Luận văn Loại trừ trách nhiệm hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong thương mại quốc tế hàng hóa

pdf 75 trang vuhoa 24/08/2022 9360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Loại trừ trách nhiệm hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong thương mại quốc tế hàng hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_loai_tru_trach_nhiem_hop_dong_do_hoan_canh_thay_doi.pdf

Nội dung text: Luận văn Loại trừ trách nhiệm hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong thương mại quốc tế hàng hóa

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐINH BẢO TRÂM LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG DO HOÀN CẢNH THAY ĐỔI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HÀNG HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2017
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐINH BẢO TRÂM LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG DO HOÀN CẢNH THAY ĐỔI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HÀNG HÓA Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ BÍCH THỌ Hà Nội - 2017
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU . 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HÀNG HÓA 8 1.1. Hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa: khái niệm và đặc điểm 8 1.2. Vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa 12 1.3. Miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa 19 Chương 2: LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM VI PHẠM HỢP ĐỒNG DO HOÀN CẢNH THAY ĐỔI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HÀNG HÓA 31 2.1. Các trường hợp miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng trong thương mại quốc tế hàng hóa 31 2.2. Loại trừ trách nhiệm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa do “hoàn cảnh thay đổi” 36 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM VI PHẠM HỢP ĐỒNG DO “HOÀN CẢNH THAY ĐỔI” TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM VI PHẠM HỢP ĐỒNG DO “HOÀN CẢNH THAY ĐỔI” TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HÀNG HÓA 57 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật Việt Nam về loại trừ trách nhiệm hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong hợp đồng thương mại hàng hóa 57 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do “hoàn cảnh thay đổi” trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa 61 PHẦN KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CISG United Nations Convention on Contracts of International Sales of Goods Công ước Liên Hiệp Quốc về hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa PICC Principles of International Commercial Contracts Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế PECL Principles of European Contract Law Bộ nguyên tắc luật hợp đồng chung Châu Âu UCC Uniform Commercal Code of the United State of America Luật thương mại thống nhất Hoa Kì 1952 ICC International Chamber Commerce Phòng thương mại quốc tế
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán là một trong số các nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước. Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước chúng ta đã và đang từng bước chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chặng đường 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã và vẫn đang mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Mới nhất, sau 05 năm tích cực đàm phán, vào ngày 05/10/2015, 12 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương (gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mehico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam) tuyên bố chính thức hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Để khai thác được các cơ hội tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường mà các Hiệp định thương mại tự do mang lại, việc cải cách và hoàn thiện hệ thống hệ thống pháp luật của nước ta phù hợp với nhu cầu tham gia “sân chơi quốc tế” được đặt ra hết sức cấp thiết. Trong quá trình vận hành của nền kinh tế, hợp đồng đóng vai trò quan trọng, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong thị trường. Với vai trò là chuẩn mực xử sự - làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên giao kết - hợp đồng trở thành một chế định pháp luật. Vì vậy, pháp luật về hợp đồng càng chặt chẽ, rõ ràng và hoàn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng giữa các chủ thể sẽ càng thuận lợi và tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ càng hạn chế. Kinh tế càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế càng mạnh mẽ thì hợp đồng càng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Quá trình thực hiện hợp đồng luôn hàm chứa nhiều loại rủi ro bất thường từ thiên nhiên, xã hội, kinh 1
  6. tế, chính trị, thông tin, kĩ thuật, chính sách, kể cả là rủi ro về con người. Những rủi ro này có thể làm mất đi sự cân bằng về quyền và lợi ích vốn có của hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện được. Để có cơ chế giải quyết thích hợp các trường hợp rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên giao kết hợp đồng, vấn đề phân chia hợp lý rủi ro và tái thiết lập cân bằng của hợp đồng được quy định cụ thể trong pháp luật về thương mại quốc tế, đồng thời được nhiều quốc gia tiếp thu và pháp điển hóa. Một trong số đó là điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi. Trong thực tiễn xét xử, pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia thừa nhận với các tên gọi khác nhau như điều khoản “khó khăn trở ngại” (hardship) hay “thay đổi hoàn cảnh” (change of circumstances). Điều này cho phép các bên kiểm soát tốt các rủi ro và quản lý hiệu quả mối quan hệ hợp đồng trong hoạt động thương mại. Ở Việt Nam, điều khoản quy định về trường hợp bất khả kháng được biết đến, thừa nhận và ghi nhận trong pháp luật cũng như trong thực tiễn thương mại, nhưng điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do “hoàn cảnh thay đổi” vẫn còn được biết đến hạn chế và chưa áp dụng trong thực tiễn pháp lý. Trong bối cảnh hội nhập với các thể chế kinh tế quốc tế, việc tiếp thu và đưa ra quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do“hoàn cảnh thay đổi” là cần thiết. Với nhận thức đó, đề tài “LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG DO HOÀN CẢNH THAY ĐỔI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HÀNG HÓA” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu về khái niệm, nội dung, trường hợp áp dụng của điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do“hoàn cảnh thay đổi” đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm, thực hiện 2
  7. nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.Tuy nhiên, do hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn thông tin và các công trình nghiên cứu khoa học, nên trong khả năng của mình, tác giả xin đưa ra một số công trình nghiên cứu như sau: - Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam (2009), TS. Lê Minh Hùng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, tháng 3/2009, trang 41-51. - Hiệu lực hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam (2010), Luận án Tiến sĩ Lê Minh Hùng, trang 155-186. - Conference Report on “Force Majeure and Hardship (Báo cáo hội thảo về trường hợp bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi) – Paris, 8 March 2001 - Hardship and Changed Circumstances as Grounds for Adjustment or Non-Performance of Contracts – in International Infrastructure Investment and Finance (Điều chỉnh hợp đồng hoặc miễn trách nhiệm hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi – trong đầu tư và tài chính quốc tế), Frederick R. Fucci, Section of International Law – Spring Meeting, 4/2006. - Renegoniation and Contract Adaption in International Investment Projects (Đàm phán lại hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng trong dự án đầu tư), Applicable Legal Principles and Industry Practices, Journal of World Investment, July 2000, page 5-57. - Changes in Circumstances and the Revision of Contracts in Some European Law and in International Law (Bàn về quy định hoàn cảnh thay đổi trong Luật Cộng đồng Châu Âu và Luật quốc tế), Norbert Horn, Adaption and Renegoniation of Contracts in International Trade and Finance, 1985. Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị lớn trong cả khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp 3
  8. đồng do “hoàn cảnh thay đổi” và đồng thời cũng chính là định hướng cho việc tìm hiểu phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do“hoàn cảnh thay đổi”trong thương mại quốc tế hàng hóa của cộng đồng quốc tế và của một số các quốc gia đã giúp làm rõ các vấn đề về điều khoản “hoàn cảnh thay đổi”trong thương mại quốc tế hàng hóa; Tiếp thu và chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật quốc tế, từ đó đưa ra kiến nghị bổ sung các quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do “hoàn cảnh thay đổi” trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau: - Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận vềloại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng, về điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do“hoàn cảnh thay đổi”trong thương mại quốc tế hàng hóa như khái niệm, đặc điểm, bản chất, điều kiện áp dụng, cơ chế thiết lập điều khoản. - Nghiên cứu thực tiễn pháp luật quốc tế liên quan đến điều khoản “hoàn cảnh thay đổi” và thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp phát sinh do hoàn cảnh thay đổi từ hợp đồng thương mại hàng quốc tế hàng hóa. - Trên cơ sở đó, nêu đề xuất cụ thể trong việc bổ sung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về điều khoản “hoàn cảnh thay đổi”. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Thương mại nói chung hay thương mại quốc tế nói riêng là một lĩnh vực rất rộng, vì vậy, điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do 4
  9. “hoàn cảnh thay đổi” trong thương mại cũng đa dạng và trong nhiều lĩnh vực. Do đó, nội dung của Luận văn chỉ tập trung phân tích những điều khoản “hoàn cảnh thay đổi” trong lĩnh vực thương mại quốc tế hàng hóa về mặt lý luận và thực tiễn; xác định và chọn lọc những quan điểm có tính ứng dụng cao của quy định về điều khoản này của pháp luật quốc tế; đánh giá vị trí, vai trò, tác động tích cực của quy định về điều khoản này trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa; đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về điều khoản “hoàn cảnh thay đổi” trong pháp luật hợp đồng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới và xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế của Nhà nước ta trong những năm qua. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả cũng kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các quy định và các tập quán được cộng đồng quốc tế và một số quốc gia ghi nhận và thừa nhận về điều khoản loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do “hoàn cảnh thay đổi”trong thương mại quốc tế hàng hóa ; Phương pháp so sánh: tiến hành so sánh những quy định về căn cứ loài trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng hợp đồng do “hoàn cảnh thay đổi” trong thương mại quốc tế hàng hóa từ các nguồn của pháp luật thương mại quốc tế với nhau, với các quy định của pháp luật một số quốc gia và với một số quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam hiện hành; Phương pháp phân tích và bình luận:các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hợp 5
  10. đồng thương mại quốc tế hàng hóa trong do“hoàn cảnh thay đổi”sẽ được phân tích làm rõ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận Đề tài được nghiên cứu có hệ thống dựa trên các cơ sở các ngành khoa học chuyên ngành luật đặc biệt là chuyên ngành luật thương mại, những học thuyết về hợp đồng nói chung và trách nhiệm vi phạm hợp đồng nói riêng. Từ đó, sử dụng những phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá những quy định của pháp luật một cách khách quan và chính xác nhất. Vì vậy kết quả đề tài sẽ là cơ sở khoa học góp phần hoàn thiện và xây dựng pháp luật hợp đồng nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung trong điều kiện kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế. Ý nghĩa thực tiễn Đồng thời, kết quả nghiên cứu đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy có liên quan đến trách nhiệm vi phạm hợp đồng, hiệu lực hợp đồng và thực hiện hợp đồngthương mại quốc tế hàng hóa do “hoàn cảnh thay đổi” . Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành còn là góp phần đảm bảo cho quan hệ hợp đồng ở Việt Nam ổn định, an toàn pháp lý và bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể hợp đồng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: Lý luận chung về vi phạm hợp đồng và miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng trong thương mại quốc tế hàng hóa Chương 2: Loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do “hoàn cảnh thay đổi” trong thương mại quốc tế hàng hóa 6
  11. Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định về loại trừ trách nhiệm vi phạm trách nhiệm hợp đồng do “hoàn cảnh thay đổi” trong pháp luật Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng hợp đồng do “hoàn cảnh thay đổi” trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. 7
  12. Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HÀNG HÓA Vấn đề loại trừ trách nhiệm phát sinh do vi phạm hợp đồng, hay vấn đề loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng trong thương mại quốc tế hàng hóa bao gồm và liên quan đến nhiều vấn đề như hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa, vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa, các chế định miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa và các trường hợp miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa cụ thể. Chính vì vậy, việc làm rõ các nội dung trên là cần thiết, vừa là tiền đề cho việc nghiên cứu vấn đề về loại trừ trách nhiệm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa, đồng thời là nền tảng cho việc xây dựng và áp dụng chế định loại trừ trách nhiệm hợp đồng trong thương mại quốc tế hàng hóa hiện nay. 1.1. Hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa: khái niệm và đặc điểm Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhu cầu trao đổi, chuyển dịch vật chất do mình tạo ra với các chủ thể khác trong xã hội là nhu cầu thiết yếu và chính đáng. Một trong những phương thức cơ bản của việc thực hiện trao đổi vật chất xã hội là các bên trong giao dịch thỏa thuận trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cân bằng lợi ích các bên; và sự thỏa thuận này được pháp luật bảo hộ. Ngày nay, hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là một công cụ pháp lý phổ biến và hữu hiệu để con người thỏa mãn nhu cầu trao đổi vật chất của mình. 8
  13. Thực tế, khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa trong các hệ thống pháp luật, trong pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau. Quan niệm của các nhà lập pháp của hệ thống Civil Law xem hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là kết quả của sự thống nhất ý chí trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Theo đó, các thỏa thuận có giá trị ràng buộc với các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa và được đảm bảo thực hiện bởi pháp luật. Khác với quan niệm của các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, trong hệ thống Common Law, hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là những cam kết đơn giản và nghĩa vụ được thể hiện bởi hành vi pháp lý cụ thể của mỗi bên. Bộ luật Dân sự Pháp định nghĩa hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, một hay nhiều người cam kết với một hay nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó. Luật Thương mại thống nhất Hoa Kì (Uniform Commercal Code of United State of America, UCC) định nghĩa hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ thỏa thuận của các bên Đa số những nhà nghiên cứu pháp luật ở Việt Nam có cách hiểu về hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa như sau: “hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là một chế định của pháp luật thương mại và là kết quả của việc thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên trong thương mại quốc tế hàng hóa, được thể hiện trong các điều khoản cụ thể về quyền và nghĩa vụ mỗi bên để có cơ sở cùng nhau thực hiện” [5, tr.19]. Có thể hiểu, hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa được hiểu là được tạo ra bởi thỏa thuận của các bên, là kết quả của quá trình thương lượng và thống nhất ý chí giữa các bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau, mặc dù, cũng có một số quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định là không thể thay đổi hoặc chấm dứt bằng thỏa thuận của các bên. Bất cứ khái niệm, định nghĩa nào hàm chứa các 9
  14. dấu hiệu cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa và thể hiện được đúng vai trò của hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa trong việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia kí kết thỏa thuận thì có thể chấp nhận được. Như được nêu trong định nghĩa, bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa được tạo nên từ hai yếu tố: (1) Sự thỏa thuận và (2) Có giá trị ràng buộc đối với các bên kí kết được đảm bảo được thực hiện bởi pháp luật. (1) Hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là một ràng buộc pháp lý được tạo ra bởi sự cam kết, thỏa thuận của các bên tham gia. Thỏa thuận vừa là nguồn gốc, vừa là cơ sở nền tảng của hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Không có hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa nào mà không phát sinh thỏa thuận, và cũng được có hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa nào được soạn thảo mà không hàm chứa ít nhất một sự thỏa thuận. Thực tiễn pháp lý đã chứng minh, để có một hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa, các bên phải cùng thương lượng, trao đổi, bàn bạc để cuối cùng đi đến sự nhất trí, mà hình thức đơn giản nhất của hợp đồng là dựa trên sự đề nghị của một bên và sự chấp nhận của bên còn lại. Có thể thấy, sự thỏa thuận với tư cách là một yếu tố thể hiện bản chất hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa có ý nghĩa rộng hơn các khái niệm thương lượng, bàn bạc, đồng ý, . Cụ thể ở đây được hiểu là toàn bộ quá trình, từ sự thương lượng đến sự thống nhất và ghi nhận ý chí thống nhất đó. Hay nói cách khác, thỏa thuận là kết quả của bày tỏ ý chí của mỗi bên, đặt trong mối liên hệ thống nhất với sự “ưng thuận” của bên còn lại, tạo ra sự đồng thuận của các bên về một hay nhiều nội dung cụ thể và rõ ràng. Nội dung của thỏa thuận có thể sẽ trở thành nội dung tranh chấp và là một điều kiện xem xét việc miễn trách nhiệm hoặc loại trừ trách nhiệm hợp 10
  15. đồng thương mại quốc tế hàng hóa trong trường hợp có mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa về sau. (2) Một thỏa thuận sẽ không phải là hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa mà chỉ đơn thuần là một lời hứa nếu không tạo ra hiệu lực ràng buộc pháp lý giữa các bên. Tức là có sự phát sinh quyền và nghĩa vụ của ít nhất một bên chủ thể hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa, mà quyền và nghĩa vụ này là quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định – hay hiểu cách khác là cách bên đang thừa nhận thực hiện một nghĩa vụ luật định. Chính vì vậy, sự ràng buộc này sẽ được đảm bảo thực hiện bởi pháp luật và bị cưỡng chế thực hiện bởi cơ quan quyền lực nhà nước nếu có một bên không tự nguyện thực hiện những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Sự ràng buộc giữa các chủ thể trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là sự ràng buộc về mặt pháp lý, được đảm bảo bởi sự bảo hộ của pháp luật, hay nói cách khác, nếu có một bên không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đã cam kết thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Tóm lại, chỉ những thỏa thuận tạo ra được sự ràng buộc pháp lý mới được xem là hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Bởi vậy, “sự thỏa thuận” và “ràng buộc pháp lý” là hai dấu hiệu cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Từ khái niệm chung nhất về hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa như trên, hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa có những đặc trưng sau: (1) yếu tố nước ngoài (tính quốc tế); (2) mục đích của hợp đồng là sinh lợi. (1) Tính chất có yếu tố nước ngoài hay tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa tạo ra điểm khác biệt của hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa với hợp đồng thương mại hàng hóa trong nước. Về chủ thể giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế, các bên chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là các bên có trụ sở thương mại ở 11
  16. các quốc gia khác nhau và/hoặc mang quốc tịch khác nhau. Điều đó có nghĩa là bên mua phải có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác phạm vi quốc gia với bên bán. Đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là hàng hóa. Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế có thể được dịch chuyển qua biên giới nước người bán sang nước người mua hoặc sang một nước thứ ba; song, cũng có trường hợp không có sự dịch chuyển qua biên giới nước người bán. Đồng tiền dùng trong thanh toán hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là ngoại tệ đối với ít nhất một bên người bán hoặc bên người mua. Trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa, các bên tự do lựa chọn đồng tiền thanh toán: đồng tiền của nước người bán, đồng tiền của nước người mua hay đồng tiền của một nước thứ ba mà hai bên thỏa thuận. Thông thường, đồng tiền được sử dụng trong thanh toán là USD, EURO, GBP (Bảng Anh), JPY (Yên Nhật), AUD (Đô la Úc), . Pháp luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là pháp luật nước ngoài đối với bên người bán hoặc bên người mua. Thực tế, xuất phát từ vấn đề cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa rất đa dạng, phức tạp không chỉ là pháp luật của một bên giao kết mà còn điều ước quốc tế, tập quán thương mại và thậm chí là án lệ. (2) Với tư cách là hình thức pháp lý biểu hiện của thỏa thuận hoạt động thương mại, các bên giao kết hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là nhằm mục đích sinh lợi. Việc người mua mua hàng hóa và thanh toán cho người bán một khoản tiền tương ứng, dù được mô tả trực tiếp hay gián tiếp, đều nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận từ việc dịch chuyển quyền sở hữu đối với đối tượng hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. 1.2. Vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia xác lập hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa chỉ phát sinh khi hợp đồng thương mại quốc tế 12
  17. hàng hóa có hiệu lực pháp luật. Và chế định miễn trách nhiệm hoặc loại trừ trách nhiệm vi phạm hợp đồng do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa chỉ được xem xét đến khi thực tế có sự vi phạm hợp đồng. 1.2.1. Khái niệm Vi phạm, được định nghĩa là “không tuân theo” hoặc “làm trái những điều đã quy định” [7, tr.574]. Như vậy, vi phạm hợp đồng thương nói chung và vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa nói riêng được hiểu là vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết hợp đồng, mà cụ thể đó là việc một bên không thực hiện, từ chối thực hiện, thực hiện không đúng, ngăn cản việc thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện những gì các bên đã thỏa thuận trước đó mà không có lí do chính đáng được pháp luật ghi nhận. Trên thế giới có rất nhiều học giả đưa ra các khái niệm khác nhau về vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Theo Giáo sư Treitel, “Vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa xảy ra khi một bên đã không thực hiện hoặc từ chối thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không có khả năng thực hiện những gì mà họ có nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng mà không có lý do hợp pháp” [21, tr.29]. Như vậy, theo khái niệm của Giáo sư Treitel về vi phạm hợp đồng, việc không thực hiện những gì đã cam kết, chỉ bị xem là vi phạm khi việc không thực hiện cam kết đó “không có lí do hợp pháp”. Tương tự, học giả David Kelly cho rằng “vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa” xảy ra khi “một trong các bên tham gia hợp đồng thương mại hàng hóa quốc tế không thực hiện một cách hoàn toàn và thỏa đáng những nghĩa vụ hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Vi phạm hợp đồng có 3 dạng: (1) khi một bên, trước thời hạn thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa, tuyên bố sẽ không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa; (2) khi một bên đã không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thương mại khi đến hạn; và (3) khi một bên thực hiện không đúng nghĩa vụ 13
  18. hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa” [21, tr.29]. Bộ luật Dân sự Đức 2002 không định nghĩa về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa nhưng phân loại vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa thành 02 dạng điều chỉnh là chậm thực hiện nghĩa vụ và không thể thực hiện nghĩa vụ. Luật mua bán hàng hóa Anh năm 1979 ghi nhận nội hàm của khái niệm vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa khá hẹp – chỉ thừa nhận việc không thực hiện phần quan trọng nhất của hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa mới xem là vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kì đưa ra khái niệm về lỗi, và vi phạm được hiểu là có lỗi – không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện. Với vai trò là luật quốc tế thống nhất điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa và dung hòa sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật cũng như pháp luật các quốc gia, Công ước Liên Hiệp Quốc về hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa (CISG) không tiếp cận khái niệm vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa dựa trên sự phân loại vi phạm, thay vào đó, CISG tiếp cận khái niệm vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa với nghĩa rộng bao gồm tất cả cách hành vi không tuân thủ quy định hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa – không thực hiện nghĩa vụ, chậm thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ – mà không phân biệt đó là nghĩa vụ chính hay nghĩa vụ phụ, là nghĩa vụ quan trọng hay nghĩa vụ ít quan trọng hơn. Đồng thời, khái niệm “không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa” được sử dụng với ý nghĩa tương tự khái niệm “vi phạm hợp đồng” [25, Điều 25] trong CISG. Và vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa trong CISG bao gồm cả nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa và cả nghĩa vụ phát sinh từ các tập quán quốc tế, và thực tiễn dã được các bên thiết lập trong mối quan hệ mua bán. 14
  19. Trong pháp luật Việt Nam, từ khi Luật thương mại ra đời, vi phạm hợp đồng thương mại được định nghĩa là “việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật thương mại” [10, Khoản 13 Điều 3], theo đó, vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên. Sự vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa, theo Luật Thương mại Việt Nam có thể được nhìn nhận thông qua một hoặc các biểu hiện sau: (1) Sự vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa xuất phát từ việc không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Việc không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa được hiểu là không thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Theo cách hiểu này thì sự vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa xuất phát từ việc bên vi phạm không hề có bất kỳ hành động nào nhằm hướng đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa đã giao kết. Đây được xem là sự vi phạm về toàn bộ nội dung hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Cách hiểu này nhằm phân biệt với biểu hiện không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. (2) Sự vi phạm xuất phát từ việc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng. Với mức độ vi phạm thấp hơn việc không thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa, việc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa cho thấy bên vi phạm đã thực hiện một số nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa nhưng đối với một số nghĩa vụ còn lại thì bên vi phạm không thực hiện; 15
  20. (3) Sự vi phạm xuất phát từ việc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa là việc bên vi phạm dù đã có ý định thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa nhưng việc thực hiện đó lại không phải là thực hiện phần nghĩa vụ mà các bên đã thoả thuận hay pháp luật quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Sự vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa có thể xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan của bên vi phạm. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa thường là sự chủ động về mặt ý chí của bên vi phạm, nói cách khác đó là việc một bên cố ý thực hiện hành vi vi phạm và bản thân có thể điều khiển được chính hành vi đó của mình. Việc bên bán cố ý không thanh toán tiền hàng cho bên mua là một ví dụ. Nguyên nhân khách quan của sự vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa xuất phát từ những yếu tố bên ngoài, nơi mà ý chí chủ quan của bên vi phạm không thể can thiệp được, nói cách khác là mặc dù bản thân bên vi phạm không mong muốn nhưng sự vi phạm vẫn diễn ra. Vì sóng biển quá lớn nên bên mua không thể cho tàu vào nhận hàng đúng thời gian thoả thuận với bên bán theo hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa đã được ký kết trước đó là một ví dụ khác. Như vậy, vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa, cụ thể là vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam là việc một trong các bên giao kết hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Tuy nhiên, điều này có mâu thuẫn với các quan niệm quốc tế về vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế hàng hóa. Như đã trình bày trên, có thể thấy, tư duy quốc tế về vi phạm hợp đồng cho rằng “không thực hiện 16