Luận văn Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại bệnh viện Tuệ Tĩnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại bệnh viện Tuệ Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_kiem_soat_noi_bo_hoat_dong_thu_chi_tai_benh_vien_tu.pdf
Nội dung text: Luận văn Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại bệnh viện Tuệ Tĩnh
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN TRẦN THU TRANG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU, CHI TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 834 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ KIM ANH HÀ NỘI, NĂM 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Kim Anh. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả Trần Thu Trang
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Tôi xin trân trọng cảm ơn: - TS. Vũ Thị Kim Anh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. - Ban lãnh đạo Trường Đại học Công đoàn, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy lớp Cao học kế toán CH12, Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Phòng tài chính kế toán đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi suốt trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. - Các Thầy cô giáo trong hội đồng đánh giá Luận Văn Thạc sỹ đã có những đóng góp quý báu để bản luận văn của tôi được hoàn thiện hơn và được bảo vệ trước hội đồng. Tôi xin cảm ơn đến những người thân luôn cảm thông, chia sẻ, động viên tôi trong thời gian học và hoàn thiện luận văn; bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ về thời gian và tinh thần để tôi hoàn thiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn!
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu 4 7. Kết cấu của luận văn 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU CHI TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 6 1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về đơn vị sự nghiệp công lập 6 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 9 1.2. Tổng quan về kiểm soát nội bộ 11 1.2.1. Các quan điểm về kiểm soát nội bộ 11 1.2.2. Sự cần thiết và lợi ích của việc xây dựng kiểm soát nội bộ trong đơn vị 14 1.2.3. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ 15 1.2.4. Các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ theo INTOSAI 15 1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập 25 1.3.1. Nội dung các hoạt động thu, chi 25 1.3.2. Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập29 Tiểu kết chƣơng 1 39 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH 40 2.1. Tổng quan về Bệnh viện Tuệ Tĩnh 40 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện Tuệ Tĩnh 40 2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh 41
- 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Bệnh viện 43 2.1.4. Nội dung hoạt động tài chính tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh 45 2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh 50 2.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát 50 2.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro 54 2.2.3.Thực trạng hoạt động kiểm soát 55 2.2.4. Thực trạng thông tin và tuyên truyền 72 2.2.5. Thực trạng giám sát 73 2.3. Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại bệnh viện Tuệ Tĩnh 74 2.3.1. Những kết quả đạt được 74 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 76 Tiểu kết chƣơng 2 82 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH 83 3.1. Định hƣớng phát triển và phƣơng hƣớng hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi của Bệnh viện Tuệ Tĩnh 83 3.1.1. Định hướng phát triển của Bệnh viện Tuệ Tĩnh 83 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh 85 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh 86 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát 86 3.2.2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động thu chi thường xuyên tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh 89 3.2.3. Hoạt đông kiểm soát hoạt động thu chi thường xuyên 94 3.2.4. Thông tin và truyền thông 98 3.2.5. Giám sát 106 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp 106 Tiểu kết chƣơng 3 108 KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích BCTC Báo cáo tài chính BHYT Bảo hiểm y tế BTC Bộ tài chính CBVC- LĐ Cán bộ viên chức-lao động CC Cấp cứu CCB Cựu chiến binh CP Chính phủ GMHS Gây mê hồi sức HCSN Hành chính sự nghiệp HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ HĐSXDV Hoạt động sàn xuất kinh doanh KBNN Kho bạc Nhà nước KHKT Khoa học kỹ thuật KHTH Kế hoạch tổng hợp KSNB Kiểm soát nội bộ KTT Kế toán trưởng KCB Khám chữa bệnh KTX Không thường xuyên NĐ Nghị định NSNN Ngân sách nhà nước PT Phẩu thuật PHCN Phục hồi chức năng QĐ Quyết định TCKT Tài chính kế toán TNCSHCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định TT Thông tư TX Thường xuyên UBND Ủy ban nhân dân VLTL Vật lý trị liệu XHH Xã hội hóa
- DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 2.1. Tỷ lệ nguồn thu hoạt động tài chính tại bệnh viện Tuệ Tĩnh 46 Bảng 2.2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế 47 Bảng 2.3. Quy trình quản lý tài chính tại bệnh viện 49 Bảng 2.4: Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh từ năm 2017 đến 2019 57 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nhóm chi cho cán bộ, viên chức từ năm 2017 – 2019 60 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chi cho chuyên môn nghiệp vụ từ năm 2017-2019 63 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi cho tài sản cố định và các khoản chi thường xuyên khác từ năm 2017-2019 66 Hình Hình 3.1. Quy trình quản lý rủi ro 90 Hình 3.2: Các loại rủi ro 92 Hình 3.3: Ma trận rủi ro 93 Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy cán bộ của bệnh viện Tuệ Tĩnh 44 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hoạt động thu phí, thu tạm ứng viện phí của bệnh nhân 57 Sơ đồ 2.3. Chu trình thu viện phí, thu khác của kế toán bệnh viện 58 Sơ đồ 2.4. Chu trình thanh toán lương và thu nhập tăng thêm cho cán bộ công nhân viên 62 Sơ đồ 2.5. Quy trình xuất thuốc phục vụ khám, chữa bệnh 65 Sơ đồ 2.6. Chu trình mua sắm vật tư 67 Sơ đồ 2.7. Chu trình mua sắm tài sắm tài sản cố định 69
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, ngành y tế đã đạt được những thành tựu trong việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn một bước, mạng lưới khám chữa bệnh đã được đầu tư nâng cấp và thực sự có những tiến bộ mới. Hệ thống cung cấp các dịch vụ y tế được mở rộng, tỷ lệ người ốm được chăm sóc y tế đã tăng lên. Công tác quản lý đã chấn chỉnh một bước, nâng cao trách nhiệm, y đức của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Hiện nay môi trường và cơ chế hoạt động của các bệnh viện đã thay đổi, cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của bệnh viện vì vậy hầu hết các quốc gia đều phải chú trọng vào kỹ thuật quản lý bệnh viện, đảm bảo quản lý có chất lượng mọi mặt hoạt động của bệnh viện là hết sức quan trọng. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý trong các bệnh viện, kiểm soát nội bộ (KSNB) đã được hình thành và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các bệnh viện bởi lẽ KSNB là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình đã được thiết lập. KSNB vững mạnh sẽ giúp bệnh viện đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị; giảm bớt rủi ro, gian lận hoặc thất thoát kinh phí đối với bệnh viện do bên thứ ba hoặc nhân viên bệnh viện gây ra. KSNB giúp các nhà lãnh đạo quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của bệnh viện như con người, tài sản, nguồn vốn, góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.Với vai trò là công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo, KSNB không chỉ là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hoạt động của bệnh viện trong việc tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức mà còn đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống góp phần đảm bảo cho bệnh viện hoạt động an toàn, hiệu quả. Trong những năm qua, công tác kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại bệnh viện Tuệ Tĩnh đã có những chuyển biến trong việc hình thành những tiêu chuẩn và
- 2 chuẩn mực riêng, cơ chế tài chính đối với hoạt động thu, chi tại bệnh viện ngày càng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Tuy nhiên, các hoạt động thu chi ngày càng phức tạp, cơ chế tự chủ được giao ngày càng cao, vì vậy, kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại bệnh viện Tuệ Tĩnh còn tồn tại nhiều bất cập, như: nhà quản lý chưa quan tâm thường xuyên tới rủi ro; cơ cấu tổ chức còn nhiều điểm chưa hợp lý; trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực thấp; hoạt động giám sát định kỳ chưa được chú trọng; những tồn tại này sẽ có ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh và quản lý, đến chất lượng công việc của bệnh viện. Do đó, vấn đề đặt ra cho bệnh viện Tuệ Tĩnh là làm sao có thể xây dựng và vận hành KSNB hoạt động thu chi thật sự hiệu quả, giúp bệnh viện có thể kiểm soát tốt rủi ro hoạt động thu chi, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và tăng khả năng cạnh tranh, phát triển theo định hướng chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ. 2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đề tài kiểm soát nội bộ trong các bệnh viện công hiện nay. Ở mỗi thời điểm, không gian khác nhau thì các công trình, đề tài nghiên cứu có những cách tiếp cận, đánh giá khác nhau. Cụ thể, một số công trình tiêu biểu như sau: - Luận văn thạc sỹ của tác giả Mai Lương Thúy Quỳnh (2019), với đề tài “Kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Bạch Mai”, luận văn đã xây dựng được thang đo, kiểm định sự phù hợp cũng như độ tin cậy của quy trình kiểm sát nội bộ, xác định được kiểm soát nội bộ hoạt động thu viện phí có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh viện. Từ đó giúp Ban Lãnh đạo bệnh viện có những chính sách phù hợp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình. - Đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu chi tại Bệnh viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn” (2016) của tác giả Phạm Thị Trà, đã tổng hợp lý luận, khảo sát và nghiên cứu, phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi nhằm phát hiện ra các tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động thu, chi tại bệnh viện.
- 3 - Nghiên cứu của Mila Riyanti and Zaenal Fanani (2017) về đề tài “Hệ thống kiểm soát nội bộ chính thức và không chính thức tại các bệnh viện ở Indonesia”, được phân tích từ hệ thống luật pháp của chính phủ Indonesia và Khung tích hợp kiểm soát nội bộ INTOSAI 2013 đã phân tích trên năm yếu tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát nội bộ. Qua việc nghiên cứu tổng quan các công trình trên, tác giả nhận thấy vai trò quan trọng của kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi trong các hoạt động của đơn vị. Các nghiên cứu này sẽ giúp tác giả có cái nhìn toàn diện hơn về vận dụng lý thuyết về kiểm soát nội bộ trong việc nghiên cứu, đánh giá và hoàn thiện hoạt động thu chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Trên quan điểm kế thừa và tiếp tục phát triển các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh”. Từ đó đưa ra các giải pháp hữu ích nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi của Bệnh viện Tuệ Tĩnh nhằm đưa ra một số giải pháp kiểm soát nội bộ cho hoạt động trên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi trong đơn vị sự nghiệp công lập nhằm định hướng cho nội dung kiểm soát nội bộ phù hợp với quy trình của Bệnh viện Tuệ Tĩnh. - Tiến hành khảo sát thực tế, tổng hợp phân tích, đánh giá thực tế thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh nhằm tìm ra những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân, để làm cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện. - Trên cơ sở lý luận thực tiễn, đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
- 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Về không gian: Thực hiện tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng 3 năm từ 2017 đến 2019 - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu về kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi theo 5 yếu tố cấu thành theo INTOSAI 2013: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận chung Đề tài sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ đạo là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp điều tra, đồng thời sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để nghiên cứu hệ thống hóa, tổng kết các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng và tính lịch sử cụ thể. 5.2. Phương pháp cụ thể Phương pháp thu thập dữ liệu: Đối với các tài liệu thứ cấp: các tài liệu thứ cấp như các Thông tư, Nghị định của Chính phủ, hệ thống quy trình quy chế quy định nội bộ của Bệnh viện Tuệ Tĩnh, các kết quả kiểm tra, giám sát của các đoàn kiểm tra trong và ngoài Bệnh viện Tuệ Tĩnh, các báo cáo phân tích, tổng hợp của Bệnh viện Tuệ Tĩnh và báo cáo giám sát định kỳ, các công trình nghiên cứu, các bài báo, các website vì vậy đảm bảo độ tin cậy cao. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin, dữ liệu Luận văn sử phần mềm Excel thống kê để tổng hợp thông tin, dữ liệu và thống kê các chỉ tiêu cần thiết. Trong phân tích diễn giải, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh đối chiếu. 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu - Về lý luận: Hệ thống hóa về mặt lý luận kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi trong các bệnh viện công lập. - Về thực tiễn: Phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh để tìm ra những tồn tại cần khắc phục. Đề xuất các giải pháp
- 5 hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi trong các đơn vị sự nghiệp công lập Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu chi tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
- 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU CHI TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1. Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập 2Theo Điều 1, Điểm 2 Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thì “Đơn vị SNCL do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công phục vụ quản lý nhà nước” [11]. 3Theo chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS số 6 và IPSAS số 22: Các đơn vị cung cấp dịch vụ công và các cơ quan quản lý nhà nước bị kiểm soát bởi một đơn vị công được gọi chung là các đơn vị bị kiểm soát, ngoại trừ các đơn vị kinh doanh bằng vốn nhà nước, tất cả các đơn vị bị kiểm soát còn lại được gọi là các đơn vị thuộc lĩnh vực công hoạt động dựa vào nguồn tài trợ của Chính phủ để duy trì cho hoạt động của các đơn vị được diễn ra liên tục. Nguồn tài trợ từ Chính phủ đối với các đơn vị công có thể là nguồn ngân sách hoặc phi ngân sách. Như vậy, quan điểm này nhấn mạnh đơn vị công bao gồm cả cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp là các đơn vị được thành lập và được kiểm soát bởi Chính phủ. Theo tôi đây là khái niệm mang tính bao quát và tổng hợp hơn và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay [12]. Đơn vị SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Theo qui định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) hiện hành: Đơn vị HCSN do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước (NSNN) cấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho từng giai đoạn.
- 7 Theo Giáo trình Kế toán Công của ĐH Công Đoàn (2020): đơn vị SNCL là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực: Y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và môi trường, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc làm [14]. 1.1.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập Kế thừa các nghiên cứu đã có, Tác giả cũng nhận định các đơn vị SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. Các hoạt động này chủ yếu được tổ chức để phục vụ xã hội, do đó chi phí chi ra không được bồi hoàn trực tiếp bằng lợi ích kinh tế mà được thể hiện bằng hiệu quả xã hội nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Bắt nguồn từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, phương thức hoạt động của các đơn vị SNCL là rất đa dạng, nhưng dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau chúng đều mang những đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị SNCL là không vì lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng Việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bởi đơn vị SNCL không vì mục đích lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự có mặt của nhà nước trong việc tài trợ cho các hoạt động dịch vụ công vừa để thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập, thực thi các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường; mặt khác qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế xã hội phát triển, nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự SNCL là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững; lâu dài cho xã hội Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động SNCL tạo ra chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khỏe, tri thức, văn hóa, đạo đức, xã hội Đây là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên
- 8 phạm vi rộng. Mặt khác, sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp công lập chủ yếu là các hàng hóa công cộng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình tái sản xuất xã hội. Hàng hoá công cộng có hai đặc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh và không loại trừ. Nhờ việc sử dụng những hàng hóa công cộng do hoạt động sự nghiệp công lập tạo ra làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, hoạt động sự nghiệp công luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội. Thứ ba, hoạt động của các đơn vị SNCL luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình xóa mù chữ Những chương trình này chỉ có Nhà nước, với vai trò của mình mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả, nếu để tư nhân thực hiện, mục tiêu lợi nhuận sẽ lấn chiếm mục tiêu xã hội và dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng sản phẩm hoạt động sự nghiệp, từ đó kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ tƣ, việc quản lý hoạt động của các đơn vị SNCL gắn với việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính đƣợc tiến hành theo hai phƣơng thức: quản lý đầu vào, và quản lý đầu ra Rõ ràng vì mục đích hoạt động của các đơn vị này là cung cấp dịch vụ công cho mọi đối tượng thụ hưởng trong xã hội với mức giá tối thiểu và ổn định, bởi vậy để đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng thụ hưởng dịch vụ thông thường ngân sách quốc gia tài trợ cho các đơn vị. Chi phí cho dịch vụ công thường được tính dựa trên số chi ngân sách bình quân đầu người. Nếu kinh phí tài trợ cho hoạt động cung cấp dịch vụ công phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước, nhà nước thường áp dụng quản lý hoạt động của đơn vị theo phân cấp kinh phí đầu vào của đơn vị đó vì điều này đồng nghĩ với việc kiểm soát một bộ phận của chi ngân sách. Khi xã hội phát triển, dịch vụ công dành cho mọi đối tượng người dân được nâng giá trị, cùng tiến trình xã hội hóa dịch vụ công, ảnh hưởng của khu vực tư nhân vào quá trình
- 9 cung dịch vụ công, xuất hiện các nguồn tài trợ khác ngoài ngân sách nhà nước, nhu cầu quản lý hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ được đặt ra đối với các nhà đầu tư, phát sinh xu thế cạnh tranh tương tự khu vực dịch vụ tư nhân dẫn đến cách quản lý hoạt động các đơn vị SNCL sẽ theo đầu ra. 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà nước mà các đơn vị SNCL được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. Các cách phân loại tuy khác nhau đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các đơn vị SNCL trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá đưa ra các định hướng, mục tiêu phát triển của mỗi loại hình đơn vị phù hợp với từng thời kỳ. Theo phân cấp quản lý ngân sách Theo Quyết định số 90/2007 QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành "Quy định về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách" thì đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng NSNN: - Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao, thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc. - Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I). - Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (đơn vị sử dụng NSNN), được đơn vị dự toán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách. - Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định (đơn vị sử dụng NSNN). Theo lĩnh vực hoạt động thì đơn vị SNCL đƣợc chia thành Căn cứ theo lĩnh vực, ngành nghề hoạt động thì đơn vị SNCL được chia thành: - Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, loại đơn vị này bao gồm: Các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề, Trường trung học chuyên nghiệp, Trường cao đẳng, Trường đại học, Học viện
- 10 - Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này gồm: Viện Chiến lược chính sách khoa học và công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường, Viện Ứng dụng công nghệ, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Cục An toàn bức xạ, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Cục Khoa học và sở hữu trí tuệ . - Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thông tin và nghệ thuật, những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm: Bảo tàng, Thư viện, Đoàn nghệ thuật, Đài phát thanh, Đài truyền hình, Triển lãm, Nhà văn hóa . - Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao bao gồm: Đơn vị SNCL hoạt động trong lĩnh vực y tế bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các Bộ, ngành và địa phương; cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đào tạo y dược; các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ tài chính của các đơn vị SNCL, các đơn vị SNCL bao gồm: - Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, trong đó nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn NSNN đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí. - Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên, trong đó nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn NSNN đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí. NSNN không phải cấp kinh phí cho các hoạt động chi thường xuyên của đơn vị. - Đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí). - Đơn vị SNCL do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp) [11]. Theo tác giả với các cách phân loại trên có thể xác định được vị trí, lĩnh vực hoạt động và cơ chế tài chính mà đơn vị tuân thủ, mô hình hoạt động của đơn vị từ đó xác định được phạm vi, tính chất và đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- 11 gắn với từng đối tượng kế toán cụ thể trong mỗi loại đơn vị. Qua đó tổ chức phù hợp với mỗi loại hình đơn vị. Tùy theo yêu cầu quản lý khác nhau ở mỗi loại đơn vị, mỗi cấp dự toán khác nhau có thể xây dựng hệ thống BCTC phản ánh thông tin ở các mức độ khác nhau về các đối tượng kế toán. Do vậy, khi tiến hành tổ chức công tác kế toán không thể không nghiên cứu về phân loại đơn vị SNCL. 1.2. Tổng quan về kiểm soát nội bộ 1.2.1. Các quan điểm về kiểm soát nội bộ Có rất nhiều định nghĩa khác nhau khi nói đến KSNB. Tùy theo góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu KSNB cũng như yêu cầu quản trị khác nhau mà dẫn đến sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau. Khái niệm KSNB được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1929 trong công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve Bulletin), theo đó KSNB là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kế toán viên. Năm 1936, Hiệp hội Kiểm toán viên công chứng Mỹ (AICPA) đã định nghĩa KSNB “Là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong việc ghi chép của sổ sách”. Với định nghĩa này, mục tiêu của KSNB đã được bổ sung không chỉ nhằm bảo vệ tiền và các tài sản khác mà còn đảm bảo số liệu kế toán chính xác. Theo thời gian, khái niệm KSNB được định nghĩa mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán. Năm 1949, trong công trình nghiên cứu đầu tiên về KSNB với nhan đề “KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”, AICPA đã bổ sung thêm mục tiêu thúc đẩy hoạt động có hiệu quả và khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của nhà quản lý vào trong định nghĩa về KSNB. Năm 1958, trong tài liệu về thủ tục kiểm toán 29 (SAP 29 - Statement on Auditing Procedure 29) do Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP) trực thuộc AICPA ban hành đã lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán, theo đó: KSNB về kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán. Chúng
- 12 thường bao gồm các thủ tục kiểm soát như hệ thống xét duyệt và phê chuẩn, tách biệt nhiệm vụ giữa sổ sách và lập báo cáo tài chính với bảo quản tài sản, kiểm soát vật chất. KSNB về quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính sách quản trị. Chúng thường chỉ liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính, bao gồm các hoạt động kiểm soát như phân tích thống kê, nghiên cứu về thời gian và động cơ, báo cáo về tính hiệu quả, chương trình huấn luyện nhân viên và kiểm soát chất lượng. Như vậy, KSNB về kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính, trong khi đó KSNB về quản lý chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến thông tin tài chính. Kiểm toán viên độc lập với nhiệm vụ đưa ra ý kiến nhận xét về độ tin cậy của thông tin tài chính sẽ tập trung chú trọng đến KSNB về kế toán, còn KSNB về quản lý sẽ được xét đến nếu kiểm toán viên tin rằng một số thủ tục kiểm soát hành chính có thể ảnh hưởng tính đáng tin cậy của thông tin tài chính. Nhìn chung, trước khi có Báo cáo COSO năm 1992, khái niệm KSNB chưa được định nghĩa một cách đầy đủ trên các phương diện. Với trách nhiệm được thành lập để thống nhất định nghĩa về KSNB và các bộ phận cấu thành KSNB phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau. Năm 1992, COSO đã phát hành Báo cáo KSNB – Khuôn khổ hợp nhất (Internal Control - Intergrated framework), trong đó khái niệm KSNB được định nghĩa “là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây: Đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính; Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả.” Trong lĩnh vực công, KSNB rất được coi trọng, là một đối tượng được quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên Nhà nước. Vào năm 1953, Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ra đời với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các cơ quan kiểm toán tối cao, đồng thời còn là nơi các kiểm toán viên Nhà nước trên thế giới trao đổi những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những tiến bộ mới nhất của các chuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề nghiệp. Theo công bố