Luận văn Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_lam_dung_vi_tri_thong_linh_thi_truong_ban_le_cua_ca.pdf
Nội dung text: Luận văn Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TRỌNG TÙNG LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT Hà Nội, 2016
- LỜI CAM ĐOAN Để kết thúc chương trình thạc sĩ Luật học của mình tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu luận văn chuyên ngành Luật Kinh tế, mã số: 60.38.01.07 Tác giả cam đoan đây là công trình của bản thân tự nghiên cứu thông qua quá trình thực tiễn nghiên cứu thị trường bán lẻ tỉnh Bình Dương, tác giả không sao chép của tác giả khác và Luận văn chưa từng được công bố trong bất kì một tài liệu nào. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về Luận văn của mình./. HỌC VIÊN Nguyễn Trọng Tùng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 6 1.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và tiêu chí xác định thị trường liên quan 6 1.2. Nguồn gốc, nguyên nhân hình thành vị trí thống lĩnh thị trường 16 1.3. Bản chất của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. 18 1.4. Sự tác động tiêu cực của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 21 1.5. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 25 CHƯƠNG 2: HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG PHÂN TÍCH DƯỚI GÓC ĐỘ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 30 2.1. Nội dung của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 30 2.2. Thực trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp tại Bình Dương 52 2.3. Hậu quả của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp đối với thị trường bán lẻ tỉnh Bình Dương 59 2.4. Thực trạng xử lý các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường 62 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỀ KIỂM SOÁT LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN BÌNH DƯƠNG 65 3.1. Nhu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật 65 3.2. Một số kiến nghị 74 KẾT LUẬN 79
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ LDVTTL Lạm dụng vị trí thống lĩnh LCT Luật Cạnh tranh (Luật số 27/2004/QH11) ngày 03 tháng 12 năm 2004 VTTL Vị trí thống lĩnh
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp bán lẻ là chủ thể trung gian trong chuỗi sản xuất và cung ứng, vì vậy nó có mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp sản xuất (doanh nghiệp bán lẻ là người mua hàng) và doanh nghiệp bán lẻ với người tiêu dùng (doanh nghiệp bán lẻ là người bán), mặc dù thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ theo mô hình hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại) so với các hình thức bán lẻ truyền thống (hộ kinh doanh) còn ít, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân (vấn đề an toàn thực phẩm, nhịp độ cuộc sống, v.v) thói quen của người tiêu dùng đang dần thay đổi theo hướng lựa chọn các siêu thị, trung tâm thương mại để mua hàng hóa. Từ ngày 1/1/2015, theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam cho phép các công ty bán lẻ có 100% vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Vì vậy có thể thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài với sức mạnh tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ có thể làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Thời gian qua, việc cho thuê bất động sản để kinh doanh bán lẻ diễn ra sôi động. Các loại hình kinh doanh như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau không ngừng được khai trương để đón đầu cơ hội. Trên thực tế, việc chạy đua mở siêu thị, trung tâm thương mại tại thời điểm này chỉ là bề nổi, việc cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần, khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ mới là điều đáng lưu ý. Có thể dễ dàng nhận thấy, cứ siêu thị này tung ra một chương trình khuyến mãi, ngay lập tức siêu thị khác cũng phải chạy theo. Ngoài việc khuyến mãi, các nhà phân phối cũng không ngừng làm mới mình, bằng cách thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, nâng cấp các siêu thị theo hướng ngày càng đẹp về hình thức, hàng hóa đa dạng và phong phú, đầu tư nhiều hơn cho các chương trình chăm 1
- sóc khách hàng. Hệ lụy từ “cuộc chạy đua” mở rộng thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ không chỉ làm cho các nhà kinh doanh bán lẻ bớt giàu mà còn góp phần đẩy các doanh nghiệp sản xuất ngày càng khó khăn do phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp bán lẻ trong việc tiếp cân khách hàng, bên cạnh đó người tiêu dùng cũng có nguy cơ bị thiệt hại khi phải sử dụng những sản phẩm có giá trị cao hơn khi các doanh nghiệp sản xuất phải tốn thêm rất nhiều chi phí để được các doanh nghiệp bán lẻ đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Đây là thực trạng rất đáng lo ngại đang diễn ra trong thị trường bán lẻ, tuy nhiên việc xử lý các doanh nghiệp này rất khó khăn do pháp luật về cạnh tranh hiện hành chưa đầy đủ các cơ sở xác định vị trí thống lĩnh của các doanh nghiệp này. Đây là lí do tác giả chọn đề tài “Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bán lẻ của các doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường. Trong nỗ lực tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, ngày 03/12/2004, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2005 (LCT). Luật cạnh tranh đã qua hơn 10 năm triển khai vào thực tiễn do đó có thể thấy đề tài về LDVTTL thị trường không quá mới mẻ, vì thế, trong thời gian qua, đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về chống LDVTTL trên thị trường. Tiêu biểu như về sách có cuốn “Pháp luật Cạnh tranh tại Việt Nam” của Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2006); “Phân tích và luận giải các quy định của LCT tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị 2
- trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh” của Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006); “Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh về giá” của Phạm Hoài Huấn và Nhữ Ngọc Tiến (2013). Luận văn Thạc sĩ Luật học: “Pháp luật về chống lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền ở Việt Nam – Thực trạng và so sánh với một số nước” của tác giả Trần Hoàng Nga (2004). Đề tài nghiên cứu khoa học “Pháp luật Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền nhằm hạn chế cạnh tranh” của Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hoàng Yến, Tô Thị Thanh Thủy (2005). Đây là những những công trình nghiên cứu hành vi LDVTTL trên thị trường nói chung ở phạm vi rất rộng, có cái nhìn bao quát, luận giải những vấn đề lý luận cơ bản nhất về LDVTTL. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu hành vi LDVTTL thị trường từ góc độ một thị trường cụ thể. Hơn nữa, mỗi loại thị trường có những đặc diểm riêng do đó khi áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh để xử lý những vấn đề LDVTTL thị trường phát sinh từ loại thị trường cụ thể chúng ta thấy có nhiều thiếu sót. Với lợi thế là người đi sau, tác giả kết hợp kết quả từ việc phân tích hiện tượng LDVTTL thị trường bán lẻ của mình và sử dụng những kết quả của các tác giả trước đó để rút ra những kết luận và kiến nghị của mình nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về cạn tranh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Hành vi LDVTTL là một trong ba nhóm đối tượng của hành vi hạn chế cạnh tranh trong pháp luật cạnh tranh. Chính vì thế, việc xây dựng cũng như thực thi pháp luật chống LDVTTL cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong pháp luật cạnh tranh. Do đó, thông qua việc phân tích các quy định về LDVTTL thị trường được quy định trong văn bản pháp luật của Việt Nam và pháp luật của các nước trên thế giới kết hợp với kết quả phân tích thị trường bán lẻ Bình Dương, luận văn kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh 3
- nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại nói riêng và thị trường bán lẻ nói chung. Nghiên cứu các tài liệu, văn bản pháp luật có quy định về VTTL thị trường và phân tích đánh giá thực tiễn các hành vi LDVTTL của các doanh nghiệp bán lẻ tại Bình Dương. Đề xuất hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh và việc quản lý thị trường bán lẻ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quy định về VTTL thị trường quy định trong Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2004, có sự so sánh với các quy định về VTTL thị trường trong văn bản luật của các nước khác, gắn với thực tiễn hoạt động của thị trường bán lẻ tại tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu hiện tượng LDVTTL của các doanh nghiệp bán lẻ trong thực tiễn đối chiếu với quy định trong trong Điều 13 LCT 2004. Từ đó, tác giả đưa ra những nhận xét đánh giá và đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật chống LDVTTL trên thị trường tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chỉ tập trung nghiên cứu quy định về “Vị trí thống lĩnh thị trường” và các hành vi “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” của của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề về VTTL thị trường và hành vi LDVTTL thị trường của các doanh nghiệp bán lẻ, quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về việc vận hành và quản lý thị 4
- trường. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; sử dụng lý luận để phân tích những quy định của Luật cạnh tranh về VTTL thị trường và hành vi LDVTTL thị trường của các doanh nghiệp bán lẻ, sử dụng những ví dụ chứng minh cho những vấn đề lý luận. Các phương pháp sử dụng; phân tích, chứng minh, kết hợp với phương pháp so sánh, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học luật kinh tế và phục vụ cho công quản lý của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế nói chung, lĩnh vực về pháp luật cạnh tranh nói riêng 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được cấu thành 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường Chương 2: Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường phân tích dưới góc độ thị trường bán lẻ tại Bình Dương. Chương 3: Hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường từ thực tiễn Bình Dương. 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG 1.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường và tiêu chí xác định thị trường liên quan 1.1.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, vì lợi ích trong kinh doanh, vì ý muốn tồn tại bằng việc tạo ra lợi nhuận, buộc các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh với nhau. Chính vì thế, cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh chính là động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản và yếu tố khách quan không thể thiếu của nền sản xuất hàng hóa. Nó được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Với sự ganh đua trong môi trường cạnh tranh, những doanh nghiệp giỏi, có khả năng và bản lĩnh sẽ chiến thắng, nắm trong tay các nguồn lực kinh tế, còn những doanh nghiệp thất bại sẽ chịu những tổn thất, thậm chí là phải rời bỏ khỏi thị trường. Từ đó sẽ xuất hiện các doanh nghiệp có VTTL trên thị trường. Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (United Nations Conference on Trade and Development – UNCTAD) định nghĩa VTTL thị trường là “vị trí mà tại đó doanh nghiệp, tự thân hoặc thông qua việc phối hợp hành động với doanh nghiệp khác, có thể kiểm soát được một loại hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan[34] Như vậy, vị trí thống lĩnh thị trường được nhìn nhận từ khả năng khống chế thị trường của doanh nghiệp đó [11, tr.3]. Định nghĩa về VTTL được đưa ra bởi Toà án Công lý của Cộng đồng 6
- Châu Âu (ECJ): Sự sở hữu quyền lực của thị trường mà một công ty có thể hoạt động độc lập với nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, và khách hàng của công ty đó [9, tr.52]. Như vậy, VTTL của doanh nghiệp trên thị trường liên quan đến quyền lực thị trường [23, tr. 682] của doanh nghiệp, có khả năng ngăn chặn một cách hiệu quả cạnh tranh hiện có trên thị trường thông qua việc doanh nghiệp này có khả năng hành xử trong phạm vị độc lập với đối thủ cạnh tranh, khách hàng và nhà cung cấp của doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam không quy định rõ khái niệm như thế nào là doanh nghiệp có VTTL thị trường. Nhưng tại Điều 11 LCT thì VTTL của doanh nghiệp được xác định dựa trên thị phần hoặc khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, theo đó, doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Và nhóm doanh nghiệp được coi là có VTTL thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan [25]. Như vậy, LCT Việt Nam cũng hiểu VTTL tương đồng với cách hiểu các nước, nghĩa là xác định VTTL thông qua mức thị phần của doanh nghiệp hoặc tổng mức thị phần của nhóm doanh nghiệp trên thị trường liên quan. Ngoài ra, với doanh nghiệp, LCT Việt Nam cũng quy định nếu mức thị phần chưa đáp ứng mức tối thiểu thì xem xét đến khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể để đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể hay không. Qua đó xác định doanh nghiệp đó có VTTL hay không. Và hiện nay, trên thế giới đã thống nhất xác định VTTL là khả năng của các doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận từ việc tăng và duy trì giá cao hơn giá được xác định trong điều kiện thị trường 7
- cạnh tranh thông thường hoặc từ việc kiểm soát sản lượng hay loại trừ cạnh tranh để tăng giá. 1.1.2. Tiêu chí xác định thị trường liên quan Để xem xét một doanh nghiệp có giữ vị trí thống lĩnh thị trường hay không điều đầu tiên chúng ta phải xem xét doanh nghiệp đó giữ bao nhiêu phần trăm thị thị phần trong thị trường liên quan, như vậy, trước hết cần phải xác định thị trường liên quan. Để đánh giá được tầm quan trọng của thị trường liên quan, Cục thương mại công bằng của Anh đã nhận định “định nghĩa thị trường là một giai đoạn rất quan trọng trong bất cứ cuộc điều tra nào về hành vi lạm dụng. Bởi lẽ, thị phần chỉ được tính toán sau khi những ranh giới của thị trường đã được xác định. Do đó, nếu thị trường xác định sai, thì tất cả những phân tích tiếp theo dựa trên thị phần hoặc cấu trúc thị trường đều không hoàn thiện” [13, tr. 239]. Tại Khoản 1 Điều 3 LCT Việt Nam quy định thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. + Thị trường sản phẩm liên quan: Theo quan điểm kinh tế học, thị trường là tập hợp các điều kiện và thỏa thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau [10, tr. 48]. Nếu như trên thị trường mà các loại hàng hóa giống y như nhau, thì người tiêu dùng sẽ không phải phân vân hay đắn đo việc chọn lựa sản phẩm của ai. Họ hoàn toàn có thể lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của bất kỳ doanh nghiệp nào đang kinh doanh trên thị trường, lúc này, “mỗi nhà cung cấp đều phải chịu sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác” [22, tr. 20]. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp luôn muốn tìm kiếm cho mình những hướng đi riêng, những sản phẩm mang dấu ấn riêng của họ. Theo quan điểm của Nguyễn Như Phát và Nguyễn Ngọc Sơn như tài liệu đã dẫn thì “các doanh nghiệp luôn tìm cách dị biệt hóa sản 8
- phẩm của mình trước thói quen của người tiêu dùng”, những nhà kinh doanh tài ba luôn không ngừng làm cho các sản phẩm của họ mang tính độc đáo rất riêng, cho dù chúng đáp ứng cho cùng một nhu cầu trong xã hội, điều này thể hiện qua sự khác biệt về cách thức phục vụ, bao bì sản phẩm, chất lượng hàng hóa. Khi đã dị biệt hóa, thì các sản phẩm chỉ có thể liên quan đến nhau khi có khả năng thay thế cho nhau theo sự lựa chọn từ người tiêu dùng, khách hàng. Khoản 1 Điều 3 LCT Việt Nam, quy định: “thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả”. Ở đây, xác định khả năng thay thế cho nhau của sản phẩm phản ánh được mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau, bởi lẽ, khi đã có thể thay thế cho nhau thì lúc đó các sản phẩm đó đã có chung mục đích là đáp ứng cho một nhu cầu của thị trường. Pháp luật Việt Nam khi chi tiết hóa LCT bằng Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của LCT 2004 (sau đây gọi tắt là Nghị định 116/2005/NĐ-CP) đã đưa ra ba căn cứ để xác định khả năng thay thế của sản phẩm, đó là đặc tính, mục đích sử dụng và phản ứng của người tiêu dùng khi có sự thay đổi giá cả của các sản phẩm có liên quan [3]. Thứ nhất, về đặc tính, theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì “đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ, đó là tính chất vật lý; tính chất hóa học; tính năng kỹ thuật; tác dụng phụ đối với người sử dụng; khả năng hấp thụ”. Và hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu “hàng hóa, dịch vụ đó có nhiều tính chất về vật lý, hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng và khả năng hấp thụ giống nhau”[3]. Như vậy, việc xác định được khả năng thay thế về đặc tính của sản phẩm là khâu đầu tiên quan trọng trong việc xác định thị trường liên quan. Bởi lẽ, các sản phẩm mà không có sự tương 9
- đồng về đặc tính thì không thể thay thế cho nhau được. Thứ hai, về mục đích sử dụng, các sản phẩm khác nhau nhưng có cùng mục đích sử dụng thì có thể thay thế được cho nhau. Vấn đề cơ bản là mục đích sử dụng của sản phẩm lại được nhìn nhận qua lăng kính của người sử dụng, của khách hàng. Tuy nhiên, việc xác định được sự giống nhau về mục đích sử dụng trong thực tế lại không mấy dễ dàng gì. Bởi lẽ, các sản phẩm không phải lúc nào cũng chỉ có một mục đích sử dụng duy nhất, có rất nhiều sản phẩm với nhiều mục đích sử dụng khác nhau tùy thuộc vào đặc tính, giá cả cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì thế, tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 116/2005/NĐ-CP đã qui định: “Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó”. Thứ ba, về giá cả. Thực chất, khi cơ quan có thẩm quyền phân tích yếu tố này thì chính là tiến hành xác định phản ứng của người tiêu dùng khi có sự thay đổi về giá cả của sản phẩm. Việc xác định đặc tính cũng như mục đích sử dụng có thể thay thế cho nhau để xác định việc các sản phẩm đó đáp ứng cho cùng một nhu cầu trên thị trường. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu trên thị trường lại phụ thuộc vào thái độ của khách hàng. Do vậy, việc điều tra để chứng minh về khả năng thay thế của các sản phẩm cần phải được“kiểm chứng thông qua phản ứng từ thị trường, thông qua thái độ của khách hàng đối với các sản phẩm khi có sự thay đổi về giá giữa chúng trên thị trường” [22, tr. 25]. Chỉ khi nào khách hàng sẵn sàng thay đổi thói quen sử dụng một sản phẩm nào đó sang sử dụng một sản phẩm khác thì khi đó mới có căn cứ xác định rằng hai sản phẩm đó có khả năng thay thế cho nhau trên thị trường. Ví dụ trên thị trường sữa bột: Sữa bột dành cho người già, người có bệnh lý có mục đích sử dụng chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho người cao tuổi, 10
- đặc biệt là người cao tuổi có bệnh lý; với đặc tính giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. Còn sữa bột dành cho phụ nữ có thai với mục đích chính là tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cả bà bầu và thai nhi, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi; đặc tính chứa nhiều chất khoáng, sắt, can xi, cần thiết cho thời kỳ mang thai, không phù hợp với trẻ em và người già [1, tr. 58]. Như vậy, khi xét đến thị trường sản phẩm liên quan ở đây, sữa bột dành cho người già, người có bệnh lý không thể thay thế cho sữa bột dành cho phụ nữ có thai, vì mục đích sử dụng chính cũng như những đặc tính khác biệt chính không tương đồng nhau, không thể thay thế cho nhau. Thông thường, người ta sẽ giả định rằng sản phẩm bị điều tra tăng giá, và nếu như khách hàng thường xuyên có thái độ chuyển sang sử dụng một sản phẩm khác trên thị trường mà sản phẩm đó tương tự về đặc tính, mục đích sử dụng với sản phẩm đang bị điều tra thì mới xác định hai sản phẩm đó có thể thay thế cho nhau và ngược lại. Vấn đề đặt ra là xác định được tỷ lệ khách hàng thích hợp trong cuộc điều tra này. Tuy nhiên, đây cũng không phải là vấn đề giải quyết dễ dàng, bởi lẽ: Một là, không phải lúc nào khách hàng cũng có thái độ sẵn sàng chuyển từ sản phẩm bị điều tra sang sản phẩm khác tương tự về đặc tính và mục đích sử dụng khi có sự thay đổi về giá của sản phẩm bị điều tra. Điều đó có thể xuất phát từ tâm lý trung thành với sản phẩm cũ, tức là thói quen tiêu dùng của khách hàng. Và phải xem xét được tỷ lệ khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác nói trên có đáng kể hay không. Hai là, việc thay đổi về giá chỉ là giả định, do vậy việc xác định mức giá tăng lên của sản phẩm bị điều tra càng chính xác bao nhiêu thì cuộc điều tra sẽ có hiệu quả bấy nhiêu. Tuy nhiên, việc xác định mức giá tăng lên luôn là 11
- bài toán khó cho việc điều tra, “nếu như mức tăng không đáng kể thì phản ứng nhẹ nhàng của khách hàng sẽ thu hẹp phạm vi của thị trường liên quan và ngược lại”.[22, tr. 25] Để giải quyết hai vấn đề này, các nhà làm luật Việt Nam đã quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP: “Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp. Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó”. Và tại Khoản 7 Điều 4 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định “Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể xác định thêm nhóm người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không thể chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp”. Tuy nhiên, tác giả cũng đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Như Phát và Nguyễn Ngọc Sơn mà tài liệu đã dẫn về việc chúng ta nên xem xét lại tỷ lệ ấn định mức tăng giá trên 10% và cần ấn định mức tăng giá tối đa ở một ngưỡng cửa nhất định nào đó [22, tr. 27-28]. Bởi lẽ, nếu mức giá tăng lên quá cao thì phản ứng dè chừng của khách hàng đối với sản phẩm bị điều 12
- tra sẽ khiến cho phía cầu bị sụt giảm hoặc sẽ có sự thay đổi lớn trong nhu cầu của khách hàng sẽ dẫn đến việc điều tra không đạt được hiệu quả. Ngược lại, nếu mức giá tăng lên mà không đáng kể thì phản ứng nhẹ nhàng của khách hàng cũng sẽ không đủ căn cứ xác định sự thay đổi về phía cầu trên thị trường, từ đó sẽ dẫn đến những kết luận không chính xác về phạm vi của thị trường liên quan. Trường hợp phương pháp xác định thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ được phân tích ở trên cho kết quả chưa đủ để kết luận thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền xem xét thêm một hoặc một số yếu tố để xác định thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ. Đó là, tỷ lệ thay đổi của cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa, dịch vụ khác; thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng đột biến về cầu; thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ; khả năng thay thế về cung [3]. Việc phân tích các dấu hiệu về khả năng thay thế về cầu như tính chất sản phẩm, khu vực địa lý, cụ thể, nếu người đang sử dụng sản phẩm được bán hoặc được sản xuất tại một địa điểm nhất định chuyển sang mua sản phẩm tương tự tại một địa điểm khác để phản ứng lại việc tăng giá đáng kể trong một thời gian đủ dài ; khả năng thay thế về cung [3] bằng việc xác định có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia thị trường và thị phần của họ; thời gian cung ứng dịch vụ, thời gian sử dụng hàng hóa sẽ có kết luận đúng về cấu trúc thị trường liên quan (gồm số lượng doanh nghiệp và mức độ tập trung trên thị trường) ở hiện tại cũng như tương lai gần và xác định được cụ thể vị trí của từng doanh nghiệp trên thị trường. + Thị trường địa lý liên quan: 13
- Việc xác định khu vực không gian liên quan được thực hiện dựa trên quan điểm của người sử dụng về khả năng thay thế cho nhau của những sản phẩm được sản xuất hoặc được mua bán tại những địa điểm khác nhau [16, tr.28]. Nếu người đang sử dụng sản phẩm được bán hoặc được sản xuất tại một địa điểm nhất định chuyển sang mua sản phẩm tương tự tại địa điểm khác để phản ứng lại việc tăng giá đáng kể trong một thời gian đủ dài, khi đó, chúng có cùng thị trường địa lý liên quan và ngược lại. Tại Khoản 1 Điều 3 của LCT và tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định: “Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận”. Như vậy, thị trường địa lý liên quan là: Khu vực địa lý [22, tr. 29] cụ thể có sự hiện diện của những sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau; có sự tồn tại của các điều kiện cạnh tranh tương tự trong khu vực đó; giữa khu vực đó với các khu vực lân cận tồn tại những sự khác biệt về điều kiện cạnh tranh. Các điều kiện cạnh tranh được xem xét để xác định bao gồm chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển giữa các địa điểm trong cùng một khu vực thị trường hoặc giữa vùng thị trường này với vùng thị trường khác; sự tồn tại của các rào cản gia nhập [3] vùng thị trường được xem xét. Xác định thị trường địa lý chính là việc đi tìm những căn cứ để có thể đánh giá được tâm lý của người tiêu dùng có sẵn sàng chuyển thói quen mua sản phẩm từ một địa điểm nhất định này sang mua sản phẩm tương tự ở địa điểm khác hay không. Do đó, ngoài việc phải xác định những địa điểm có khả năng nằm trong một khu vực thị trường địa lý, thì cần phải phân tích các yếu tố có thể tác động đến tâm lý tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng như chi phí, thời gian đi lại giữa các địa điểm khác nhau và khả năng tham gia phân 14
- phối trong khu vực đó, tập quán của khách hàng. Nếu họ chấp nhận được yếu tố kể trên khi chuyển sang mua ở địa điểm khác có sản phẩm tương tự thì các địa điểm khác nhau đó được coi là cùng một khu vực mà các sản phẩm có thể thay thế cho nhau. Theo đó, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định: “Khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây: a) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng không quá 10%; b) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường quy định tại Điều 8 của Nghị định này”. Như vậy, mức chi phí và thời gian vận chuyển giữa các địa điểm trong khu vực được suy đoán là người tiêu dùng chấp nhận nếu nó không làm giá bán lẻ sản phẩm tăng quá 10%. Do đó, nếu chi phí vận chuyển hoặc thời gian vận chuyển có thể làm giá bán lẻ tăng quá 10% thì việc thay đổi nhu cầu tiêu dùng sẽ không thể xảy ra, nghĩa là sẽ không tính đến khu vực địa lý liên quan nữa. Hoặc thỏa mãn tiêu chí là có sự hiện diện của các rào cản gia nhập thị trường như: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp; các rào cản về tài chính; quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước; các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp; thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu; tập quán của người tiêu dùng thì khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận. Ví dụ về xác định thị trường địa lý liên quan trên thị trường sữa bột: Việc tiêu thụ sản phẩm sữa bột chủ yếu tại các khu vực thành thị, đặc biệt là các đô thị lớn, nơi tập trung đông dân cư và mức sống cao hơn những vùng khác: Doanh số bán và tiêu thụ tại các thành phố lớn chiếm 80% tổng doanh thu và 70% tổng tiêu thụ trên toàn quốc. Tuy nhiên, một số hãng sữa như 15
- Vinamilk ngoài các thị trường lớn cũng chú trọng xây dựng mạng lưới phân phối của mình về đến các khu vực thị trấn hay các vùng nông thôn. Như vậy, sản phẩm sữa được tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc [1, tr. 65-66]. Về chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển, các sản phẩm sữa đều được phân phối trên toàn quốc, qua các siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa bán lẻ. Giá các sản phẩm sữa cùng loại của cùng một doanh nghiệp ở các khu vực khác nhau trên cả nước tương đối đồng nhất. Sữa có thể được vận chuyển từ TP. HCM ra Hà Nội bằng đường bộ (ô tô) trong thời gian 3 ngày với chi phí vận chuyển ước tính khoảng từ 2% đến 3 % giá bán [1, tr. 67]. Như vậy, chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển sản phẩm giữa các vùng miền trên cả nước không có ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá bán lẻ, ít có tác động làm tăng mặt bằng giá bán lẻ vượt quá 10%. Bên cạnh đó, giữa các vùng miền không tồn tại các rào cản đáng kể làm thị trường của một vùng trở nên quá khác biệt với vùng thị trường khác. Như vậy, thị trường địa lý liên quan đối với sữa bột là toàn bộ thị trường trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. 1.2. Nguồn gốc, nguyên nhân hình thành vị trí thống lĩnh thị trường 1.2.1. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường do đạt được hiệu quả kinh tế Cạnh tranh trên thị trường sẽ loại bỏ được nhiều doanh nghiệp và chỉ cho phép một hoặc một số doanh nghiệp sớm đạt được khả năng sản xuất ở quy mô sản lượng có hiệu quả trụ lại. Khi nắm trong tay được quyền lực thị trường do hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài năng sáng chế, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng được đúng nhu cầu thị trường thì lúc đó doanh nghiệp sẽ đạt những lợi thế nhất định. Từ đó, những doanh nghiệp này sẽ tích tụ dần lợi nhuận cùng với những nguồn lực thị trường. Chính sự bồi đắp về tất cả các nguồn lực vào 16