Luận văn Lao động của người cao tuổi theo pháp luật ở nước ta hiện nay

pdf 76 trang vuhoa 24/08/2022 10480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Lao động của người cao tuổi theo pháp luật ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_lao_dong_cua_nguoi_cao_tuoi_theo_phap_luat_o_nuoc_t.pdf

Nội dung text: Luận văn Lao động của người cao tuổi theo pháp luật ở nước ta hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI THÂN QUANG THÁI LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI THEO PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ HOÀI THU Hà Nội - 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Thân Quang Thái
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Khái quát chung về người cao tuổi 6 1.2. Pháp luật về lao động của người cao tuổi 10 1.3. Pháp luật về lao động của người cao tuổi ở một số nước trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam 20 1.4. Cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật về lao động của người cao tuổi 26 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 30 2.1. Thực trạng các qui định pháp luật về lao động của người cao tuổi 30 2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về lao động của người cao tuổi 38 CHƯƠNG 3. MÔT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 52 3.1. Sự cần thiết cần phải nâng cao hiệu quả pháp luật về lao động của người cao tuổi 52 3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về lao động của người cao tuổi 54 3.3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về lao động của người cao tuổi ở nước ta. 58 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BLLĐ Bộ luật lao động DS-KHHGĐ Dân số-kế hoạch hóa gia đình HĐLĐ Hợp đồng lao động ILO Tổ chức lao động quốc tế ILSSA Viện Khoa Học Lao động và xã hội NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động QLLĐ Quản lý lao động VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam XHCN Xã hội chủ nghĩa UNFPA Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhận thức được tính tất yếu của già hóa dân số và sự cần thiết phải chuẩn bị một cách đầy đủ của tất cả các cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng và gia đình đối với số lượng người cao tuổi ngày càng gia tăng. Điều này phải được thực hiện thông qua nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực quốc gia và địa phương, xây dựng cải tổ về chính trị, kinh tế và xã hội đặc biệt là chính sách về người cao tuổi cần thiết để giúp xã hội thích ứng kịp thời với một thế giới đang già hóa. Già hoá dân số đang tăng nhanh và chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu dân số ở Việt nam. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ này sẽ đạt ngưỡng 10% vào năm trong 2017, đưa nước ta vào giai đoạn “già hóa” dân số. Quá trình già hóa diễn ra ở nước ta cũng như các nước đang phát triển khác diễn ra nhanh hơn nhiều những gì các nước phát triển đã trải qua. Không những có ít thời gian hơn để điều chỉnh nền kinh tế, cơ cấu chính sách, các chế độ BHXH của nước ta vẫn còn yếu và chưa có nhiều kinh nghiệm. Già hóa là một quá trình liên tục, những người trong cơ cấu “dân số vàng” hiện nay sẽ già đi và là một phần trong cơ cấu dân số già trong tương lai, điều này hàm ý một gánh nặng không nhỏ cho xã hội Việt nam. Thứ nhất, người già được coi là nhóm dân số dễ bị tổn thương và cần sử dụng nhiều nguồn lực chăm sóc sức khỏe, bảo trợ xã hội, trợ cấp thu nhập. Thứ hai, tỉ lệ người già hưởng các chế độ BHXH tăng cao trong khi lực lượng lao động lại thu hẹp tương đối, điều này gây mất cân đối thu chi cho các quĩ BHXH. Thứ ba, người già thường phụ thuộc vào trợ cấp của con cháu, xu hướng đang tăng lên của “tỉ lệ phụ thuộc già” lại gây thêm gánh nặng cho những người đang trong độ tuổi lao động. 1
  6. Một trong những giải pháp mà các nước phát triển đã áp dụng là hỗ trợ người già tham gia lực lượng lao động. Việc làm giúp NCT chủ động trong tài chính, tăng cường thể chất và tinh thần. Tỉ lệ Người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế ở nước ta hiện nay khá cao, tuy nhiên các chính sách hỗ trợ của nhà nước là chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập. Vấn đề “lao động của người cao tuổi“ ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu bản chất pháp lý về hành vi lao động của người cao tuổi theo pháp luật ở nước ta hiện nay đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn do tính đặc thù của người cao tuổi tham gia vào thị trường lao động. Từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Lao động của người cao tuổi theo pháp luật ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn pháp luật lao động của người cao tuổi ở việt nam hiện nay không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tính tới thời điểm hiện tại , đã có rất nhều công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật về Lao động nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này như: Giang Thanh Long, 2011, Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt nam, Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, UNFPA; Nguyễn Đình Cử, 2006, Xu hướng già hóa dân số thế giới và đặc trưng người cao tuổi Việt nam, Tạp chí Gia đình và Trẻ em. Số 11, năm 2006; PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc và ThS Đặng Đỗ Quyên, 2016, Những thách thức về lao động việc làm trong quá trình tận dụng cơ hội dân số vàng và đối phó với già hoá dân số để phát triển bền vững đất nước, ILSSA; Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng, 2011, Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011, UNDP; PGS-TS Lê Thị Hoài Thu, 2008, Hoàn 2
  7. thiện pháp luật Lao động Việt nam,Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24(2008) 84-92 Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều nghiên cứu một cách tổng quát về các lĩnh vực của luật lao động khác nhau, chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu các hành vi pháp lý, các quan hệ đặc thù của các chủ thể pháp luật về lao động của người cao tuổi. Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận vấn đề pháp luật lao động ở nhiều góc độ khác nhau và là những tài liệu quí báu cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, đề tài mà tác giả lựa chọn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về Lao động của người cao tuổi. Cho đến nay, vấn đề về Lao động của người cao tuổi theo pháp luật ở Việt Nam nói chung là mảng đề tài chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận để làm rõ bản chất của các quan hệ pháp lý về lao động của người cao tuổi theo pháp luật, nhằm đưa ra những đánh giá có cơ sở khoa học về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các qui định pháp luật về lao động của người cao tuổi để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về lao động của người cao tuổi theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Theo đó, đề tài có các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu các khái niệm, đặc điểm pháp lý về lao động của người cao tuổi theo pháp luật Nghiên cứu các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về lao động của người cao tuổi theo pháp luật. 3
  8. Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về lao động của người cao tuổi theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về lao động của người cao tuổi theo pháp luật ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Lao động của người cao tuổi theo pháp luật Việt nam. Đánh giá các VBQPPL về lao động của người cao tuổi. Khả năng ứng dụng thực tiễn pháp luật về lao động của người cao tuổi ở Việt nam Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về lao động của người cao tuổi ở Việt nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật Lao động là lĩnh vực rất rộng mà vấn đề lao động của người cao tuổi theo pháp luật Việt Nam là vấn đề pháp lý còn rất mới và mang tính đặc thù của pháp luật Lao động nên nội dung của luận văn chỉ tập trung phân tích, làm rõ các qui định của pháp luật về: việc làm, hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc-nghỉ ngơi, BHXH, ATVS-ATLĐ và các chế độ chính sách khác đối với người lao động cao tuổi một cách tổng quát nhất. 5. Phương pháp lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung của luận văn được nêu và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và các tài liệu pháp lý. 4
  9. Để hoàn thành tốt đề tài, tác giả sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê Và nhiều phương pháp nghiên cứu của các ngành Khoa học xã hội nói chung cũng như ngành Luật học nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: đây là luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ về lao động của người cao tuổi theo pháp luật Việt nam, đưa ra những định hướng và đề xuất các kiến nghị là cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động của người cao tuổi theo pháp luật, góp phần tăng cường hiệu quả điều chỉnh của pháp luật Lao động để xây dựng và hoàn thiện Bộ luật lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn này cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành luật trong các trường đào tạo về luật. 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về người cao tuổi và pháp luật về lao động của người cao tuổi. Chương 2: Thực trạng pháp luật về lao động của người cao tuổi ở nước ta hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về lao động của người cao tuổi ở nước ta hiện nay. 5
  10. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 1.1. Khái quát chung về người cao tuổi 1.1.1. Khái niệm người cao tuổi Người cao tuổi: (NCT) hay còn gọi là người già/người cao niên là người thuộc một bộ phận dân cư sống qua một độ tuổi nhất định, độ tuổi này được pháp luật của từng nước quy định. Tại Việt nam, Tại điều 2, Luật Người cao tuổi quy định “Người cao tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam từ 60 tuổi trở lên” . Tại các nước phát triển, luật quy định từ 65 tuổi trở lên được coi là người già/người cao niên/NCT. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển và kém phát triển quy định về độ tuổi của người già/người cao niên/NCT tùy theo luật của từng nước, một số nước quy định trong luật là 60 tuổi trở lên trong khi một số nước khác quy định mốc 65 tuổi trở lên. Hiện tại chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia, Liên Hợp Quốc chấp nhận từ 60 tuổi trở lên là mốc để xác định dân số già. Trong người già/người cao niên/NCT phân loại người già nhất từ 85 trở lên [22]. Khái niệm NCT được sử dụng thay cho người già/người cao niên vì thực tế nhiều người từ 60 tuổi trở lên, vẫn còn hoạt động, vì vậy cụm từ "người cao tuổi" bao hàm sự kính trọng, động viên hơn so với cụm từ "người già". Nhưng về khoa học thì người già hay NCT đều được dùng với ý nghĩa như nhau. Già hoá dân số: Già hóa dân số là một quá trình mà tỷ lệ người trưởng thành và NCT tăng lên trong cơ cấu dân số, trong khi tỷ lệ trẻ em và vị thành niên giảm đi, quá trình này dẫn tới tăng tuổi trung vị của dân số. Già hoá dân số là kết quả của quá độ nhân khẩu học trong đó mức chết và mức sinh đều giảm, cùng với tổng tỷ suất sinh giảm dần xuống mức sinh thay thế, tuổi thọ 6
  11. bình quân tăng lên đã làm tăng lao động hoặc số lượng người NCT. Theo khuyến cáo của Liên Hợp Quốc, một quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi (60+) từ 10% trở lên thì quốc gia đó được coi là dân số già. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo: một đất nước có trên 10% người cao tuổi (60+) được coi là một đất nước dân số già[15]. Như vậy, già hóa dân số phản ánh sự phát triển KT-XH, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, DS-KHHGĐ của Việt Nam. Khi có điều kiện kinh tế tốt, chăm sóc sức khỏe y tế tốt, đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được nâng cao thì tuổi thọ ngày càng cao. Làm tốt công tác DS-KHHGĐ, mức sinh giảm (Việt nam đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2006) đồng nghĩa với việc tỷ lệ trẻ em và vị thành niên trong tổng dân số giảm. Hai xu hướng trên dẫn đến kết quả là tỷ lệ NCT tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu dân số toàn cầu theo hướng già hoá tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế; liên quan đến mọi mặt của đời sống loài người: Xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, tâm lý và tinh thần. Dân số già hoá nhanh cũng sẽ gây những ảnh hưởng tương tự như tăng trưởng dân số nhanh, tạo áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, hệ thống dịch vụ sức khoẻ, giao thông đi lại, quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống cũng như hệ thống hưu trí cho NCT chắc chắn sẽ làm cho những vấn đề KT-XH, môi trường thêm trầm trọng và có nhiều biến động không thể lường trước. Có thể chia theo các giai đoạn: - Giai đoạn “già hóa dân số” (Aging population) hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già”: khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% đến 19,9% tổng dân số hoặc khi dân số 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% đến 13,9% tổng dân số. - Giai đoạn “dân số già” (Aged population) còn gọi là giai đoạn “dân số đã già”: khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 20% đến 29,9% hoặc khi 7
  12. dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% đến 20,9% tổng dân số. - Giai đoạn “Dân số siêu già” (Super aged population): khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 30% trở lên hoặc khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 21% tổng dân số. Bảng 1.1: Số lượng và tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam Tổng dân số Người cao tuổi Năm Tỷ lệ (%) Tỷ lệ 65+ (%) (triệu người) 60+ (triệu người) 1979 53,74 3.71 6.9 4.7 1989 64,38 4.64 7.2 4.7 1999 76,33 6.19 8.1 5.8 2009 85,84 7.54 8.68 6.4 2010 86,75 8.15 9.4 6.8 2011 87,61 8.65 9.9 7.0 2014 90,49 9,02 10,2 7,1 Nguồn: GSO, Tổng điều tra dân số & nhà ở 1979, 1989, 2009 và Điều tra Biến động DS–KHHGD, 2010, 2011, 2014. 1.1.2. Khái niệm người lao động cao tuổi Lao động cao tuổi là người lao động đã hết tuổi lao động theo qui định của pháp luật, còn khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Tùy thuộc vào qui định về độ tuổi nghỉ hưu của các quốc gia khác nhau để xác định đối tượng lao động người cao tuổi. Hay nói một cách khác, yếu tố độ tuổi là yếu tố quan trọng trong việc xác định đối tượng lao động người cao tuổi. Thông thường, do sự khác biệt về giới giữa lao động nam và lao động nữ mà việc xác định hết tuổi lao động có qui định khác nhau, thường theo hướng lao động nữ được nghỉ sớm hơn. Khi nghiên cứu về lao động người cao tuổi, có thể thấy họ có những đặc điểm sau: 8
  13. Một là, người lao động cao tuổi thường hạn chế về sức khỏe do tuổi cao. Sau một thời gian lao động, cùng với qui luật sinh học tự nhiên của con người, người lao động cao tuổi xuất hiện những biểu hiện của sự suy giảm các chức năng tâm sinh lý và chức năng làm việc, các phản xạ chậm hơn và có phần kém đi, họ cần được nghỉ ngơi. Tuy vậy, trong thực tế có nhiều người lao động cao tuổi mong muốn được tiếp tục làm việc, được tiếp tục cống hiến và tham gia các hoạt động xã hội để có thêm thu nhập. Về phía người sử dụng lao động, dĩ nhiên phải có nhu cầu mới sử dụng họ, như cần người lao động cao tuổi cố vấn về chuyên môn, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ trẻ, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật cho những người mới bước vào nghề. Chính vì lý do này, người lao động cao tuổi cần cân nhắc lựa chọn việc giao kết hợp đồng lao động với nghề nghiệp và điều kiện lao động phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Hai là, người lao động cao tuổi còn hạn chế về trí lực, yếu tố này cho thấy khả năng ghi nhớ kém tập trung, người lao động cao tuổi khó tiếp cận những kiến thức và qui trình hiện đại so với những kinh nghiệm đã có Tuy nhiên, họ lại có ưu điểm là nhiều kinh nghiệm, sự thận trọng và trách nhiệm trong công việc. Ba là, người lao động cao tuổi thích ứng với các loại công việc đòi hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật hay trình độ quản lý, không phù hợp với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bởi lẽ, trải qua một quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, giá trị sức lao động của người lao động cao tuổi ngày càng tăng cao. Ở góc độ này, lao động cao tuổi được coi là “tài sản vô giá” của quốc gia. Do vậy, cần có sự khai thác hợp lý giá trị sức lao động của đối tượng này. Việc quan tâm của xã hội đến những người lao động cao tuổi không chỉ bằng những khoản trợ cấp xã hội, cái quí hơn là giúp họ tự 9
  14. lực cải thiện đời sống, tạo điều kiện cho họ thể hiện mình vẫn là người có ích cho xã hội. 1.2. Pháp luật về lao động của người cao tuổi 1.2.1. Nguyên tắc pháp luật về lao động của người cao tuổi Nguyên tắc pháp luật về lao động của người cao tuổi trước hết dựa trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là: “vì con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động”. Khi người lao động tham gia quan hệ lao động, họ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phát sinh trong quan hệ này, người lao động, đặc biệt là lao động cao tuổi khó có điều kiện thỏa thuận bình đẳng thực sự trong trong thực tế với một bên là người sử dụng lao động. Do đó, họ cần được pháp luật bảo vệ để hạn chế những bất lợi, bất công, những sức ép từ người sử dụng lao động, từ khách quan của nền kinh tế thị trường tác động đến người lao động, đặc biệt là người lao động cao tuổi. Trong mối quan hệ với người sử dụng lao động, người lao động luôn đứng ở vị trí yếu thế hơn. Vì vậy, pháp luật lao động có nhiệm vụ thu hẹp sự cách biệt, vị thế giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do đó, về bản chất pháp luật lao động phải bảo vệ người lao động đúng mức để sử dụng lao động hợp lý, hạn chế xu hướng lạm quyền của người sử dụng lao động. Ở Việt Nam, Nhà nước gắn liền với bản chất là của dân, do dân và vì dân thì vấn đề bảo vệ người người lao động càng được Đảng, Nhà nước chú trọng và đặc biệt quan tâm, điều này được thể hiện trong Bộ luật lao động bằng các nguyên tắc : Một là, bảo vệ quyền được làm việc của người lao động cao tuổi: Điều 35, Hiến pháp 2013 qui định: “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 10
  15. 2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu “. Vì vậy, bảo vệ người lao động trước hết là bảo vệ quyền được làm việc cho họ. hựcT chất của vấn đề này là pháp luật bảo vệ người lao động để họ được ổn định việc làm, không bị thay đổi, bị mất việc làm một cách vô lý. Những qui định của pháp luật luôn hướng tới việc đảm bảo để người lao động và người sử dụng lao động luôn thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động và phải tuân theo các qui định về pháp luật lao động cũng như các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan nhằm bảo vệ người lao động đặc biệt là người lao động cao tuổi đến mức tốt nhất có thể, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Như vậy, có thể thấy bảo vệ việc làm cho người lao động đã trở thành vấn đề quan trọng xuyên suốt các chế định việc làm, HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động Hai là, bảo vệ thu nhập và đời sống cho người lao động cao tuổi: Khi tham gia quan hệ lao động, mục đích cơ bản và quan trọng nhất của người lao động là có thu nhập. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà thu nhập của người lao động thường có nguy cơ không tương xứng so với sức lao động và những đóng góp của họ bởi những nguyên nhân không phải do người lao động gây ra. Do đó, pháp luật lao động có nhiều qui định, vừa bảo vệ thu nhập cho người lao động, vừa giảm thiểu những can thiệp của nhà nước đối với quyền tự chủ của các bên tham gia trong quan hệ lao động. Pháp luật qui định cơ sở của tiền lương phải căn cứ vào năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Đặc biệt, đối với người lao động cao tuổi, nếu người lao động cao tuổi không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc thì ngoài việc phải trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả 11
  16. thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định. Ba là, bảo vệ các quyền nhân thân của người lao động cao tuổi: Với tinh thần bảo vệ người lao động một cách toàn diện, bảo vệ tất cả các quyền con người trong lĩnh vực lao động thì quyền nhân thân gắn với lĩnh vực lao động là đối tượng quan trọng cần được bảo vệ. Trong quá trình lao động người lao động còn được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín Tư tưởng đó cũng được thể hiện ngay trong lời nói đầu của Bộ luật lao động: “Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động”. Trong quá trình ban hành, sửa đổi luật lao động và trên thực tế ở nước ta, người lao động được bảo vệ ngày càng tốt hơn. Theo đó, Bộ luật lao động năm 2012 được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới trên cơ sở những nguyên tắc chung sau đây: 1. Tiếp tục cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, phù hợp với định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và kịp thời thể chế hoá mục tiêu, quan điểm, định hướng xây dựng đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện qua các văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; 2. Bảo vệ người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng lao động; 3. Tăng cường và tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về lao động, tôn trọng quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, quyền thương lượng và tự định đoạt của các bên trong quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động; 12
  17. 4. Pháp điển hoá các quy định trong hệ thống pháp luật lao động và quản lý lao động hiện hành, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn áp dụng Bộ luật lao động trong 15 năm thi hành, kế thừa và phát triển các quy định phù hợp đã đi vào cuộc sống, sửa đổi các quy định chưa phù hợp; bổ sung những quy định mới cần thiết phù hợp với cơ chế thị trường; 5. Tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật lao động của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN, thông lệ quốc tế và nội dung của các Điều ước quốc tế mà nước ta đã phê chuẩn hoặc tham gia phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ngoài những nguyên tắc mang tính chung như trên, pháp luật về lao động của người cao tuổi còn có những nguyên tắc đặc thù riêng như sau: Tôn trọng quyền được tiếp tục lao động, cống hiến sau độ tuổi nghỉ hưu theo pháp luật. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động cao tuổi ngay tại nơi làm việc. Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động cao tuổi. Hạn chế công việc nặng nhọc, độc hại đối với người lao động cao tuổi. 1.2.2. Nội dung pháp luật về lao động của người cao tuổi Với tư tưởng chiến lược “Vì con người và phát huy nhân tố con người”, các qui phạm pháp luật lao động thể hiện chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước là giải phóng và phát huy nguồn nhân lực dồi dào của đất nước, khuyến khích sử dụng tiềm năng lao động xã hội, tạo điều kiện và môi trường để mọi người lao động có việc làm, tự do lao động, từng bước cải thiện đời sống vật chất của người lao động đảm bảo cơ bản tối thiểu về việc làm, trả công lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, kết hợp hài hòa giữa chính sách 13
  18. kinh tế và chính sách xã hội, coi trọng quyền và bảo hộ lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Chế độ chính sách pháp luật về lao động đối với người lao động cao tuổi được thể hiện bằng các quyền của người lao động cao tuổi trong quan hệ lao động mà đã được pháp luật công nhận và bảo đảm thực thi; một số trong các quyền cơ bản đó là: Qui định về việc làm đối với lao động cao tuổi: Quyền được làm việc (hay quyền có việc làm) là nhóm quyền cơ bản trong luật lao động và là một trong rất nhiều quyền khác của NLĐ. Quyền được làm việc có vị trí rất quan trọng vì “quyền được làm việc là cốt lõi để thực hiện các quyền con người khác và tạo nên một phần quan trọng không thể tách rời tự nhiên của nhân phẩm”. Quyền có việc làm là yếu tố cơ bản để bảo đảm sự tồn tại thực tế của con người, đồng thời cũng là yếu tố để bảo đảm nhân phẩm và lòng tự trọng của NLĐ. Quyền có việc làm được coi là quyền hiến định trong pháp luật quốc tế. Cụ thể, Điều 23 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 ghi nhận: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm ”; trong các Điều 6, 7, 8 của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 cũng xác định các yếu tố của quyền có việc. So với quyền của NLĐ, quyền có việc làm hẹp hơn, tuy nhiên, đây lại là một quyền cơ bản nhất, quan trọng nhất trong lĩnh vực lao động việc làm. Quyền có việc làm chính là tiền đề, điều kiện quan trọng để thực hiện các quyền khác của NLĐ nói riêng và các quyền của con người nói chung, như quyền về nhà ở, quyền về giáo dục, văn hoá Chỉ khi quyền có việc làm được đảm bảo thực hiện, thì các quyền khác của con người mới có ý nghĩa. Như vậy, kể cả pháp luật quốc tế hay Hiến pháp và các văn bản pháp luật lao động của nước ta hiện nay đều chưa đưa ra khái niệm mang tính chất tổng quát về quyền có việc làm của NLĐ. Tuy nhiên, có thể hiểu về quyền có việc 14
  19. làm của NLĐ trên cơ sở tiếp cận quyền này dưới góc độ quyền con người như sau: “Quyền có việc làm là quyền cơ bản và quan trọng của con người trong lĩnh vực lao động được ghi nhận và bảo vệ trong Hiến pháp, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế”[11]. Lao động tạo ra của cải vật chất và giá trị của xã hội. Khi đến tuổi nghỉ hưu theo luật định, người lao động không còn tạo ra của cải vật chất cho xã hội nên họ có cảm giác tâm lý là người đứng ngoài xã hội, không giúp ích được cho gia đình và xã hội, mặc dù quyền được làm việc hoàn toàn không mất đi. Thấy được vấn đề này, cộng với vấn đề già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở nước ta, Nhà nước, Chính phủ ban hành chính sách đối với người lao động cao tuổi để họ có cơ hội tiếp tục tham gia thị trường lao động sau tuổi nghỉ hưu theo luật định: “Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.” (Khoản 1, Điều 167, Mục 2, Chương XI, Bộ luật Lao động 2012). Bên cạnh đó, để bảo vệ người lao động cao tuổi tiếp tục tham gia thị trường lao động theo quyền được làm việc, Nhà nước còn qui định:” Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.” (Khoản 7, Điều 4 Bộ luật Lao động 2012). Qui định về an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động cao tuổi: Những qui định về an toàn lao động và vệ sinh lao động được nhà nước thống nhất qui định và tiêu chuẩn hóa. Có hai tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cấp quốc gia, và tiêu chuẩn cấp ngành. 15
  20. Tiêu chuẩn cấp quốc gia là những tiêu chuẩn bắt buộc thi hành cho nhiều ngành, nhiều nghề trong phạm vi cả nước. Các tiêu chuẩn này do Chính phủ hoặc các cơ quan được Chính phủ ủy quyền ban hành. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn này bao gồm tất cả các cơ sở tư nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ; các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt qui mô tổ chức lớn hay nhỏ, nhiều hay ít có sử dụng lao động và người quản lý là công dân Việt nam hay nước ngoài. Tiêu chuẩn cấp ngành là tiêu chuẩn do cơ quan quản lý cấp ngành ban hành phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc gia và có giá trị bắt buộc thi hành trong phạm vi đối tượng mà tiêu chuẩn qui định áp dụng. Người lao động làm việc ở những nơi có các yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cung cấp những phương tiện bảo vệ cá nhân; các phương tiện bảo vệ cá nhân này được Nhà nước tiêu chuẩn hóa về chất lượng và qui cách. Nhà nước qui định bắt buộc người sử dụng lao động phải trang bị bảo hộ lao động và phải đảm bảo vấn đề vệ sinh lao động và an toàn lao động đối với người lao động nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất sự tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Nhằm đảm bảo điều kiện sức khỏe cũng như an toàn lao động đối với người lao động cao tuổi nhà nước đặc biệt chú trọng và thể chế hóa qua các qui định pháp luật lao động. Bởi lẽ, lao động cao tuổi không có khả năng thể lực, sự dẻo dai như các đối tượng đấy trong độ tuổi lao động. Vì vậy, việc pháp luật bảo vệ cho nhóm đối tượng lao động này chính là hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tính mạng cho họ. Với mục tiêu bảo vệ đối tượng lao động cao tuổi, pháp luật lao động qui định: “cấm sử dụng lao động cao tuổi làm những cộng việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường 16
  21. hợp đặc biệt theo qui định của Chính phủ (Khoản 3, Điều 167, Bộ luật lao động). Tuy nhiên, để đảm bảo không hạn chế quyền lao động của họ, pháp luật vẫn ghi nhận một số trường hợp ngoại lệ có thể sử dụng lao động cao tuổi làm những công việc khi đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể: Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo qui định của pháp luật; Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành đối với nghề, công việc; Sử dụng có tính thời điểm, không quá 05 năm đối với từng người lao động; Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm; Có ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc; Đồng thời, tương ứng với từng trường hợp đặc biệt sử dụng lao động cao tuổi với mỗi lĩnh vực, ngành, nghề, người sử dụng lao động còn phải tuân thủ qui định về chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các điều kiện sử dụng lao động cao tuổi. Bộ luật lao động 2012 cũng qui định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo điều kiện sức khỏe cho người lao động cao tuổi thông qua việc quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc. Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Qui định về tiền lương và quyền lợi khác đối với lao động cao tuổi: Xuất phát từ quan điểm sức lao động là hàng hóa, tiền lương là giá cả sức lao động, các qui định về tiền lương do nhà nước ban hành phải phản ánh 17