Luận văn Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hà Nội

pdf 79 trang vuhoa 24/08/2022 9780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_kiem_soat_o_nhiem_moi_truong_tai_cac_khu_chan_nuoi.pdf

Nội dung text: Luận văn Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI P M C C UN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG T I CÁC KHU C ĂN NUÔI IA SÚC, IA CẦM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2016
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI P M C C UN KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG T I CÁC KHU C ĂN NUÔI IA SÚC, IA CẦM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ Thi Duyên Thủy HÀ NỘI, năm 2016
  3. LỜI CAM OAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên Phạm ức Chung
  4. M C L C MỞ ẦU: 1 Chương 1: NHỮNG VẤN Ề LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM 6 1.1. Tổng quan về khu chăn nuôi gia súc, gia cầm 6 1.2. Lý luận chung về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm 12 1.3. Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc gia cầm 18 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KHU CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN ỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25 2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm 25 2.2. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội. 39 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 55 3.1. ịnh hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuối gia súc, gia cầm 55 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm 58 3.3. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm bằng pháp luật 64 KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
  5. DANH M C CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTN&MT: Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT: Bảo vệ môi trường FAO: Food and Agriculture Organization Tổ chức nông lương thế giới MTTQ: Mặt trận Tổ quốc NQ/TW: Nghị quyết trung ương N -CP: Nghị định Chính phủ NQLT: Nghị quyết liên tịch Q -UBND: Quyết định của Ủy ban nhân dân QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TTLT: Thông tư liên tịch TN & MT: Tài nguyên và môi trường TP: Thành phố TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam UBND: Ủy ban nhân dân
  6. MỞ ẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay ô nhiễm môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề của một quốc gia hay một khu vực mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Việt Nam với khoảng 73% dân số sống ở vùng nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một trong những mục tiêu được ảng và Nhà nước hết sức chú trọng, trong đó có phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua các hoạt động phát triển chăn nuôi. Những năm qua, hoạt động chăn nuôi có sự tăng trưởng nhanh cả về quy mô và giá trị. Bên cạnh lợi ích kinh tế mang lại, thì chăn nuôi cũng đang nảy sinh rất nhiều vấn đề về chất lượng môi trường, đe dọa sức khỏe của cộng đồng dân cư địa phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên. Qua thông tin trên đài, báo, tivi, chúng ta có thể dễ nhận thấy rằng các chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đang gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh. Qua các kết quả quan trắc gần đây trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy rằng, mức độ ô nhiễm của những nơi có nhiều cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng cao đặc biệt là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Trong khi đó công tác thu gom và xử lý chất thải rắn thì vẫn còn hạn chế, gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Bên cạnh đó, những năm gần đây, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều dịch bệnh đối với gia súc gia cầm trong hoạt động chăn nuôi như là: dịch lở mồm long móng trên trâu bò, dịch bệnh Lép tô (bệnh lợn nghệ) sảy ra trên lợn, dịch cúm của gia cầm mặc dù các cơ quan chức năng đã yêu cầu các cơ sở chăn nuôi tiêu hủy, chôn lấp nhưng do nhiều chủ sở hữu cơ sở chăn nuôi không tuân thủ nên đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. 1
  7. Trước những tác động xấu đến môi trường đó, cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân đã chủ động ngăn chặn bằng các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Tuy nhiên vì những lý do khác nhau mà ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra, vì vậy chúng ta luôn cần phải có những hoạt động xử lý, khắc phục hậu quả, phục hồi lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm. ó cũng chính là mục đích của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm cần được đề cao hơn nữa. Mặc dù thực tệ có chỉ ra rằng vẫn còn tồn tại rất nhiều thiệt hại môi trường nghiêm trọng xảy ra trong các hoạt động sản xuất, kinh tế của con người nói chung và hoạt động chăn nuôi nói riêng nhưng vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm trong những năm vừa qua lại ít được quan tâm, chỉ đến khi gần đây khi mà các đài báo đưa tin rằng tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đã trở nên hết sức trầm trọng và sự phản ánh của người dân đang sống chung với ô nhiễm thì nó mới thực sự được quan tâm một cách đúng mức. Trước tình trạng, số lượng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày một tăng cao, hình thành các khu chăn nuôi gia súc gia cầm trong từng khu vực, việc ngăn chặn, loại trừ cũng như khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi trường do các cơ sở chăn nuôi gây ra đang là vấn đề cấp bách. Do vậy, từ sự cấp thiết đó, tôi đã chọn đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm theo pháp luật Việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm như khóa luận 2
  8. tốt nghiệp: “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động giết mổ gia súc gia cầm” của Trần Thị Bích Tuyền (2014) và nhiều bài báo, tạp chí khác. Ngoài ra, đã có luận văn nhắc tới vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nhưng đi sâu vào việc xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc là lợn và phạm vi là các huyện phía nam tỉnh Thái Nguyên như sau: “Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của một số trang trại tại các huyện phía Nam tỉnh Thái Nguyên” của Trần Thị Lan (2015). Thêm vào đó, cũng đã có các công trình nghiên cứu về kiểm soát môi trường dưới góc độ kỹ thuật như là đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm sản xuất sạch hơn cho xí nghiệp Ruthimex – Công ty cao su thống nhất” của tác giả Nguyễn Trần Lan Hương hay đề tài: “Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm iso 14000 tại công ty xi măng Hà Tiên 1” của Trần Lan Anh. Kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2014 ngày 23 tháng 6 năm 2014, số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua thay thế cho Luật bảo vệ môi trường năm 2005, cũng như vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi ở Việt Nam, thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề khía cạnh pháp lý về kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi. Qua đó, ta thấy với mức độ và phạm vi tiếp cận khác nhau của các công trình nghiên cứu, dưới góc độ pháp lý đề tài luận văn của tôi là đề tài đầu tiên tiếp cận đầy đủ và toàn diện nhất vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường tại cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá tình hình thực thi 3
  9. pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây và hiện nay, luận văn đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở các khu chăn nuôi gia súc gia cầm trong thời gian tới. 4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những quan điểm, luận điểm về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm; pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và việc thực pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và hoạt động thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Trong chương 1 của Luận văn, tôi có sử dụng các phương pháp như sau: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết từ các thông tin thu thập được qua các giáo trình, sách báo để nghiên cứu tốt phần cơ sở lý luận của Luận văn. - Trong chương 2 của Luận văn, tôi đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp khảo sát thực địa và phương pháp thu nhập thông tin: các thông tin thu nhập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố trên internet, báo đài và chính tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4
  10. - Trong chương 3 của Luận văn, tôi đã sử dụng phương pháp tổng hợp và đánh giá để đưa ra các kiến nghị và giải pháp thiết thực. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có những đóng góp cơ bản sau đây : - Tổng hợp, bổ sung và phát triển hệ thống lý luận và luận điểm khoa học về kiểm soát ô nhiễm môi trường. - ưa ra đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội, nơi mà vấn đề ô nhiễm môi trường đang ở mức nghiêm trọng. - Chỉ ra định hướng hoàn thiện, giải pháp cho các vấn đề còn hạn chế từ đó bổ sung, hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc gia cầm. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Nh ng vấn đề l luận chung về kiểm soát ô nhiễm môi trường và pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc gia cầm Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường ở các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm từ thực tiễn thành phố Hà Nội 5
  11. Chƣơng 1 N ỮN VẤN Ề LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT Ô N IỄM MÔI TRƢỜN VÀ P ÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô N IỄM MÔI TRƢỜN T I CÁC KHU C ĂN NUÔI IA SÚC IA CẦM 1.1. Tổng quan về khu chăn nuôi gia súc, gia cầm 1.1.1. Khái niệm khu chăn nuôi gia súc, gia cầm Từ lịch sự thế giới cho đến lịch sử Việt Nam, xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa, việc chăn nuôi vật nuôi đã bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi lối sống của loài người sang định canh định cư chứ không còn sinh sống kiểu săn bắt hái lượm. Con người đã biết thuần hóa động vật và kiểm soát các điều kiện sống của vật nuôi và dần theo thời gian, các hành vi tập thể, vòng đời, và sinh lý của vật nuôi đã thay đổi hoàn toàn theo sự điều chỉnh của con người. Cho đến nay, chăn nuôi đã trở thành một ngành nghề quan trọng của nông nghiệp hiện đại cũng như trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Từ bách khoa toàn thư Wikipedia, tổng hợp các kiến thức và ý kiến của các độc giả trên thế giới, đã đưa ra định nghĩa như sau: “Chăn nuôi là một hoạt động của con người, nhằm nuôi lớn vật nuôi để sản xuất và thu được nh ng sản phẩm kinh tế như: thực phẩm, lông, và sức lao động” [4]. i vào làm rõ hơn khái niệm trên, qua nghiên cứu, vật nuôi ở đây là một phạm trù rất rộng bao gồm gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật, thuỷ sản tuy nhiên trong luận văn ta sẽ tập trung vào nghiên cứu đối tượng vật nuôi là gia súc gia cầm. Trong đề tài nghiên cứu có đề cập đến “khu chăn nuôi”, khu ở đây chúng ta có thể hiểu là một vùng địa lý tập trung hoạt động nào đó của con người. Vì vậy, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa “Khu chăn nuôi là một vùng địa lý tập trung nhiều cơ sở chăn nuôi”. 6
  12. “Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao động. Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp. Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm điển hình gồm gà, vịt, ngan, ngỗng. Các loài gia cầm có khả năng bơi, ưa thích sống trong môi trường nước thường được gọi là thủy cầm. Gia cầm cũng bao gồm các loài chim khác bị giết để lấy thịt, chẳng hạn như chim bồ câu, chim cút hoặc dùng là vật cảnh, giải trí như gà lôi hay gà chọi. Một số loại gia cầm thông dụng như: Gà: Gồm có gà tây nhà, gà ta, gà ri, gà Sao, gà ác, gà Tam hoàng, gà ông Tảo, gà Tò, gà Sultan, các loại vịt, vịt cỏ, vịt bầu, vịt Xiêm, ngan bướu mũi, chim cút, ngỗng ”[4] Qua tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của nhiều địa phương trên cả nước, các văn bản pháp luật đó đã đưa ra thuật ngữ “gia súc gia cầm” và định nghĩa các thuật ngữ đó như sau: Gia súc bao gồm các loại như: Trâu, bò, dê, cừu, lợn, ngựa và một số loài gia súc khác sử dụng làm thực phẩm còn gia cầm thì bao gồm các loại như: Gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, chim câu, chim cút và một số loài chim khác sử dụng làm thực phẩm. Qua hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm này thu được lượng sản phẩm rất lớn và các sản phẩm từ chăn nuôi này đã cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Từ đó chúng ta thấy rằng, chăn nuôi gia súc, gia cầm là một nghề và đây chính là nghề sản xuất, nhằm tạo ra các loại sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. 7
  13. Qua những khái niệm cơ sở trên, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm cụ thể về khu chăn nuôi gia súc gia cầm như sau: “Khu chăn nuôi gia súc, gia cầm là một vùng địa lý tập trung nhiều cơ sở thực hiện hoạt động nuôi lớn các loại vật nuôi như trâu, bò, dê, cừu, lợn, ngựa và các loại khác như Gà, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, chim câu, chim cút để sản xuất và thu được nh ng sản phẩm kinh tế như: thực phẩm, lông, và sức lao động”. 1.1.2. Đặc điểm của cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm 1.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm Nền nông nghiệp Việt Nam đã phát triền từ rất lâu đời, đặc biệt hơn là ngành chăn nuôi, đã cung cấp được một lượng sản phẩm lớn cho con người và không ngừng phát triền trong lịch sử nhân loại. Ban đầu, hầu hết các sản phẩm chăn nuôi do các hộ gia đình nhỏ lẻ tạo ra với mục đích phục vụ cuộc sống, sau đó dần dần các sản phẩm chăn nuôi dư thừa ra và do nhu cầu tiêu dùng của xã hội tăng nên các sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hóa và đem ra trao đổi mua bán trên thị trường. Các hoạt động chăn nuôi sẽ cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao như là thịt, sữa, trứng. Ngoài ra, sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như tơ tằm, lông cừu, da, cho công nghiệp thực phẩm (sản xuất đồ hộp thức ăn), dược phẩm và cho xuất khẩu. Mặt khác, ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Từ đó, ta thấy rằng trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững. Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trong chăn nuôi, và nhất là khi chúng ta đã mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ kỹ thuật cao của họ, đã giúp chúng ta cải thiện được hoạt động chăn nuôi, thu được nhiều sản phẩm hơn và chất lượng tốt hơn. 8
  14. Hoạt động chăn nuôi ở Việt Nam phát triển và phân bố hầu khắp các vùng trong cả nước. Mỗi một khu chăn nuôi có những đặc trưng riêng và mỗi một sản phẩm mà họ đem lại thể hiện phẩm chất sáng tạo, sự khéo léo, cần cù và chăm chỉ của con người Việt Nam như: Mô hình nuôi heo không tắm và nuôi gà không mùi hôi đang được một số hộ dân phía Nam áp dụng và đem lại hiệu quả bất ngờ, sáng kiến khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia cầm tại Bắc Giang, công nghệ chăn nuôi không phân của Viện sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam) Từ những sự sáng tạo, khéo léo này sẽ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bền vững cùng với kiểm soát ô nhiễm môi trường và tạo ra nhiều sản phẩm sạch trong chăn nuôi hơn nữa. 1.1.2.2. Đặc điểm về quy mô của cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm Trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hoạt động chăn nuôi phát triển rất mạnh mẽ cả về lượng lẫn về chất, nhiều cơ sở chăn nuôi được hình thành với những quy mô khác nhau tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất và nguồn vốn của chủ sở hữu. Vì vậy quy mô chăn nuôi là một phạm trù quan trọng mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Kết hợp giữa khái niệm quy mô và chăn nuôi (theo Từ điển mở Wiktionary), tôi có đưa ra khái niệm quy mô chăn nuôi như sau: “Quy mô chăn nuôi là độ lớn của thực hiện hoạt động chăn nuôi, độ lớn ở đây bao gồm diện tích của khu đất thực hiện hoạt động chăn nuôi và nguồn vốn chủ sở h u sử dụng cho hoạt động chăn nuôi” [4]. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, để một cá nhân hay một tổ chức có thể mở một cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm thì chủ sở hữu cơ sở chăn nuôi đó phải đăng ký trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đảm bảo các điều kiện về quy mô. Dựa vào các tiêu chí của quy mô chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm ở Việt Nam chung và trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng hiện nay được chia thành hai nhóm cơ bản như sau: 9
  15. - Nhóm thứ nhất là những cơ sở chăn nuôi mang tính chất hộ gia đình, đây là những cơ sở chăn nuôi ở quy mô chưa đạt tiêu chí của kinh tế trang trại theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Nhóm thứ hai là những cơ sở chăn nuôi tập trung đây là những cơ sở chăn nuôi trang trại của các tổ chức, cá nhân có quy mô chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành (theo thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại). Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có một số trang trại chăn nuôi như là Trại Hươu ất Mẹ, Trại Gà Việt Cường, Trang Trại Cung Cấp Giống Bò Nuôi, Bò Thịt Tĩnh Năm 1.1.2.3. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng Khi chủ sở hữu một mảnh đất muốn thực hiện tốt hoạt động chăn nuôi thì cần xây dựng tốt cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm: Chuồng trại, nơi xử lý chất thải và nhà ở cho người thực hiện hoạt động chăn nuôi Chuồng trại cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác chăn nuôi và tác động gây ô nhiễm môi trường. Vì thế cần phải hạn chế thấp nhất các tác động bất lợi từ hệ thống chuồng nuôi ngay từ khi thiết kế và xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi và con người. ồng thời tạo điều kiện môi trường vệ sinh cho vật nuôi phát triển, tăng cường quá trình tích lũy chất dinh dưỡng đến mức tối đa cho tăng trưởng và sinh sản, giảm lượng bài tiết chất dinh dưỡng qua con đường chất thải và từ đó hạn chế ảnh hưởng của chăn nuôi lên môi trường sống của con người. Về nguyên tắc chuồng nuôi phải được xây dựng đảm bảo mỹ quan, tách biệt với nơi sinh hoạt của con người, thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Chuồng đặt ở cuối hướng gió chính để tránh sự phát tán mùi hôi sang các vùng dân cư xung quanh. Chọn hướng có ánh nắng buổi sáng nhằm có lợi cho sự phát triển của gia súc, gia cầm và hạn chế sự phát triển của các loại vi 10
  16. khuẩn, nấm, côn trùng, chống ẩm mốc Chuồng phải đảm bảo giữ được ấm vào mùa đông, không bị gió lùa, mát về mùa hè, thuận tiện về nguồn nước và tiện cho công tác thu gom xử lý chất thải. Chuồng trại phải được xây xa đường giao thông chính, tránh được tiếng ồn và những hoạt động qua lại của con người. Tùy theo loại hình, mục đích, quy mô chăn nuôi, điều kiện tự nhiên, các chủ trang trại thiết kế, xây dựng chuồng trại, cơ sở chăn nuôi hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng tuyệt đối phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về thú y và các quy định của nhà nước có liên quan. 1.1.2.4. Đặc điểm về chất lượng, trình độ lao động Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm có số lượng lao động tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi. Các lao động này chủ yếu thực hiện hoạt động chăn nuôi thông qua kinh nghiệm của người đi trước truyền lại hoặc do họ tìm hiểu được từ những người xung quanh, do vậy khi có các công nghệ kỹ thuật chăn nuôi mới thì họ thường thích ứng chậm và sử dụng chưa đạt hết hiệu quả. Chủ sở hữu các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm mặc dù có kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăn nuôi nhưng do nhiều yếu tố khác nhau nên họ chưa được trang bị hoặc chưa có điều kiện để tiếp cận với các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động chăn nuôi và bảo vệ môi trường. Do vậy, việc nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của họ khi tham gia vào hoạt động chăn nuôi có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường là còn rất hạn chế. 1.1.2.5. Đặc điểm về xây dựng cơ chế xử l chất thải Qua tìm hiểu và nghiên cứu, các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và sử dụng các phương thức xử lý chất thải khác nhau đã được áp dụng nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến trường do ô nhiễm 11
  17. từ chất thải chăn nuôi. Theo nghị định số 19/2015/N -CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014 có đưa ra giải thích rằng: “Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải”. Trong đó, kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi luôn áp dụng các phương pháp lý học, hóa học và sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông thường người ta kết hợp giữa các phương pháp với nhau để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả và triệt để hơn. Các phương thức mà các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm thường áp dụng để xử lý chất thải như là xử lý chất thải chăn nuôi bằng xây hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học), xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học, xây dựng cơ sở xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost), xây dựng cơ sở xử lý nước thải bằng ô xi hóa. 1.2. Lý luận chung về kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm 1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường Qua nghiên cứu và tìm hiểu, tôi thấy rằng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ô nhiễm môi trường, dựa vào phương pháp đánh giá thực tiễn tôi đưa ra một số định nghĩa phù hợp như sau: Theo từ điển bách khoa Wikipedia, có đưa ra định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác”. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường. Theo hướng tiếp cận của ngành khoa học pháp lý thì ô nhiễm môi trường có thể được hiểu như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các 12
  18. thành phần môi trường không phù hợp vói tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” (Khoản 6 iều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014). Thực tiễn cũng chỉ ra rằng, ô nhiễm môi trường bao gồm các dạng như sau: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm sóng và ô nhiễm ánh sáng Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: “Ô nhiễm môi trường là do môi trường bị thay đổi tính chất vượt quá các tiêu chuẩn môi trường đã được quy định. Sự thay đổi tính chất của môi trường được hiểu là sự thay đổi các tính chất lý học, hóa học, sinh học của môi trường. Nhưng môi trường chỉ bị coi là ô nhiễm khi sự thay đổi này vượt quá các chỉ tiêu, thông số quy định trong tiêu chuẩn môi trường” [33, tr. 179 - 180]. Qua phương pháp tổng hợp và phân tích các định nghĩa trên, ta thấy giữa các định nghĩa về ô nhiễm môi trường có điểm chung nhất đó là sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biến đổi các thành phần môi trường này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm gây ra. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. ối với các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, việc ô nhiễm môi trường có thể xảy ra do các chất gây ô nhiêm từ nguồn có thể xác định và các chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục như các chất thải từ hoạt động chăn nuôi và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn như các hóa chất dùng trong chăn nuôi. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường có thể do chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục như sự cố xảy ra dịch bệnh gia súc gia cầm. 13
  19. 1.2.2. Ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội Ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những vấn đề tồn tại và nhức nhối hàng đầu ở TP Hà Nội hiện nay. Mặc dù chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc ngăn ngừa, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng nhiều giải pháp khác nhau vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài. Tuy nhiên, tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vấn đề bức xúc cần phải được tập trung giải quyết, đặc biệt là việc các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn đang gây ô nhiễm môi trường ở mức báo động. Không chỉ xảy ra ở các khu vực đông dân cư mà ở ngay cả vùng ngoại thành Hà Nội, ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi vẫn liên tục gây nhiều bức xúc. Nhiều biện pháp giải quyết vấn đề này được triển khai song vì nhiều lý do, chúng mới chỉ đáp ứng và giải tỏa phần nào nhu cầu. Tìm hiểu ô nhiễm môi trường ở các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm cho thấy rằng bên cạnh đặc điểm của ô nhiễm môi trường nói chung, loại ô nhiễm này có một số đặc điểm đặc thù chủ yếu sau: Ô nhiễm môi trường tại cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu là hình thức Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi gây ra. Trong chất thải này có chưa các loại ô nhiễm môi trường như là: Ô nhiễm chất thải rắn do phân, chất độn, lông gây ra, ô nhiễm chất thải lỏng do nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc và ô nhiễm chất thải khí như là các khí CO2, NH3 và CH4 Qua tìm hiểu báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), “chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển, đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2 và động vật nuôi còn thải ra 9% lượng khí CO2 toàn cầu, 37% lượng khí Methane (CH4) – loại khí có khả năng gi nhiệt cao gấp 23 lần khí 14
  20. CO2” [3]. Ngoài ra, theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hằng năm đàn vật nuôi thải ra khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí. Các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội còn gây ra ô nhiễm không khí rất lớn do họ thường xuyên thải ra nhiều loại khí thải như CO2, NH3, CH4 và H2S đây là các loại khí nhà kính chính, các khí này xuất hiện do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi, do ủ phân và chế biến thức ăn. Tóm lại, chăn nuôi phát triển có thể cũng sẽ tạo ra những rủi ro cho môi trường sinh thái và là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên nếu vấn đề môi trường chăn nuôi không được quả lý hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay phát triển chăn nuôi sẽ vẫn là sinh kế quan trọng của nhiều triệu nông dân, cung cấp thực phẩm bổ dưỡng cho con người, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho hầu hết người lao động. Nếu các chất thải chăn nuôi đặc biệt phân chuồng không được xử lý hiệu quả sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn cho môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khoẻ của cộng đồng dân cư trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề đặt ra là phát triển chăn nuôi nhưng phải bền vững để hạn chế tối đa mức độ gây ô nhiễm và bảo vệ được môi trường sinh thái. 1.2.3. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm Kiểm soát ô nhiễm là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, điều này được chứng minh từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn quản lý của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định nghĩa, khái niệm, nội dung cũng như quy trình của kiểm soát ô nhiễm môi trường nước đầy đủ và thống nhất. 15
  21. Theo sự giải thích của Luật bảo vệ môi trường 2014 có đưa ra: “Kiểm soát ô nhiễm là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý ô nhiễm”. Qua cách định nghĩa đó chúng ta có thể hiểu, kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm. Từ đó có thể hiểu chi tiết hơn, hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường là việc chúng ta sử dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính nhằm kiểm soát và giảm thiểu từng bước ô nhiễm tại các khu vực có nguồn ô nhiễm xác định, khống chế từng bước các chỉ tiêu môi trường nhằm đạt được yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Ngoài ra, còn đưa ra các biện pháp kiểm soát ô nhiễm ngay từ ban đầu cho các khu vực mà có sự phát triển kinh tế nông nghiệp có thể dẫn đến ô nhiễm tại khu vực đó. “Các hoạt động được áp dụng cho cơ sở chăn nuôi bao gồm: - Kiểm tra về phương diện môi trường của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở chăn nuôi kể từ khi chúng đi vào hoạt động cho tới khi chấm dứt hoạt động và quá trình tự kiểm tra, tự giám sát của chính cơ sở chăn nuôi trong suốt quá trình hoạt động của mình. - Quá trình theo dõi, kiểm tra về phương diện môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi kể từ thời điểm các cơ sở này được cấp quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường đến thời điểm được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường”. [12, tr. 443 - 444] Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nói riêng, ta thấy mục đích của hoạt động này như sau: một mặt nhằm bảo đảm việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động của các cơ sở chăn nuôi kể từ thời điểm các cơ sở này được cấp quyết định phê chuẩn 16