Luận văn Kiểm sát thi hành án hình sự từ thực tiễn quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 84 trang vuhoa 24/08/2022 9060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Kiểm sát thi hành án hình sự từ thực tiễn quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_kiem_sat_thi_hanh_an_hinh_su_tu_thuc_tien_quan_6_th.pdf

Nội dung text: Luận văn Kiểm sát thi hành án hình sự từ thực tiễn quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH LOAN KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH LOAN KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HIỂN HÀ NỘI – 2017
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ 7 KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 1.1. Các vấn đề lý luận về kiểm sát hoạt động thi hànhán 7 1.2. Quy định pháp luật về kiểm sát thi hành án hìnhsự 10 1.3. Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm kiểm sát với các cơquanhữu 20 quan trong hoạt động kiểm sát thi hành án hình sự 1.4. Nội dung kiểm sát thi hành án hình sự 21 1.5 Ý nghĩa và vai trò của kiểm sát thi hành án hìnhsự 43 Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẠI QUẬN 6 45 2.1. Thực trạng về tổ chức và thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án 45 hình sự. 2.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong 56 kiểm sát hoạt động thi hành an hình sự từ thực tiễn 2.3. Quan điểm, định hướng về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm 68 sát thi hành án hình sự 2.4. Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát thi 70 hành án hình sự KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
  4. MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự - CQTHAHS Cơ quan thi hành án hình sự - HĐTP Hội dồng thẩm phán - KSV Kiểm sát viên - TAND Tòa án nhân dân - VKS Viện kiểm sát - VKSND Viện kiểm sát nhân dân
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi hành án hình sự liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ yêu cầuxây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và xác định thihành án hình sự là một trong những công tác lớn, quan trọng nên đã ban hành nhiều vănbản pháp luật về công tác này như: Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 (đãđược sửa đổi bổ sung năm 2007); Luật thi hành án hình sựcó hiệu lực từ ngày 01/7/2011, Nghị định 136/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, Nghị định 133/2008/NĐ-CP ngày 28/11/2008 ban hành quy chế trại giam Trên cơ sở pháp lý đó, hoạt động thi hành án hình sự đã được tổ chức thực hiện bảo đảm sự nghiêm minh, khoan hồng, nhân đạo, trong trừng trị và giáo dục cải tạo người phạm tội, góp phần bảo vệ anninh quốc gia, giữ gìn trật tự antoàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành kiểm sát nhân dân, tổ chức và hoạt động của các đơn vị kiểm sát thi hànhán nói chung đã có những chuyển biến, tiến bộ rõ rệt. Tổ chức, bộ máy làm công tác kiểm sát thi hành án hình sự đã từng bước được kiện toàn. Cán bộ làm côngtác kiểm sát thi hành án hình sự các cấp đã được bổ sung. Chất lượng, hiệuquảcông tác kiểm sát thi hành án hình sự đã được nâng lên, góp phần vào việc bảo đảm“các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành”. Tỷlệthi hành án ngày càng cao năm sau cao hơn năm trước. Ở địa phương, cụ thể ở Quận 6 – thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động nắm chặt số bị án phải thi hành để yêucầura quyết định thi hành án hoặc yêu cầu áp giải, truy nã Ý thức trách nhiệm củađội ngũ Kiểm sát viên, cán bộ làm công tác kiểm sát thi hành án hình sự được nângcao hơn trước, lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp đã quan tâm hơn đến việc chỉ đạocông tác kiểm sát thi hành án nói chung, kiểm sát thi hành án hình sự nóiriêng. 1
  6. Tuy nhiên, trước yêu cầu cải cách tư pháp, theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ- TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về “Chiến lược cải cách tưphápđếnnăm 2020”, thực hiện Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 được sửa đổibổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Chỉ thị về nhiệm vụcông tác hàng năm của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao cùng với thực tiễn cho thấythì công tác kiểm sát thi hành án hình sự còn một số thiếu sót,tồn tại cụ thể như: chưa thực sự quản lý được số bị cáo phải thi hành đối với các loại hình phạt thuộctrách nhiệm ở đơn vị mình; quan niệm và nhận thức về thi hành án hình sự chưa đầyđủ, thống nhất, có tình trạng coi trọng hình phạt tử hình, thi hành án phạt tù và coinhẹ các hình phạt khác; các văn bản quy định về thi hành án hình sự có tình trạngtản mạn, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, một số quy định không còn phù hợp trướcsự thay đổi của thực tiễn hoặc giá trị pháp lý không cao; các văn bản pháp luật vềtổ chức, thực hiện các hình phạt ngoài hình phạt tù cò thiếu hoặc không cụ thể, nhấtlà quy định về cơ quan quản lý thi hành án hình sự. Ngoài ra, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị nghiệp vụ, giữa Viện kiểm sát với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác kiểm sát thi hành án hình sự thiếu chặt chẽ; chế độ thông tin báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện chưa rõ ràng, cụ thể; hệ thống biểu mẫu, thống kê không đồng bộ thiếu tình liên kết, gây khó khăn cho việc quản lý Nhà nước về thi hành án hình sự, hạn chế hiệu lực và hiệu quảcủa công tác thi hành án hình sự, đặc biệt là thi hành các hình phạt cải tạo không giam giữvàthi hành phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Cán bộ cơ quan quản lý thi hành án hìnhsự và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng. Kinh phí đầu tư cho công tác thi hành án hìnhsựchưa tương xứng, cơ sở vật chất chưa được bảo đảm. Hoạt động thi hành án hình sựlà một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp đặc thù, có tính độc hại, nguy hiểm cao nhưng các chế độ chính sách đối với người làm công tác thi hành án hình sự chưa phùhợp, chưa thỏa đáng. 2
  7. Để khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém trong công tác thi hành án hình sự và đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tộiphạm, cải cách tư pháp, cải cách hình chính cũng như bảo đảm tốt hơn quyền tự do,dân chủ của công dân, cần có sự kiểm sátthi hành án hình sự nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để các quy định được thống nhất, đầy đủ cụ thể, nguyên tắc trình tự,thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về các hình phạt; trách nhiệm củacơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án hình sự trên và nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án hình sự là rất cần thiết, rất ý nghĩa về lýluậnvà thực tiễn. Với kết quả đạt được của luận văn góp phần xác định đúngđắn thực tiễn thi hành án hình sự, có giá trị trong việc xây dựng lại trình tự, thủ tục một cáchchặt chẽ, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trong thực tiễn áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả, tính nghiêm minh của pháp luật. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài:“Kiểm sát thi hành án hình sự từ thực tiễn Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Kiểm sát thi hành án hình sự là một trong những nhiệm vụhếtsứcquan trọng của ngành Kiểm sát nói riêng và hoạt động tư pháp nói chung. Vì vậy, vấnđề này đang rất được quan tâm nhằm đảm bảo cho việc thi hành án hình sự đúng quy định của pháp luật. Cho đến nay, một số công trình khoa học, sáchbáopháplý chuyên ngành trong nước nghiên cứu ở các mức độ và các bình diện khác nhau về đề tài như: Sách chuyên khảo “Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam– Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS. Võ Khánh Vinh và PGS.TS. NguyễnMạnh Kháng [31]; Trần Thế Linh (2014), Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ tại ủy ban nhân dân cấp xã, Tạp chí Kiểm sát số 17/2014, tr 22-24, 40 [38]; Huy Vũ (2014), Kết quả và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án hình sự, Tạp chí 3
  8. Kiểm sát số 18/2014, tr 7-13 [12]; Phạm Văn Gòn (2014), Kết quả và một số kiến nghị nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kiểm sát số 18/2014, tr37 – 40 [21]; Ngô Thị Ngân Nguyệt (2014), Đôi điều rút ra từ thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án phạt tù của viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Tạp chí Kiểm sát số 18/2014, tr 41– 45 [18]; Trịnh Anh Tuấn (2014), Kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân huyện Lục Nam trong công tác kiểm sát thi hành án treo và cải tạo không giam giữ, Tạp chí Kiểm sát số 18/2014, tr 46 – 49 [42]; Trần Thị Bích Thủy (2014), Những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án phạt tù, Tạp chí Kiểm sát số 21/2014, tr 18 -20[40]; Nguyễn Nông (2016), Bộ luật Hình sự năm 2015 và một số vấn đề liên quan đến công tác kiểm sát thi hành án dân sự, Tạp chí Kiểm sát số 8/2016, tr. 15 – 18 [20]; Giáo trình Luật thi hành án hình sự;Giáo trình-tài liệu tập huấn về công tác thihành án hình sự và kiểm sát thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao [28]; Luật thi hành án hình sự[24] Nhìn chung, các công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu có tínhchất tổng thể về công tác kiểm sát thi hành ánhình sự. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tình hình thực tiễn kiểm sátthi hành án hình sự tại địa bàn Quận 6– thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở lý luận và thực tiễn đi sâu tìm hiểu những mặt làm được và chưa làm được cũng như những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và tìm ra nguyên nhân của nó, để qua đó tìm ragiải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện. Kiểm sát thi hành án hình sự– đây là một đề tài mới, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương để đảm bảo tính pháp chế,góp phần việc tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ, nghiêm minh. Tuy vậy, cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tình hình thực tiễn kiểm sát thi hành án hình sự tại địa bàn Quận6– thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở lý luận và thực tiễn đi sâu tìm hiểu những mặt làm được và chưa làmđược cũng như những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và tìmranguyên nhân của nó, để qua đó tìm ra giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện. 4
  9. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận văn được thực hiện nhằm mục đích làm sáng tỏ các vấnđềlýluận chung về kiểm sát thi hành án hình sự, phântích, nghiên cứu thực trạng kiểm sát thi hành án hình sự trên địa bàn Quận 6 để đánh giá những ưu điểm cũng nhưnhững hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Qua đó, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm sát thi hành án hình sự. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên đây, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu, làm rõ các căn cứ pháp lý, khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụvà quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực thi hành án hình sự cũng như lịch sử hình thành các quy phạm phápluật đó. - Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Viện kiểm sát nhân dân trong việc tuân theo pháp luật của người có thẩm quyền trong lĩnh vực thihành án hình sự, khảo sát, đánh giá thực tiễn về thực trạng hoạt động thi hành án hình sựtrênđịa bàn Quận 6 và công tác kiểm sát thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhândân Quận 6. Từ đó, phân tích những ưu, khuyết điểm cũng như làm rõ những vướng mắc, hạn chế, nguyên nhân tồn tại để qua đó đề xuất hướng hoàn thiện về trìnhtự, thủ tục thi hành án làm sao để đạt được hiệu quả cao nhất góp phần đưa cônglý thực hiện trong cuộc sống. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: 5
  10. Các quan điểm khoa học pháp lý hình sự, các quy định của pháp luật tốtụng hình sự Việt Nam, thực tiễn thi hành án hình sự địa bàn Quận 6, Thành phốHồChí Minh. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề chung được quy định của kiểm sát thi hành án hình sự dưới góc độ Luật thi hành án hình sự,Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự. - Về thời gian: tác giả nghiên cứu trên cơ sở khảo sát thực tế, thu thập số liệu, tài liệu thực tiễn của công tác kiểm sát thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân Quận 6 từ năm 2011 đến 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; về cải tạo, giáo dục người phạm tội. Sử dụng phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sửvàphương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn, các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học, khoa học điều tra tội phạm và cáckhoahọc pháp lý khác. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về kiểm sát thi hành ánhình sự. Chương 2: Thực trạng kiểm sát và giải pháp tại Quận 6. 6
  11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 1.1. Các vấn đề lý luận về kiểm sát hoạt động thi hành án hình sự. 1.1.1. Khái niệm thi hành án hình sự Trong sách báo pháp lí cũng như trên thực tiễn, cụm từ “thi hành án” thường được dùng chung với các từ khác trong các nhóm từ như công tác thi hành án, hoạt động thi hành án, lĩnh vực thi hành án, giai đoạn thi hành án Hiện còn cónhữngý kiến rất khác nhau về khái niệm này nhưng tựu chung những ý kiến đó đều thểhiện rõ ở hai quan niệm cơ bản: Quan điểm 1. Thi hành án là giai đoạn của tố tụng và thi hành án làdạng hoạt động hành chính - tư pháp. Quan niệm thứ nhất cho rằng, thi hành án là một giai đoạn của tố tụng, vì: “Có xét xử thì phải có thi hành án, thi hành án dựa trên cơ sở của của công tácxét xử. Xét xử và thi hành án là hai mặt thống nhất của quá trình bảo vệ lợiíchcủa đương sự”. Quan điểm này thừa nhận “không phải mọi hoạt động trong quá trình thi hành án và quyết định của tòa án đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luậttố tụng ” nhưng lại cho rằng thi hành án “thực chất là hoạt động tố tụng của tòaán, của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm bảo đảm cho bản án và quyết định của tòa án được thi hành một cách chính xác, kịp thời”. Quan điểm 2. Thi hành án là dạng hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước. Theo quan niệm này thì tố tụng là quá trình tiến hành giải quyết các vụán theo quy định của pháp luật; quá trình này trải qua nhiều giai đoạn nhưng các giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau trong thể thống nhất và xét xử là giaiđoạn cuối cùng của quá trình tố tụng cho nên bản án, quyết định của toà án là kếtquả cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của quá trình tốtụng. 7
  12. Thực tế, thi hành án không thể là giai đoạn của tố tụng, bởi vì thi hành áncó mục đích khác với mục đích của tố tụng. Điều này thể hiện ở chỗ, mục đích của tố tụng là xác định các chứng cứ để khôi phục lại trạng thái ban đầu của sự việc.Nói cách khác, tố tụng là quá trình đi tìm sự thật của các vụ việc đã diễn ra để trêncơsở đó đưa ra cách giải quyết vụ việc theo đúng các quy định của pháp luật. Với mục đích đó, toàn bộ quá trình tố tụng diễn ra theo quy trình hết sức chặt chẽ và phảibảo đảm các nguyên tắc như bình đẳng, công khai, dân chủ, tôn trọng quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng và khi có phán quyết củatoà án thì quá trình tố tụng kết thúc. Trong khi đó, thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằmthực hiện các bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, cóthểnói một cách hình ảnh rằng, tố tụng là quá trình đi tìm chânlí để áp dụng công lí (pháp luật); còn thi hành án là quá trình thực thi chân lí bằng công lí. ở đây chân líđãrõ, có tội hay vô tội, đúng hay sai đã được phân xử rõ ràng, thi hành án chỉ nhằmthực hiện các bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lựcpháp luật. Quá trình này có thể do các chủ thể bị thi hành án tự giác thi hành hoặc do các cơ quancóthẩm quyền (không phải chỉ có tòa án) buộc các chủ thể đó phải thi hành. Như vậy, thi hành án hình sự là một hoạt động mang tính hành chính - tư pháp hình sự vì nó có những đặc thù riêng khác với hoạt động tố tụng hình sự[50, tr. 22]. Thi hành án hình sự là hoạt động mang tính điều hành và chấp hành theođặc trưng của quản lý hành chính, phương pháp trong quá trình thi hành án là phương pháp thuyết phục giáo dục và mệnh lệnh hành chính, việc thi hành án có liên hệvới chính quyền địa phương, theo thủ tục hành chính như trường hợp thi hành án treo, cải tạo không giam giữ thì người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ được giao về Ủy ban nhân dân phường, xã nơi người chấp hành án cư trú để theo dõi, giám sát, giáo dục. Nếu tất cả đều hướng đến một phán quyết đúng đắn của Tòaán thì thi hành án hình sự lại nhằm mục đích thực hiện nội dung các phán quyết đócủa Tòa án. Nhưng thi hành án hình sự có mối quan hệ biện chứng giữa quá trình tố tụng hình sự, không có tố tụng thì không có thi hành án và ngược lại không cóthi 8
  13. hành án thì tố tụng trở nên vô nghĩa [50, tr. 24-26] hay được hiểu thi hành án hình sự là một là giai đoạn cuối cùng của quá trìnhgiải quyết vụ án hình sự, đây là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện bản án, quyết định đãcó hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn [21, tr.37]. Bản án, quyết định của Tòa ánđược thi hành chính là lúc công lý được thực hiện trong cuộc sống. Nhiệm vụ của giai đoạn này nhằm mục đích cảm hoá tư tưởng, giáo dục nhân cách, văn hóa, kỹ năng lao động nhằm mục đích làm cho người thụ án trở thành một công dân tốt choxã hội, mặt khác góp phần răn đe, ngăn ngừa chung. Với ý nghĩa làgiaiđoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, thi hành án có mối quan hệ hữu cơ vớigiai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nếu mục đích của thi hành án không đạtđược thì toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trước đó cũngtrởnên vô nghĩa. Nếu như một bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lựcphápluậtkhông được thi hành hoặc thi hành không nghiêm thì trật tự kỷ cương xã hội bị viphạm, quyền lực Nhà nước bị xem thường. Chính vì vậy, việc bảo đảm hiệu lực củacác bản án, quyết định của Tòa án là một yêu cầu khách quan trong hoạt động quảnlý Nhà nước. 1.1.2. Khái niệm kiểm sát thi hành án hình sự Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm sát là “theo dõi và kiểm tra xem việc thực hiện có đúng với những điều quyết định hay không” hoặc là“trông nom, xem xét công việc có tốt không”. Kiểm sát còn được hiểu là một trong những chức năngcơ bản của hệ thống viện kiểm sát nhân dân. Như vậy, kiểm sát thi hành án hình sự là quá trình theo dõi, kiểm trađểđảm bảo quá trình thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn đúng pháp luật. Đồng thời, cũng cần phân biệt kiểm sát thi hành án hình sự với hoạtđộng thanh tra. Thanh tra cũng là một trong những công cụ quan trọng, một chức năng chung của quản lý nhà nước, là hoạt động mang tính chất phản hồi của “chu trình 9
  14. quản lý”. Qua thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước có thể phân tích, đánh giá, theo dõi quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra. Các hoạt động, thao tác nghiệp vụ trong một cuộc thanh tra như việc kiểm tra sổ sách, tài liệu của đối tượng thanh tra; so sánh, đối chiếu, đánh giá, xác minh tài liệu, chứng cứthu thập được trong quá trình thanh tra với tư cách là một hoạt động độclập. 1.2. Quy định pháp luật về kiểm sát thi hành án hình sự 1.2.1. Thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân quận trong công tác thi hành án hình sự Luật thi hành án hình sự (THAHS) năm 2010 được ban hành là văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực thi hành án hình sự. Từ khi Luật THAHS năm 2010 có hiệu luật thi hành đến nay đã góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự,an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổchức,cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [28, tr.1]. Thi hành án hình sự được hiểu là hoạt động thực hiện bản án, quyết địnhcủa Tòa án đã có hiệu lực pháp luật của các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hànhán theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Trong trình tự tố tụng hình sự, hoạt động thi hành án hình sự là một giai đoạn trong tố tụng được thể hiện qua việcquản lý, tổ chức các biện pháp tác động đối với người bị kết ánhình sự, buộc họ phải thi hành đầy đủ, nghiêm chỉnh những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đã quy định cụthể đối với hình phạt mà họ bị Tòa án tuyên, nhằm mục đích quản lý, giáo dục, cảitạo họ thành người lương thiện có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật vàcác quy tắc xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới, góp phần lập lại trậttựxã hội, công bằng và phòng ngừa tội phạm. Điều 3 Luật THAHS, thi hành án hìnhsự bao gồm một số nội dung [24, tr 6-9]: 10
  15. - Thi hành án phạt tù: là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo đểhọ trở thành người có ích cho xã hội. - Thi hành án tử hình: là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của người chấp hành án theo quy định của Luật này. - Thi hành án treo: là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo trong thời gianthử thách. - Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ: là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tạixã, phường, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã có hiệulực pháp luật. - Thi hành án phạt cấm cư trú: là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường trúở một số địa phương nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. - Thi hành án phạt quản chế: là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống ởmộtđịa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền vànhândânđịa phương theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. - Thi hành án phạt trục xuất: là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. - Thi hành án phạt tước một số quyền công dân: là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ một hoặc một số quyền công dâncủa người chấp hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. 11
  16. - Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người phải chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật. - Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh: là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh kháclàm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải điều trịtại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo bản án, quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát. - Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chưa thành niên phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt phải chịu sự giám sát,giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo bản án, quyết định của Tòa án. - Thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng: là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người chưa thành niên phạm tội nhưng không phải chịu hình phạt vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án. Để hoạt động thi hành án hình sự bảo đảm được thực hiện cần có sự kiểmsát thi hành án hình sự một cách chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực thi pháp luật. Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân thông qua ngày 25/11/2014 đã sửa đổi căn bản, toàn diện về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhândân nhằm thể chế Hiến pháp năm 2013 và yêu cầu cải cách tư pháp [25]. Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự có haichức năng là: thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp trong hoạt động tụng hình sự. Trong đó, hoạt động kiểmsát đối với giai đoạn thi hành án hình sự là một nội dung trong chức năng kiểm sáttư pháp của Viện kiểm sát. Như vậy, kiểm sát thi hànhán hình sự là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành án hình sự là một trong cáccông 12
  17. tác thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Từ đó, có thể rút ra khái niệm của hoạt độngkiểm sát thi hành án hình sự như sau: Kiểm sát thi hành án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng các quy định của pháp luật để kiểm sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức, người có trách nhiệm trong việc thi hành án hình sự nhằm đảm bảo việc thi hành án hình sự theo đúng quy định của pháp luật, thi hành án hình sự phải được chấp hành nghiêm chỉnh và đảm bảo tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người chấp hành án và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Luật thi hành án hình sự khẳng định trách nhiệm giám sát hoạt động kiểmsát thi hành án hình sự của Viện kiểm sát và các các hình thức thi hành án hìnhsựđều có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa Viện kiểm sát. Luật thi hành án còn có một Chương riêng (Chương XI) quy định trách nhiệm, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát thi hành án hình sự [28, tr.14]. Luật thi hành án hình sự khẳng định trách nhiệm giám sát hoạt động thi hành án hình sự của Viện kiểm sát cấp quận đối các hình thức thi hành án hình sự củacáccơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật. Theo đó, VKSND quận có trách nhiệm quy định cụ thể: - Trách nhiệm phối hợp trong thi hành án hình sự (Điều 5) - Thẩm quyền đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù (Điều 23) - Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù (Điều31) - Thẩm quyền đề nghị miễn chấp hành án phạt tù (Điều 34) - Tham gia phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách đối với hình phạtán treo (Điều 66) 13
  18. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án hình sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu, thi hành quyết định của Viện kiểm sát về thi hànhán hình sự theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Đối tượng kiểm sát thi hành án hình sự Trong bất kỳ hoạt động kiểm sát thực hiện chức năng nào cũng phải cần xác định đúng đối tượng tác động, việc xác định đúng đối tượng tác động có ýnghĩarất lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong hoạt động kiểm sát. Nó chỉ ra hoạtđộng kiểm sát tác động vào mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp lý nào, vàochủ thể nào trong mối quan hệ đó, qua đó thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình.Từ việc xác định đúng đối tượng tác động của công tác kiểm sát sẽ tạo ra nhữngcơsở để chủ thể kiểm sát thực hiện đúng và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ củamình. Theo Luật Tổ chức VKSND, đối tượng của hoạt động kiểm sátcủaViện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực thi hành án hình sự là sự tuân thủ pháp luật củacơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc thi hành án hình sự nhằm đảmbảo việc thi hành án hình sự đúng theo quy định của pháp luật. Kiểm sát thi hành án hình sự có mục đích bảo đảm tuân thủ tính thống nhất, công bằng và nghiêm minh của pháp luật nhằm phục vụ công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, quyền dân chủ của công dângóp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành Kiểm sát. Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án hình sự là sự tuân theo phápluật của hệ thống TAND, CQTHAHS, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự [18, Đ25], cụ thể là việc thi hành bản án, quyết định thi hành án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng đượcthi hành ngay theo đúng quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 25 của Luật Tổchức VKSND năm 2014 quy định “VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi 14