết kiệm hay nhằm hƣởng lãi mà còn là các khoản tiền gửi nhằm mục đích khác nhau nhƣ để đầu tƣ, đặt cọc hay ứng trƣớc Hay tại Phần 3 Luật bảo hiểm tiền gửi của Mỹ cũng đƣa ra khái niệm: Tiền gửi có nghĩa là số dư tiền hoặc giá trị tương đương chưa được thanh toán đã được nhận hoặc giữ bởi một ngân hàng hoặc hiệp hội tiết kiệm trong hoạt động kinh doanh thông thường và từ đó nó cấp hoặc có nghĩa vụ cấp tín dụng, dù là có điều kiện hay không điều kiện, cho một tài khoản thương mại, séc, tiết kiệm, không kỳ hạn hoặc được chứng minh bằng giấy chứng nhận tiền gửi, chứng nhận tiết kiệm, chứng nhận đầu tư, chứng nhận nợ, hoặc những tên tương tự, hoặc séc hay hối phiếu rút từ tài khoản tiền gửi và được chứng nhận bởi ngân hàng hoặc hiệp hội tiết kiệm, hoặc thư tín dụng hoặc séc du lịch mà ngân hàng hoặc hiệp hội tiết kiệm có nghĩa vụ đầu tiên. Tại Việt Nam, khái niệm tiền gửi cũng đã đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật. Theo quy định tại khoản 20, Điều 9 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 thì "Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền". Theo định nghĩa này có thể biết đƣợc những khoản tiền nào của khách hàng đƣợc coi là tiền gửi, nhƣng những khoản tiền đó phải đƣợc gửi tại các tổ chức tín dụng, còn những khoản tiền gửi tại các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng thì không đƣợc coi là tiền gửi. Đây chính là một điểm bất cập của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Chính vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004 đã có sự thay đổi lớn về phạm vi và chủ thể gửi tiền khi xác định: "Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức 9
  15. khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền" [khoản 3 Điều 1]. Tuy nhiên, hiện nay, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 lại không đƣa ra khái niệm tiền gửi nữa mà thay vào đó là khái niệm "nhận tiền gửi" với ý nghĩa là một trong những nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng, theo đó: "Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận" [khoản 13 Điều 4]. Theo định nghĩa này, phạm vi và nguyên tắc hoàn trả tiền gửi đã đƣợc mở rộng hơn so với các định nghĩa nêu trên và phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, cụ thể là tiền gửi còn đƣợc ghi nhận dƣới hình thức chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và tiền gửi đƣợc hoàn trả theo "nguyên tắc thỏa thuận". Qua phần dẫn chiếu ở trên có thể thấy rằng ở mỗi quốc gia lại có một quan niệm khác nhau về tiền gửi, song có thể khái quát ngắn gọn khái niệm về tiền gửi nhƣ sau: Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới những hình thức được pháp luật công nhận và được hoàn trả cho khách hàng trên nguyên tắc thỏa thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật Trên thực tế, các tổ chức đƣợc phép nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân trong xã hội không phải là chủ thể "giữ hộ" tài sản của ngƣời gửi tiền mà họ chính là những trung gian tài chính trong nền kinh tế, họ sử dụng khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện các hoạt động đầu tƣ, cấp tín dụng cho các đối tƣợng có nhu cầu sử dụng vốn trong xã hội Điều này có nghĩa là các tổ chức đƣợc phép nhận tiền gửi sẽ có trách nhiệm phải hoàn trả cho ngƣời gửi 10
  16. tiền cả gốc và lãi số tiền họ đã gửi khi đáo hạn hoặc khi ngƣời gửi tiền có nhu cầu (trong những trƣờng hợp đƣợc thỏa thuận có thể rút tiền trƣớc hạn) mà không phụ thuộc vào việc các tổ chức này có thu đƣợc nợ từ việc cho các đối tƣợng khác vay hay không? Nhƣ vậy, có thể thấy rằng hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng sự rủi ro rất lớn và dân chúng sẽ có tâm lý e ngại việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng bởi nếu xảy ra trƣờng hợp các tổ chức này đổ vỡ thì tiền gửi của họ cũng sẽ mất theo. Do đó, để huy động đƣợc nguồn vốn trong dân cƣ, thúc đẩy kinh tế phát triển thì việc tạo dựng niềm tin đối với dân chúng là hết sức quan trọng. Chính vì vậy, sự ra đời của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế nhằm tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững cho hoạt động của hệ thống tài chính - tiền tệ nói riêng cũng nhƣ an ninh kinh tế - chính trị nói chung của toàn xã hội. * Khái niệm bảo hiểm tiền gửi: Bảo hiểm tiền gửi là thuật ngữ đã xuất hiện từ khá lâu nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về nó. Hiện nay, pháp luật các nƣớc thƣờng không đƣa ra khái niệm về bảo hiểm tiền gửi nói chung mà chỉ xác định mục tiêu,, liệt kê các hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Theo tài liệu chuyên khảo Bảo hiểm tiền gửi và quản lý khủng hoảng do Quỹ Tiền tệ Quốc tế phát hành năm 1996 của tác giả Carl Johan Lindgren và Gilian Garcia thì bảo hiểm tiền gửi đƣợc hiểu là "một cơ chế có giới hạn nhưng chính thức cung cấp sự bảo đảm mang tính pháp lý cho các khoản gốc (và thường cả lãi) của các khoản tiền gửi”[7], hay theo tài liệu về Cơ cấu của những hệ thống bảo hiểm tiền gửi ở Châu Á của tác giả Choi J. B. phát hành năm 2000 thì "Bảo hiểm tiền gửi là chính sách bảo đảm tất cả hoặc một phần tiền gửi cùng lãi nhập gốc trên tài khoản tiền gửi sẽ được thanh toán cho người gửi tiền khi ngân hàng nhận tiền gửi bị phá sản hay mất khả năng thanh toán" [8], hay theo Luật bảo hiểm tiền gửi Canada năm 2010 thì bảo 11
  17. hiểm tiền gửi đƣợc hiểu ngắn gọn là "bảo hiểm cho những tổn thất một phần hoặc toàn bộ tiền gửi" [3]. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đã đƣợc hình thành và đi vào hoạt động hơn 10 năm, chúng ta cũng đã có những văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động này và thực tế cho thấy Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thể hiện đƣợc phần nào vai trò của mình trong việc bảo vệ ngƣời gửi tiền cũng nhƣ tạo đƣợc sự ổn định cho hoạt động ngân hàng, nhƣng trƣớc khi Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 đƣợc ban hành thì trong tất cả những văn bản pháp luật đó lại chƣa đƣa ra một khái niệm cụ thể về bảo hiểm tiền gửi, trong khi đó một định nghĩa cụ thể, rõ ràng về bảo hiểm tiền gửi là hết sức cần thiết đối với công chúng gửi tiền bởi nó tạo sự ổn định trong việc thanh toán bảo hiểm và tạo điều kiện cho việc xử lý các tranh chấp phát sinh liên quan đến tiền gửi. Với sự ra đời của Luật bảo hiểm tiền gửi, Việt Nam đã có thêm một bƣớc tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, trong đó đã đƣa ra đƣợc khái niệm cơ bản là khái niệm "bảo hiểm tiền gửi". Theo quy định của Luật thì bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Hay nói cách khác, bảo hiểm tiền gửi là cam kết công khai của tổ chức bảo hiểm tiền gửi với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi về việc sẽ thanh toán một khoản tiền (hạn mức chi trả bảo hiểm tùy theo quy định pháp luật của mỗi nƣớc) cho ngƣời gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị mất khả năng thanh toán và chấm dứt hoạt động. Cam kết công khai này đƣợc thực hiện bằng hợp đồng bảo hiểm giữa ba chủ thể là tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức nhận tiền gửi (tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi) và ngƣời gửi tiền. 12
  18. 1.1.2. Đặc điểm - Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm phi thương mại. Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của đa số các nƣớc trên thế giới đều có quy định tổ chức bảo hiểm tiền gửi hoạt động không nhằm mục tiêu sinh lời mà thực hiện những mục tiêu xã hội, vì lợi ích của cộng đồng. Điều này phân biệt bảo hiểm tiền gửi với các loại hình bảo hiểm khác hoạt động theo luật kinh doanh bảo hiểm nhƣ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản - Bảo hiểm tiền gửi trên thực tế có thể được thực hiện một cách công khai hoặc ngầm. Tuy nhiên, bảo hiểm tiền gửi công khai sẽ hữu ích hơn đối với ngƣời gửi tiền vì mô hình này đƣợc pháp luật điều chỉnh, thƣờng gắn với trách nhiệm của tổ chức tài chính nhà nƣớc (tổ chức thay mặt nhà nƣớc bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền), lợi ích của ngƣời gửi tiền đƣợc bảo đảm bằng những thông tin minh bạch và dịch vụ tƣ vấn của hệ thống bảo hiểm tiền gửi, nhờ đó mà ngƣời gửi tiền có thể yên tâm là số tiền gửi của mình sẽ không bị "mất trắng" kể cả khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị lâm vào tình trạng phá sản. Thêm vào đó, một hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai cũng giúp cảnh bảo sớm về những "trục trặc" trong hoạt động liên quan đến khả năng tài chính của các tổ chức nhận tiền gửi, thông qua đó giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Nhờ có chức năng giám sát an toàn hệ thống mà hoạt động bảo hiểm tiền gửi công khai thông qua tổ chức tài chính nhà nƣớc có những ƣu điểm nhất định so với bảo hiểm của các quỹ bảo hiểm tiền gửi. Các quỹ này chỉ thực hiện chức năng chi trả tiền mặt cho ngƣời gửi tiền sau khi tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản. Trong khi đó, bảo hiểm của tổ chức tài chính nhà nƣớc không chỉ thực hiện chức năng đó mà còn nhằm ngăn chặn sự gia tăng các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, hạn chế những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến sự đổ vỡ của các ngân hàng thông qua hoạt động giám sát, hoạt động hỗ trợ tài chính dƣới các hình thức cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ cho các ngân hàng 13
  19. trƣớc khi lâm vào tình trạng phá sản.Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng hệ thống bảo hiểm tiền gửi dù đƣợc thiết lập theo mô hình nào đi chăng nữa đều cần một hệ thống quy phạm pháp luật minh bạch, trên cơ sở đó mới đảm bảo thực hiện đƣợc mục đích của bảo hiểm tiền gửi [43]. - Bảo hiểm tiền gửi có thể được thực hiện trong phạm vi hạn chế (tức là các khoản tiền gửi đƣợc bảo hiểm đến một giới hạn nhất định; hiện đƣợc áp dụng ở các quốc gia nhƣ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mêhicô, Việt Nam ) hoặc được bảo hiểm hoàn toàn (tức là mọi ngƣời gửi tiền và tất cả các khoản tiền gửi đều đƣợc bảo hiểm; hiện đƣợc áp dụng ở các quốc gia nhƣ Hồng Kông, Áo, Đan Mạch, Braxin ). Điều này phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng nƣớc, trong từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ, vào thời kỳ nền kinh tế ổn định, thị trƣờng tài chính phát triển, các quốc gia thƣờng áp dụng cơ chế bảo hiểm có giới hạn các khoản tiền gửi nhằm củng cố lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính, duy trì sự ổn định hoạt động của hệ thống này. Khi nền kinh tế bị khủng hoảng, các nƣớc thƣờng áp dụng cơ chế bảo hiểm hoàn toàn nhằm ngăn chặn một cách hữu hiệu hiện tƣợng rút tiền hàng loạt, bởi lẽ ngƣời gửi tiền trong trƣờng hợp này hoàn toàn tin tƣởng rằng bảo hiểm tiền gửi sẽ bảo vệ quyền lợi của họ một cách triệt để khi ngân hàng nào đó bị đổ vỡ. - Chủ thể tham gia bảo hiểm tiền gửi chỉ có thể là tổ chức tài chính được phép nhận tiền gửi của công chúng dưới các hình thức được pháp luật công nhận. Với một hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai thì sự tham gia của các tổ chức này là bắt buộc, nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng, tạo nguồn vốn hoạt động cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh đó, rủi ro sẽ đƣợc phân bổ cho các đối tƣợng đa dạng, tránh tình trạng chỉ có ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém mới mua bảo hiểm, còn những ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động tốt thì không mua bảo hiểm. Trên cơ sở đó làm giảm mức độ rủi ro của bản thân tổ chức bảo hiểm tiền gửi và gánh nặng của Chính 14
  20. phủ trong việc hỗ trợ tài chính chi trả bảo hiểm. - Đối tượng được bảo hiểm là đối tượng rất đặc biệt, đó là các khoản tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức nhận tiền gửi. Ngƣời nộp phí bảo hiểm tiền gửi tách rời ngƣời thụ hƣởng bảo hiểm. Có thể nói, tiền gửi là một tài sản có tính rủi ro cao, rủi ro của nó có mối liên quan mật thiết với hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi. Việc xác định loại tiền gửi nào đƣợc bảo hiểm là cơ sở tính phí bảo hiểm tiền gửi định kỳ, phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Nguyên tắc hoạt động bảo hiểm tiền gửi nói chung là bảo vệ ngƣời gửi tiền nhỏ. Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của cá nhân bằng nội tệ là loại tiền gửi mà đến nay tất cả các hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới đều bảo vệ. Việc loại trừ những khoản tiền gửi đƣợc bảo hiểm cũng nhƣ quy định mức bảo hiểm tiền gửi tối đa nhằm giảm thiểu rủi ro cho chính tổ chức bảo hiểm tiền gửi và nâng cao trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Các khoản tiền gửi không đƣợc bảo hiểm thƣờng là các khoản tiền gửi bằng đồng ngoại tệ hoặc là của các tổ chức. Việc quyết định bảo hiểm cho đồng ngoại tệ hay không là một vấn đề nan giải đối với mỗi quốc gia. Ở những quốc gia mà tiền gửi bằng đồng ngoại tệ chiếm tỷ lệ thấp, các giao dịch chủ yếu đƣợc thực hiện bằng đồng nội tệ thì việc loại trừ đối tƣợng bảo hiểm là đồng ngoại tệ là điều dễ dàng đƣợc chấp nhận. Ở những nƣớc đang phát triển, việc loại trừ đồng ngoại tệ thƣờng gắn với lý do tổ chức bảo hiểm tiền gửi không có đủ số ngoại tệ để thanh toán cho ngƣời gửi tiền khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Theo nghiên cứu của Kunt D. A. và Sobaci T. đƣợc công bố trong tài liệu Deposit Insurance around the world: A date base của Ngân hàng Thế giới vào năm 2000 cho thấy trong 68 hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên thế giới thì có 20 hệ thống không bảo hiểm tiền gửi là ngoại tệ. Tiền gửi liên ngân hàng thƣờng cũng không đƣợc bảo hiểm vì đây là tiền gửi của các tổ chức kinh doanh trực tiếp tiền tệ, có cơ hội tiếp cận tốt các 15
  21. thông tin và kiểm soát đƣợc mức độ rủi ro đối với các khoản tiền của họ. Theo nghiên cứu của Garcia G. G. H. đƣợc công bố trong tài liệu Deposit Insurance: Actual and Good Practices của Quỹ tiền tệ Quốc tế vào năm 2000 thì trong 72 hệ thống bảo hiểm tiền gửi đƣợc nghiên cứu có 45 nƣớc loại trừ tiền gửi liên ngân hàng. Trong khi đó, mục tiêu của chính sách bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ ngƣời gửi tiền nhỏ, lẻ, có thu nhập thấp và bị hạn chế bởi khả năng tiếp cận thông tin ngân hàng. Ngoài ra, tiền của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội cũng thƣờng bị loại trừ, không đƣợc bảo hiểm bởi lẽ tiền gửi trong tài khoản của các chủ thể này không thuần túy nhằm mục tiêu tích lũy, tiết kiệm mà thƣờng để thực hiện các giao dịch thanh toán liên quan đến hoạt động của tổ chức. Vì vậy, các tổ chức này có cơ hội nắm bắt các thông tin về ngân hàng mà họ quyết định gửi tiền, không nhất thiết phải thuộc đối tƣợng đƣợc bảo vệ trực tiếp của chính sách bảo hiểm tiền gửi. Trên cơ sở những đặc điểm nêu trên của bảo hiểm tiền gửi, chúng ta có thể thấy rằng bảo hiểm tiền gửi và các loaị hình bảo hiểm khác bên caṇ h một số điểm giống nhau cơ bản nhƣ hoaṭ đôṇ g dƣạ trên nguyêntă ́c lấy số đông bù số ít; phải mua bảo hiểm (nộp phí) trƣớc kỳ bảo hiểm; chỉ đƣợc áp dụng khi có rủi ro xảy ra trong tƣơng lai thì còn có nhiều điểm khác biêṭ, cụ thể là: Thứ nhất , về tính chất hoaṭ đôṇ g . Măc̣ dù đều hoaṭ đôṇ g dƣ̣ a trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít nhƣng ở bảo hiểm tiền gửi laị mang tính chất đăc̣ thù ở chỗ nó là công cu ̣thƣc̣ hiêṇ chính sách công vớ i vai trò cơ bản là bảo vệ ngƣời gửi tiền , góp phần đảm bảo sự phát triển an to àn và lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia. Tính đặc thù của bảo hiểm tiền gửi so với các loại hình bảo hiểm thƣơng mại khác thể hiện ở các khía cạnh nhƣ cơ chế bảo hiểm, chủ thể tham gia bảo hiểm , đối tƣơṇ g nôp̣ p hí, đối tƣơṇ g đƣơc̣ hƣở ng các quyền lợi bảo hiểm Thứ hai , về cơ chế bảo hiểm . Ở các loại hình bảo hiểm thƣơng mại 16