Luận văn Khảo sát sự tiêu thụ của vaccine Gardasil trên địa bàn TP HCM trong giai đoạn 2014 – 6/2016
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Khảo sát sự tiêu thụ của vaccine Gardasil trên địa bàn TP HCM trong giai đoạn 2014 – 6/2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
luan_van_khao_sat_su_tieu_thu_cua_vaccine_gardasil_tren_dia.pdf
Nội dung text: Luận văn Khảo sát sự tiêu thụ của vaccine Gardasil trên địa bàn TP HCM trong giai đoạn 2014 – 6/2016
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐÀO QUANG VINH KHẢO SÁT SỰ TIÊU THỤ CỦA VACCINE GARDASIL TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG GIAI ĐOẠN 2014 – 6/2016 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2017
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐÀO QUANG VINH KHẢO SÁT SỰ TIÊU THỤ CỦA VACCINE GARDASIL TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG GIAI ĐOẠN 2014 – 6/2016 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Thị Phương Nhung ThS. Nguyễn Vĩnh Nam Thời gian thực hiện: 01/8/2016 – 20/11/2016 HÀ NỘI 2017
- LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô Trường đại học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy GS.TS. Nguyễn Thanh Bình và cô TS. Nguyễn Thị Phương Nhung đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với thầy ThS. Nguyễn Vĩnh Nam đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu thực hiện đề tài, với tri thức và tâm huyết của mình, thầy không những hướng dẫn tận tình mà còn dành cho tôi sự quan tâm ân cần nhất. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn công ty MSD, phòng kinh doanh, marketing, tài chính kế toán, nhân sự, bộ phận y khoa và các đồng nghiệp đã hổ trợ, cung cấp tài liệu, số liệu, các nguồn thông tin quý giá và tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Sau cùng, tôi muốn có lời cám ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2017 Đào Quang Vinh
- MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3 1.1. Khái quát về virus Human Papillomavirus (HPV) và ung thư cổ tử cung do HPV...................................................................................................... 3 1.1.1. Khái quát về Human Papillomavirus ................................................ 3 1.1.2. Ung thư cổ tử cung do HPV .............................................................. 6 1.2. Khái quát về vaccine Gardasil.................................................................. 9 1.2.1. Thành phần và chỉ định ....................................................................... 9 1.2.2. Cơ chế tác dụng ................................................................................. 10 1.2.3. Chống chỉ định và thận trọng............................................................ 11 1.2.4. Các tác dụng phụ do thuốc ................................................................ 12 1.2.5. Hiệu quả dự phòng HPV typ 6, 11, 16 và 18 của Gardasil .............. 13 1.2.6. Đáp ứng miễn dịch với Gardasil ....................................................... 19 1.2.7. Hiệu quả bắc cầu của Gardasil từ nhóm người trẻ tuổi qua nhóm thanh thiếu niên ............................................................................................. 20 1.2.8. Đáp ứng miễn dịch tồn tại lâu dài đối với Gardasil ......................... 20 1.3. KHẢO SÁT SỰ TIÊU THỤ VACCINE NGỪA HPV ....................... 21 SỰ TIÊU THỤ VACCINE HPV TẠI MỸ ...................................................... 21 1.3.1 HPV và ung thư ................................................................................ 21 1.3.2. Ung thư cổ tử cung .............................................................................. 22 1.3.3. Ung thư họng ....................................................................................... 23 1.3.4. Ung thư hậu môn ................................................................................. 24 1.3.5. Các loại vaccine HPV ......................................................................... 24 1.3.6. Mức độ tiếp cận và sử dụng ................................................................ 26 1.3.7. Chi phí vaccine .................................................................................... 30 1.3.8. Bảo hiểm cá nhân ................................................................................ 30 1.3.9. Tài chính công cộng ............................................................................ 31
- 1.3.10. Vaccine HPV toàn cầu ...................................................................... 32 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 33 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............. 33 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 33 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 33 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016 ................ 33 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 33 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 33 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 33 2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 34 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34 2.4. Mô tả biến số nghiên cứu ........................................................................... 34 Chƣơng 3. KẾT QUẢ .......................................................................................... 36 3.1. Khảo sát sự tiêu thụ của Gardasil trong thời gian nghiên cứu ........... 36 3.1.1. Tiêu thụ chung của vaccine Gardasil qua các năm 2014 – 6/2016 .... 36 3.1.2. Khảo sát tiêu thụ vaccine Gardasil theo từng tháng trong thời gian nghiên cứu ..................................................................................................... 36 3.1.3. Khảo sát về tăng trưởng tiêu thụ vaccine Gardasil theo từng quý trong thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 38 3.1.4. Khảo sát về tăng trưởng tiêu thụ chung của vaccine Gardasil trên từng địa bàn theo từng năm .......................................................................... 40 3.1.5. Khảo sát về tăng trưởng tiêu thụ của vaccine Gardasil từng địa bàn theo từng quý trong thời gian nghiên cứu ..................................................... 41 3.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới sự tiêu thụ của vaccine Gardasil trong giai đoạn 2014 – 6/2015 ........................................................................ 47 3.2.1. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và hổ trợ kiến thức HPV dành cho các bác sĩ và nhân viên y tế .................................................................... 47 3.2.2. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục kiến thức HPV và hổ trợ cộng đồng ............................................................................................................... 54 3.2.3. Yếu tố khác ảnh hưởng đến tiêu thụ Gardasil trong thời gian nghiên cứu ................................................................................................................. 56
- Chƣơng 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 58 4.1. Bàn luận về tính cấp thiết của đề tài ...................................................... 58 4.2. Bàn luận về sự tiêu thụ Gardasil trong thời gian nghiên cứu ............. 58 4.3. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tiêu thụ Gardasil ................. 60 4.3.1. Các hoạt động tuyên truyền, thông tin thuốc cho nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh ................................................................................... 60 4.3.2. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người sử dụng ................. 61 4.3.3. Các chương trình chiết khấu thương mại ........................................... 61 4.3.4. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tiêu thụ Gardasil ......................... 63 4.3.5. Các yếu tố về truyền thông đại chúng và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ............................................................................................................ 64 4.4. Bàn Luận về những hạn chế của đề tài .................................................. 64 Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 67 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 67 5.1.1. Kết quả tiêu thụ Gardasil .................................................................... 67 5.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tiêu thụ Gardasil .............................................. 67 5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 68
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Mô tả biến số nghiên cứu 34 Bảng 3.1. Khảo sát tiêu thụ chung của vaccine Gardasil trong thời gian nghiên cứu 36 Bảng 3.2. Khảo sát về tăng trưởng tiêu thụ chung theo số liều của vaccine Gardasil trên từng địa bàn trong thời gian nghiên cứu 41 Bảng 3.3. Các hoạt động tuyên truyền và giáo dục kiến thức HPV dành cho các bác sĩ và nhân viên y tế 49,50,51,52
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1. Sự chênh lệch về chủng tộc và dân tộc trong bệnh UTCTC 23 Hình 1.2. Tỷ lệ dự kiến nữ vị thành niên được tiêm ngừa HPV tại Mỹ . . 27 Hình 1.3. Tỷ lệ tiêm chủng nữ giới từ 13-17 tuổi tại các tiểu bang Mỹ 28 Hình 1.4. Chính sách tiêm chủng HPV – Nhiệm vụ, giáo dục, và tài trợ 29 Hình 3.1. Khảo sát tiêu thụ chung theo số liều của vaccine Gardasil theo từng tháng từ năm 2014 - 6/2016 . 37 Hình 3.2. Khảo sát tiêu thụ theo số liều theo từng quý từ năm 2014 – 6/2016 . 38 Hình 3.3. Khảo sát tiêu thụ Gardasil tính theo liều tại viện Pasteur Tp.HCM theo từng quý trong thời gian nghiên cứu . ... 42 Hình 3.4. Khảo sát tiêu thụ Gardasil theo số liều tại Bệnh viện Từ Dũ theo từng quý trong thời gian nghiên cứu . 43 Hình 3.5. Khảo sát tiêu thụ Gardasil theo số liều tại Bệnh viện Hùng Vương theo từng quý trong thời gian nghiên cứu 44 Hình 3.6. Khảo sát tiêu thụ Gardasil theo số liều tại các cơ sở y tế khác theo từng quý trong thời gian nghiên cứu 46
- ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một loại ung thư xảy ra tại vị trí cổ tử cung, thường xuất phát từ vùng chuyển tiếp giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy. Bắt đầu từ tổn thương tiền ung thư tiến triển thành ung thư tại chổ, sau đó là ung thư vi xâm nhập và cuối cùng kết thúc bằng ung thư xâm nhập. UTCTC gây tổn thương tử cung nơi mà tinh trùng và trứng phát triển. Những phụ nữ bị UTCTC thường phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng, do vậy mà mất khả năng sinh sản. Trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, sàng lọc, dự phòng và điều trị sớm UTCTC là các biện pháp được khuyến cáo để ngăn chặn gánh nặng bệnh tật. Hiện nay, các chương trình sàng lọc được triển khai tại nhiều quốc gia Bắc Âu, Canada, Mỹ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do UTCTC. Tuy nhiên tại Việt Nam, mặc dù chương trình sàng lọc phát hiện sớm UTCTC đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước từ năm 2008, hiệu quả của các hoạt động này vẫn còn hạn chế. Thực tế cho thấy số trường hợp UTCTC vẫn gia tăng rõ rệt, đặc biệt các trường hợp được phát hiện ở giai đoạn muộn vẫn chiếm tỷ lệ cao. Hướng tiếp cận tiếp theo để giảm nguy cơ UTCTC là thực hiện các biện pháp dự phòng. Về nguyên tắc, UTCTC là bệnh có thể phòng ngừa được. Bởi lẽ, mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nhiễm virus u nhú ở người (HPV-Human Papilloma Virus). Trong các can thiệp dự phòng hiện nay, tăng cường sử dụng vaccine phòng ngừa HPV là một trong những giải pháp được lựa chọn phổ biến. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh hiệu quả của vaccine HPV đã làm giảm sự lây nhiễm HPV cho phụ nữ [3, 4]. 1
- Gardasil là vaccine tái tổ hợp tứ giá phòng virus HPV ở người typ 6, 11, 16, 18, là một trong những vaccine HPV phổ biến nhất hiện nay được chỉ định cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm HPV [2]. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện để khảo sát sự tiêu thụ của Vaccine Gardasil để phát hiện các vấn đề và đề xuất giải pháp cho cơ sở điều trị, đơn vị kinh doanh và cơ quan quản lý. Trên cơ sở đó, đề tài “khảo sát sự tiêu thụ của vaccine Gardasil trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2014 – 6/2016” được thực hiện với hai mục tiêu: 1. Khảo sát sự tiêu thụ của vaccine Garasil trên địa bàn Tp.HCM trong giai đoạn 2014 – 6/2016. 2. Khảo sát một số hoạt động kích thích tới sự tiêu thụ của vaccine Gardasil của công ty MSD trên địa bàn Tp.HCM trong giai đoạn 2014 – 6/2016. 2